Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, November 30, 2010

Thái Nguyên: Hàng ngàn người dân vẫn chờ đợi trên hè phố, Chủ tịch Tỉnh vẫn biệt tăm


Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, từ sáng 29/11/2010, hàng ngàn giáo dân Thái Nguyên đã tập trung về khu vực tiếp dân của UBND Tỉnh Thái Nguyên. mang theo hoa, cờ, băng rôn… thậm chí cả hình Hồ Chí Minh (là bùa hiện đảng đang dùng) để xin được gặp gỡ chúc mừng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Xuân Đương mới đắc cử. Dù trước đó, ngày 15/11/2010, Giáo xứ Thái Nguyên đã có thư xin hẹn được gặp, nhưng ông Chủ tịch Tỉnh đã lờ đi nguyện vọng này của giáo dân.
Họ đã nằm chờ tại vỉa hè qua ngày 29, đêm 29, ngày 30 và đêm 30/11 nhưng vị “đầy tớ của nhân dân” vẫn không xuất hiện.
Theo tinh thần của giáo dân cho biết, họ sẽ tiếp tục ở lại, mang chăn chiếu, quần áo và nấu cơm ăn tại chỗ chờ gặp được Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên để “chúc mừng” mới thôi. Hàng ngàn giáo dân khắp nơi đang nô nức tinh thần cảm phục, đồng hành với bà con các giáo xứ tại Thái Nguyên và hết lòng ủng hộ họ thời gian qua.
Những ngày tới, nếu Chủ tịch UBND Tỉnh tiếp tục bất chấp nguyện vọng của nhân dân, thì họ sẽ kiên trì bám trụ ở đó, các giáo dân những xứ họ khác sẽ tiếp sức về tinh thần và nghị lực cho họ.
GIÁO PHẬN BẮC NINH                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIÁO XỨ THÁI NGUYÊN                                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 42/NXTN -2010                                                                     =======oo0ooo======
GIẤY XIN HẸN

Kính gửi: Ngài Bí Thư Tỉnh Uỷ,
Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương.
Kính thưa Ngài! Chúng tôi đã nhận được công văn số 109/TB – UBND ra ngày 06/10/2009 thông báo kết luận cuộc họp ngày 23/09/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc với UBND thành phố Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan trong Tỉnh và Thành Phố Thái Nguyên. Sau khi nghe UBND thành phố Thái Nguyên, các Sở ban ngành báo cáo cơ sở pháp lý, được sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, tham khảo ý kiến của Ban Tôn Giáo Chính Phủ liên quan đến quy hoạch đường vào khu dân cư tổ 11, 12 và Nhà Thờ xứ Thái Nguyên thuộc phường Trưng Vương, tất cả cuộc họp đều thống nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc đã kết luận:
-         “Đồng ý quy hoạch thành 3 phần: Phần ở khoảng giữa để phục vụ các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo, 2 bên còn lại để làm đường dân sinh. Đồng ý làm hàng rào ngăn cách giữa đường vào hai bên dân cư và phần diện tích phục vụ lễ nghi sinh hoạt tôn giáo…”
Ngày 11/12/2009 chúng tôi cùng với Linh mục chánh xứ Thái Nguyên Nguyễn Đức Đại được mời tham dự cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính Quyền qua kết luận số 109/TB-UBND ngày 06/10/2009 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc.
Ngày 27/08/2010 tại trụ sở HĐND-UBND thành phố Thái Nguyên trước cuộc họp với tất cả các ban ngành cùng với toàn thể nhân dân và giáo dân, Phó Chủ Tịch thành phố Quản Chí Công đã hứa trước cuộc họp: Hoàn thành dự án quy hoạch đường và sân lối vào nhà thờ giáo xứ Thái Nguyên và tổ 11,12 Phường Trưng Vương trước ngày 30/09/2010.
Chiều ngày 27/08/2010 nhân dịp đi khảo sát, tại nhà khách nhà xứ Thái Nguyên, UB Các Vấn Đề Xã Hội của Quốc Hội Việt Nam đã cùng thảo luận với Linh mục Nguyễn Đức Đại và  Ban Giáo Xứ, UB Các Vấn Đề Xã Hội đã tiếp nhận ý kiến chính đáng và hứa sẽ giải quyết nhanh chóng.
Kính thưa ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương! Kết luận của Phó Chủ Tịch Vũ Hồng Bắc đại diện cho Chính Quyền của Tỉnh đã ra được hơn 1 năm; cuộc họp triển khai thực hiện chủ trương đường hướng thực hiện của Đảng, Chính quyền ngày 11/12/2010 đã được 11 tháng. Lời hứa của Phó Chủ Tịch thành phố Thái Nguyên Quản Chí Công trước các ban ngành và nhân dân đã được 4 tháng mà đến nay công việc vẫn chưa được giải quyết. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như bà con công giáo nói riêng vô cùng nóng lòng và bức xúc trước sự trì hoãn này. Bà con nhân dân nói chung, nhân dân hai tổ dân phố 11, 12 cũng như những người công giáo nói riêng băn khoăn thắc mắc: không hiểu vì lý do gì mà những quyết định, những lời hứa của đại diện các cấp Chính Quyền vẫn chưa được thực hiện.
Kính thưa Ngài Bí Thư, Chủ Tịch tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương!
Nguyện vọng của nhân dân nói chung, bà con giáo dân nói riêng muốn được gặp mặt Ngài:
-         Trước hết được chúc mừng, chia sẻ cương vị mới Bí Thư Tỉnh Uỷ tỉnh Thái Nguyên, với trách nhiệm quan trọng, nặng nề mà Đảng, nhân dân trao gửi.
-         Những câu hỏi, những băn khoăn của nhân dân nói chung, của bà con tổ dân phố 11, 12 và bà con giáo dân nói riêng rất mong được nghe những lời giải thích từ chính Ngài, để mọi người không mất lòng tin vào những Quý Vị đại diện Chính Quyền mà họ đã tự tay mình bỏ những lá phiếu.
-         Ngày đại Lễ Noel đã đến gần mà khu vực quảng trường nhà thờ vẫn ngổn ngang bừa bộn, việc buôn bán, xe cộ đỗ lộn xộn…
-         Bà con nhân dân nói chung, nhân dân tổ dân phố 11, 12, cũng như toàn thể người công giáo của toàn tỉnh Thái Nguyên xin được gặp Ngài Bí Thư Tỉnh Uỷ kiêm Chủ Tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Phạm Xuân Đương:
+ Thời gian: Vào lúc 08 giờ 30, thứ hai ngày 29/11/2010.
+ Địa điểm: Tại nơi tiếp nhân dân của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Kính mong Ngài thu xếp công việc để nhân dân nói chung và bà con giáo dân nói riêng được chúc mừng cương vị Bí Thư Tỉnh Uỷ mới của Ngài, được nghe những lời giải thích từ chính Ngài để mọi người yên tâm công tác và lao động sản xuất.
Chúc Ngài luôn bình an, mảnh khoẻ, sáng suốt để lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh nói chung trong đó có bà con giáo dân tiến bướcvững mạnh trên con đường phát triển tinh thần cũng như vật chất. Chúc Gia Quyên luôn được bình an.
Thái Nguyên ngày 15 tháng 11 năm 2010
T/M Ban Giáo Xứ
Phó Chánh Trương

