Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, May 31, 2011

Miến Điện đi theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông

Phải chăng chính sách chia để trị của Trung Quốc nhắm vào các nước Đông Nam Á đã lại gặt hái thêm thành công với hậu thuẫn của Miến Điện trên hồ sơ Biển Đông? Nhân chuyến công du Trung Quốc vừa qua, tổng thống Miến Điện Thein Sein đã công khai tuyên bố ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cho dù hai đồng minh Việt Nam và Philippines liên tiếp bị Bắc Kinh chèn ép. Theo các nhà phân tích, thái độ của Miến Điện đe dọa sự thống nhất của ASEAN.




Từ khi một chính quyền mang vỏ bọc dân sự lên cầm quyền tại Miến Điện, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách lôi kéo nước này. Thượng khách nước ngoài đầu tiên chính thức đến thăm Miến Điện sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức là ông Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 trong chính quyền Bắc Kinh, mang theo hàng tỷ đô la tín dụng. Vào tuần trước, Trung Quốc lại trải thảm đỏ để đón Tổng thống Miến Điện, nhân một chuyến quốc du ba ngày và hai bên đã quyết định nâng quan hệ song phương lên một “tầm mức chiến lược”,

Điều được các nhà quan sát ghi nhận là thái độ thần phục Trung Quốc của nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Theo nhật báo Irrawady của người Miến Điện lưu vong tại Thái Lan, một trong những mục tiêu quan trọng mà ông Thein Sein đề ra trong chuyến công du Trung Quốc là tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh trong quan hệ giữa Miến Điện với khối ASEAN.

Một cách cụ thể là tổng thống Miến Điện muốn được Trung Quốc ủng hộ trong việc Miến Điện đòi quyền chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Đông Nam Á vào năm 2014. Và để tranh thủ Bắc Kinh, ông Thein Sein đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là chính phủ của ông tiếp tục duy trì chính sách “Một nước Trung Quốc”, đồng thời hậu thuẫn Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.

Quan điểm “một nước Trung Quốc” không có gì đáng nói vì nước nào quan hệ với Trung Quốc cũng đều chấp nhận chính sách này. Điểm đáng chú ý là tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của ông Thein Sein, vì điều này mặc nhiên phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN, mà Miến Điện là một thành viên.

Trước hết, tuyên bố của Tổng thống Miến Điện được đưa ra đúng vào lúc căng thẳng nẩy sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau vụ tầu thăm dò của hãng PetroVietnam bị tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tại một vùng biển của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trước đó, tàu thăm dò dầu khí cho một thành viên khác của ASEAN là Philippines cũng bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và đuổi khỏi khu vực đang hoạt động thuộc quyền kiểm soát của Manila, những cũng bị Bắc Kinh tranh chấp.

Khi ủng hộ chính sách Biển Đông của Trung Quốc, Miến Điện mặc nhiên xem nhẹ các đòi hỏi của các đồng minh trong khối ASEAN.

Mặt khác, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002 một bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Miến Điện, với tư cách là thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, có nhiệm vụ tuân thủ văn kiện này và giữ vai trò trung lập trong tranh chấp ASEAN-Trung Quốc. Thế nhưng lần này, Miến Điện lại đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Ngoài ra, việc ông Thein Sein ủng hộ Trung Quốc trong vùng Biển Đông có thể làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và không phù hợp với tinh thần bản “Tuyên bố chung về Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, vừa được toàn thể các lãnh đạo Đông Nam Á thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia đầu tháng năm.

Theo bản tuyên bố đó, ASEAN đang nỗ lực tiến tới một cương lĩnh chung vào năm 2022 để có được “một quan điểm có phối hợp hơn, thuần nhất hơn của toàn khối về các vấn đề toàn cầu mà các nước cùng quan tâm, dựa trên một quan điểm chung của ASEAN, qua đó tiếp tục tăng cường giá trị tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn đa phương.”

Trong bối cảnh các thành viên ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và cả Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm đồng thuận trong toàn khối để chống lại sức ép thô bạo của Trung Quốc, hành động có thể gọi là “ăn mảnh” của Miến Điện là một mối đe dọa rất lớn. Lý do rất đơn giản. ASEAN vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Nếu không được toàn thể thành viên ASEAN chấp thuận thì bất kỳ một đề xuất nào cũng có thể bị bác bỏ.

Từ trước đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ khối ASEAN để dễ bề thao túng. Việc Tổng thống Miến Điện ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh có thể được xem là một thành công mới của Trung Quốc trong âm mưu đó.

Nam Phi thất bại trong nỗ lực hòa giải tại Libya

Tổng thống Nam Phi Jacop Zuma đã rời Tripoli ngày 30/05/2011 mà không đòi được đại tá Kadhafi từ chức. Đây là lần thứ hai tổng thống Nam Phi đến Tripoli với nhiệm vụ hòa bình nhân danh Liên Hiệp Phi Châu. Điểm then chốt làm sứ mệnh hòa giải thất bại là do đối lập kiên quyết đòi Kadhafi ra đi, nhưng lãnh đạo Libya từ chối.




Theo tuyên bố của Tổng thống Nam Phi, đại tá Kadhafi sẵn sàng thi hành « lộ đồ » tái lập hòa bình do Liên Hiệp Châu Phi đề ra, bắt đầu là hai bên ngưng bắn, NATO ngưng oanh tạc để mở đường cho đại tá Kahdafi yên ổn ra đi. Nhưng đề nghị sau cùng đã bị ông Kadhafi dứt khoát bác bỏ. Đối với phe đối lập, mọi giải pháp thương lượng không thể xảy ra trước khi Kadhafi lưu vong.

Sáng kiến ngoại giao của Nam Phi thất bại trong bối cảnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương gia tăng cường độ oanh kích, dường như để kết liễu chế độ Kadhafi. Trong 48 giờ qua, NATO đã oanh tạc hàng loạt mục tiêu tại Tripoli và nhiều nơi khác cách thủ đô Libya 600 cây số.

Chính quyền lâm thời ở Benghazi thông báo thêm là kể từ nay lực lượng đối lập võ trang được mang tên Quân đội giải phóng quốc gia, cho thấy khả năng tác chiến chuyên nghiệp đã được cải thiện.

Theo AFP, đồng minh ngoại quốc của Tripoli càng ngày càng thưa thớt. Tuần qua, đến lượt Nga nghiêng theo Tây phương kêu gọi ông Kadhafi ra đi.

Một dấu hiệu nữa cho thấy chế độ bị cô lập thêm. Hơn 120 sĩ quan đã đào ngũ chạy sang Tunisia. Trong số này có 8 sĩ quan cấp tướng đã qua Ý. Trong cuộc họp báo hôm qua tại Ý, người ta thấy có 5 viên tướng đào thoát ngồi bên cạnh cựu ngoại trưởng Abdel Rahman Chalgam.

Những người này kêu gọi các sĩ quan còn ở lại hãy sớm « rời bỏ chế độ quay về với nhân dân ». Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Ý cho biết là sở tình báo Ý đã góp phần hiệu quả trong việc giúp đỡ sĩ quan Libya đào thoát.

Để gia tăng áp lực lên chế độ Tripoli, hôm nay 31/05/2011, Ngoại trưởng Ý Franco Frattini đến Benghazi, thủ phủ của phe đối lập Lybia, khánh thành cơ quan ngoại giao cấp lãnh sự. Ngoại trưởng Ý tuyên bố là « chế độ Kadhafi đã cáo chung ». Hôm qua, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng tuyên bố tương tự.

Lính Hàn Quốc dùng ảnh Kim Jong Il làm mục tiêu

Chân dung lãnh đạo Bắc Triều Tiên được dùng làm bia cho binh sĩ Hàn Quốc tập bắn. Trên đây là thông tin được bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết vào hôm nay.
Không chỉ riêng ảnh của ông Kim Jong Il được dùng làm mục tiêu cho các tân binh Hàn Quốc tập dợt, mà ngay cả ảnh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và hình của Kim Jong Un, con trai đương kim chủ tịch Bắc Triều Tiên cũng bị dùng làm bia cho lính Hàn Quốc tập bắn. Kim Jong Un có nhiều khả năng lên lãnh đạo Bắc Triều Tiên thay cha.

Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết thêm là mỗi trại huấn luyện quân sự đều được quyền tự do chọn lấy phương pháp tập dợt cho tân binh, và do đó hoàn toàn có quyền chọn bất kỳ một tấm ảnh nào làm mục tiêu tấn công.

Nhiều tờ báo tại Seoul hôm nay đăng ảnh lính Hàn Quốc tập bắn vào chân dung ba ông cháu gia đình họ Kim và theo lời một viên sĩ quan được nhật báo Chonsun Ilbo trích dẫn, sau vụ quân đội Bắc Triều Tiên pháo kích vào một hòn đảo của Hàn Quốc tháng 11 năm ngoái, làm 4 người Hàn Quốc thiệt mạng, việc dùng chân dung của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên làm bia góp phần « kích thích tinh thần chiến đấu » của những người lính ở phía Nam vĩ tuyến 38.

Đối với chính quyền Bình Nhưỡng, việc dùng ảnh của các lãnh tụ Bắc Triều Tiên làm mục tiêu tấn công là một hành vi « xúc phạm » nghiêm trọng. Do vậy, có nhiều người lo ngại phía Bình Nhưỡng xem hành động trên đây của một số quân lính Hàn Quốc là một hành động khiêu khí

Trung Quốc sẽ bồi thường nạn nhân Thiên An Môn?

Trong một bức thư ngỏ được công bố trên mạng Internet hôm nay (31/05/11), hiệp hội bảo vệ các nạn nhân Thiên An Môn cho biết : lần đầu tiên từ sau phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, công an Trung Quốc nêu lên khả năng bồi thường cho gia đình các nạn nhân đã thiệt mạng trong đợt đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn.





Lá thư ngỏ nói trên do 127 thành viên thuộc hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn ký tên, không cho biết thêm chi tiết về các khoản tiền bồi thường. Cục An Ninh Trung Quốc trước mắt từ chối bình luận về nội dung bức thư ngỏ của hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn, cũng như về nội dung các cuộc tiếp xúc với gia đình nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.

Theo tổ chức Các Bà Mẹ Thiên An Môn, trong tháng Hai vừa qua, họ đã được công an Trung Quốc tiếp hai lần và đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh bắt đầu thay đổi thái độ trên một vấn đề mà tới nay vẫn bị coi là « cấm kỵ » tại quốc gia này. Vào thời điểm năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc đã coi đây là một cuộc « phản cách mạng », để thẳng tay đàn áp người biểu tình.

Vẫn theo nguồn tin trên, trong các cuộc tiếp xúc vừa qua, phía chính quyền chỉ đề cập đến khả năng bồi thường tài chính cho các gia đình nạn nhân. Công an Trung Quốc cũng đã nói rõ là sẽ xem xét từng trường hợp cá nhân, chứ không giải quyết tập thể.

Hàng năm hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn vẫn cho công bố một bức thư ngỏ trước ngày 4/6 để tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc thảm sát đêm 3 rạng sáng 4/6/1989, khi quân đội Trung Quốc nổ súng vào đoàn người biểu tình, sát hại hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn người.

Hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn tiếc là chính quyền không chính thức lên tiếng xin lỗi và cũng không nêu đích danh những thủ phạm đã ra lệnh cho quân đội bắn vào thường dân. Từ 16 năm qua, tổ chức này luôn kêu gọi Nhà nước đối thoại với gia đình các nạn nhân, nhưng lời yêu cầu đó cho tới nay vẫn không được Bắc Kinh đáp ứng và đây là lần đầu tiên Trung Quốc dường như thay đổi thái độ. Theo giới quan sát, Trung Quốc tính đến khả năng bồi thường cho các gia đình nạn nhân Thiên An Môn trong bối cảnh chính quyền đang gia tăng đàn áp các nhà ly khai, sau khi ông Lưu Hiểu Ba được trao tặng giải Nobel Hòa Bình và sau khi làn sóng dân chủ dấy lên tại các nước Ả Rập.

Thaksin phủ nhận âm mưu dùng em gái để trở lại nắm quyền

Kết quả một cuộc thăm dò dư luận công bố ngày 29/05/2011 cho thấy đảng Puea Thai thân cựu thủ tướng Thaksin chiếm ưu thế so với đảng Dân chủ của đương kim thủ tướng Abhisit trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 03/07. Nếu điều này xẩy ra, bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, có thể trở thành thủ tướng tương lai. Nhưng nhân vật này bị cho là con rối trong tay cựu thủ tướng Thái.




Trả lời phỏng vấn đài Truyền hình Úc ABC vào tối hôm qua từ Dubai, nơi ông đang sống lưu vong, cựu thủ tướng Thái Lan đã cực lực bác bỏ lập luận cho rằng ông vẫn nuôi tham vọng trở lại nắm quyền ở Thái Lan thông qua người em gái.

Ông Thasin một mặt thừa nhận là mình có ảnh hưởng trên em gái, vì ông « có nhiều kinh nghiệm hơn những người khác », nhưng mặt khác, ông cho rằng em gái ông có đủ bản lĩnh để đảm đương trọng trách, cho nên ông không cần phải trở lại làm thủ tướng.

Sau khi cuộc tranh cử mở màn, nhờ một chiến dịch vận động rất năng nổ, đảng thân Thaksin đang vươn lên trong các cuộc thăm dò dư luận. Theo một cuộc điều tra ý kiến cử tri do trường đại học Suan Dusit Rajabhat công bố hôm chủ nhật, đảng Puea Thai dẫn đầu với 43% người ủng hộ, trong lúc đảng Dân chủ chỉ được 37%.

Đối với một số nhà quan sát, sự kiện bà Yingluck Shinawatra được cử lên đứng đầu danh sách tranh cử của Đảng Puea Thai rất khả nghi. Lý do là nữ doanh nhân 43 tuổi này hầu như hoàn toàn không có kinh nghiệm chính trị. Vì vậy, đã có dư luận cho rằng chính cựu thủ tướng Thaksin đã áp đặt em gái mình vào vị trí đó, để sau này có thể dễ dàng thao túng chính trường Thái Lan thông qua bà Yingluck.

Hoa Kỳ chỉ trích bản án tủ đối với bảy người dân Bến Tre

Trong phiên xử kín ngắn ngũi trong ngày 30/05/2011 tại Bến Tre, tòa án đã tuyên phạt 7 dân oan tổng cộng 32 năm tù và 28 năm quản chế. Hoa Kỳ đã lập tức lên án hình phạt nặng nề này. Theo hãng AP, hôm nay 31/5/2011, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết các nhà ngoại giao đã không được phép tham dự phiên tòa và Washington đã bày tỏ sự quan ngại về cung cách xét xử của tòa án với các viên chức cao cấp của Việt Nam.




Phát ngôn viên Beau Miller nhấn mạnh đến sự kiện một số bị cáo không được quyền tiếp xúc với luật sư trước khi ra tòa. Ông chỉ trích chính quyền Việt Nam "không tôn trọng các quyền tự do hội họp, tự do phát biểu, những quyền cơ bản của con người được quốc tế công nhận. Theo ông, "không một cá nhân nào có thể bị trừng phạt vì hành xử các quyền tự do này".

Tuần trước, một nhóm 5 dân biểu Mỹ đã ký một bức thư chung gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mối quan ngại về phiên tòa « dàn dựng » này và yêu cầu hủy bỏ cáo trạng.

Trong số 7 dân oan bị kết án tù trong phiên xử hôm qua, có mục sư Dương Kim Khải, thuộc hội thánh « Chuồng Bò », bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm là đảng viên đảng Việt Tân.

AP nhắc lại đây là những nhà hoạt động bảo vệ nông dân bị cưỡng chiếm đất đai. Các cuộc biểu tình luôn bị công an trấn áp thẳng tay. Tuy nhiên tòa án Bến Tre kết tội họ « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». AP nêu vấn đề nhưng các viên chức tòa án từ chối trả lời.

Theo lời một luật sư biện hộ, ông không được quyền sao chụp bản hồ sơ buộc tội để nghiên cứu. Những cái gọi là chứng cớ duy nhất « chống chính quyền nhân dân » là các tờ truyền đơn in hàng chữ « Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ».

