Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, November 8, 2014

Tuyển Đức ra mắt phim 'Die Mannschaft' trước trận gặp Gibraltar


Vietnamplus logo Kinh tế Chính trị Xã hội Thế giới Đời sống Văn hóa Thể thao Khoa học Công nghệ Chuyện lạ Khám phá Vietnamplus Tìm kiếm Chủ Nhật, Tháng Mười Một 09/11/2014 Chuyên trang Hà Nội Người Việt ở nước ngoài English | Français | Español | 中文 Thể thao Bóng đá Quần vợt SEA Games 27 World Cup 2014 Cảm động nụ hôn tiễn biệt của chú ngựa với người chủ bị ung thư 08/11/2014 Đời sống Cảm động nụ hôn tiễn biệt của chú ngựa với người chủ bị ung thư NATO: Nga tăng binh sĩ và trang thiết bị dọc biên giới Ukraine 08/11/2014 Châu Âu NATO: Nga tăng binh sĩ và trang thiết bị dọc biên giới Ukraine Rộ thông tin Bộ trưởng Năng lượng Ukraine sắp bị bắt 09/11/2014 Châu Âu Rộ thông tin Bộ trưởng Năng lượng Ukraine sắp bị bắt Tuyển Đức ra mắt phim 'Die Mannschaft' trước trận gặp Gibraltar H.G (Vietnam+) lúc : 08/11/14 19:00 Bức hình này sẽ có trong bộ phim Die Mannschaft(Nguồn Dfb.de) Theo Liên đoàn bóng đá Đức (DFB), huấn luyện viên Joachim Löw đã chính thức công bố đội hình 23 cầu thủ sẽ có mặt trong trận đấu với Gibraltar tại Nuremberg ngày 14/11 và trận giao hữu với Tây Ban Nha tại Vigo 4 ngày sau đó. Đội hình này có 15 cầu thủ là các nhà vô địch thế giới mùa Hè vừa qua gồm: Manuel Neuer, Jérôme Boateng, Thomas Müller, Mario Götze (Bayern München), Sami Khedira, Toni Kross (Real Madrid) André Schürrle (Chelsea), Lucas Podolski (Arsenal), Shkodran Mustafi (Valencia), Christoph Kramer (Borussia Mönchengladbach), Roman Weidenfeller, Erik Durm, Matthias Ginter (Borussia Dortmund), Ron-Robert Zieler (Hannover) và Benedikt Höwedes (Schalke 04). Karim Bellarabi được bổ sung cho tuyến giữa (Nguồn: Dfb.de) Các khuôn mặt khác gồm Jonas Hector (1. FC Köln) - cầu thủ lần đầu tiên được gọi vào tuyển; Marco Reus (Borussia Dortmund) – người đã lỡ hẹn đáng tiếc vòng chung kết ở Brazil do một chấn thương ngay trước giải; Kevin Volland (Hoffenheim), Karim Bellarab, Lars Bender (Bayer Leverkusen); Sebastian Rudy (Hoffenheim); Max Kruse (Borussia Mönchengladbach) và Antonio Rüdiger (VfB Stuttgart) Đức hiện đang đứng thứ tư trong bảng đấu với 4 điểm sau 3 trận (một thắng, một hòa và một thua. Huấn luyện viên Joachim Löw cho biết: Chúng tôi sẽ cần phải tập trung trong trận đấu với Gibraltar, chúng tôi biết rằng người hâm mộ kỳ vọng ở mình và chúng tôi sẽ chứng minh rằng tình yêu họ dành cho chúng tôi là xứng đáng với một chiến thắng Gibraltar.” Reus trở lại đội tuyển sau chấn thương (Nguồn: Dfb.de) Về trận giao hữu với đương kim vô địch châu Âu Tây Ban Nha tại Vigo ngày 18/11, huấn luyện viên viên Joachim Löw tỏ ra khá hào hứng: "Tây Ban Nha đã thống trị bóng đá thế giới, trong những năm gần đây và chúng tôi rất vui mừng để có thể cạnh tranh với những cầu thủ tuyệt vời. Trận đấu giữa đội đương kim vô địch châu Âu, cựu vô địch thế giới với đội đương kim vô địch thế giới là một trận đấu đặc biệt." Jonas Hector -Tân binh của tuyển Đức (Nguồn: Dfb.de) Vào thứ hai 10/11, các nhà vô địch thế giới bao gồm cả các cầu thủ đã từ giã đội tuyển và đang bị chấn thương không tham dự hai trận đấu sắp