Phạm Bá Ninh
Một số hình ảnh của giáo dân Thái Nguyên chờ đợi gặp ” đầy tớ trung thành, tận tụy” của họ:
Bà con giáo dân Thái Nguyên, từ già trẻ, gái trai trên hè phố chờ Chủ tịch Tỉnh
Họ đã kiên trì chờ đợi sang ngày thứ 3
Không chỉ có cờ, hoa, băng rôn mà còn cả hình Hồ Chí Minh, khi đảng đang kêu gào "Học tập và làm theo"
Trước tấm pano hoành tráng mừng Đại hội Đảng là hàng ngàn người dân đứng chờ đợi "đầy tớ" và những tấm băng rôn: "Chúng tôi đã khổ cực 20 năm rồi"
Các cụ già, phụ nữ bất chấp giá rét mùa đông, vui vẻ bên bữa cơm ăn tạm bên hè phố
Họ sẽ kiên trì chờ đợi bất kể bao nhiêu thời gian, đến khi nguyện vọng của họ thấu tai Cửu trùng
Những lời thăm hỏi, động viên cần thiết đối với họ

Ðổ xăng ở Sài Gòn như canh kẻ trộm

SÀI GÒN (TH) - Không phải ngẫu nhiên mà giới tài xế thường ghi khẩu hiệu nằm lòng phía sau xe mình: “Yêu xe như con, quý xăng như... máu.”

Người đổ xăng phải nhìn chằm chằm vào đồng hồ để... canh gian lận. (Hình: Tuổi Trẻ)