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam nói rằng, sáu trong bảy bị cáo "phạm tội ác nghiêm trọng", từng theo học các khóa huấn luyện của Việt Tân tại Thái Lan và Cam Bốt "để tập huấn, huấn luyện, giới thiệu tôn chỉ, mục đích và kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “diễn biến hòa bình“ với phương pháp "bất bạo động." Các dân oan này còn bị buộc tội « xúi giục nhân dân biểu tình chống chính phủ ».

Trong bản thông cáo báo chí của Việt Tân được AP trích dẫn, tổ chức đối lập này nhận định, « chế độ Hà Nội qua bản án phi lý này chỉ nhằm bịt miệng dân oan trước những sai trái do chế độ gây ra ».

Biển Đông: Trung Quốc lại phản đối Việt Nam

Quan hệ Việt Nam Trung Quốc tiếp tục căng thẳng trên hồ sơ Biển Đông. Hôm nay, 31/05/2011, Bắc Kinh lại biện hộ cho hành động sách nhiễu của tàu hải giám Trung Quốc nhắm vào tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Bắc Kinh còn kêu gọi Hà Nội đình chỉ các hoạt động của mình tại khu vực có tranh chấp.




Theo AFP, tuyên bố với các nhà báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, đã đổ lỗi cho phía Việt Nam về sự cố hôm 27/05, khi tàu Trung Quốc xông đến cắt đứt cáp thăm dò của một chiếc tàu thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam đang hoạt động ngoài khơi.

Theo bà Khương Du : « Tàu hải giám Trung Quốc chỉ thực thi luật pháp trước các hành động trái phép của tàu Việt Nam. Đó là điều hoàn toàn chính đáng ». Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc còn nói tiếp : « Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động của họ và tự kiềm chế, không gây xáo trộn ».

Phát biểu của bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra hai hôm sau khi Việt Nam tố cáo Bắc Kinh mở rộng phạm vi tranh chấp tại vùng Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh bồi thường các thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho tàu Việt Nam.

Hôm chủ nhật vừa rồi, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc cố tình tạo ra hiểu lầm khi biến một khu vực không có tranh chấp thành khu vực đang tranh chấp. Đối với phia Việt Nam, khu vực đang được thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Đó hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý.

Theo các nhà quan sát, phản ứng của Việt Nam trước hành động của Trung Quốc lần này gay gắt hơn các lần trước, chứng tỏ tầm mức hệ trọng của sự vụ. Còn đối với Bắc Kinh, hành động nhắm vào Việt Nam nằm trong một loạt những hành vi hù dọa các nước đang tranh chấp với Trung Quốc, một vùng biển mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đến 80% diện tích.

Chính quyền Đà Lạt tiếp tục thi công công trình trên khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế

Việc chính quyền Đà Lạt tiếp tục đơn phương xây dựng công trình Viện sinh học Tây Nguyên trên phần đất thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế không chỉ trắng trợn vi phạm pháp luật, mà còn đang ngang nhiên thách thức công luận; đồng thời cho thấy đối với chế độ cộng sản, không hề có đối thoại mà chỉ có áp đặt bằng những đe dọa và bạo lực.



Bất chấp những phản đối, những lá đơn khiếu nại Dòng Chúa Cứu Thế gửi tới các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật, chính quyền Đà Lạt vẫn ngang ngược cho công nhân xây dựng công trình “Viện sinh học Tây Nguyên” ngay trên phần đất 35 ha thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế.
Khu vực xây dựng nằm ngay cạnh con đường dẫn vào tu viện cũ của Dòng đã bị chính quyền cưỡng chiếm trước đây và nay đang là Viện sinh học Tây Nguyên.
Sau năm 1975, toàn bộ khu vực 35 ha của Dòng Chúa Cứu Thế tại Đà Lạt đã bị chính quyền cưỡng chiếm cách bất hợp pháp, gồm: khu tu viện, trường Minh Đức, trại gà Scala…

Dòng Chúa Cứu Thế đã nhiều lần lên tiếng bằng nhiều cách thức khác nhau trước việc làm đơn phương này của chính quyền Đà Lạt, yêu cầu chính quyền tôn trọng pháp luật, giao lại cho Dòng các cơ sở để phục vụ cho các công vụ của Dòng.
Gần đây nhất, ngày 20/12/2010, Dòng Chúa Cứu Thế đã có văn thư yêu cầu chính quyền ngừng thi công công trình xây dựng trái phép trên phần đất của Dòng, nhưng chính quyền Đà Lạt cố tình làm ngơ, viện dẫn lý do: “Tòa Giám mục Đà Lạt đã bàn giao toàn bộ để sử dụng theo yêu cầu chung của nhà nước”. Riêng đối với trường Minh Đức, nay là Trường Trung học Đống Đa, thì chính quyền Đà lạt cho rằng “Trường Đống Đa đã được công lập hóa theo văn thư số 576/VP-75, ngày 7/10/1975 của Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn”.

Việc chính quyền Đà Lạt tiếp tục đơn phương xây dựng công trình Viện sinh học Tây Nguyên trên phần đất thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế không chỉ trắng trợn vi phạm pháp luật, mà còn đang ngang nhiên thách thức công luận; đồng thời cho thấy đối với chế độ cộng sản, không hề có đối thoại mà chỉ có áp đặt bằng những đe dọa và bạo lực.

Trung Quốc nhất quyết trấn át những người biểu tình ở Nội Mông

Trung Quốc cho hay đang đối phó với những vụ biểu tình mới đây ở Nội Mông theo đúng luật pháp nhưng cũng sẽ có biện pháp đối với những kẻ châm ngòi cho cuộc bạo động. Các chuyên gia phân tích cho rằng các cuộc biểu tình ở Mông Cổ nằm trong một chiều hướng rộng lớn hơn của những nỗi oan ức xã hội và kinh tế trong khối người sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc. Hôm nay, giới hữu trách đã bố trí thêm cảnh sát tại các thành phố ở Nội Mông và công bố một lệnh giới nghiêm đối với học sinh, đồng thời cắt đứt các dịch vụ điện thoại.

Tại Bắc Kinh, các giới chức cho hay họ sẵn sàng đáp lại các yêu sách hợp lý của người biểu tình, nhưng cũng tuyên bố sẽ trấn áp mạnh tay những người gây rối.

Lời cảnh báo của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du được đưa ra sau nhiều ngày bất ổn xã hội và những lời hô hào đòi công lý của những người sắc tộc Mông Cổ.

Các cuộc biểu tình bùng ra sau cái chết của 2 người sắc tộc Mông Cổ hồi đầu tháng này trong những vụ xung đột với người Hán tộc Trung Quốc.

Bà Khương Du nói rằng nhà chức trách địa phương xử lý tình hình một cách mà bà mô tả là hết sức nghiêm túc. Bà nói các giới chức sẽ có phản ứng cấp thời với những yêu sách hợp pháp của người biểu tình nhưng sẽ vận dụng luật pháp để bảo vệ trật tự xã hội.

Bà Khương Du cũng quy trách cho các nhóm không nêu rõ tên ở nước ngoài là góp phần gây ra tình hình hiện nay.

Tuy các giới chức thường đổ lỗi cho người nước ngoài và những kẻ gây rối trong nước là kích động những vụ biểu tình như thế, các chuyên gia cho rằng cũng có những vấn đề kinh tế và xã hội đã góp phần vào tình hình bất ổn.

Nhà theo dõi tình hình Trung Quốc Joseph Cheung là Giáo sư môn Khoa học Chính trị tại trường Đại học Hong Kong.

Ông nói rằng các vấn đề ở Nội Mông, mà ông cho là một khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương hay xảy ra các biến động, phản ánh các bất mãn ngày càng tăng trong điều ông mô tả là xã hội chính mạch Trung Quốc.

Ông Cheung nhận định: “Sự cố này chắc chắn không phải là đơn lẻ. Nó phản ánh một tình hình hết sức nghiêm trọng mà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay, vẫn có rất nhiều người ở Trung Quốc có nhiều điều bất mãn và không hài lòng với hiện trạng, nhất là có liên quan đến khoảng cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, với tình hình khó khăn khi kiếm việc làm và với nhiều hình thức tham nhũng và bất công xã hội.”

Giáo sư Cheung nói tình hình căng thẳng đến mức bất kỳ một sự cố nhỏ nhoi nào cũng có tiềm năng dẫn đến các cuộc biểu tình ồ ạt ở quy mô lớn.

Sự cố dẫn đến các vụ biểu tình hiện thời dường như có liên quan đến tình hình bột phát về khai mỏ tại Mông Cổ, đã đem lại những lợi ích khổng lồ về kinh tế và khối người Hán tộc đổ xô đến vùng này.

Những người Mông Cổ ở địa phương đã chận một con đường để ngăn những người chở than lái xe qua các mảnh đất cho bò ăn cỏ của họ và một người chăn gia súc đã bị một xe tải cán chết.

Một cuộc giao tranh gây chết người đã bùng ra vài ngày sau tại công ty mỏ sau khi một nhóm người Mông Cổ đến khiếu nại. Một trong những người biểu tình được cho là bị một thợ mỏ Trung Quốc lái xe cần cẩu đâm chết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng về tình hình căng thẳng sắc tộc đã có phản ứng mau chóng, và bắt giữ 2 người Trung Quốc rồi loan báo một phiên tòa xử tội sát nhân.

Bộ chính trị đầy thế lực của Trung Quốc đã họp hôm qua và nói rằng điều cấp thiết là chính phủ phải xoa dịu các căng thẳng xã hội và quảng bá sự công bằng.

Trung Quốc đòi Việt Nam chấm dứt hoạt động ở vùng biển có tranh chấp

Hôm nay, Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam chấm dứt các hoạt động ở vùng lãnh hải có tranh chấp ngoài Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, sau vụ việc các tàu hải giám của Trung Quốc đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của Việt nam ở khu vực này.

Hãng thông tấn Pháp trích công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ‘tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi luật pháp đối với các tàu hoạt động trái phép của Việt Nam. Điều này là hoàn toàn chính đáng.’

Công bố nói tiếp rằng ‘Chúng tôi hối thúc phía Việt Nam ngưng các hoạt động của họ và kiềm chế không gây thêm căng thẳng.’

Trước đó, hôm 29/5 Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc 1 trong 3 tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Tập đoàn dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cũng yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại và chấm dứt các hành động vi phạm quyền tài phán tại thềm lục địa 200 hải lý và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hiệp quốc Luật biển 1982.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ‘Trung Quốc hiện đang gây nên một sự hiểu lầm với ý định biến khu vực không có tranh chấp thành một khu vực tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước.’

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền ở các vùng lãnh hải thuộc biển Đông, một hải lộ quan trọng và được cho là có một chữ lượng dầu khí lớn, chưa được khai thác.

Theo nhận định của báo Financial Times, Trung Quốc nhiều lần bắt giữ các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển có tranh chấp, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với một tàu khai thác dầu khí của Việt nam.

Mặc dù vậy, đây không phải là lần đầu tiên các tàu tuần tra của Trung Quốc đụng độ với tàu của các nước khác trong khu vực.

Hồi tháng Ba, một tàu thăm dò dầu khí của Philippines cũng đã có vụ đối đầu tương tự với các tàu tuần tra của Trung Quốc. Vụ việc xảy ra chỉ một tuần sau khi Trung Quốc và Philippines cam kết sẽ “hành sử có trách nhiệm” trong các khu vực có tranh chấp và tái khẳng định cam kết về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tới Manila, hai chính phủ cũng cam kết tránh các hành động đơn phương để không làm gia tăng căng thẳng.

Tổng thống, Philippines Benigno Aquino nói rằng các vụ đụng độ trong vùng biển có tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và buộc Philippines phải tăng cường khả năng quân sự.

Các chuyên gia an ninh cho rằng một cuộc đua như vậy đang diễn ra. Các nước đông nam Á đã tăng cường khả năng phòng vệ trên không và trên biển, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều đã mua hoặc đang đặt mua chiến đấu cơ, tàu khu trục và tàu ngầm.

Hoa Kỳ lên án vụ xét xử 7 nhà hoạt động Việt Nam

Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về vụ kết án 7 nhà hoạt động về đất đai ở Việt Nam trong đó gồm cả một mục sư trong một phiên xử kín ở tỉnh Bến Tre.

Các bị cáo bị kết tội tìm cách lật đổ chính phủ và bị kết án từ 2 đến 8 năm tù giam trong phiên xử hôm thứ Hai.

Người phát ngôn đại sứ quán Hoa Kỳ Beau Miller nói với hãng thông tấn AP ngày hôm nay rằng Washington đã bày tỏ quan ngại với giới hữu trách Việt Nam về phiên xử này.

Ông Miller nói rằng Hoa Kỳ đặc biệt quan ngại vì một số bị cáo đã không được phép tiếp xúc với luật sư trước phiên xử.

Trước phiên xử này, 5 thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã gửi một lá thứ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi bãi bỏ cáo trạng đối với các nhà hoạt động này.

7 nhà hoạt động bị bắt hồi mùa hè năm ngoái gồm cả mục sư Dương Kim Khải, quản nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Thạnh, một hội thánh không được chính phủ Việt Nam công nhận, và nhà hoạt động Trần Thị Thủy, người được xác nhận là thành viên của tổ chức Việt Tân bị chính phủ Việt Nam cấm hoạt động.

Trên trang web của mình, tổ chức Việt Tân đã công nhận 3 trong số 7 người này là đảng viên của họ. Tổ chức này nói rằng mục sư Khải và những người khác đã tư vấn về luật pháp cho các nông dân bị chính quyền tịch thu đất đai cho các dự án phát triển.

Báo chí Việt Nam đưa tin một số bị cáo này đã tới Thái Lan và Campuchia để tham gia khóa huấn luyện về các phương thức bất bạo động nhằm lật đổ chính phủ.

Việt Tân nói rằng một số bị cáo đã thực hiện quyền được tham dự các khóa huấn luyện về đấu tranh bất bạo động.

TT Nam Phi cho biết ông Gadhafi chưa chịu bỏ nước ra đi

Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma nói rằng lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi chưa sẵn sàng để bỏ nước ra đi.

Ông Zuma cho biết như thế ngày hôm nay tại Nam Phi sau khi gặp gỡ ông Gadhafi tại Tripoli ngày hôm qua. Ông Zuma đang tìm cách điều giải một thỏa hiệp hòa bình giữa chính phủ Libya và các chiến binh của phe nổi dậy.

Ông Zuma hôm qua nói với các cơ quan truyền thông Libya rằng ông Gadhafi muốn một cuộc ngưng bắn bao gồm việc chấm dứt chiến dịch không kích của Nato.

Điều kiện đó từng bị phe nổi dậy bác bỏ hồi tháng trước sau một sứ mạng điều giải trước đó của Tổng thống Zuma.

Phe nổi dậy, với đòi hỏi chính là ông Gadhafi từ chức, đã nhanh chóng bác bỏ đề nghị mới nhất này.

Trong khi đó, điều hợp viên viện trợ nhân đạo của Liên hiệp quốc cho Libya nói với hãng thông tấn Reuters rằng nguồn cung ứng lương thực sẽ cạn tới mức “nguy cấp” trong vài tuần nữa.