tới đều sẽ có mặt tại Berlin để nhận Lá nguyệt quế bạc (Silbernen Lorbeerblatt) - Giải thưởng thể thao cao nhất ở Đức do đích thân Tổng thống Joachim Gauck trao tặng với sự hiện diện Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maizière và Chủ tịch DFB Wolfgang Niersbach. Đồng thời các nhà vô địch thế giới cũng sẽ được trao tặng “Huy hiệu chiến thắng” từ Chủ tịch FIFA Joseph Blatter. Hình ảnh đăng quang của tuyển Đức tại Brazil (Nguồn: Dfb.de) Ngay sau đó các cầu thủ, huấn luyện viên và các quan khách sẽ tham dự buổi chiếu ra mắt của bộ phim WM-Die Mannschaft. Bộ phim dài 90 phút ghi lại những kỷ niệm chiến thắng của tuyển Đức tại Brazil. Theo công bố của DFB, toàn bộ số lợi nhuận thu về từ bộ phim này sẽ được dành cho các dự án cộng đồng./. Xem thêm : Euro 2016 Đức Tin liên quan Ông Löw và các cầu thủ Đức nói gì sau trận hòa Ireland? Ông Löw và các cầu thủ Đức nói gì sau trận hòa Ireland? 15/10/2014 Đương kim vô địch thế giới Đức thua sốc trước Ba Lan 12/10/2014 Vòng loại EURO: Đức hạ Scotland, Bồ Đào Nha thua sốc 08/09/2014 Vô địch thế giới Die Mannschaft Huy hiệu chiến thắng FIFA DFB Gibralta Vòng loại châu Âu 2016 Bình luận của bạn về bài viết này ... Cùng chuyên mục Philipp Lahm: Bayern Munich chỉ có một mục tiêu là chiến thắng 08/11/2014 Philipp Lahm: Bayern Munich chỉ có một mục tiêu là chiến thắng Lịch trực tiếp bóng đá cuối tuần: Đại chiến Liverpool-Chelsea 08/11/2014 Lịch trực tiếp bóng đá cuối tuần: Đại chiến Liverpool-Chelsea Những trận đấu đáng chờ đợi ở vòng 11 Premier League 08/11/2014 Những trận đấu đáng chờ đợi ở vòng 11 Premier League Costa trở lại thi đấu cho Chelsea nhưng bị Del Bosque "bỏ rơi" 08/11/2014 Costa trở lại thi đấu cho Chelsea nhưng bị Del Bosque "bỏ rơi" Miroslav Klose được vinh danh "QG-Người đàn ông của năm" 07/11/2014 Miroslav Klose được vinh danh "QG-Người đàn ông của năm" U19 nữ Việt Nam trút "cơn mưa bàn thắng" vào lưới Hong Kong 07/11/2014 U19 nữ Việt Nam trút "cơn mưa bàn thắng" vào lưới Hong Kong Đang được quan tâm Kết quả: M.U thắng nhọc nhằn, Real Madrid tiếp tục "dội bom" 09/11/2014 Bóng đá Kết quả: M.U thắng nhọc nhằn, Real Madrid tiếp tục "dội bom" Lịch trực tiếp bóng đá cuối tuần: Đại chiến Liverpool-Chelsea 08/11/2014 Bóng đá Lịch trực tiếp bóng đá cuối tuần: Đại chiến Liverpool-Chelsea Cận cảnh "bàn thắng ma" trong đại chiến Liverpool-Chelsea 08/11/2014 Bóng đá Cận cảnh "bàn thắng ma" trong đại chiến Liverpool-Chelsea Hé lộ đội hình chính thức của tuyển Việt Nam trước thềm AFF Cup 09/11/2014 Bóng đá Hé lộ đội hình chính thức của tuyển Việt Nam trước thềm AFF Cup Vé xem đội tuyển quốc gia đắt gấp 3 lần vé xem U19 Việt Nam 09/11/2014 Bóng đá Vé xem đội tuyển quốc gia đắt gấp 3 lần vé xem U19 Việt Nam Diego Costa lập công, Chelsea lội ngược dòng hạ gục Liverpool 08/11/2014 Bóng đá Diego Costa lập công, Chelsea lội ngược dòng hạ gục Liverpool Sở hữu trí tuệ Quy Định Sử dụng RSS Hỗ trợ Ngôn ngữ TTXVN Dịch vụ tin Quảng cáo Liên hệ © Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN. Cơ quan chủ quản: TTXVN; Người chịu trách nhiệm chính: Tổng Biên tập Lê Quốc Minh. Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/9/2008. Hỗ trợ, Liên hệ tòa soạn: Điện thoại (04) 39411349, (04) 39411348, Fax: (04) 39411348, Email: vietnamplus2008@gmail.com Quảng cáo: Ms. Đàm Thúy Nga: 0913002052, Email: thuyngada@gmail.com Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Powered by ePi Technologies, Inc.