Cũng vì giá xăng tăng vọt mỗi ngày trong như lương bổng hàng chục năm vẫn không nhúc nhích, nhân viên các trạm xăng áp dụng chiêu độc: sửa giá tiền trên bảng điện tử khi đổ xăng cho khách gọi là bấm số “ảo,” bấm số “khống,” bấm số “nuốt...” để móc túi khách hàng. Hàng triệu chiếc xe gắn máy lưu thông mỗi ngày tại các thành phố lớn trong nước nay là miếng mồi ngon của các trạm xăng “mánh mung.”
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trần Văn Vinh, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu Chuẩn - Ðo Lường Chất Lượng xác nhận rằng “mưu mô gian lận xăng dầu ngày càng tinh vi” và rất khó bắt quả tang hành vi sai phạm. Ông Vinh đành khuyên người dân “hãy trở thành người tiêu thụ thông minh, tự giám sát những hành vi gian lận ở các trạm xăng.” (!?)
Nhưng đối với hàng trăm ngàn người chủ xe hai bánh phải đổ xăng mỗi ngày mà không thể mang theo thiết bị đo xăng bên mình, cũng không đủ tài “canh đổ xăng như canh người ăn trộm” thì đành “mắt điếc, tai ngơ” để họ tha hồ “tính bao nhiêu thì tính, ăn được bao nhiêu thì ăn.”
Tin Tuổi Trẻ cũng cho hay, có 6 nhân viên của hai trạm xăng thuộc công ty Petrolimex Saigon bị ngưng việc để điều tra theo đơn tố của khách hàng. Dù vậy, đông đảo người dân đều không tin vào phương cách giải quyết tình trạng gian lận của công ty kinh doanh vì bởi họ chỉ “xử lý nội bộ,” hoặc tạm thời đình chỉ người gian để nhằm xoa dịu dư luận. Thật ra, việc gian lận ở các trạm xăng đã được tổ chức một cách “có hệ thống” từ trạm trưởng cho tới nhân viên, một cách để “cải thiện thu nhập” của họ.
Một bạn đọc của báo Tuổi Trẻ còn ví von rằng “cách tốt nhất là dùng điện thoại quay phim mỗi lần đổ xăng để làm bằng chứng tố cáo hành vi gian lận.” Có người đề nghị nên in biên lai - như các cây xăng ở Hoa Kỳ, nhưng coi bộ cách này áp dụng tại Việt Nam thì... quá khó.

theo dòng thời sự

Phó Thủ tướng: việc phòng chống tham nhũng còn nhiều hạn chế

Tệ nạn tham nhũng là một trong những thách thức lớn, là một trong những nguy cơ mà Đảng luôn cảnh báo.
Ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí Thư báo động như vậy tại hội nghị toàn quốc về phòng chống tham nhũng diễn ra ở Hà Nội hôm qua.
Hiện diện tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng lưu ý rằng ngoài những kết quả đạt được, công tác phòng chống tham nhũng của VN vẫn còn nhiều “hạn chế, yếu kém, bất cập”, chưa tạo nên biến chuyển đáng kể. Và ông Trọng nói thêm rằng hiện tệ nạn tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, ở nhiều lãnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp.
Ông Trương Hoà Bình, Chánh án Toá án Nhân dân Tối cao, nhân dịp này cũng đề cập tới tình trạng gọi là “án treo” tham nhũng khi đa số bị can tại toà không phải là kẻ chủ mưu, mà là những người thừa hành. Ông Bình nhân tiện đề cập đến tình trạng đảng viên tham nhũng, đề nghị rằng cần áp dụng biện pháp đặc biệt để kịp thời phát hiện, ngăn chận, nhanh chóng xử lý tội phạm tham nhũng là những đảng viên Cộng Sản, để tội phạm không kịp thời che chắn hành vi của chúng.
Tuy nhiên, sau cùng hội nghị vẫn kết luận rằng muốn diệt trừ tham nhũng có kết quả thì phải dựa vào dân và hệ thống chính trị, với sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Trên thực tế, nhiều người dân đứng ra tố cáo quan chức tham nhũng đã bị trù dập.

Thủ tướng chỉ thị bình ổn giá trong dịp tết

Thủ tướng Việt Nam hôm thứ ba ra chỉ thị về việc bình ổn giá trong dịp tết, quy trách các bộ ngành và địa phương chưa quán triệt và thực hiện các giải pháp đã được chỉ đạo.
Đề cập đến chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng nay tăng 9,58%, Thủ tướng chính phủ mô tả nguyên do là vì tình trạng găm hàng, đầu cơ, loan tin thất thiệt về tình hình tài chính, tiền tệ, giá cả, nguồn hàng.  Các bộ ngành liên quan và các địa phương đã không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời những hiệm tượng vừa nói, khiến chỉ đạo của chính phủ không được triển khai tốt, theo ý chỉ thị mới ra hôm qua của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bản chỉ thị nhắc lại một số biện pháp đã đề ra từ trước, để chính phủ và các địa phương cấp tỉnh thành thi hành.

Lệnh bình ổn giá: Gas tăng thêm 42 ngàn đồng

Giá gas trong nước sẽ tăng thêm 38 ngàn đồng một bình 12 kilogram kể từ đầu tháng 12. Tính trên giá đô la giá thị trường tự do, giá gas tăng thêm 42 ngàn đồng.
Tin báo SGGP online lúc 1 giờ rưỡi sáng thứ tư cho hay Hiệp hội Gas Việt Nam thông báo điều này, một ngày sau khi chỉ thị của Thủ tướng về bình ổn giá cả được loan tải.
Đại diện các doanh nghiệp gas cho biết 38 ngàn là mức tăng theo tỉ giá đô la chính thức, còn nếu tính theo tỉ giá tự do thì mức giá tăng tới 42 ngàn đồng một bình 12 kilogram.  Như vậy người tiêu thụ phải trả ít nhất 333 ngàn đồng một bình gas 12 kilogram. 
Hiệp hội gas giải thích sự tăng giá là do giá gas trên thị trường thế giới tăng.
Hôm thứ ba giá đô la trong nước chạm đỉnh 21 ngàn 600 đồng, trong khi lượng khách mua tăng ồ ạt, có nơi mua tới cả trăm ngàn đô la, nói là để thanh toán  các hợp đồng xuất khẩu.
Giá vàng tăng nhẹ, trong khi giá chứng khoán tại Sài Gòn và Hà Nội tăng mạnh, trong ngày thứ năm liên tiếp. Tại sàn chứng khoán Sài Gòn, VN-Index tăng hơn 5 điểm, vượt ngưỡng 450 và đạt 451 điểm.  HNX-Index tại Hà Nội cũng tăng hơn 3 điểm, đạt trên 108 điểm.