Trung Quốc ngang ngược vi phạm Công ước luật biển

Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này? Trong vụ tàu hải giám của Trung Quốc vi phạm thềm lục địa Việt Nam yếu tố pháp lý nào có thể được Việt Nam áp dụng để chống lại hành động mà báo chí gọi là ngang ngược này?
Mặc Lâm phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt, hiện giảng dạy môn luật quốc tế tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh để tìm câu trả lời sau đây

Mối đe dọa quân sự

-Thưa Thạc sĩ qua việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh, dưới các quy định của luật pháp quốc tế, thạc sĩ nhận định sự việc này như thế nào?
Thạc sĩ Hoàng Việt:-Theo đúng công ước luật biển mà trong đó Việt Nam Trung Quốc đều là thành viên mà như vậy theo luật quốc tế trong công ước quy định là tất cả các thành viên có nghĩa vụ tôn trọng công ước.
Trong công ước quy định vùng đặc quyền kinh tế là như thế nào và thềm lục địa như thế nào. Trong đó nói rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền khai thác và thăm dò khai thác các tài nguyên ở vùng thềm lục địa của mình là quyền đương nhiên được hưởng theo đúng tinh thần công ước.
Và như vậy việc Việt Nam cho thăm dò khai thác dầu khí ở trên vùng biển đặc quyền kinh tế mà ghi rõ là thềm lục địa là quyền đương nhiên mà Việt Nam được hưởng so với Công ước Luật biển. Trung Quốc đã tới ngay cái vùng Việt Nam được luật pháp công nhận và có hành vi cắt dây cáp của tàu Việt Nam như vậy rõ ràng là vi phạm trực tiếp Công ước luật biển.
-Xin Thạc sĩ nói thêm một ít chi tiết về Công ước luật biển điều khoản áp dụng trong trường hợp này như thế nào?
Thạc sĩ Hoàng Việt:-Công ước luật biển năm 1982 trong điều 279 quy định nếu có tranh chấp thì phải sử dụng biện pháp hòa bình. Ngay điều 2 và điều 33 trong hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định các tranh chấp phải giải quyết bằng hòa bình. Như vậy khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm tới Công ước luật biển năm 1982 và gián tiếp vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc. Thêm nữa Trung Quốc cũng vi phạm tuyên bố về ứng xử Biển Đông tức là DOC năm 2002 mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết. DOC có quy định rằng các nước phải tự kềm chế, không đựơc gây những điều phức tạp và không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các bên khác. Trong trường hợp như vậy hành vi bao vây và cắt dây cáp có thể nói là đe dọa quân sự rồi. -Thưa Thạc sĩ vừa nhắc tới Tuyên bố ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nếu đem ra làm bằng chứng cho hành động này của Trung Quốc là vi phạm thì chúng ta sẽ được lợi thế gì với các nước trong khối?
Thạc sĩ Hoàng Việt:-Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam đưa ra thì sẽ có bằng chứng cho thấy thái độ của Trung Quốc họ như thế nào. Ở đây cũng phải nói rõ thêm một điều là DOC nó không ràng buộc về mặt pháp lý tuy nhiên nó tạo dư luận rất lớn ở chỗ tính chính đáng của vấn đề. Nếu Việt Nam nêu ra vấn đề này thì cho thấy Trung Quốc luôn đưa ra quan điểm là luôn luôn dùng biện pháp hòa bình và thân thiện với tất cả các nước khác, nhưng qua hành động vừa rồi cho thấy họ hoàn toàn không giống những gì họ nói. Điều này có thể cảnh tỉnh các nước ASEAN và sẽ giúp các nước ASEAN nhận chân được vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông với Trung Quốc như thế nào

Kiện ra tòa quốc tế không là chuyện đơn giản?
-Mới đây người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Khương Du đã tuyên bố là tàu hải giám của họ chỉ thực hiện những nhiệm vụ bình thường. Ý của bà này muốn nói tới đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự đặt ra vào năm 2009 để ngụy biện cho hành động của tàu hải giám. Trong trường hợp này thì Việt Nam phải đối phó như thế nào?
Thạc sĩ Hoàng Việt:-Việc đối phó thì chúng ta phải phản đối ở trên tất cả các diễn đàn nào chúng ta có thể làm được. Trước đây tôi cũng đã đưa ra đề nghị là chúng ta phải nên nghĩ tới chuyện kiện ra các tòa quốc tế. Nhưng phải nói thêm rằng việc kiện ra tòa sẽ có những vấn đề khó khăn của nó.
Thứ nhất khi ra tòa thì chúng ta sẽ kiện ra tòa án Quốc tế về luật biển theo công ước 1982. Tòa án này trực tiếp giải quyết những tranh chấp những điều, những quy định trong luật biển. Hoặc là Việt Nam có thể đưa ra một tòa trọng tài nào đó để họ nó có biện pháp phân xử. Thế nhưng cái khó nhất là Trung Quốc vẫn đang từ chối việc ra tòa quốc tế, mà các tòa án quốc tế nói chung đều phải có sự chấp thuận của cả hai bên cho nên đấy là điều khó, vì vậy chúng ta phải tìm mọi diễn đàn để đưa vấn đề này ra và kéo dư luận quốc tế đến phản đối vấn đề đó
Nếu Trung Quốc cương quyết không chịu tham gia phiên tòa thì Việt Nam còn có cách nào khác để đánh động với các nhà làm luật quốc tế để yêu cầu một tu chính nào đó?
Thạc sĩ Hoàng Việt:-Hiện bây giờ thì điều đó chưa thể xảy ra anh ạ! Bởi vì Trung Quốc khi bị đưa ra tòa thì họ khước từ. Thứ hai nếu đem ra Hội Đồng Bảo An có lẽ Việt Nam có thể đánh động cho Hội Đồng Bảo An đựơc, nhưng cũng khó vì Trung Quốc là hội viên thường trực thì họ sẽ phủ quyết, nếu hội đồng đưa ra quyết định sẽ có hại cho họ.
Tuy nhiên ở đây vấn đề quan trọng nhất là gì? Đó là công luận của thế giới. Toàn bộ công luận thế giới và những người yêu chuộng hòa bình, công bằng công lý họ sẽ nhận biết được vấn đề và đấy cũng là một sức mạnh rất lớn.
-Một lần nữa xin cám ơn Thạc sĩ Hoàng Việt đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

Nguy cơ Việt -Trung xung đột quân sự

Tranh chấp biển, đảo

HÀ NỘI (TH) .- Việt Nam và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau về chuyện 3 chiếc tàu tuần của Trung Quốc quấy rối và cắt dây cáp thăm dò địa chấn của một tàu khảo sát của Việt Nam xảy ra hôm 26/5/2011.

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phá hoạt tài sản của một công ty Việt Nam. Vụ việc mới nhất với những lời lên án của hai bên vi phạm chủ quyền lãnh thổ của mình.


Trong cuộc họp báo bất thường ở Hà Nội hôm Thứ Bảy, Hà Nội tố cáo Bắc Kinh làm thế giới hiểu lầm khi biến hành động ngang ngược của họ tại khu vực chủ quyền Việt Nam không phải khu vực tranh chấp, thành câu chuyện tranh chấp.

“Khi chúng tôi tiến hành khảo sát địa chấn và thăm dò, họ (Trung Quốc) đã cho máy bay bay trên đầu để theo dõi hoạt động của chúng tôi. Họ cho tàu quấy rối chúng tôi và trong những vụ quá quắt họ cắt dây cáp thăm dò của chúng tôi.” Ông Đỗ Văn Hậu, một viên chức cao cấp của tập đoàn Petro Vietnam nói.

Sự gia tăng căng thẳng này diễn ra chỉ ít ngày trước khi có cuộc họp của Diễn Dàn An Ninh Khu Vực thường được gọi là “Sangri-La Dialogue” với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng, dự trù diễn ra cuối tuần này.

Tân Hoa Xã loan báo Bộ trưởng quốc phòng Trung quốc Lương Quang Liệt sẽ đến đọc tham luận. Ông Robert Gates, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ đến nhưng chưa thấy phía Việt Nam loan báo ai sẽ đi phó hội để trình bày quan điểm của Việt Nam.

Vấn đề biển Đông đã được nêu ra trong các hội nghị ASEAN hồi năm ngoái và cả năm nay nhưng một giải pháp giải quyết rốt ráo rất khó thành hình khi Trung quốc lấy thế bá quyền nước lớn đòi chiếm 80%, lấn sâu vào cả các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Quốc Tế Luật Biển mà Trung quốc cũng ký cam kết tuân hành.

Vụ việc mới xảy ra chắc chắn sẽ làm đề tài biển Đông được chú trọng nhiều hơn trong phiên họp. Những năm gần đây cách hành sử của Trung quốc trên biển Đông ngày càng mạnh bạo hơn. Tổ chức tập trận qui mô liên miên để trình diễn sức mạnh quân sự trội vượt so với các nước nhỏ chung quanh. Nới rộng thời gian ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông. Hàng trăm ngư dân Việt Nam đã bị chết, mang thương tích hay bị tàu tuần Trung quốc bắt giữ khi hoạt động ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam xác định chủ quyền.

Tình hình leo thang tranh chấp đã kéo theo sự chú ý từ Hoa Thịnh Đốn. Tháng 7 năm ngoái, khi dự cuộc họp cấp ngoại trưởng ở Hà Nội, bà Hillary R. Clinton đã làm Bắc Kinh tức giận khi nói Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trên Biển Đông và sẵn sàng đứng ra làm trung gian giải quyết.

Ngoài vấn đề chiến lược của sự kiểm soát đường hải hành quan trọng hàng đầu trên thế giới, nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí rất lớn dưới lòng biển Đông làm gia tăng lòng tham muốn chiếm hết của Bắc Kinh.

Những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường xây cất, mở rộng công sự phòng thủ, cơ sở trên một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Việt Nam chỉ phản đối chiếu lệ nên chẳng làm được gì.

Ngay tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung quốc đồn trú, một đơn vị tình báo viễn thông, một đơn vị không quân, một đơn vị thiết giáp, hiện còn đang mở rộng thêm cảng biển.

Người ta ngạc nhiên thấy bà phát ngôn viên Bộ ngoại Giao Nguyễn Phương Nga, trong cuộc họp báo bất thường ở Hà Nội hôm chủ nhật 29/5/2011, tuyên bố hải quân CSVN sẽ làm bất cứ gì để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng các “tàu bảo vệ” (tức tàu Hải quân CSVN) cho tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 lại không có hành động gì khi 3 tàu hải giám Trung quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò, khiến người ta thấy khó hiểu vì vụ việc xảy ra ở tọa độ cách Phú Yên có 120 hải lý, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hợp tác với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí có cả các công ty lớn của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh quốc. Sự việc mới xảy ra, theo ông Hậu “sẽ ảnh hưởng đến thái độ của các nhà đầu tư ngoại quốc”.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc ở Canberra cho rằng biến cố mới xảy ra biểu lộ sự gia tăng gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam.

“Trung Quốc ngang nhiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ bằng những hành động như vậy vì họ có số lượng trội vượt về tàu (chiến) để buộc phải theo lệnh”, ông Thayer nói với báo Financial Times.

Tháng Ba vừa qua, một chuyện tương tự đã xảy ra với tàu khảo sát của Phi Luật Tân ở khu vực bãi Rong gần quần đảo Trường Sa. Tàu tuần Trung quốc đã chỉ đe dọa, quấy rối nhưng đã bỏ đi khi Phi cho hai phi cơ tới quan sát.

Tổng thống Phi Benigno Aquino báo động các vụ việc xảy ra ở các khu vực tranh chấp có thể kích thích sự gia tăng võ trang và buộc Phi phải tăng cường khả năng quân sự. Theo giới chuyên viên anh ninh quốc phòng quốc tế, cuộc chạy đua võ trang ở khu vực đã diễn ra rồi. Các nước theo nhau mua sắm tàu chiến, máy bay và tàu ngầm. (TN)

Bằng ‘đỏ’ và bằng giả

Sau đợt bầu cử Hội Ðồng Nhân Dân ba cấp và bầu cử Quốc Hội lần thứ 13 vừa diễn ra tại Việt Nam hôm 22 tháng 5 vừa qua, điều mà người dân quan tâm nhất, có lẽ là những tấm bằng của các ứng cử viên.
Có rất nhiều tấm bằng như, bằng cao cấp chính trị, trung cấp chính trị, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư... Nhìn chung, mọi cái bằng không đủ làm cử tri tin tưởng cho mấy, nếu không nói là không có chút niềm tin nào.

Vì sao? Có lẽ nên giải thích vấn đề này theo hai hướng: Những tấm bằng “đỏ” (nó có sự nhúng tay, can thiệp bởi thành tích phục vụ Ðảng Cộng Sản trong quá trình học tập, làm việc của cán bộ) và những tấm bằng giả.

Những tấm bằng “đỏ” thì chuyện hiển nhiên trong chế độ này, không có gì để bàn, và cũng không cần nhắc đến chất lượng khoa học của nó. Bởi đơn giản, nó được xây dựng trên nền tảng “cống hiến” và phục vụ, nỗ lực phụng sự cho đảng phái một cách có đầu óc.

Ðơn cử một ví dụ, một tiến sĩ dạy ngành lý luận chính trị tại Trung Tâm Lý Luận Chính Trị Quốc Gia Ðà Nẵng chỉ học hết lớp 10, sau đó học thẳng vào đại học và thẳng một lèo leo lên tiến sĩ vì ông có thành tích phục vụ chế độ cực kỳ tốt...

Và cũng theo ông tiến sĩ này thì có rất nhiều đồng nghiệp của ông cũng có bằng cấp kiểu như ông. Thậm chí có người còn được nhà nước phong cho học hàm phó giáo sư, giáo sư...

Ở những tấm bằng “đỏ” này, chí ít người cầm nó cũng có một quá trình có phấn đấu và có phục vụ.

Nhưng, tỉ lệ cán bộ dùng bằng giả hiện nay có thể nói là chiếm con số tối đa. Cho dù trên danh nghĩa thì đó là bằng thật, bằng thi cử đường hoàng, có con dấu và mã số lưu của Sở Giáo Dục, Bộ Giáo Dục... Nhưng, nếu có ai cắc cớ, thử làm một bài test với một cán bộ có tấm bằng đại học hoặc trung cấp thì thấy ngay cái lỗ hổng kiến thức của họ.

Một ông bí thư xã, trước đây học xong lớp 8, nghỉ học và tham gia chiến trường Campuchia, sau đó về quê làm chỉ huy vũ trang, dần dần bò lên đến chức trưởng công an xã, và rồi trong đợt bầu cử này, có tên trong danh sách ứng cử viên với hàng đống các bằng trung cấp, đại học. Trong khi đó chẳng ai biết ông học lúc nào, bởi suốt hai mươi mấy năm nay, ngày nào mà không thấy ông lượn lờ ở các quán cà phê, quán nhậu và cơ quan xã.



Chạy bằng, khó hay dễ?



Xin thưa là việc chạy bằng giả ở đây không khó chút nào. Mà có lẽ khắp Việt Nam đều giống hệt nhau điểm này. Nghĩa là, không có việc gì khó mà dùng tiền không giải quyết được, nếu dùng tiền vẫn không giải quyết được thì dùng đến thật nhiều tiền... Sẽ xong chuyện.

Một thầy giáo tên Kh. từng dạy ở trường cấp III Nguyễn Duy Hiệu, Ðiện Bàn, Quảng Nam (một trường thuộc hàng xuất sắc của miền Trung bởi từng đào tạo ra nhiều môn sinh xuất sắc, nổi tiếng trong ngành khoa học như: Trần Văn Thọ, Nguyễn Chung Tú...), nay đang làm nghề nấu đám cưới và thi thoảng chạy một số bằng giả cho cán bộ.

Ông này chạy bằng rất ngọt, với giá từ 15 đến 30 triệu đồng, ông có thể thổi cho một người đọc chưa vững 24 chữ cái thành một cử nhân hẳn hoi.
Ông Kh. nói: “Tui mà lên các vùng miền Tây Quảng Nam thì tui được tiếp đãi như một ông vua, bởi lẽ, tui nắm nhiều bí mật về cán bộ trên đó nhất. Gần như 100% bằng đại học của tụi nó là do tui thổi. Chứ tụi nó ăn tro mò trấu thí mồ, đọc chữ còn chưa biết ngắt dòng, ngắt câu thì bằng với cấp quái gì!”

Ngồi một chút, ông ve râu nói tiếp: “Chuyện bằng giả là chuyện rất hiển nhiên và rất tự nhiên ở Việt Nam, hãy thuộc công thức này: Có cán bộ, có bằng giả, có bằng giả, có cán bộ. Vậy đấy, nên chi tui lo chuyện bằng thật cho con tui mà phải chơi bằng giả. Thật ra, lúc này còn đói quá, tui phải làm đủ thứ để nuôi mấy đứa con ăn học. May mà con tui học giỏi, nghe đến chữ bằng cấp là tui thấy ớn tới cổ rồi!”