Vì sao du khách nước ngoài chỉ đến VN một lần?


Dự án về nâng cao năng lực du lịch trách nhiệm ở Việt Nam vừa đưa ra một báo cáo, theo đó, nói rằng chỉ 6% du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam lần hai. Cơ quan này đã đính chính thông tin trên tuy nhiên nó vẫn khiến câu chuyện về du lịch Việt Nam trở lại nóng hổi. Một đi không trở lại Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ vừa đưa ra một báo cáo gây sốc. Theo báo cáo của họ, chỉ 6% du khách nước ngoài cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Dự án này thực hiện trưng cầu ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An. Con số 6% quá thấp này khiến nhiều người Việt Nam và những người quan tâm tới ngành du lịch phải nóng mặt. Chẳng phải Việt Nam vẫn được coi là nơi được ban phát danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp hay sao? Trên mạng xã hội và các blog cũng bàn luận sôi nổi về báo cáo trên. Nhiều người bắt đầu đổ lỗi cho những thiếu sót vẫn chưa tìm được cách giải quyết như cơ sở hạ tầng, nạn chặt chém, trộm cướp đến mức công an một thành phố lớn phải rải truyền đơn cảnh báo, vân vân. Cũng có người bênh vực giới làm du lịch Việt Nam và chỉ ra lỗ hổng của cuộc thăm dò trên, rằng nó thực hiện tại 5 điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Họ nói rằng tất nhiên khi được hỏi có quay trở lại những nơi này nữa hay không, họ sẽ nói không vì đã biết rồi. Hơn nữa, khách phương Tây cũng muốn đi du lịch nhiều nơi khác nhau. Đối tượng khách châu Á này có nhu cầu về mua sắm, vui chơi giải trí rất cao. Trong khi đó, ở Việt Nam những dịch vụ đó vẫn còn yếu so với Malaysia, Singapore và Thái Lan. -Chị Phạm Kim Những người làm du lịch Việt Nam thì khẳng định không có chuyện đa số khách phương Tây không có thiện cảm với Việt Nam tới mức một đi không trở lại như vậy. Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc công ty du lịch Discovery Indochina, cho hay khách Tây của công ty nếu không quay lại thì cũng giới thiệu cho người thân, bạn bè về Việt Nam. Nhiều khách Tây của công ty ông đến Việt Nam là do được giới thiệu truyền miệng như vậy. Chị Phạm Kim, hoạt động trong ngành du lịch đến 10 năm nay, cho biết khách hàng của chị có người quay trở lại đến 4-5 lần, có người yêu Việt Nam quá còn quay trở lại cả 9-10 lần. Chị nói: “Số lượng khách quay lại Việt Nam là nhiều chứ không phải ít. Có những khách không quay lại thì họ giới thiệu cho bạn bè họ.” Thiếu đủ thứ Theo số liệu của tổng cục du lịch Việt Nam, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay là gần 6 triệu lượt. Năm ngoái, con số này là khoảng 7,5 triệu lượt khách. Trong số khách du lịch này, phần nửa là khách đến từ các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan... Những khách này phần lớn là một đi không trở lại. 000_Hkg8121501-250.jpg Một nhóm du khách nước ngoài đi bộ ở khu phố cổ của Hà Nội vào ngày 21 Tháng 12 năm 2012. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam. Chị Phạm Kim cho hay: “Đối tượng khách châu Á này có nhu cầu về mua sắm, vui chơi giải trí rất cao. Trong khi đó, ở Việt Nam những dịch vụ đó vẫn còn yếu so với Malaysia, Singapore và Thái Lan. Vì thế, những du khách này chỉ đến một lần thôi và không quay trở lại. Họ đến Việt Nam để xem có những danh lam thắng cảnh. Nếu để đi mua sắm, đi chơi thì họ trở lại những nước khác.” Trái lại, khách phương Tây rất yêu thích danh lam thắng cảnh Việt Nam thì gặp khó khăn về đi lại. Chị Kim cho biết: “Chúng ta không có đường bay thẳng sang Việt Nam. Thường thì họ sẽ phải quá cảnh qua Bangkok hay Singapore, Hong Kong. Vậy nên, với họ như vậy là rất không tiện lợi và lại ảnh hưởng tới chi phí cho chuyến đi đến Việt Nam của họ.” Trong khi đó, chính phủ Việt Nam không có chính sách cởi mở cho du khách. Điển hình là việc cấp thị thực du lịch khá rắc rối và đắt đỏ. Du khách phải trả gần 50 đôla cho một lần vào Việt Nam, cao hơn rất nhiều lần so với các nước láng giềng như Thái Lan hay Singapore. Những người này thường chỉ yêu cầu khách nước ngoài trả từ 20-25 đôla cho một lần vào nước họ. Chị Kim nói: Các nước như Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore miễn thị thực cho rất nhiều khách của nhiều quốc gia khác nhau nhưng Việt Nam thì rất hạn chế. -Chị Phạm Kim “Các nước như Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore miễn thị thực cho rất nhiều khách của nhiều quốc gia khác nhau nhưng Việt Nam thì rất hạn chế. Vì thế họ đã không tạo được điều kiện thuận lợi cho những khách muốn quay lại.” Ngoài ra, du khách cũng than phiền rằng Việt Nam có nhiều danh thắng mà không biết giữ gìn và khai thác hợp lý. Chị Kim nói: “Ví dụ như các bãi biển, mình lại cho xây các khu nghỉ dưỡng, khách sạn một cách ồ ạt, dẫn tới việc các bãi biển không còn nguyên sơ nữa. Chẳng hạn như bãi biển Múi Né, cách đây hơn chục năm nó rất đẹp với những hàng dừa xanh trải dài, khách nhìn rất thích. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển thì bãi biển Mũi Né chỉ còn các khu nghỉ dưỡng và khách sạn mà thôi. Các công trình xây dựng nó cũng làm mất đi hồ nước tự nhiên ở trên dải đất khô ở Mũi Né. Các điểm du lịch mới Chị Phạm Kim cho biết khi trở lại Việt Nam lần hai, các du khách cũng muốn tới những nơi vẫn còn đậm chất văn hoá như vùng núi phía bắc thay vì các thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Chị Kim nói: “Những năm gần đây, Sa Pa bị thương mại hoá nhiều rồi thì du khách lại có xu hướng tìm về những vùng núi cao ở Đông Bắc, Tây Bắc như Hà Giang. Bây giờ điểm thu hút khách mới là Hà Giang.” Loại hình du lịch cộng đồng, hay tên tiếng Anh là homestay, cũng vì thế cũng phát triển nhanh. Chẳng hạn như ở huyện Nậm Đằm, Hà Giang, nhiều gia đình người dân tộc Dao mở cửa tư gia của họ để đón khách tới thăm thú. Những vị khách này được phụ vụ ăn ngủ. Nếu thích, họ có thể cùng làm việc với gia chủ. Một người nước ngoài trên mạng Facebook cũng bình luận rằng chỉ cần ra khỏi các đô thị lớn thôi, họ được tiếp xúc với những người dân Việt chân chất, tốt bụng. Chị Kim cho biết đây cũng là một hình thức mới, khiến nhiều du khách thích thú đón nhận.