Thư kêu cứu của gia đình Mục sư Dương Kim Khải

Trong “Thư kêu cứu của gia đình Mục sư Dương Kim Khải” do con trai của ông là anh Dương Mạnh Hùng ký tên, gởi đến các tổ chức tôn giáo, nhân quyền, các cơ quan truyền thông và qúy vị hảo tâm khắp nơi, vợ và con Mục sư Khải nói về hoàn cảnh đơn chiếc, thiếu thốn tinh thần, vật chất, không phương tiện sinh nhai, không lối thoát.
Mục sư Khải bị công an bắt hôm 10 tháng 8, 2010, từ hơn ba tháng qua gia đình ông không được phép liên lạc, thăm nuôi. Hiện, ông bị giam tại trại B34, vì bị kết tội “tham gia hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhân dân”.

Phải bỏ học để chăm sóc mẹ

Thư kêu cứu của anh Dương Mạnh Hùng gởi đi từ quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đề ngày 29 tháng 11 năm 2010, cho biết là gia đình anh lâm vào hoàn cảnh “thê thảm, ngặt nghèo”, mẹ anh bị liệt giường sau khi bị chứng tai biến mạch máu não, đang học lớp 12, anh phải dở dang việc học hành để chăm lo cho mẹ, không tự xoay sở được.
Sau khi thư kêu cứu được gởi đi, anh Dương Mạnh Hùng đã trình bày với RFA  sơ lược về  những khó khăn xảy ra cho haimẹ con anh, khi người cha vắng nhà.

“Nói chung là hiện tại nhà đang gặp khó khăn, mẹ cháu bị bệnh, nên đó là một khó khăn lớn cho cháu hiện giờ, bố thì bị bắt, mẹ bị bệnh thần kinh nửa, gây cản trở cho việc học hành của cháu. Bên chánh quyền cũng muốn gây áp lực rất nhiều, địa phương đã gọi điện cho ông chủ đất khu chuồng bò, muốn đuổi mẹ con cháu ra đường.
Chánh quyền địa phương muốn đưa gia đình cháu đến bước đường cùng. Đây là điều cháu rất buồn, cháu còn dở dang việc học nên chưa mạnh dạn trong cuốc sống. Cháu biết là bố cháu không có tội gì cả.”
Sau hai tháng không có tin tức gì của Mục sư Dương Kim Khải, hồi cuối tháng chín vừa qua, gia đình ông có đơn khiếu nại gởi

Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải, phía sau là Hội Thánh Chuồng Bò. RFA file
Mục sư Thân văn trường và cháu Dương Mạnh Hùng con trai MS Dương Kim Khải, phía sau là Hội Thánh Chuồng Bò. RFA file
đến ông Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Công An và ông Trần Quốc Vượng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đến nay vẫn chưa có quyết định gì:
“Đơn xin thăm nuôi cháu đã gởi đi rồi, nhưng chưa ai nói gì về lá đơn đó, họ nói trong đơn viết như là họ không biết luật, vì vậy họ không ký.”
Anh Dương Mạnh Hùng ước mong có được sự can thiệp từ bên ngoài:
“ Mong rằng các tổ chức tôn giáo, nhân quyền, tất cả quý vị, giúp gia đình cháu lên tiếng để có một vụ xét xử công bằng, cháu tin chắc rằng chân lý thuộc về người công bình.”
Anh cũng luôn tin tưởng vào các hoạt động tôn giáo mà cha mình theo đuổi,  từ khi anh chưa ra đời tới nay:
“Từ lúc đi theo Chúa đã 20 năm nay, bố cháu chỉ là một mục sư đi giảng đạo, bố cháu cũng hết lòng giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ khó khăn, cháu không nghỉ là bố cháu có hoạt động lật đổ chánh quyền.”
Anh cho biết nhờ lòng hảo tâm của những người xung quanh mà gia đình anh có thể tồn tại:
“Nhà cháu sống được nhờ những người dân oan, lúc trước đã bị dỡ nhà và  những anh em trong hội thánh cũng giúp đỡ gia đình cháu.”
Theo anh, nếu nhận được sự can thiệp đồng loạt với nhà nước Việt Nam, thì cha anh cũng như các tín hữu Hội Thánh Chuồng Bò bị bắt, sẽ thoát cảnh tù đầy:
“Mong rằng các tổ chức nhân quyền có tiếng nói mạnh mẽ với chánh quyền Việt Nam, bố cháu cũng như các tín hữu sẽ sớm được trả tự do”.Dịp này, anh Dương Mạnh Hùng cũng cám ơn cơ quan truyền thông, quý vị hảo tâm đã lên tiếng cho trường hợp cha anh và mẹ con anh:
“ Cháu xin cám ơn Đài Á Châu Tự Do đã cho cháu được lên tiếng, xin cám ơn mọi người đã quan tâm đến gia đình cháu, cầu chúc Đức Chúa Trời luôn ở cùng quý vị.”