Thường thì các trường bổ túc là cái lò chạy bằng giả hoàn hảo nhất. Có nhiều cách chạy: cán bộ bổ túc đứng ra lo liệu, cán bộ giáo dục liên kết với giáo viên bổ túc lo liệu, hoặc một người khéo léo, quen biết với Sở Giáo Dục, đặc biệt là thân với cán bộ phòng bổ túc của Sở Giáo Dục tỉnh thì lo việc này ngọt nhất. Thậm chí “danh chính ngôn thuận”!

Ðơn cử trường hợp 3, ông Kh. nói: “Vụ này thì không cần liên kết với cán bộ bổ túc đâu, chỉ cần một người nhanh nhảu là làm ok à, khi có khách hàng (chỉ cán bộ) đến yêu cầu, việc đầu tiên là cho họ có bằng tốt nghiệp bổ túc cấp III cái đã, việc này thì tui phải có một bảng danh sách các học viên theo độ tuổi, khi cần, tôi sẽ cho tụi nó một ít tiền, bảo tụi nó đến rút học bạ về giao cho mình. Xem như mình mua hẳn học bạ.”

“Xong, mình sẽ tẩy toàn bộ họ tên của người trong học bạ, thay vào đó tên của ông cán bộ, cái cần nhất của mình là bảng điểm, chữ ký giáo viên bộ môn và con dấu phê ‘được thi tốt nghiệp’, vì mấy cái học bạ không có con dấu giáp lai, thậm chí trước đây không có dán hình nữa kia, mà có dấu giáp lai cũng vậy thôi à, mình xiếc cái rẹt rồi nộp vào trong Sở Giáo Dục thi diện thí sinh tự do (nghĩa là diện rớt thi lại...),. Trong đó thì có nội gián của mình rồi. Ðương nhiên là cái bằng tốt nghiệp đó là thật rồi!”

“Ðó chỉ là một chiêu nhỏ trong vô vàn chiêu thức làm bằng giả, và quan trọng nhất là nếu bây giờ mà họ thu bằng giả, thì cùng lắm mình đi ở tù, nhưng ai bắt mình nếu như gần 100% cán bộ đều bị dính bằng giả. Tôi cam đoan nếu như tố ra hết, sẽ chẳng còn mấy người để làm cán bộ quản lý dân. Vậy xem như huề. Họ bảo vệ tui không hết í chứ!”



Bằng giả tốn bao nhiêu?



Câu chuyện bằng giả trên đây chúng tôi moi được nhờ đóng giả một cò con đi kết nối với ông Kh. làm bằng giả cho một số cán bộ miền núi.

Và chúng tôi còn được biết thêm một thông tin mới, bằng giả hiện nay không sợ giả nữa, có con dấu Bộ Giáo Dục hằn hoi, giá rất mềm, bằng trung cấp chỉ tốn 13 triệu đồng, bằng đại học tốn 25 triệu đồng. Ðương nhiên là những trường này dỏm, nếu trường xịn thì lên vài chục, vài trăm triệu. Nhưng cái mà cán bộ cần thì loại trường nào cũng được, miễn là có bằng.

Thật ra, con số mười mấy triệu đồng, vài chục hay vài trăm triệu đồng để chạy một cái bằng giả và hưởng lương theo hệ số đến cuối đời thì không đắt đỏ chút nào. Nhưng cái giá của bằng giả thì quá đắt. Nó đắt bởi cả một hệ thống mù mờ, kiến thức lọ mọ, tham quyền cố vị và đánh mất lòng tự trọng, sự lũng đoạn của tri thức quốc gia.

Mà đắt hơn cả là sự biến mất của lương tri giáo dục và đạo đức quốc gia, bởi lẽ, quốc gia có cường thịnh, có đạo đức, có tốt đẹp hay không, người ta thường tham chiếu ở bộ máy chính quyền. Một bộ máy chính quyền với hàng triệu cái bằng giả thì đất nước sẽ ra sao? Dân tộc sẽ đi về đâu? E rằng câu hỏi này đâm ra hóc búa?!

Monday, May 30, 2011

NATO xin lỗi về vụ giết nhầm 9 thường dân Afghanistan

Hôm nay, liên quân NATO lên tiếng xin lỗi Afghanistan sau vụ 9 thường dân bị thiệt mạng trong một vụ oanh kích hôm 28/05/2011 tại quận Nowad, tỉnh Helmand, miền nam Afghanistan. Helmand bị coi là thành trì của quân Taliban. Tổng thống Afghanistan đã kịch liệt lên án vụ oanh kích này.




Về phần mình, tổng thống Hamid Karzai cho rằng liên quân quốc tế đã sát hại tất cả 14 thường dân Afghanistan trong vụ oanh kích nói trên, trong đó có 10 trẻ em và hai phụ nữ.

Tướng John Toolan tư lệnh Mỹ chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế tại khu vực Tây Nam Afghanistan trong một bản thông cáo cho biết : « Nhân danh liên quân và tổng chỉ huy tướng Petraeus, tôi thành thật xin lỗi cho cái chết của 9 dân thường bị giết do sự cố xảy ra tại tỉnh Helmand thứ 7 vừa qua (…) Liên quân nghiêm túc nhìn nhận tất cả các thiệt hại và thương vong của dân thường. Tránh mọi tổn thất cho người dân là ưu tiên số một của chúng tôi »

Tướng John Toolan còn cho biết : Do lệnh kêu gọi hỗ trợ, trực thăng liên quân đã tới phóng hỏa vào một khu vực bị nghi là có 5 người nổi dậy lẩn trốn, sau khi họ đã tấn công một đội tuần tra của NATO. Không may, những người nổi dậy này đã cố ý chọn khu có dân thường để lẩn trốn.

Hôm qua, trong một thông điệp với những lời lẽ hết sức cứng rắn, tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai kịch liệt lên án vụ oanh kích cuối tuần qua. Ông coi đây là một « sai lầm nghiêm trọng » một vụ « sát hại » nhắm vào thường dân. Tổng thống Karzai xem thông điệp trên là lời cảnh cáo cuối cùng đòi giới tướng lĩnh Hoa Kỳ và quốc tế chấm dứt đơn phương tiến hành các chiến dịch quân sự.

Bất công xã hội dẫn đến những hành động tuyệt vọng tại Trung Quốc

Vụ một người dân Trung Quốc, ông Tiễn Minh Kỳ, 52 tuổi, thất nghiệp, sau nhiều năm khiếu kiện không thành về việc chính quyền đền bù đất đai không thỏa đáng, đã thực hiện ba vụ nổ bom ngay tại khu công sở hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, ngày 26/05 vừa qua, cho thấy những người dân thấp cổ bé họng, đến một lúc nào đó, không thể chịu đựng nổi những bất công bất xã hội, đã có những hành động phản kháng một cách tuyệt vọng.




Trong vụ này, ông Tiễn Minh Kỳ và một người nữa đã thiệt mạng. Một số người khác bị thương. Khu công sở, nơi có viện kiểm sát và văn phòng kiểm tra vệ sinh thực phẩm, đã bị hư hại. Vụ việc được tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Vi Bác của Trung Quốc và làm dấy lên nhiều xúc động.

Trước khi ra tay hành động, trên mạng Vi Bác, ông Tiễn Minh Kỳ đã giải thích lý do : Ông muốn tố cáo cựu chủ tịch huyện Lâm Xuyên, tỉnh Giang Tây, đã biển thủ một phần tiền đền bù cho những người bị tịch thu nhà cửa và đất đai, trong đó có gia đình ông.

Mặc dù đưa ra nhiều bằng chứng về hành động tham nhũng của các quan chức chính quyền, nhưng các đơn kiện của ông vẫn bị tư pháp không thụ lý. Sau 10 năm trời khiếu kiện, ông Tiễn Minh Kỳ muốn thực hiện « một hành động cụ thể để trả lại công lý cho người dân và trừ khử cái xấu ».

Theo báo Le Monde, từ thứ năm tuần trước đến nay, hơn 2,3 triệu người dùng mạng Vi Bác đã có ý kiến về sự kiện này. Một số người tỏ lòng thán phục ông Tiễn Minh Kỳ : « 10 năm bất công được giải quyết trong một ngày » hay ca ngợi ông là người hùng, bày tỏ sự tức giận đối với tầng lớp quan chức tham nhũng.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nói đến tình trạng bạo lực gia tăng trong một xã hội không có công lý : Tòa án thì từ chối thụ lý đơn kiện, những người dân kêu oan mang đơn khiếu kiện đi gõ cửa khắp nơi trong nhiều năm trời, mọi việc không hề được giải quyết mà dân oan còn bị trù dập nhiều hơn. Tất cả những vụ việc này càng đẩy xã hội vào vòng xoáy bạo lực.

Theo giới quan sát, trường hợp chủ sở hữu nhà đất bị chính quyền cưỡng bức trưng dụng, đã phản đối bằng cách tự thiêu thường xuyên diễn ra tại Trung Quốc. Các hành động trả thù cũng xẩy ra. Năm 2008, một thanh niên bị công an ngược đãi, đã xông thẳng vào trụ sở công an thành phố Thượng Hải và giết 6 quan chức. Cách nay hai tuần, một nhân viên hợp tác xã nông nghiệp, để trả thù việc bị sa thải, đã đặt bom ngay tại nơi làm việc cũ của mình. Chính quyền Trung Quốc thường ngăn chặn những thông tin này và không bao giờ công bố lý do của các vụ tự tử, hay phạm tội do tuyệt vọng.

Thế nhưng, trong trường hợp ông Tiễn Minh Kỳ, chính quyền không kịp xóa hoặc phong tỏa các thông tin liên quan. Cư dân mạng đã cho phổ biến trên internet 364 bức thư của ông, trong vòng một năm lại đây, viết về những vụ khiếu kiện và tâm trạng của ông. Sự việc quá rõ ràng đến mức một nhà xã hội học có uy tín tại Trung Quốc đã nói thẳng là để bảo vệ quyền của nhân dân, phải áp dụng nguyên tắc công bằng và một nền công lý thực sự thì mới hạn chế được quyền lực. Và cần tiến hành một cuộc cải cách chính trị.

Những vấn đề xã hội nóng bỏng này dường như gây tranh luận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Vào đúng ngày xẩy ra vụ nổ ở Phúc Châu, Giang Tây, Nhân dân nhật báo có bài xã luận về « những tiếng nói bị nhấn chìm » trong xã hội, ủng hộ quyền ngôn luận, kêu gọi « cứu vớt » những tầng lớp người dân cảm thấy bị bỏ rơi, không được lắng nghe và không có cách nào để bày tỏ những nguyện vọng của mình.

Đây là bài xã luận thứ năm trong vòng chưa đầy một tháng, có cách tiếp cận vấn đề thông thoáng và tiến bộ hơn về điệp khúc mà Bắc Kinh vẫn rao giảng : « Bảo vệ ổn định xã hội ». Trong những tháng vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã viện cớ này để thẳng tay trấn áp mọi đòi hỏi của người dân và hậu quả là càng làm trầm trọng thêm tâm trạng bất bình, cùng quẫn và tuyệt vọng trong xã hội.

Chính phủ Đức tuyên bố từ bỏ năng lượng nhạt nhân vào 2022

Hôm nay 30/05/2011, bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen tuyên bố, năm 2022 Berlin sẽ đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân trên lãnh thổ nước này. Như vậy, Đức sẽ trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên từ bỏ năng lượng nguyên tử.




Bộ trưởng Norbert Rottgen cho biết thêm, năm 2021, phần lớn 17 lò phản ứng Đức sẽ ngừng hoạt động. Còn 3 lò mới xây dựng sẽ đóng cửa chậm nhất là vào cuối năm 2022, để tránh việc thiếu điện trong thời gian chuyển tiếp. Theo ông, đây là một quyết định không thể đảo ngược của chính phủ Angela Merkel.

Xin nhắc lại, năm ngoái, chính phủ Đức đã thông qua quyết định kéo dài thêm 12 năm khai thác năng lượng ở các lò phản ứng của nước này, mặc dù công luận gay gắt phản đối. Tuy nhiên, tháng ba vừa qua, trước thảm họa Fukushima, thủ tướng Đức Angela Merkel đã cho đóng cửa ngay những lò phản ứng cũ nhất và dự kiến từ bỏ năng lượng hạt nhân dân dụng.

Như thế có nghĩa là từ nay đến đó, Đức phải tìm ra phương án đáp ứng cho 22% nhu cầu điện, mà hiện nay do các lò phản ứng nguyên tử cung cấp. Quyết định từ bỏ năng lượng nguyên tử của Berlin còn phải được Quốc hội Đức thông qua và theo giới phân tích, vấn đề này sẽ gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là từ phía tâp đoàn điện lực Đức RWE.

Phản ứng trước quyết định này, bà Anne Lauvergeon, giám đốc tập đoàn nhạt nhân Pháp Areva, cho rằng đây là một quyết định hoàn toàn mang tính chất chính trị. Ngoài ra, do đã đóng cửa 7 lò phản ứng, giá điện tại Đức cũng đã tăng lên đáng kể. Cuối cùng chủ tịch hiệp hội giới chủ nhân Pháp, bà Laurence Parisot, cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng không chỉ Đức, mà còn tác động đến toàn Châu Âu

Về phần bộ trưởng Môi trường Thụy Điển, ông Andreas Carlgren hôm nay đã phê phán quyết định của Đức. Theo ông, điều này đi ngược lại những cố gắng để giảm lượng khí thải CO2. Đức có nguy cơ sẽ phải nhập năng lượng nhạt nhân của Pháp và khó có thể giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng hóa thạch, đặc biệt là năng lượng từ các-bon. Ông cho rằng châu Âu không thể cùng một lúc giải quyết được 2 vấn đề : giảm năng lượng nguyên tử và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Một bộ trưởng Pháp từ chức vì bị cáo buộc xâm hại tình dục

Vài ngày sau khi bị cáo buộc lạm dụng và xâm hại tình dục, hôm qua, 29/05/2011, ông Georges Tron, Quốc Vụ khanh bộ Công chức Pháp đã phải từ chức. Thủ tướng Pháp François Fillon chấp nhận đơn từ chức, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của ông George Tron vì lợi ích chung.




Cựu Quốc Vụ khanh Georges Tron, 53 tuổi, là thị trưởng thành phố Draveil, ở phía nam Paris.

Vừa qua, hai phụ nữ, 34 và 36 tuổi, trước đây làm việc tại tòa thị chính, đã nộp đơn kiện ông thị trưởng đã có những hành vi lạm dụng, cưỡng bức, xâm hại tình dục. Cách nay một tuần, viện công tố Pháp cho tiến hành điều tra sơ bộ về vụ này.

Như vậy, hai tuần sau vụ ông Dominique Strauss-Kahn, cựu tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế bị cáo buộc xâm hại và có định cưỡng hiếp một người dọn phòng khách sạn ở New York, thì chính trường Pháp lại sôi động về vụ ông Georges Tron.

Mặc dù bác bỏ mọi cáo buộc nhưng ông Georges Tron vẫn phải từ chức nhanh chóng, trước áp lực của đảng cầm quyền UMP, trong bối cảnh các đảng phái chính trị tại Pháp đang chuẩn bị vận động tranh cử tổng thống.

Nếu như sau vụ ông Dominique Strauss-Kahn, đảng Xã Hội tỏ ra bối rối, thì giờ đến lượt đảng UMP cảm thấy khó xử. Do vậy, đảng này đã quyết định khẩn trương xử lý vụ ông Georges Tron.

Ngoại trừ các phát biểu mạnh mẽ của các đảng nhỏ, thuộc phe cựu hữu và cực tả, các chính trị gia thuộc hai đảng chính là Xã Hội và UMP đều có phản ứng thận trọng về vụ ông Georges Tron, nhấn mạnh đến nguyên tắc "suy đoán vô tội".

Việt Nam, vì đâu nên nỗi?