Tin Thế giới


Các nước thành viên Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm nay 08/11/2014 tỏ ra hết sức dè dặt trước đề nghị thành lập tổ chức tự do mậu dịch khu vực do Trung Quốc đưa ra, trước sự chống đối của Hoa Kỳ vốn đang xúc tiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự cạnh tranh Trung-Mỹ trong vấn đề thành lập các khu tự do mậu dịch có thể thấy rõ trong chương trình nghị sự của hội nghị thường niên APEC lần này. Đỉnh cao là hai ngày họp Thượng đỉnh kể từ thứ Hai tới, với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào mùa xuân, Bắc Kinh đã đề nghị thành lập một « nhóm công tác » để tiến hành « nghiên cứu khả thi » về một Khu vực tự do mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn. Trong khi đó Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương do Washington đề xướng từ nhiều năm qua, mà Trung Quốc bị loại ra ngoài, thì việc thương lượng vẫn đang dậm chân tại chỗ. Các Ngoại trưởng của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc APEC họp tại Bắc Kinh hôm nay đã được kêu gọi nên cân nhắc sao cho « đưa dự án FTAAP từ tầm nhìn trở thành hiện thực ». Tuy nhiên hội nghị chỉ đồng ý tiến hành « nghiên cứu chiến lược » từ nay đến cuối năm 2016, tránh dùng từ « nghiên cứu khả thi » do Trung Quốc đề nghị. Và dự án FTAAP chỉ được nhắc đến trong phần phụ lục của thông cáo chung cuộc sẽ được đưa ra vào thứ Ba tới. Tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời một viên chức Mỹ cho biết Hoa Kỳ phản đối là vì « Khi dùng từ nghiên cứu khả thi, thường là trong các cuộc thương lượng hướng đến một thỏa thuận về tự do mậu dịch ». Tờ báo trên cũng trích lời một viên chức Trung Quốc giấu tên, nói rằng đây là một thỏa hiệp của Bắc Kinh. Người này nói : « Mỹ muốn ngăn cản FTAAP, và xúc tiến TPP trong thời gian hội nghị APEC. Điều này thực sự phiền phức cho chúng tôi ». Ngoại trưởng các nước APEC hôm nay cũng chỉ dự kiến « từng bước hình thành FTAAP ngay khi nào có thể, dựa trên cơ sở các sáng kiến đã có trong khu vực », mà không đưa ra chi tiết nào cụ thể. Trong khi báo chí Trung Quốc mới đây đã khoe khoang dự án FTAAP như giải pháp nhằm lập lại trật tự trước « mớ bòng bong » các hiệp định tự do mậu địch đang được đàm phán trong khu vực – một cú « đá giò lái » thẳng thừng đối với TPP do Hoa Kỳ đề nghị. TPP tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC nhưng loại trừ Trung Quốc – nền kinh tế thứ nhì thế giới. Nỗ lực này nằm trong chủ trương tái cân bằng chiến lược, hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, bị Bắc Kinh cho là nhằm ngăn trở sức mạnh đang lên của mình trong khu vực. Thỏa thuận hợp tác chống tham nhũng Bên cạnh vấn đề tự do mậu dịch, 21 nước APEC hôm nay đã đồng ý thành lập một mạng lưới đấu tranh chống tham nhũng. Được đặt tên là ACT-NET, mạng lưới này nhằm điều phối việc hợp tác, đặc biệt đối với các hiệp định dẫn độ và trao đổi thông tin về các hành vi phi pháp. Thỏa thuận khẳng định mục tiêu « không để những kẻ tham nhũng có nơi trú ẩn, kể cả việc dùng đến biện pháp dẫn độ, thiết lập hỗ trợ tư pháp ». print inShare