Xin chính quyền cứu xét trên tình người

Kế đó, vị mục sư được cử tạm thay thế mục sư Duơng Kim Khải cũng nói về sự sa sút, neo đơn, khốn khó  của vợ con mục sư Khải:
“Tôi là mục sư nhiệm chức Nguyễn Mạnh Hùng, quyền quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò đang gặp rất nhiều khó khăn, sau khi mục sư Dương Kim Khải bị bắt, lúc đó tôi là truyền đạo, được giao phụ trách hội thánh này. Nhà mục sư Khải hiện chỉ còn vợ ông và cháu Dương Mạnh Hùng.
Bà Khải bị tai biến và bị bệnh tim lâu rồi. Lúc chưa bị bắt, mục sư Khải lo phục vụ cho bà hàng ngày trong sinh hoạt cá nhân. Sau khi ông bị bắt, cháu Hùng, năm nay mới 17 tuổi, nhưng đã phải lo lắng, chăm sóc  cho mẹ cháu về sinh hoạt cá nhân của một phụ nữ.” Ông cũng cho hay là Hội Thánh Chuồng Bò có thể bị dẹp bỏ, nay mai:
“Người ta đang có chiến dịch muốn đàn áp, muốn xóa bỏ hội thánh chúng tôi, họ yêu cầu tôi phải làm hồ sơ xin phép sinh

Một buổi cầu nguyện tại "Hội Thánh Chuồng Bò"
Một buổi cầu nguyện tại "Hội Thánh Chuồng Bò".Nguồn thongtinberlin.de
hoạt, tôi đã nộp đơn và cam kết cho chính quyền địa phương và phòng Tôn giáo của quận Bình Thạnh, Saigon rồi.”
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng biết rõ việc chánh quyền sở tại ép buộc chủ đất trục xuất vợ con mục sư Dương Kim Khải, phải rời khỏi khu chuồng bò:
“Ông chủ đất nơi đặt Hội Thánh Chuồng Bò và chỗ vợ con mục sư Khải sống tạm đã hai lần gọi điện thoại cho tôi, nói là công an phường 28 yêu cầu ông đuổi vợ con mục sư Khải đi nơi khác và cũng không cho hội thánh sinh hoạt tại đó nữa.
Công an cũng bắt hai tín hữu của hội thánh là thầy Thành và cô Hoa, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện, vì trong quyền năng của Chúa, chúng tôi sẽ có nơi khác sinh hoạt. Mục sư Khải đã dâng hiến cả đời cho Chúa, nay chánh quyền ép buộc phải đuổi vợ con mục sư Khải đi.
Nhưng nhờ ơn trên và cám ơn Chúa, khi tôi qua gặp ông chủ đất, ông nói rằng chuyện như vậy, tôi không biết phải nói sao nữa, nhưng nếu công an và chánh quyền yêu cầu phải đuổi vợ con ông Khải đi, không cho Hội Thánh Chuồng Bò sinh hoạt tại đó, tôi sẽ nói thẳng với người ta là giữa tình người, tôi không thể đuổi họ được, còn nếu công an muốn đuổi thì cứ xuống mà đuổi.”
Hội Thánh Chuồng Bò và gia đình mục sư Dương Kim Khải cũng hy vọng là cấp trên cũng hành xử như ông chủ đất, có nghĩa là trọng tình người, không đẩy người ta vào bước đường cùng, cướp đi niềm tin, sự an vui , cuộc sống của những người hiền lương, đặt nặng sự tin tưởng vào tôn giáo, công lý và lẽ phải.

Cuộc thi sắc đẹp "Dấu Cộng Duyên Dáng"

Với rất nhiều người bị nhiễm HIV, kết quả xét nghiệm dương tính đồng nghĩa với đau đớn, chán chường, lo lắng, thậm chí có người còn coi đó là bản án tử hình.
Thế nhưng, cũng chính dấu cộng đó đã trở thành biểu tượng của một cuộc thi sắc đẹp đầu tiên dành cho những người phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam, mang tên Dấu Cộng Duyên Dáng. Cuộc thi được coi là một thành công trong hoạt động về tuyên truyền phòng chống AIDS và giảm kỳ thị đối với người có HIV/AIDS tại Việt Nam. Nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS 1 tháng 12, tạp chí Phụ nữ kỳ này xin gửi tới quý thính giả tâm sự của những người phụ nữ đóng góp vào thành công của cuộc thi này.