Đất nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và hiện nay.

Nguyên nhân thảm họa mất nước. Một số hình ảnh do Nữ Vương Công Lý tổng hợp.

Giá xăng sẽ tăng 40%?

Quan chức cao cấp phát biểu bóng gió



HÀ NỘI (VTC) - Người dân Việt Nam đang lo âu giá xăng sẽ tăng tới 40%, sau khi nghe lời phát biểu của hai quan chức cao cấp.
Trong một cuộc họp sáng 27 tháng 5 tại Hà Nội, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên và Phó Tổng Giám Ðốc Petrolimex Nguyễn Quang Kiên cho biết, giá xăng thường A92 của Việt Nam đang ở mức thấp từ 10 đến 40% so với giá xăng ở Cambodia, Thái Lan... Hai ông này cũng cho rằng giá xăng dầu tại Việt Nam “không được vận hành theo cơ chế thị trường.”

Tuyên bố của hai ông viên chức cao cấp của ngành thương mại và dầu khí Việt Nam đã khiến dân Việt lo âu. Nhiều người hiểu rằng “cơ chế thị trường” hiện nay ở Việt Nam có nghĩa là “tăng giá thoải mái.” Một loại hàng hóa nào đó được áp dụng “cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cũng có nghĩa là loại hàng hóa đó chỉ có “hồi lên giá” liên tục mà không có “hồi xuống.”

Báo VNExpress dẫn lời Phó Tổng Giám Ðốc Petrolimex Nguyễn Quang Kiên nói rằng 5 tháng đầu năm 2011, giá xăng đã tăng 43% so với năm ngoái và giá dầu thô cũng đã tăng 25%. Cũng trong thời gian này, Petrolimex đã nhập cảng 400,000 tấn dầu trị giá 400 triệu đô la Mỹ. Sắp tới, Petrolimex sẽ phải nhập khoảng 3.37 triệu tấn dầu nữa. Chỉ riêng trong lĩnh vực xăng dầu, Việt Nam đã nhập siêu trên 1.5 tỉ Mỹ kim từ đầu năm đến nay.

Màn phát ngôn trình diễn ngoạn mục của hai viên chức cao cấp ngành thương mại và xăng dầu Việt Nam cho thấy, việc tăng giá xăng trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi.

Cô gái Việt chết bí ẩn tại Malaysia

PETALING JAYA, Malaysia (TN) - Một cô gái Việt ngã từ tầng thứ 13 tòa chung cư chết tại chỗ. Sự việc xảy ra hôm Thứ Bảy ở ngoại ô thành phố Petaling Jaya, thuộc bang Selangor, Mã Lai, theo báo Thanh Niên trích dẫn hãng thông tấn Bernama, Malaysia.

Hãng tin này nói nạn nhân tên Nguyễn Thị Thiong 26 tuổi và cho biết cô té từ cửa sổ một căn phòng ở tầng 13 tòa nhà, rơi xuống bãi xe hơi thuộc khu shopping Tropicana City và văng xuống đường hồi 10:45 sáng. Cô rớt xuống trúng cốp một chiếc xe hơi và thiệt mạng.

Nguồn tin của cảnh sát Petaling Jaya nói cô Thiong thuê một căn phòng chung cư này trú ngụ được 3 tháng nay.

Cảnh sát đang lấy lời khai của một người đàn ông Malaysia khoảng 40 tuổi, giám đốc một công ty tư nhân có mặt tại căn phòng của cô Thiong khi xảy ra sự việc. Cảnh sát trưởng Petaling Jaya, ông Mohd nói đang điều tra mối liên quan giữa người đàn ông này và cô Thiong. Nguồn tin đầu tiên cho biết cô Thiong hiện đang bị thất nghiệp.

30% phụ nữ Việt Nam nguy cơ sinh con bị còi

HÀ NỘI (LÐ) - Có nguy cơ trên 30% phụ nữ Việt Nam đang mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ bị còi xương vì thiếu chất dinh dưỡng, theo một thứ trưởng Bộ Y Tế Việt Nam tuyên bố hôm 28 tháng 5.
Ông này cho rằng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao, chiếm tới 17.5%.

Báo Lao Ðộng trích phúc trình của Bộ Y Tế thừa nhận rằng 30% phụ nữ Việt đang mang thai bị thiếu dinh dưỡng còn có thể bị đẻ non, và dễ gặp nguy hiểm cho mẹ lẫn con.

Trong thời gian qua, các bà mẹ đang mang thai ở Việt Nam không chỉ thiếu kiến thức về dinh dưỡng mà còn gặp nhiều bất trắc vì thái độ sơ suất của nhân viên y tế.

Người ta vẫn chưa quên một trường hợp đẻ rớt xảy ra bên ngoài trạm y tế Vĩnh Thịnh, Bạc Liêu hôm 31 tháng 3, 2011. Nạn nhân là sản phụ Lưu Thị Lụa 28 tuổi bị nữ hộ sinh trạm y tế Vĩnh Thịnh từ chối đỡ đẻ bởi lý do “mang bầu lần thứ 3, vi phạm qui định của nhà nước.” Vì không được đỡ đẻ, bà Lụa cố lội về nhà và đã đẻ rớt ở một nơi cách trạm y tế khoảng 300m.

Tàu cá Trung Quốc chiếm ngư trường Việt

HÀ NỘI (TH) - “Thời gian vừa qua, đặc biệt hơn 10 ngày nay, tàu cá Trung Quốc xâm phạm nhiều lần trong vùng biển nước ta.
Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Ðà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá Trung Quốc khai thác trong vùng biển nước ta.” Ông Nguyễn Trọng Huyền, đại tá chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy BÐBP tỉnh Phú Yên, nói trên báo Thanh Niên hôm Chủ Nhật.

Không thấy báo Thanh Niên hay ông Huyền nói đến các phản ứng của lực lượng Biên Phòng hay Hải Quân CSVN đối với với sự vi phạm trắng trợn, xác định sự cố ý thách thức của tàu đánh cá Trung Quốc. Chỉ thấy báo Thanh Niên kêu ca: “Ngư dân Việt Nam đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi liên tục bị tàu cá Trung Quốc tranh giành ngư trường ngay trong lãnh hải Việt Nam.”

Tờ Thanh Niên kể ra một loạt những đợt tàu đánh cá Trung Quốc “liên tục vào sâu trong lãnh hải của VN để đánh bắt, khai thác thủy sản với số lượng hàng trăm tàu.”

Tờ báo kể theo lời ngư dân Trần Văn Tá cho biết ngày 9 tháng 3, 2011 ông thấy khoảng 150 tàu đánh cá hành nghề câu mực trong vùng biển Việt Nam.

Nguồn tin nói 200 tàu đánh cá Trung Quốc vào tận khu vực các đảo Sinh Tồn, An Bang, Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa câu mực tại đây.

Cách đây mấy ngày, khoảng 100 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở tọa độ 7-17 độ vĩ Bắc 111-115 độ kinh Ðông thuộc lãnh hải Việt Nam.

Tất cả những hành động trên đều nằm sâu trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý thềm lục địa Việt Nam. Nhưng oái oăm là “vì liên tục bị tàu cá TQ tranh giành ngư trường, bị tàu hải quân các nước xua đuổi ngay trong lãnh hải VN nên ngư dân ta đang mất dần ngư trường.”

Một chuyến đi biển vừa chi phí nhân công vừa tiền dầu và thực phẩm tốn khoảng 100 triệu đồng, nếu bỏ về không, ngư dân Việt Nam sẽ lỗ nặng. Hiện lại đang nằm trong giới hạn cấm đánh cá từ giữa tháng 5 đến ngày đầu tháng 8 của Trung Quốc, ngư dân Việt Nam bị cấm hoạt động ngay trong ngư trường truyền thống của mình mà nhà cầm quyền Hà Nội cũng chỉ đưa ra lời phản đối suông, không bảo vệ nổi ngư dân của mình.

Vì bị tàu tuần nước ngoài xua đuổi, báo Thanh Niên kể chuyện tàu đánh cá của ngư dân Lê Văn Lực (36 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng “cứ phải chạy lòng vòng trên biển vì liên tục bị hải quân các nước xua đuổi. Tàu cá này đánh bắt ở ngư trường 9 độ vĩ Bắc, 112 độ 30' kinh Ðông (thuộc lãnh hải VN) được 14 ngày nhưng không câu được cá nên đã chạy xuống ngư trường 7 độ vĩ Bắc, 112 độ 38' kinh Ðông thì bị Hải Quân Brunei, Malaysia, Indonesia rượt đuổi. Do không tìm được ngư trường, thuyền trưởng Lực đành thả tàu trôi tự do chờ khi hải quân các nước bỏ đi thì mới đánh tiếp.”

Một bản tin khác của báo Thanh Niên hôm Chủ Nhật cho hay, ở khu vực biển giáp ranh Thái Lan và Việt Nam, một ngư dân trên tàu đánh cá của ông Lâm Văn Tịnh đã bị một tàu lạ chạy từ hướng vùng biển Thái Lan đến nổ súng tấn công làm thuyền viên Huỳnh Văn Trà (21 tuổi, ngụ xã Khánh Bình Tây Bắc, Cà Mau) trúng 2 viên đạn, chết tại chỗ.

“Sau khi bị tấn công, thuyền trưởng Tịnh lệnh cho thuyền viên tắt đèn và nhanh chóng cho tàu chạy vào đất liền trình báo với cơ quan chức năng,” nguồn tin kể.

Bình Phước: ‘Thần y’ bị cấm hoạt động

Mở phòng khám không giấy phép’



BÌNH PHƯỚC (TN) - Sau màn bấm huyệt tại chùa Thiên Ân ở Bình Dương tháng 2 vừa qua thu hút hàng trăm người chầu chực đợi đến lượt, lương y Võ Hoàng Yên 36 tuổi - người được báo Bình Dương ca ngợi là “thần y” đã bị cấm cửa tại tỉnh Bình Phước.
Theo báo Thanh Niên, trong suốt hai tháng từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 4 vừa qua, ông Võ Hoàng Yên đã mở phòng khám bệnh tại nhà riêng của Bác Sĩ Bùi Văn Tự, chánh thanh tra Sở Y Tế tỉnh Bình Phước.

Tin ông Yên có mặt tại đây đã lôi cuốn hàng trăm người bệnh, đặc biệt là người bị câm, điếc, bại xụi... muốn được chữa bệnh. Báo Thanh Niên trích dẫn phúc trình của công an tỉnh Bình Phước nói rằng lương y Võ Hoàng Yên “mở phòng khám không có giấy phép của Sở Y Tế và việc hàng trăm người tụ tập chờ được chữa bệnh đã gây nên tình hình phức tạp ở địa phương.”

Công An tỉnh Bình Phước còn nói rằng ông Yên đã bị chính quyền địa phương tại quê nhà - huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau - phạt 6 triệu đồng về tội khám, chữa bệnh không có giấy phép.

Sau khi bị công an Bình Phước cấm không cho hoạt động, ông Võ Hoàng Yên đã bị buộc phải rời khỏi nhà của ông chánh thanh tra Sở Y Tế Bình Phước. Trong khi đó, theo ông Văn Quang Tân, phó giám đốc Sở Y Tế Bình Dương ngày 28 tháng 5, Sở Y Tế mời ông Yên đến để đặt vấn đề sẽ “tạo điều kiện để ông Yên được khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật và hoạt động với tư cách hội viên của Hội Ðông Y tỉnh Bình Dương.” Tuy nhiên, sau buổi làm việc này, ông Võ Hoàng Yên đã “ra đi không trở lại.”

Ông Tân cũng dọa sẽ “xử lý nghiêm khắc” nếu ông Yên khám và chữa bệnh trái phép tại tỉnh Bình Dương.

Cố vấn tổng thống sẽ thành đại sứ ở Nga

WASHINGTON (Reuters) - Tổng Thống Barack Obama dự trù sẽ đề cử ông Michael McFaul, cố vấn của ông về chính sách với Nga, làm tân đại sứ tại Moscow, theo một viên chức chính phủ cho hay hôm Chủ Nhật.
Ông McFaul, năm nay 47 tuổi, là giám đốc đặc trách Nga và Âu Á trong Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc. Ông sẽ thay thế Ðại Sứ John Beyrle, người được Tổng Thống George W. Bush bổ nhiệm năm 2008, nếu được Thượng Viện chuẩn thuận.

Ông McFaul cố vấn cho ông Obama trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2008 và được cho biết là có mối quan hệ tốt đẹp với ông Obama. Ông là người đứng đầu trong nỗ lực phục hồi mối quan hệ với Moscow, một trong những nỗ lực ngoại giao chính của Tổng Thống Obama sau khi lên cầm quyền.

Ông McFaul cũng tham dự vào các cuộc thảo luận ở tòa Bạch Ốc liên quan đến các cuộc nổi dậy ở vùng Trung Ðông. Là chuyên gia về Liên Xô và khu vực Ðông Âu, ông nhìn thấy những điểm tương đồng giữa sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ðông Âu thập niên 90 và các cuộc nổi dậy ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Bahrain, Syria và Yemen.

Ông McFaul, một cựu giáo sư đại học Stanford University và học giả Rhodes, từng chỉ trích việc ông Vladimir Putin đàn áp thành phần đối lập ở Nga khi còn là tổng thống. Ông không có kinh nghiệm ngoại giao nhưng từng viết một số sách về Nga.

Mẹ cô dâu bị chồng Nam Hàn giết xin miễn tội cho sát thủ

BÌNH THUẬN (PLTP) - Tin cô dâu Hàn bị chồng sát hại thê thảm tại Nam Hàn vẫn còn gây xúc động dư luận.
200 phụ nữ Việt Nam tại Nam Hàn đã tề tựu tại nơi hỏa táng thi thể cô Hoàng Thị Nam, người đã bị ông chồng Nam Hàn giết thê thảm bằng 53 nhát dao đâm, để bày tỏ lòng thương tiếc người mẹ trẻ đáng thương, theo báo Pháp Luật Thành Phố tại Sài Gòn hôm 28 tháng 5.

Các cô dâu Hàn gốc Việt từ nhiều nơi khắp Nam Hàn đã lái xe đến tận nơi để tham dự buổi lễ hỏa táng. Nguồn tin này cũng nói rằng hầu hết các cô dâu Hàn đều khóc để tỏ lòng thương tiếc mặc dù không phải là bà con thân thích của nạn nhân.

Trưa ngày nói trên, hài cốt của cô dâu Hoàng Thị Nam đã được mẹ ruột đưa về đến Tân Sơn Nhất và từ đó về yên nghỉ tại quê nhà ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Trong khi đó, theo báo Pháp Luật Thành Phố, dì ruột và chị em bạn dì của cô dâu Hàn Hoàng Thị Nam là công dân Hoa Kỳ đang có mặt tại Nam Hàn để làm thủ tục nhận nuôi bé trai mới 19 ngày tuổi của cô Hoàng Thị Nam.

Bà Nguyễn Thị Hòa, dì ruột của cô Nam, nói với cảnh sát Nam Hàn rằng gia đình của bà xin cơ quan pháp luật miễn tội cho sát thủ Lim Chae Won vì “xử Lim nặng hay nhẹ thì Nam cũng đã không còn.”

Kết quả phiên xử 7 nhà dân chủ ở Bến Tre

Phiên tòa xét xử 7 người, bao gồm 4 dân oan khiếu kiện và 3 nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc là đảng viên Việt Tân tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa kết thúc.Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hôm nay đã tuyên án 8 năm tù giam đối với bà Trần Thị Thuý, 7 năm tù giam đối với ông Phạm Văn Thông, 6 năm tù giam đối với mục sư Dương Kim Khải, 5 năm tù cho ông Cao Văn Tình. Ba người còn lại là ông Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Thành Tâm và bà Phạm Ngọc Hoa mỗi người 2 năm tù giam.

Công an ngăn cản

Vào lúc 9 giờ chúng tôi ghi nhận một số người dân tuy bị công an ngăn cản bằng mọi cách cũng đã đến được trước tòa án để theo dõi và ủng hộ những người bị xét xử.