Các nước thành viên Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm nay 08/11/2014 tỏ ra hết sức dè dặt trước đề nghị thành lập tổ chức tự do mậu dịch khu vực do Trung Quốc đưa ra, trước sự chống đối của Hoa Kỳ vốn đang xúc tiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự cạnh tranh Trung-Mỹ trong vấn đề thành lập các khu tự do mậu dịch có thể thấy rõ trong chương trình nghị sự của hội nghị thường niên APEC lần này. Đỉnh cao là hai ngày họp Thượng đỉnh kể từ thứ Hai tới, với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào mùa xuân, Bắc Kinh đã đề nghị thành lập một « nhóm công tác » để tiến hành « nghiên cứu khả thi » về một Khu vực tự do mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn. Trong khi đó Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương do Washington đề xướng từ nhiều năm qua, mà Trung Quốc bị loại ra ngoài, thì việc thương lượng vẫn đang dậm chân tại chỗ. Các Ngoại trưởng của 21 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc APEC họp tại Bắc Kinh hôm nay đã được kêu gọi nên cân nhắc sao cho « đưa dự án FTAAP từ tầm nhìn trở thành hiện thực ». Tuy nhiên hội nghị chỉ đồng ý tiến hành « nghiên cứu chiến lược » từ nay đến cuối năm 2016, tránh dùng từ « nghiên cứu khả thi » do Trung Quốc đề nghị. Và dự án FTAAP chỉ được nhắc đến trong phần phụ lục của thông cáo chung cuộc sẽ được đưa ra vào thứ Ba tới. Tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời một viên chức Mỹ cho biết Hoa Kỳ phản đối là vì « Khi dùng từ nghiên cứu khả thi, thường là trong các cuộc thương lượng hướng đến một thỏa thuận về tự do mậu dịch ». Tờ báo trên cũng trích lời một viên chức Trung Quốc giấu tên, nói rằng đây là một thỏa hiệp của Bắc Kinh. Người này nói : « Mỹ muốn ngăn cản FTAAP, và xúc tiến TPP trong thời gian hội nghị APEC. Điều này thực sự phiền phức cho chúng tôi ». Ngoại trưởng các nước APEC hôm nay cũng chỉ dự kiến « từng bước hình thành FTAAP ngay khi nào có thể, dựa trên cơ sở các sáng kiến đã có trong khu vực », mà không đưa ra chi tiết nào cụ thể. Trong khi báo chí Trung Quốc mới đây đã khoe khoang dự án FTAAP như giải pháp nhằm lập lại trật tự trước « mớ bòng bong » các hiệp định tự do mậu địch đang được đàm phán trong khu vực – một cú « đá giò lái » thẳng thừng đối với TPP do Hoa Kỳ đề nghị. TPP tập hợp 12 quốc gia đều là thành viên APEC nhưng loại trừ Trung Quốc – nền kinh tế thứ nhì thế giới. Nỗ lực này nằm trong chủ trương tái cân bằng chiến lược, hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, bị Bắc Kinh cho là nhằm ngăn trở sức mạnh đang lên của mình trong khu vực. Thỏa thuận hợp tác chống tham nhũng Bên cạnh vấn đề tự do mậu dịch, 21 nước APEC hôm nay đã đồng ý thành lập một mạng lưới đấu tranh chống tham nhũng. Được đặt tên là ACT-NET, mạng lưới này nhằm điều phối việc hợp tác, đặc biệt đối với các hiệp định dẫn độ và trao đổi thông tin về các hành vi phi pháp. Thỏa thuận khẳng định mục tiêu « không để những kẻ tham nhũng có nơi trú ẩn, kể cả việc dùng đến biện pháp dẫn độ, thiết lập hỗ trợ tư pháp ». print inShare