Cuộc thi đặc biệt

Lâu nay ở Việt Nam người ta thấy rất nhiều các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức hàng năm ở khắp nơi với nhiều tên gọi khác nhau. Nào là hoa hậu thể thao, hoa hậu áo dài, hoa hậu ảnh, vân vân… Thế nhưng cuộc thi Dấu Cộng Duyên Dáng mới diễn ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua tại Hà Nội lại là cuộc thi đặc biệt nhất. Nó đặc biệt bởi vì đây là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam dành cho những phụ nữ nhiễm HIV, nhất là khi những kỳ thị trong xã hội dành cho những người sống chung với HIV/AIDS vẫn còn khá phổ biến.
Bác sĩ Khuất Hải Oanh, thành viên ban tổ chức cho biết cuộc thi là mơ ước từ rất lâu của những phụ nữ có HIV tại Việt Nam. Chị cho biết:
"Cuộc thi này là mơ ước của những phụ nữ có HIV, bọn mình trong nhiều năm làm việc với rất nhiều người có HIV và các bạn vẫn ấp ủ một mơ ước là có một ngày nào đấy chị em được bước lên sân khấu và được thể hiện mình. Sau đó mạng lưới vì ngày mai tươi sáng muốn thực hiện ước mơ này của chị em và bọn mình muốn ủng hộ. Được sự cam kết của nhà tài trợ thì cuộc thi được tổ chức.
Ban tổ chức bắt đầu thông báo về thể lệ cuộc thi và nhận hồ sơ thi từ khoảng đầu tháng 8. Thời hạn nộp hồ sơ khá ngắn ngủi, chỉ trong vòng 3 tuần. Điều kiện đối với thí sinh đăng ký là phụ nữ nhiễm HIV có độ tuổi từ 18 đến 40, không có phẫu thuật thẩm mỹ, và phải tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống AIDS trong cộng đồng."
Sau 3 tuần kể từ ngày thông báo, ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 110 hồ sơ dự thi, một con số mà bác sĩ Oanh gọi là ‘ngoài sự mong đợi của ban tổ chức’, bởi vì theo chị, rất nhiều chị em còn ngần ngại khi tham gia cuộc thi. Chị nói:
"Có nhiều chị em còn rất ngại ngần trong việc bộc lộ tình trạng HIV của mình, nhiều chị em ngại ngần bước ra công chúng như vậy. Trong nhiều trường hợp thì lại là do gia đình của chị em. Những người chồng, người yêu hay gia đình của chị em chưa cảm thấy đủ tự tin đối diện với dư luận, ví dụ vợ mình có HIV hay gia đình mình có người có HIV. Có nhiều bạn gái rất muốn tham gia, nhiều bạn gái rất là xinh đẹp nhưng mọi người chưa sẵn sàng, cho nên nhận được 110 hồ sơ thì cũng mừng rồi, vì lúc đầu lo lắm không biết có bao nhiêu."
Từ 110 hồ sơ gửi về, ban tổ chức đã chọn ra 15 người vào vòng chung kết. Những thí sinh chủ yếu đến từ các miền quê xa thành thị. Rất nhiều người trong số họ mặc dù chỉ sống cách Hà Nội 70 hay 80 cây số nhưng chưa bao giờ từng được ra thăm Hà Nội. Nhiều người chưa từng đi giầy cao gót hay thậm chí không biết trang điểm. Thế nhưng chỉ sau vài ngày tập trung ở Hà Nội để tập luyện cho đêm chung kết, tất cả 15 thí sinh đã sẵn sàng.
Chung kết cuộc thi diễn ra vào đêm 14 tháng 11 tại nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. Đêm chung kết cuộc thi Dấu Cộng Duyên Dáng đã thu hút được đông đảo khán giả đến mức hội trường nhà hát không còn chỗ trống. Báo đài và truyền hình khắp nơi đưa tin về cuộc thi.
Những thí sinh cũng phải đi qua các vòng thi áo dài, áo dạ hội, và ứng xử giống như các cuộc thi sắc đẹp khác. Chỉ có vòng thi áo tắm là không được bao gồm trong cuộc thi này. Một điểm khác biệt nữa là tất cả các trang phục, phần trang điểm của các thí sinh đều được tài trợ hoàn toàn, bởi vì các thí sinh phần lớn còn gặp khó khăn về kinh tế nên không thể tự mình trang trải toàn bộ các chi phí tham gia thi.