Anh Nguyễn Tấn, cho chúng tôi biết công an đã dựng nhiều hàng rào trứơc tòa và kéo dài tới bờ sông nhằm ngăn ngừa trường hợp người dân tràn vào tòa án, anh Tấn nói:

“Ở đây chính quyền họ đứng rất là đông, họ rải rác chung quanh đây bà con người ta đứng đây thì bị nó đuổi nó không cho đến để xem, nó rào ra tới bờ sông bằng rào chắn.”
Lúc 12 giờ trưa, chị Nguyễn Thị Hồ, một tín đồ giáo hội Mennonite từ Sài Gòn xuống tham dự phiên tòa cho biết:

“Bà con đi gần tới đầu đường thì xuống đi Honda ôm vô, 15 ngàn một người. Nhưng mà ngồi trong quán không thôi chứ không đứng ở ngoài được. Tại vì nó giữ bên ngoài nữa mà ai đi xe lớn thì không vô được. Nều mà biết thì đi Honda ôm vô thì được. Tôi ở Sài Gòn xuống. Người tới đây có thể cả trăm người nhưng tại đây thì khoảng 30 người, người ta vô quán ngồi lưa thưa. Có người ở An Giang, Bến Tre nữa. Có nhiều người lắm nhưng không dám lại hỏi thăm, miễn lại là công an nó đuổi liền.”

Vào lúc 4 giờ chiều bà Hồ cho biết công an đem xe lớn tới chặn trước khu vực không cho người dân tiếp cận. Bà Hồ cho chúng tôi biết:

“Nó đem xe lại nó chận đường nó không cho tụi em dòm qua chỗ tòa xử. Xe thùng nó đậu nó chắn hết, nó rào hết nó không cho thấy. Chị em ngồi đâu là nó theo đó nó chụp hình quay phim tùm lum hết.”

Chúng tôi tiếp tục theo dõi và sẽ thông tin đến với quý vị trong những bản tin sắp tới.

Phản ứng của thân nhân các nhà dân chủ về bản án

Đối với những bản án mà Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa tuyên hôm qua, thì một số thân nhân của những người bị tuyên án có phản ứng thế nào?Người bị án nặng nhất trong vụ xử bảy người khiếu kiện đất đai và đòi hỏi quyền tự do tôn giáo diễn ra hôm qua tại Tòa Án Nhân dân tỉnh Bến Tre với cáo buộc họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự , thì bà Trần Thị Thúy bị mức án cao nhất là tám năm tù giam và 5 năm quản chế.


Phiên tòa bất công
Anh Trần Thanh Tuấn, em trai của bà Trần Thị Thúy, cho biết những thành viên trong gia đình muốn vào tham dự phiên xử đều bị từ chối. Bản thân anh Tuấn trước phiên xử khi hỏi chính quyền điạ phương về bản cáo trạng thì họ nói chưa có nhưng đến khi anh trên đường đi Bến Tre với mong muốn được vào dự phiên xử thì cơ quan điạ phương kêu về để nhận cáo trạng. Anh không về nên đến tòa bị cho là không tôn trọng pháp luật và không được vào dự.


Anh cho biết ý kiến về bản án tòa tuyên với người chị là Trần Thị Thúy:


“Luật sư Huỳnh Văn Đông hồi chiều lúc 6:30 báo cho biết bản án. Lúc đó hai người công an nắm đầu, nắm cổ lôi ông luật sư ra ngoài, rồi xô vào một con hẻm. Phiên tòa thành ra không có luật sư như vụ xử Cù Huy Hà Vũ vậy. Bản án thật bất công.


Đất cát thưa kiện thì họ không giải quyết. Trên đưa xuống dưới, đùn đẩy qua lại. Đi thưa từ xã, huyện lên đến trung ương mà họ không giải quyết và dùng hết thủ đoạn này đến thủ đoạn kia vậy đó. Người lấy đất của gia đình tôi là đại tá Phạm Ngọc Trọng, giám đốc nông trường. Ông này lấy đất rồi bán lại cho người khác. Dân oan 64 tỉnh thành chứ không phải gia đình tôi.

Chế độ này đối với gia đình tôi thì đi đâu cũng thấy bất công; nhưng kháng cáo thì phải kháng cáo thôi.”


Bà Nở, mẹ của bà Trần Thị Thúy cũng bày tỏ bất bình về bản án đã tuyên cho con gái bà:


“Bản án quá nặng rồi. Chỉ có vụ đất đai không thôi, mà người ta gài, bắt. Họ muốn làm gì thì làm; không có tội họ cũng vu khống, tìm chuyện này chuyện kia để tạo thành vấn đề ‘có’.”


Phiên tòa xử lén


Chúng tôi cũng liên lạc với con trai mục sư Dương Kim Khải, người chịu mức án sáu năm tù giam và năm năm quản chế; nhưng cháu được công an áp tải từ thành phố Hồ Chí Minh xuống Bến Tre và về lại nên không tiện trả lời.


Một người sinh hoạt tại Hội thánh Tin lành Mennonite của mục sư Dương Kim Khải là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, trong những ngày qua bị công an cầm chân không được đi xa, nhưng sau khi biết được các mức án cũng có ý kiến:
Những người mới đi dự về tới nhà tôi đây. Khi nhận được kết quả phiên xử thì tôi thấy đây là một phiên tòa bất công, vô lý. Vô lý ở điểm nếu Nhà Nước thấy xử đúng thì hãy cho dân ‘tham quan’ phiên xử, đưa ra phân tích tội lỗi, có phân tích, tranh luật giữa luật sư và viện kiểm sát, tòa. Anh em nói với tôi công an làm hàng rào, và lực lượng rất đông. Như thế đó là phiên tòa xử lén. Tôi tin mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi không làm gì mà ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ cả. Có chăng chỉ là mang lại tin lành, tình yêu thương của Chúa đến cho mọi người. Thứ hai nữa là giúp cho dân oan đòi đất làm đơn khiếu kiện đúng phát luật, gửi đúng nơi, đấu tranh đòi công lý. Có lẽ phong trào dân oan biểu tình mạnh mẽ quá nên nay họ lấy cớ để ‘dập’ thôi. Họ nói Đảng Việt Tân là đảng khủng bố, nhưng lâu nay tôi có thấy họ có hành động khủng bố nào đâu. Nếu mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi là thực sự thành viên đảng Việt Tân thì họ đấu tranh ôn hòa; như thế tốt thôi.


Tôi thấy bản án bất công, nặng nề. Đúng ra họ chỉ răn đe trong thời gian ở tù vừa rồi thôi.


Tôi không phục phiên xử, không phục bản án.”


Tương tự như phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hồi ngày 4 tháng 4 vừa qua, dù rằng được nói là xử công khai nhưng nhiều người muốn dự phiên tòa đều bị cản ngăn không được vào dự. Và khi bản án được tuyên thì rất nhiều người đều không đồng tình cho rằng quá bất công.

Công an ngăn cản người dân dự phiên tòa ở Bến Tre

Sáng ngày thứ Hai 30 tháng 5 năm 2010, Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre đưa Mục sư Dương Kim Khải và sáu người nữa ra Tòa xét xử về tội “âm mưu lật đổ chính quyền và có liên hệ với Đảng Việt Tân”. Mặc Lâm tìm hiểu dư luận chung quanh phiên tòa qua những người có liên quan trực tiếp đến 7 người bị đưa ra xét xử, mời quý vị theo dõi diễn biến câu chuyện sau đây:


Công an đến nhà ngăn cản


Bảy người bị cáo buộc trong phiên tòa sắp tới gồm mục sư Dương Kim Khải phụ trách một hội thánh Tin Lành Memnonite tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, bà Trần Thị Thúy ở Đồng Tháp, cùng với các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và bà Phạm Thị Hoa. Cả bảy người bị bắt vào giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre từ đó cho đến nay.

Mục sư Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm bị cáo buộc là thành viên của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân.
Vào ngày 29 tháng 5, trước phiên tòa một ngày bà Nguyễn Thị Nị, một tín đồ Tin Lành Mennonite cho chúng tôi biết những gì đang xảy ra tại địa phương mà bà đang sinh sống là Xã Mỹ Nhơn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, bà nói:


“Mấy anh công an cũng đến đây khuyên nhủ bà con dân oan không nên đi đến đó. Thì em cũng nói là em đi đến đó để hỗ trợ một là cho bên giáo dân mục sư Dương Kim Khải để đến đó cầu nguyện vì em là giáo dân của hội thánh Mennonite, thì anh mục sư Khải và anh Nguyễn Thành Tâm, anh Thông và bà Thúy cũng cùng tôn giáo. Các anh công an cũng không làm gì chỉ nói là nếu cầu nguyện thì cầu nguyện ở đâu cũng được, ở đâu cũng có Chúa chứ đến đó cũng không vô được.”


Bà Huỳnh Thị Hường một láng giềng của hai ông Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành cũng cùng tình trạng bị công an đến tận nhà khuyên không nên tới nơi xử án, bà kể:


“Ở đây công an nó tới nhà nó giữ, nó nói đừng có đi trên đó, đi trên đó vô không có được. Họ không cho mình vô họ rào xa lắm tới một cây số, họ kêu mình đừng đi, họ không cho mình đi. Tôi nói giá nào cũng đi hết trơn mấy ông không có quyền cấm tôi. Tôi hỏi dân biết dân bàn dân kiểm tra sao ra tòa mà mấy ông không cho tôi đi? Mấy ổng nín thinh luôn. Họ hô đi thì cũng không lợi gì cho chị, để họ quay phim trên truyền hình cho mình coi!”


Riêng ông Phạm Ngọc Thinh, người có liên hệ huyết thống với ông Phạm Văn Thông bị áp lực của công an nên phải trốn ngoài đồng không dám về nhà, ông Thinh kể:


“Em thì sát vách anh Tám Thông là bà con chú bác họ với ảnh. Em tính ở ngoài này đặng chờ êm rồi đi coi xử ra sao. Dự định đi mà công an tới nhà mấy ngày nay nên không dám về. Ở ngoài chòi luôn. Giữa ruộng mênh mông nó canh mấy ngày nay. Trung tá tỉnh, rồi công an huyện, đại tá huyện rồi các đoàn thể. Bí thư xã qua nay lại nhà tôi kiếm khoảng năm bữa nay rồi nhưng hôm qua nay làm dữ lắm.”

Ông Thinh cũng cho biết một số bà con cũng muốn tới xem xét xử nhưng chưa biết họ có đi được hay không:


“Bây giờ xử trên không cho vô nên đi không được. Còn một số bà con dân oan khiếu kiện cũng có liên hệ cho em biết là người ta cũng chuẩn bị đi nhưng có một số người cũng đang bị giữ như em.”


Bà Nguyễn Thị Nị cũng nói là khi tới nhà bà yêu cầu đừng tham dự phiên tòa, chính quyền hứa là sau bầu cử sẽ giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai của gia đình bà bao nhiêu năm nay, bà nói:


“Họ nói để từ từ qua bầu cử rồi có họp giải quyết cho vụ khiếu kiện của gia đình em. Là một người dân ở đây em cũng tôn trọng luật pháp vì mình là người dân. Em cũng nói nếu không giải quyết thì chừng đó em sẽ nhờ Liên hiệp quốc can thiệp chứ gia đình em quá khổ, mất mả ông già rồi bị đập nhà… em khổ dữ lắm nhưng vẫn trông vào luật pháp và chính quyền.”


Vi phạm hiến pháp?


Trước câu hỏi liệu việc công an tới từng gia đình vận động người dân không nên tham dự phiên tòa có phải là vi phạm hiến pháp hay không, chúng tôi được luật sư Huỳnh Văn Đông là người tham gia bào chữa cho các bị cáo trả lời:


“Hiến pháp trong luật tố tụng hình sự thì nó lại không cấm vì không vi phạm, nhưng nó lại vi phạm vào việc khác đó là quyền tự do đi lại của người dân.”


Luật sư Huỳnh Văn Đông cũng tỏ ra bất bình khi tòa án không tạo điều kiện như trong văn bản luật có ghi để việc tham khảo hồ sơ của ông được thuận tiện cho việc bảo vệ thân chủ, Luật sư Đông kể:

Tòa án mà không tuân thủ quy định của pháp luật nào cả. Ngay cả vấn đề hồ sơ mà nó cũng vi phạm nghiêm trọng rồi. Pháp luật đâu có cấm mà còn khuyến khích mình được photo sao dịch tài liệu mà tòa án lại đưa ra những quy định hết sức là vô lý, thậm chí chỉ cái cáo trạng thôi mà phải đợi cho đến gần sát giờ xử thì mới cho photo.”


Về cáo trạng ba người bị kết tội tham gia đảng Việt tân, Luật sư Đông cho biết lập luận của mình:


“Thứ nhất là họ chưa có hoạt động nào, và hoạt động của họ không gây phương hại đến xã hội, có nghĩa là trật tự xã hội mà khách thể luật pháp bảo vệ. Họ chỉ tàng trữ và phát tán những tài liệu có ba chữ thôi đó là TS/HS và VN. Cái nặng nhất mà họ bị truy tố là tham gia tổ chức của đảng Việt Tân nhưng mà tổ chức đảng Việt Tân thì chưa bao giờ có một văn bản nào của nhà nước Việt Nam nói rằng là tổ chức Việt Tân là một tổ chức phản động, nằm trong danh sách phản động và khủng bố để cấm công dân Việt nam tham gia.
Công dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và hơn nữa đây là cái quyền được cho phép về quyền dân sự do công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.”


Trước vụ án đặc biệt này nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang phản ứng mạnh mẽ với chính phủ Việt Nam cho rằng Hà Nội đã đàn áp những nhà dân chủ này chỉ vì họ bênh vực cho dân oan khiếu kiện bị cưỡng chiếm đất đai.


Mới đây nhất, tại Hoa Kỳ, và Canada một nhóm các nhà dân cử Mỹ tranh đấu cho vấn đề nhân quyền Việt Nam đã gởi thư lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho 7 người này.


Dư luận tỏ ý lo ngại khi trước ngày xử có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ mà chính quyền địa phương liên tục đối phó với dân chúng và những người có liên quan đến các bị cáo. Pháp luật nếu công minh sẽ không bao giờ cần những vận động khó hiểu như vậy.

Ý kiến giới trí thức về hành động phá hoại của TQ

Việc tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 2 của Việt Nam bị 3 tàu Hải giám Trung Quốc áp sát và cắt đứt dây cáp dầu khí, làm hư hại một số thiết bị của tàu này đang là đề tài khiến dư luận người Việt trong và ngoài nước bức xúc.Mặc Lâm phỏng vấn Giáo Sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã Hội Việt Nam để biết ý kiến một trí thức từng lãnh đạo một viện có chuyên ban nghiên cứu về Đông Nam Á cũng như Trung Quốc học để biết thêm về vấn đề này.


Hành động cướp biển?


Mặc Lâm: Thưa Giáo Sư, ông nghĩ thế nào trước việc tàu Hải Giám Trung Quốc đã ngang nhiên tiến sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, phá hoại cáp ngầm thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh và đồng thời cáo buộc rằng tàu Việt Nam xâm phạm vùng biển của họ?

GS Tương Lai: Theo tôi, vụ xâm lược ngang ngược của Trung Quốc vừa rồi, TS Đinh Hoàng Thắng - nguyên cựu đại sứ VN ở Hà Lan có nói rằng đây là một hành động xã hội đen, một hành động cướp biển, và lần này nó ngang ngược không phải chỉ là “tàu lạ” tấn công tàu đánh cá của ngư dân nữa đâu, mà lần này nó đánh thẳng vào Petro Vietnam của Đinh La Thăng chứ còn gì nữa. Vậy thì hành động ngang ngược đó nói lên điều gì? Theo tôi, đây cũng chỉ mới là khúc nhạc dạo đầu thôi, đây là một sự nắn gân của Bắc Kinh xem là Hà Nội phản ứng ra làm sao thôi.


