Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, June 2, 2011

Việt Nam vẫn mua lò điện hạt nhân của Nhật

TOKYO (TH) - Việt Nam không thay đổi ý định đặt mua lò điện nguyên tử của Nhật dù nước này hiện đang bối rối với thảm họa của nhà máy điện nguyên tử.
Theo báo tài chính Nikkei của Nhật, ông Trương Tấn Sang, thường trực Ban Bí Thư Trung Ương của Ðảng CSVN, vừa mới tới Nhật sáng sớm hôm Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011.

Ông Sang, dự trù sẽ được đưa lên làm chủ tịch nước thay thế Nguyễn Minh Triết trong một kỳ họp Quốc Hội sắp tới, nói chuyện với Chủ Tịch Nikkei và dành cho báo này một cuộc phỏng vấn hiếm hoi.

Ông dự trù gặp Thủ Tướng Nhật Naoto Kan và các viên chức của chính phủ Nhật để thảo luận về mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.

Năm ngoái, hai nước đã thỏa thuận trong cuộc gặp mặt thượng đỉnh là Việt Nam sẽ đặt hàng hai lò điện nguyên tử của Nhật. Rồi sau đó, nước Nhật phải đối phó với thảm họa xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Kukushima Daiichi bắt đầu từ ngày 11 tháng 3, 2011 hậu quả của trận động đất làm một số lò phản ứng tan chảy một phần.

“Không có thay đổi chiều hướng hợp tác,” ông Sang nói với Nikkei về vụ đặt mua lò điện hạt nhân của Nhật.

“Các công ty Nhật đã sử dụng nhiều biện pháp an toàn và những cải thiện này sẽ áp dụng cho những lò điện sẽ xuất cảng.” Ông nói như vậy và cho biết Việt Nam sẽ đặt ưu tiên vấn đề an toàn khi lựa chọn công ty xây dựng các lò phản ứng hạt nhân.

Ông Sang, theo Nikkei, nói Việt Nam sẽ theo đuổi chính sách cải tổ kinh tế để đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước kỹ nghệ. Ý chí chính trị thì như vậy nhưng một bản tin của tờ Người Lao Ðộng dẫn phúc trình của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương Việt Nam kể rằng kỹ nghệ điện tử tại Việt Nam đang phá sản, hiện chỉ còn đóng vai trò “gia công.” Tức nhập cảng toàn bộ linh kiện, nguyên vật liệu, lắp ráp rồi xuất cảng, lợi dụng sức lao động nhân công rẻ mạt.

Theo ông Sang, Việt Nam sẽ cũng gia tăng hợp tác với các công ty Nhật để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và phân phối. Việt Nam hy vọng sớm xây dựng đường xe điện cao tốc Bắc Nam, sử dụng kỹ thuật shinhasen của Nhật cũng như xây dựng phi trường, cảng biển và các cơ sở khác. Ông Sang nói thêm rằng Việt Nam khuyến khích sự sử dụng các đối tác hỗn hợp công tư, trong đó chính phủ và các công ty tư hợp tác từ căn bản trở lên.

Ông Sang nói thêm rằng Việt Nam hy vọng nhận được sự yểm trợ của Nhật để phát triển ngành không gian với tầm nhìn về hướng phát triển một hệ thống quan sát vệ tinh nhằm giảm thiểu các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, bão lụt.

No comments:

Post a Comment