Chiến thắng bản thân

Người đoạt giải nhất cuộc thi là Trần Thị Huệ, 28 tuổi, quê Hà Nam. Cô hiện là tuyên truyền viên của trung tâm sức khỏe phụ nữ Hà Nội. Huệ phát hiện nhiễm HIV từ năm 2006 và đã có nhiều năm tham gia tích cực vào các phong trào tuyên truyền phòng chống AIDS và giảm kỳ thị trong cộng đồng.
Tuy nhiên, cô cho biết quyết định tham gia thi cũng không phải là một quyết định dễ dàng gì. Cô nói:


"Đối với bản thân em, người gàn em thì không có, nhưng sự đắn đo có nên thi hay không thì em cũng phải suy nghĩ mất gần một tháng thì mới đăng ký. Em là người Hà Nam, lên Hà Nội sống và làm việc thì em phải thuê nhà, con cái em còn phải đi học nữa. Em sợ nếu em tham gia cuộc thi sẽ ảnh hưởng đến chỗ ở của em hiện tại, những người xung quanh xa lánh mình, thì mình cảm thấy là hơi hoang mang. Một điều nữa, chẳng may trường biết em là mẹ của cháu Đức Anh mà lại là người nhiễm HIV thì cháu có được học hành tiếp tục hay không. Em suy nghĩ rất nhiều."
Huệ có hai con trai, cháu đầu bị câm điếc và đang theo học tại trường Xã Đàn, còn cháu thứ hai rất không may bị mang trong mình virut HIV.
Không giống như những cuộc thi sắc đẹp khác, nơi những thí sinh khi dự thi đều ấp ủ một mong muốn lớn nhất đó là được nhận vương miện chiến thắng, những thí sinh của cuộc thi Dấu Cộng Duyên Dáng mong muốn chứng tỏ với cộng đồng rằng họ vẫn khỏe mạnh và vẫn có thể cống hiến cho xã hội. Đối với Huệ, trước đêm chung kết cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đọat giải. Nhưng cô đã tự tặng cho mình một giải thưởng, đó là giải chiến thắng bản thân mình. Cô nói:

"Thực sự khi em tham gia cuộc thi thì em không nghĩ là mình sẽ đoạt giải hay không mà tự thưởng cho mình một cái giải, giải đó là giải chiến thắng bản thân, đó là giải quý giá nhất. Bất cứ ai cũng thế thôi, thắng trong cuộc chơi là điều rất hạnh phúc, tất cả 15 chị em đều nói là chiến thắng được bản thân đã là một vương miện rất vinh quang rồi."
Thế nhưng, khi nghe tên mình nhận giải nhất, cô cũng không thể cầm lòng mà bật khóc. Cô nói:
"Cảm giác lúc đó rất phấn khởi, vui vì mình là người chiến thắng trong một cuộc thi. Một điều nữa mình cảm thấy rất tủi thân nữa, mặc dù mình may mắn là chiến thắng nhưng mình lại cảm thấy tủi thân. Không biết tại sao mình lại tủi thân và mình khóc rất nhiều, có điều mình chỉ nghĩ là niềm vui đến cũng có, và cảm xúc thật lúc đó là những gì mà những người có HIV đang gửi gắm nơi mình, mình cảm thấy vui, và có chút tủi thân."
Huệ cũng không thể ngờ được rằng, những lo lắng ban đầu của cô đã không thành sự thực. Những người hàng xóm khi biết cô nhiễm HIV vẫn đến chúc mừng cô, ngợi khen nghị lực nơi cô.
Đọat vương miện hoa hậu cuộc thi, bên cạnh những vui mừng và tự hào, Huệ cũng cảm thấy những gánh nặng trách nhiệm mà cô phải mang trước mắt. Cô chia sẻ:
"Còn qua cuộc thi này, khi đoạt vương miện giải nhất thì trong cái chiến thắng mình cũng có lo lắng một chút. Bản thân mình đã là người đại diện cho những người đang sống chung với HIV, mình phải làm thế nào và cố gắng như thế nào để lắng nghe được nguyện vọng của những người có HIV không có cơ hội như mình đứng lên để nói tiếng nói của những người có HIV.
Mình phải lắng nghe tất cả các ý kiến của họ để mình có thể truyền đạt đến các cấp lãnh đạo, chính quyền, hoặc là tất cả người dân Việt Nam để họ có thể hiểu là những người có HIV vẫn sống khỏe mạnh, họ vẫn có nghị lực sống để giúp đỡ chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ với mình."

Xóa bỏ kỳ thị

Còn đối với bác sĩ Oanh, bên cạnh thành công không ngờ của cuộc thi trong việc thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và truyền thông, một thành công nữa quan trọng hơn cả đó là sự trưởng thành của những người nhiễm HIV trong nhận thức, sự phát triển về năng lực họat động của mạng lưới những người có HIV/AIDS tại Việt Nam. Chị giải thích:
"Việc chị em tham gia vào cuộc thi này thể hiện sự trưởng thành rất đáng kể của những người có HIV, vì để bước lên sân khấu của một cuộc thi sắc đẹp thì đòi hỏi sự tự tin, nó là đỉnh cao nhất của sự bộc lộ, ra trước công chúng bộc lộ mình có HIV, nó phải có sự tự tin rất lớn.