Mặc Lâm: Chì vài ngày trước đây hầu như các lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc đều lên tiếng khẳng định rằng chiến lược của Trung Quốc là không đối đầu. Ông Hồ Cẩm Đào cũng tuyên bố là sẽ tìm cách giải quyết với các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình. Phải chăng hành động của tàu Hải Giám Trung Quốc chỉ là trên bảo dưới không nghe, thưa Giáo Sư?


GS Tương Lai: Những lời đó không ru ngủ được những đầu óc tỉnh táo hiểu rõ từng thâm căn cố đế các âm mưu của Trung Quốc. Thực ra nói là âm mưu thì đó cũng là cái từ hơi sáo mòn thôi, nhưng mà bây giờ nói hụych tẹt ra thì như thế này, đây là để thỏa mãn cơn khát về năng lượng mà thôi; mà Biển Đông với diện tích – nếu tôi nhớ không lầm – khoảng độ 3 triệu 500 nghìn cây số vuông, với hơn 200 hòn đảo, kể cả những đảo chìm không có người ở, nhưng mà điều quan trọng ở đây là trữ lượng dầu khí hết sức lớn mà tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc không ngần ngại nói rằng đây là “Vịnh Ba Tư “ thứ hai. Vì sao? Vì Biển Đông chứa đựng tới 50 tỷ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí, đó là cái động cơ thôi thúc Trung Quốc không bao giờ buông thả BIển Đông đâu, vì đây là vấn đề tồn tại của một nước đang công nghiệp hóa.

Mặc Lâm: Theo nhận xét của Giáo Sư thì việc Trung Quốc phô trương lực lượng quân sự của họ rõ ràng là cách răn đe các nước nhỏ trong vùng, vậy phía sau sự răn đe này là thông điệp gì?


GS Tương Lai: Những phô trương lực lượng quân sự như tàu bay tàng hình… rồi đóng hàng không mẫu hạm vừa rồi diễu võ dương oai để mà răn đe các nước láng giềng ở chung quanh Biển Đông. Nó muốn nói các anh hãy cẩn thận, nước xa không chữa được lửa gần. Nước xa đây là nước Mỹ, lửa gần đây là lửa của Tàu, cho nên đây chỉ là khúc nhạc dạo đầu mà thôi. Và nếu như không có một thái độ thật cứng rắn thì từ khúc nhạc dạo đầu đó nó sẽ là một bản symphony toàn diện để mà tấn công lấn chiếm Biển Đông.


Cơn khát nhiên liệu?


Mặc Lâm: Trước sự thật hiển nhiên sớm muộn gì Trung Quốc cũng gây chiến tranh vì cơn khát nhiên liệu của họ, Việt Nam sẽ là điểm nhắm trước tiên vì nằm trong khu vực có tiềm năng dầu hỏa lớn nhất. Việt Nam cũng là nước từng là kẻ thù của phương Bắc, vậy khả năng đánh Việt Nam có thể tính tới trong tương lai gần hay không, thưa ông?


GS Tương Lai: Không phải kẻ mạnh muốn làm gì thì làm đâu, không có chuyện đó. Không phải là chúng ta muốn nổ ra chiến tranh, không phải là chúng ta muốn phát động một cuộc chiến, không ai dại dột gì làm cái chuyện đó và ngu xuẩn gì để mà chủ trương cái chuyện đó, cho nên phải cực kỳ mềm dẻo, linh hoạt để giữ lấy hòa bình, ổn định để mà phát triển. Và thời buổi này, thời đại này cho phép làm điều đó, nếu Việt Nam biết tạo ra một cái thế và một cái lực mới trong cái tương quan đối ngoại.

Cái thế hiện nay là một cái thế đang còn chông chênh, tôi cho rằng cái nhận định của ông Đinh Hoàng Thắng là đúng, chúng ta cần phải đổi mới toàn diện, dân chủ hóa sinh hoạt trong nước, đẩy mạnh quy chế dân chủ cơ sở là con đường ngắn nhất để đưa đất nước thoát khỏi cái thế chông chênh hiện nay trong giao lưu quốc tế, tạo sự nễ trọng của thế giới đối với ta, nhờ vậy mới có cơ làm cho cái thế và lực của Việt Nam tăng lên. Và đấy thực sự sẽ là giá đỡ, là cái chân đế trong công cuộc phòng vệ và phát triển đất nước.


Mặc Lâm: Thưa Giáo Sư, sau khi tàu Bình Minh bị tấn công thì Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại, đây có lẽ là những phản ứng tương đối mạnh nhất từ trước tới nay mà chúng ta được biết. Theo Giáo Sư, tiếp theo những yêu cầu này của Bộ Ngoại Giao thì chính phủ Việt Nam cần làm thêm những động tác gì khác?


GS Tương Lai: Bộ Ngoại Giao VN yêu cầu phía Trung Quốc phải đền bù chuyện cắt cáp ngầm, tôi cho rằng không phải dùng chữ “yêu cầu” mà phải “đòi”, chứ không phải “yêu cầu”. Ngôn từ ngoại giao gì mà dại dột thế! Sao lại “yêu cầu”? Nó là thằng ăn cướp. Bây giờ nó vào ăn cướp nước mình mà bảo là “yêu cầu anh đừng ăn cướp nước tôi”, không có chuyện đó! Ngôn từ phải biểu tỏ một thái độ thích đáng. Tôi nói ở đây trong sự căm phẫn của một người dân, của một người trí thức trước một âm mưu ngang ngược của kẻ thù và đòi hỏi mỗi người Việt Nam lúc này phải biết tự mình hành động như thế nào để chống trả lại hành động xâm lược. Có như vậy thì mới có được sức mạnh của cả dân tộc đứng lên bảo vệ đất nước.


Chứ còn riêng Bộ Ngoại Giao, riêng Bộ Quốc Phòng, riêng các nhà lãnh đạo thì không làm nổi đâu. Phải có sức mạnh của cả dân tộc! Bây giờ gộp giữa cái chuyện âm mưu, bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ, cũng như hành động của Bắc Kinh vừa rồi là một với các thế lực thù địch, đây là ngôn từ mà báo chí thường hay nói, tức ý muốn nói là những người, những bloggers lên án về tham nhũng, lên án ông X, ông Y này nọ, thì cái thế lực thù địch ấy cũng gói làm một với bọn bành trướng Bắc Kinh này, thì chừng nào còn mơ hồ về điều đó chừng ấy chưa khởi động được sức mạnh của dân tộc.


Mặc Lâm: Xin cảm ơn thời giờ của Giáo sư Tương Lai đã giúp cho chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Ghi nhận bên ngoài Tòa án Bến Tre

Sáng hôm nay 30 tháng 5 năm 2011 vụ án xét xử 7 người bao gồm 4 dân oan khiếu kiện và ba nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân đã đựơc tổ chức tại Bến Tre. Công an ngăn cản

Vào lúc 9 giờ chúng tôi ghi nhận một số người dân tuy bị công an ngăn cản bằng mọi cách cũng đã đến được trước tòa án để theo dõi và ủng hộ những người bị xét xử.

Anh Nguyễn Tấn, cho chúng tôi biết công an đã dựng nhiều hàng rào trứơc tòa và kéo dài tới bờ sông nhằm ngăn ngừa trường hợp người dân tràn vào tòa án, anh Tấn nói:

“Ở đây chính quyền họ đứng rất là đông, họ rải rác chung quanh đây bà con người ta đứng đây thì bị nó đuổi nó không cho đến để xem, nó rào ra tới bờ sông bằng rào chắn.”

Lúc 12 giờ trưa, chị Nguyễn Thị Hồ, một tín đồ giáo hội Mennonite từ Sài Gòn xuống tham dự phiên tòa cho biết:

“Bà con đi gần tới đầu đường thì xuống đi Honda ôm vô, 15 ngàn một người. Nhưng mà ngồi trong quán không thôi chứ không đứng ở ngoài được. Tại vì nó giữ bên ngoài nữa mà ai đi xe lớn thì không vô được. Nều mà biết thì đi Honda ôm vô thì được. Tôi ở Sài Gòn xuống. Người tới đây có thể cả trăm người nhưng tại đây thì khoảng 30 người, người ta vô quán ngồi lưa thưa. Có người ở An Giang, Bến Tre nữa. Có nhiều người lắm nhưng không dám lại hỏi thăm, miễn lại là công an nó đuổi liền.”

Vào lúc 4 giờ chiều bà Hồ cho biết công an đem xe lớn tới chặn trước khu vực không cho người dân tiếp cận. Bà Hồ cho chúng tôi biết:

“Nó đem xe lại nó chận đường nó không cho tụi em dòm qua chỗ tòa xử. Xe thùng nó đậu nó chắn hết, nó rào hết nó không cho thấy. Chị em ngồi đâu là nó theo đó nó chụp hình quay phim tùm lum hết.”

Chúng tôi tiếp tục theo dõi và sẽ thông tin đến với quý vị trong những bản tin sắp tới.

Campuchia phản đối Thái Lan loan tin sai sự thật

Campuchia từ chối tuyên bố của Thủ tướng Thái Lan về quyết định của UNESCO đối với ngôi đền cổ Preah Vihear
Thủ tướng Thái Lan loan tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) sẽ ngưng kế hoạch quản lý ngôi đền Preah Vihear, một di sản Thế giới để giải quyết vấn đề biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, nhưng phía Campuchia từ chối tuyên bố này. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt tường trình sự việc này như sau:


Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nói với báo The Nation hôm thứ Bảy, 28/5 rằng cuộc gặp gỡ giữa giới chức Thái Lan và Campuchia với Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Pháp 27/5 vừa qua, mặc dù hai bên không đạt được điểm chung để giữ kế hoạch quản lý ngôi đền Preah Vihear, phía Thái Lan tuyên bố rằng Tổ chức UNESCO đã hỗ trợ đề nghị của họ để trì hoãn kế hoạch này.


Campuchia phản đối mạnh mẽ

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan là ông Suwit Khunkitti đã đến Paris để tham dự một cuộc gặp tham vấn với Phó Thủ tướng Campuchia Sok An, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nhằm chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới về vấn đề ngôi đền Preah Vihear vào ngày 19-26/6 sắp tới. Ông Suwit tuyên bố rằng tại cuộc họp bà Bokova hỗ trợ đề nghị của Thái Lan hoãn xem xét kế hoạch quản lý đền này, và sau đó bà Tổng giám đốc đã gặp ông Sok An và Bộ trưởng cao cấp phụ trách về biên giới Var Kimhong đề nghị Campuchia rút lại kế hoạch quản lý của họ cho đến khi cả hai nước có thể xác định biên giới chung. Theo The Nation, tin này được Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho là tin đáng mừng vì trước đây ông cũng từng phát biểu rằng việc hoãn kế hoạch quản lý ngôi đền của Campuchia sẽ tạo thuận lợi cho cả hai bên giải quyết tranh chấp đang rất căng thẳng ở biên giới.


Tuy nhiên Phó thủ tướng Campuchia Sok An, kiêm Tổng giám đốc UNESCO Campuchia đang tham dự cuộc họp ở Pháp cho hay phía Campuchia đã phản đối mạnh mẽ khi Thái đưa vấn đề biên giới ra bàn với UNESCO. Thái Lan đã cố gắng thúc đẩy biến cuộc họp thành cuộc đàm pháp song phương và họ muốn được Tổ chức này trì hoãn kế hoạch quản lý đền Preah Vihear nhưng Campuchia bác bỏ những ý kiến trên. Theo ông Sok An, cuộc đàm phán song phương sẽ vô dụng vì Thái Lan không tôn trọng những thỏa thuận đạt được. Nếu Thái muốn có cuộc đàm phán song phương thì cần chi phải đến Paris.


Phó Thủ tướng Sok An còn cho biết, việc Thái Lan loan tin Tổ chức UNESCO đã ngưng kế hoạch quản lý đền Preah Vihear là một thông tin sai sự thật vì cả tổ chức này và Campuchia đều không đồng ý những yêu cầu của họ.


Hôm nay Thủ tướng Abhisit cũng cho báo The Nation biết, Thái Lan muốn nói với Ủy ban Di sản Thế giới về vấn đề đền Preah Vihear, một di sản thế giới và đền này là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột quân sự giữa hai nước. Nếu Campuchia khẳng định tiếp tục kế hoạch quản lý, thì Thái Lan sẽ bảo vệ quyền lợi của mình. Ông Abhisit nhấn mạnh, Thái Lan không bao giờ là nước tạo ra vấn đề tranh chấp.


Ngôi đền Preah Vihear có từ thế kỷ 11, được tòa án Quốc tế phán quyết chủ quyền thuộc về Campuchia năm 1962. Năm 2008, ngôi đền được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hôm qua, tổ chức này cũng ra một thông cáo báo chí bày tỏ sự thất vọng sau khi hai nước thất bại trong việc đạt được một thoả thuận cụ thể trước phiên họp lần thứ 35 diễn ra.

Tổng thống Obama kết thúc công du Châu Âu

Tuần rồi, Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama có chuyến công du Châu Âu đến Ireland, Anh Quốc, Pháp và Ba Lan.Thông tín viên Vân Anh của Đài chúng tôi có tường trình về cuộc đến thăm Ba Lan vừa qua của người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ.


Chuyến công tác Châu Âu của Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ vừa kết thúc chiều thứ 7, 28 tháng 5 sau 2 ngày làm việc tại Ba Lan.


Chặng dừng chân cuối, sau các họp bàn tại Anh quốc và Hội nghị G8 tại Pháp cho phép Tổng thống Barack Obama hâm nóng quan hệ với Ba Lan đồng thời tham dự phiên họp Thượng đỉnh lần thứ 17 giữa 20 nguyên thủ quốc gia các nước Đông-Trung Âu diễn ra cùng thời điểm tại Ba Lan.


Cùng xây dân chủ, cùng chống độc tài
Barack Obama một lần nữa khẳng định vai trò chiến lược của Ba Lan, vốn là đồng minh trung thành với Mỹ trên chiến trường Afganistan và Iraq với tư cách thành viên NATO. Điểm nhấn được Tổng thống Mỹ tô đậm là vai trò không bị lãng quên của Ba Lan trong quá trình xây dựng nhà nước dân chủ sau nhiều năm đèn ép bởi độc tài toàn trị mà nay có thể là “kinh nghiệm quý giá” cho các nước Bắc Phi, Ả-Rập mới qua cách mạng hoa nhài.


Công Đoàn Độc Lập – Tự Chủ „Đoàn Kết” và thành công của nó được Tổng thống Barack Obama nói tới thay cho cử chỉ dành cảm tình của dư luận Ba Lan, vừa khẳng định giá trị biểu tượng cho nước Mỹ là tự do và dân chủ.


Tổng thống Mỹ ghi nhận các lãnh đạo Ba Lan “đã vượt lên trên các tình cảm tiêu cực trước kẻ thù để xây dựng nền dân chủ đã đi những bước dài xuốt hơn 20 năm qua”.


Tổng thống và thủ tướng Ba Lan đều kết thúc các cuộc họp báo với nguyên thủ quốc gia Mỹ bằng các khẳng định đồng thuận trong thái độ với nhà nước độc tài mà cụ thể là Bạch Nga hiện đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị và một nhà báo nước ngoài từ Ba Lan.


Tổng thống Mỹ nói “con đường Ba Lan đã qua là niềm thổn thức của nhiều quốc gia chưa dân chủ”.


Trong các cuộc trao đổi song phương Ba Lan và Mỹ đã cụ thể hơn trong các mảng kinh tế với những hứa hẹn hợp tác trong đó có cơ hội đầu tư vào năng lượng chưa từng khai thác tại Ba Lan: khí đá phiến (shale gas).

Trong khi trông chờ Mỹ đầu tư kỹ thuật khai thác loại khí đốt mới khám phá này, Ba Lan có khả năng làm chủ năng lượng tại Châu Âu với tiềm năng cung cấp khí đốt cho châu lục trong vòng 300 năm – theo tính toán ban đầu.


Cùng với chủ đề lá chắn hạt nhân được hâm nóng, chủ đề năng lượng được bàn thảo tại Ba Lan khiến Tổng thống Mỹ đôi lần trấn an Nga qua các tuyên bố “Mỹ cũng đã cải thiện quan hệ với Nga” và đã đạt được các “trao đổi thật thụ” với nước Nga đã có vị thế thay đổi trên chính trường quốc tế.


Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ kết thúc sau hơn 17 giờ đồng hồ đặt chân tới đất nước Đông Âu lịch sử với điểm dừng chân cuối cùng là cuộc viếng bia tưởng niệm và gặp gỡ một số gia đình nạn nhân tai họa phi cơ tại Smolensk – Nga, nơi 96 lãnh đạo quốc gia cùng Tổng thống và phu nhân Ba Lan tử nạn tháng Tư năm ngoái.


Với vai trò chủ tịch Liên Minh Châu Âu của Ba Lan kể từ tháng 7 tới đây, chuyến thăm Ba Lan của Tổng thống Mỹ cũng là cử chỉ siết chặt quan hệ với khối đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trên chính trường thế giới.


Nếu đặt lên bàn cân, chuyến công tác của Tổng thống Mỹ tại Ba Lan có thể nặng cả về các mảng thực dụng như Mỹ mong muốn và củng cố được cho cả các biểu tượng tự do, dân chủ như thế giới vẫn trông chờ từ người Mỹ.


Vân Anh, thông tín viên RFA tại Ba Lan.

4 người Afghanistan, 4 binh sỹ NATO thiệt mạng

Nhà chức trách ở miền tây Afghanistan cho hay 2 vụ tấn công xảy ra cùng lúc trong tỉnh Herat đã giết chết 4 người và gây thương tích cho ít nhất 33 người nữa.

Phe Taliban nhận trách nhiệm trong 2 vụ đánh bom, một vào một căn cứ quân sự của Ý và một tại một nơi khác trong quận Herat.

Các giới chức ở địa phương cho hay 4 người thiệt mạng và hầu hết những người bị thương là người Afghanistan.

NATO xác nhận các vụ tấn công và nói rằng các lực lượng Afghanistan và liên minh đã hạ sát nhiều phiến quân.

Bộ trưởng quốc phòng Ý cho biết 5 binh sỹ Ý bị thương trong các vụ nổ, một người trong tình trạng nghiêm trọng.

Hôm thứ hai ở nam Afghanistan, một cá nhân mặc quân phục Afghanistan đã bắn chết một binh sỹ NATO. Cuộc điều tra về vụ này đang được xúc tiến.

Tại miền đông, NATO cho biết 2 binh sỹ thiệt mạng trong 1 vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự tạo trong lúc một binh sỹ NATO nữa thiệt mạng sau khi một máy bay trực thăng đáp quá gấp ở miền nam nước này.

An ninh Yemen giết 20 người biểu tình

Những người Yemen chứng kiến tận mắt cho hay các lực lượng thân chính phủ đã tấn công những người biểu tình phản đối trong thành phố Taiz ở miền nam, hạ sát ít nhất 20 người tranh đấu và dẹp tan khu lều trại của người biểu tình có từ 3 tháng nay.

Các nhân chứng cho biết chiều Chủ nhật cảnh sát Yemen đã bắt đầu tấn công, sử dụng đạn thật bắn vào người biểu tình tụ tập bên ngoài một tòa nhà cộng đồng ở Taiz đòi trả tự do cho một nhân vật tranh đấu bị giam giữ.

Họ nói các lực lượng an ninh sau đó đã xông vào một địa điểm biểu tình gần đó, trong quảng trường Tự Do của thành phố, là nơi hàng ngàn người tranh đấu đã dựng lều trại kể từ tháng Ba để đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh ra đi.

Những người chứng kiến tận mắt cho biết binh sỹ Yemen đã cho cả xe tăng tiến vào khu lều trại, nổ súng vào người biểu tình, cho xe tăng cán lên họ, phóng hỏa đốt lều trại và phá nát một bệnh viện dã chiến trước khi chiếm đóng toàn bộ khu quảng trường.

7 nhà hoạt động về đất đai bị tuyên 8 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền

người tranh đấu vì quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo bị đưa ra tòa ở tỉnh Bến Tre ngày 30/5 vì bị cáo buộc là thành viên đảng đối lập Việt Tân ở hải ngoại và âm mưu lật đổ chính quyền.

Ngoài mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, quản nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Thạnh, người từng bị án tù 2 năm vì tổ chức các hoạt động tôn giáo tại gia không xin phép nhà nước, còn có truyền đạo Nguyễn Chí Thành, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Cao Văn Tỉnh, bà Phạm Ngọc Hoa, và bà Trần Thị Thúy.

Họ bị bắt giam từ giữa tháng 7 đến tháng 11 năm ngoái và bị truy tố theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Trần Anh Tuấn, người nhà của bà Trần Thị Thúy, nói về phiên tòa ngày 30/5:

“Cả gia đình tôi tới để tham dự phiên tòa, nhưng họ không cho ai vô hết. Họ đuổi mình ra và không cho mình tới gần khu vực. Riêng trường hợp của chị tôi, 6 giờ chiều ngày 30/5, luật sư cho hay ông cũng bị đuổi ra khỏi phiên tòa giống trường hợp của phiên tòa xử ông Cù Huy Hà Vũ vậy.”

Luật sư Huỳnh Văn Đông, một trong năm luật sư bảo vệ cho các bị can và là người bị áp giải ra khỏi phiên xử, cho VOA Việt Ngữ biết thêm chi tiết:

“Theo kết quả tôi nhận được từ 2 luật sư đồng nghiệp, chị Trần Thị Thúy bị 8 năm tù, ông Dương Kim Khải bị 6 năm, ông Nguyễn Văn Thông 7 năm, ông Cao Văn Tính 5 năm. Ba người còn lại mỗi người bị 2 năm tù.

Trong lúc trình bày quan điểm, tôi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre ra lệnh áp giải ra khỏi phòng xử. Tôi chỉ muốn trình bày rõ ràng cho tòa hiểu rằng 6 chữ cái HS-TS-VN, viết tắt của Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, không mang ý nghĩa phản động như cáo buộc của Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, khi tôi đề cập đến vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là tòa án đã không thích và không hài lòng về vấn đề này nên đã ra lệnh áp giải tôi ra khỏi tòa.”

Liên quan đến phiên tòa này, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt Ngữ:

“Chúng tôi rất lo lắng về phiên tòa này. Thật ra, 7 người này không làm gì sai. Họ chỉ thực thi quyền tự do tập họp và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, các quyền căn bản được Công ước quốc tế đảm bảo mà Hà Nội đã ký tên tham gia và cũng được hiến pháp Việt Nam công nhận. Họ là những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai của người dân. Không thể coi họ là đe dọa an ninh quốc gia hay âm mưu lật đổ chính quyền.”

Tổ chức Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết 3 trong số các bị can là thành viên của đảng Việt Tân và mục sư Khải là người đã tư vấn pháp lý cho các nông dân bị chính quyền tịch thu đất đai.

Tuần trước, dân biểu Ed Royce cùng 4 thành viên khác trong Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thỉnh nguyện thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, lên án phiên tòa đối với 7 nhà hoạt động này là một vết nhơ trong bức tranh tự do tôn giáo ngày càng đáng quan ngại của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội phóng thích họ vô điều kiện.

Philippines bắt giữ 122 ngư phủ Việt Nam

Nhà chức trách Philippines cho biết cảnh sát hải dương và các đơn vị đơn vị hải quân của họ đã bắt giữ 122 ngư phủ Việt Nam sau khi chặn 7 tàu cá của người Việt trong lãnh hải Philippines.

Cảnh sát cho hay những tàu đánh cá này bị bắt giữ ở ngoài khơi đảo Palawan thuộc phía tây Philippines, một khu vực nơi những người nước ngoài đã bị bắt giữ trong quá khứ vì đánh cá bất hợp pháp.

Nhà chức trách Philippines cho hay đang cho neo các tàu này lại trong lúc giới hữu trách Philippines xúc tiến cuộc điều tra.

Việt Nam chưa lên tiếng về vụ này.

Sunday, May 29, 2011

Báo Quân đội Nhân dân đâu rồi?

Gần đây, người ta thấy tờ Quân đội Nhân dân là tờ báo có nhiều bài rất hung hăng và tiên phong trong việc “chống diễn biến hòa bình” bằng cách đưa ra nhiều khái niệm mới, định nghĩa mới và huỵch toẹt trước thiên hạ vai trò của quân đội nhân dân mà Đảng muốn hướng tới là: Sinh ra chúng mày chỉ để phục vụ đảng cộng sản chúng tao mà thôi.



Điển hình như những cách lập luận có một không hai trên thế giới: Quân đội là của đảng trước khi nước Việt Nam ra đời, do vậy Quân đội cần bảo vệ đảng trước khi bảo vệ nhân dân. Rồi thì là Quốc hội cũng là của Đảng… chắc dẫn đến mọi thứ là của đảng tất tần tật. Rồi nào là chống diễn biến hòa bình là nhiệm vụ quan trọng của Quân đội… mà thực chất là chống lại nhân dân phản ứng trước nạn tham nhũng, nạn bán đất, nhượng biển và những tiếng nói của quần chúng nhân dân trước nguy cơ tiền đồ dân tộc lọt vào tay Đại Hán.



Chống diễn biến hòa bình



Tờ Quân đội Nhân dân còn là tờ báo hung hăng con bọ xít nhất khi đánh những người dân yêu nước, lương thiện trăn trở với vận mệnh đất nước và có tiếng nói khảng khái đứng về Sự thật – Công lý và Nhân dân.



Đọc tờ báo này, người dân dần dần hiểu rằng thì ra nhiệm vụ của quân đội giờ đã thay đổi. Không như mọi quân đội khác của tất cả các nước trên thế giới là ăn cơm dân, mặc áo dân thì bảo vệ dân và trước hết là bảo vệ đất nước, lãnh thổ… Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ có nhiệm vụ bảo vệ một nhóm lợi ích cục bộ mang tên “Đảng cộng sản” với tỷ lệ 1/40 dân số mà trong đó số đảng viên thật sự có lợi ích chắc cũng chỉ 1/100.



Chuyện đó cứ tưởng chuyện lạ, nói vậy mà không phải vậy bởi không ai tin rằng bây giờ lại có cái thứ “Quân đội nhân dân” quái gở như vậy. Làm gì có Quân đội nhân dân nào lại chỉ dùng để chuyên đi tìm tòi lùng sục đánh đấm nhân dân, coi nhân dân là thế lực thù địch tiềm tàng, là lực lượng cần chống lại bằng sức mạnh quân đội bằng nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”?



Những người cầm đầu quân đội thừa biết rằng, “diễn biến hòa bình” là chỉ có từ nhân dân, nhân dân không có súng, không có lựu đạn, mìn, máy bay tàu chiến… tất cả họ đã sắm cho quân đội hết rồi và họ chỉ còn tay không, họ có tiếng nói thì được gán cho là “diễn biến hòa bình”. Chống lại diễn biến hòa bình là chống lại chính nhân dân mình, những người đã đẻ ra quân đội, nuôi quân đội bằng máu, thịt của mình.



Sợ “diễn biến chiến tranh” chỉ nhằm bảo vệ đảng
Phải chăng đó là lực lượng quân đội phản phúc hiếm có trên thế giới này xưa nay? Thực chất nếu nhiệm vụ quân đội đúng như báo Quân đội Nhân dân nêu, thì đây là một đám quân được bè đảng lập ra nhằm bảo vệ cho sự tồn tại của mình đứng trên đầu, đạp dân tộc này xuống bùn đen của sự nô lệ nội thù và ngoại bang, hoàn toàn vô giá trị đối với Dân tộc, Đất nước và Nhân dân. Càng không thể gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam.



Còn lực lượng bành trướng bá quyền Bắc Kinh, lực lượng ngoại bang đang chiếm lấy Hoàng Sa, Trường Sa, Bản Giốc, Ải Nam Quan và những khu vực quan trọng như Tây Nguyên, các khu vực thuê rừng… thì chúng không thèm diễn biến hòa bình. Chúng sẵn sàng dùng hỏa lực, tàu biển, súng đạn… để diễn biến chiến tranh.



Và cho đến nay thì đã rõ: Quân đội Việt Nam không coi diễn biến chiến tranh là quan trọng mà tập trung cho việc chống diễn biến hòa bình. Nghĩa là Quân đội đã sợ hãi tránh né chiến tranh với ngoại bang để nhằm mục tiêu chống lại nhân dân?
Điều này được chứng minh rõ ràng sau những diễn biến mới đây với những nạn nhân đánh cá trên biển bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ, cấm cản và gây bao nhiêu tai họa.

Lẽ ra, lực lượng quân đội đang ăn cơm của dân kia, mặc áo của dân và nhận những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân kia phải ra bảo vệ họ. Nhưng tịnh không. Ngư dân cho biết: Hải quân Việt Nam chỉ loanh quanh gần bờ, còn nơi nhân dân khai thác, đánh cá… bị tàu Trung Quốc bắt giữ, bắn giết không hề có bóng dáng của Hải quân Việt Nam.



Tờ Quân đội Nhân dân đâu rồi?



Tưởng rằng với “diễn biến hòa bình” được tờ Quân đội Nhân dân mà các cây bút không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đánh vào mặt những người dân lương thiện sẽ có một cơ hội để thể hiện mình khi Tổ Quốc bị nguy cơ xâm lăng, bị ngoại bang lấn chiếm, vi phạm.



Lẽ ra chính Quân đội Nhân dân, mà tờ báo mang danh nó phải có thái độ, hành động dứt khoát, mạnh mẽ thông tin đến các cán bộ, chiến sỹ, nhân dân những đe dọa, những nguy cơ đối với nhân dân, với đất nước bởi bọn Bành trướng Bắc Kinh. Nhưng không hề có những thông tin đó, ngược lại khi bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ, phá hoại công việc làm ăn của tập đoàn Dầu Khí vào ngày 27/5/2011, báo chí và người dân trong nước bừng lên cơn phẫn nộ, thì đến hôm nay, 29/5/2011, hai ngày sau tờ Quân đội Nhân dân cũng như tờ Đảng cộng sản và tờ báo của Trung ương Đảng CSVN mang tên Nhân dân… lại câm tịt.
Cha ông ta thường chửi con cái mình cái tội “Việc nhà thì nhác, việc nhà khác thì siêng” để nói về những người thiếu nhân cách, thiếu khả năng, tính tự chủ và không lo tròn bổn phận của mình. Đối với tờ “Quân đội Nhân dân” thì không chỉ có lo việc nhà khác mà phải nói là “Việc nước nhà thì nhác, việc của giặc thì siêng”. Những thông tin liên quan đến ngư dân Trung Quốc bị nạn trên biển, tờ báo này lại tiên phong đưa tin về tìm kiếm, giúp đỡ rất bợ đỡ, nịnh hót ngoại bang.Tờ báo này hành động giống như nó chính là tờ báo của Quân đội Nhân dân Trung Cộng vậy.


Trong khi đó, thông tin về chủ quyền, dân sinh, tính mạng nhân dân, lãnh thổ đất nước, tờ báo này câm như hến hoặc đã mở miệng lại tự vả vào mồm mình và im lặng như cách mới đây sau khi đăng bài viết về Tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải lại âm thầm rút xuống. Hèn hạ đến thế là cùng.

Qua cách làm đó, người ta thấy được sự câm lặng của những tờ báo đảng như Báo Quân đội nhân dân là vì sao?




Một sự câm lặng đầy ý nghĩa.



Sự câm lặng nói lên sự hèn nhát



Sự câm lặng nói lên bản chất phản động của chính tờ Quân đội Nhân dân và Đảng cộng sản.



Sự câm lặng nói lên thái độ bán nước cầu vinh của những người đang nắm lực lượng quân đội của Nhân dân trong tay.



Sự câm lặng nói lên một điều đau đớn: Một nhóm băng đảng cục bộ đang hướng đất nước, dân tộc chúng ta đến chỗ nô lệ và diệt vong nhằm bảo vệ cho chúng chỗ ngồi bòn xương, hút máu nhân dân và bán dần lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc nhằm vinh thân phì gia.



Ngày 29/5/2011



Song Hà