Mình nghĩ cuộc thi này là một mốc rất quan trọng trong phong trào của người có HIV tại Việt Nam. Nó là sự trưởng thành của mọi người, và chứng tỏ là mọi người đủ tự tin đối mặt với sự kỳ thị trong xã hội. Một thành công rất lớn nữa là cuộc thi này đã chứng tỏ được năng lực của mạng lưới của người có HIV, đơn vị đứng ra thực hiện tất cả các công việc chính của cuộc thi này chính là mạng lưới vì ngày mai tươi sáng."
Nhưng chị cũng bày tỏ ý tiếc nuối là cuộc thi chỉ có một thời gian chuẩn bị quá ngắn và mới chỉ dành cho các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, trong khi người nhiễm HIV thì khắp các tỉnh thành Việt Nam nơi nào cũng có.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam, hiện có hơn 180, 000 người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo trong nước, trong số đó nữ chiếm hơn 29%. Có đến gần 98% số quận, huyện trong toàn quốc đã có báo cáo có người nhiễm.
Những ngày sôi nổi của cuộc thi Dấu Cộng Duyên Dáng đã kết thúc. Những thí sinh tham gia thi đã trở về với cuộc sống đời thường với bao nhiêu lo toan thường ngày. Huệ cho biết những ngày này cô thậm chí còn bận hơn cả trước khi thi, vì ngoài việc tham gia họat động của Trung tâm sức khỏe Phụ nữ Hà Nội, lo làm thêm kiếm tiền nuôi hai con nhỏ, cô còn phải trả lời phỏng vấn các báo đài liên tục. Cô nói bận mà vẫn vui.
Nhân dịp này, cô cũng muốn gửi đến một thông điệp cho tất cả các chị em phụ nữ nhiễm HIV. Đó là hãy nỗ lực tự chiến thắng những ngần ngại của bản thân mình, bởi vì khi các chị cố gắng sống tốt và có ích cho xã hội thì mình có thể hy vọng là xã hội sẽ bớt đi cái nhìn kỳ thị đối với những người có HIV/AIDS.

Chính phủ có đáp ứng kỳ vọng của dân?

Tại kỳ họp quốc hội vừa qua, nhiều phát biểu của một số đại biểu về những vấn đề ‘nóng’ hiện nay được nhiều người kỳ vọng ‘thấu tai’ chính phủ để chỉnh sửa.
Có thể nói, nhiều cử tri quan tâm đến chính sự tại Việt Nam tỏ ra vui mừng khi được nghe những đề nghị thẳng thắn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết tại phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp hôm đầu tháng 11 vừa qua, bàn về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.

Dân nói thẳng nói thật

Nhiều người tỏ ra phấn chấn khi vị đại biểu này đưa ra đề nghị thành lập ủy ban lâm thời điều tra vụ việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, và đến cuối kỳ họp quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với những thành viên chính phủ, kể cả thủ tướng, trong vụ việc đó. Kiến nghị đó đã được một số đại biểu quốc hội khác ủng hộ.
Phản ứng của nhiều người dân là mừng vui vì họ cho rằng đó là một tín hiệu của dân chủ. Bà Lê Hiền Đức, một khuôn mặt tham gia chống tham nhũng có tiếng lâu nay tại Việt Nam, từng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, bày tỏ sự lạc quan tin tưởng của bà vào những vị đại biểu quốc hội nói thẳng, dù rằng vẫn chưa được nhiều:
"Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông (Thanh Hoá), rồi Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc rất được dân quí trọng, tin tưởng. Nhưng đó là thiểu số, còn đại đa số: một là ‘nghị gật’, hai sợ động đến thân họ, ‘ghế’ của họ nên không dám nói lên ý kiến của họ. Riêng bản thân tôi, thực tế, thán phục nhất ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết. Nhưng đó là thiểu số thôi."
Một số cử tri cũng tỏ lòng tin tưởng vào những đại biểu dám lên tiếng như thế. Một trong những người đó có bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vào ngày 21 tháng 11 vừa qua có thư gửi trực tiếp cho những vị đại biểu mà bà hy vọng sẽ nói thay những quan tâm, trăn trở của một cử tri như bà trước quốc hội, chính phủ.
Những vấn đề nóng được các đại biểu nêu ra như chuyện nợ nần của Vinashin, dự án khai thác bô- xít ở Tây Nguyên, rồi dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam … đã được tổng kết thành những câu hỏi gửi cho thủ tướng và các bộ trưởng chính phủ.
Một trong những quan tâm của cử tri là hậu quả khôn lường của việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên khi chất thải bùn đỏ được giữ trong những hồ chứa nằm trên Tây Nguyên. Sau khi nghe trấn an của Bộ trưởng Tài nguyên- Môi trường, Phạm Khôi Nguyên, bà Nguyễn Nguyên Bình có ý kiến:
"Tôi xem trao đổi trực tuyến trên VietnamNet, rồi những phát biểu tại quốc hội của ông Phạm Khôi Nguyên, tôi không tin được. Tại sao người ta tự đưa mình vào một ‘thế’ như vậy? Tại sao để hồ bùn đỏ ở một nơi cao như thế rồi đem hết khả năng để khắc phục? Sao lại làm thế cho tốn kém? Tại sao không đặt ở nơi khác? Tại sao không thải khô? Tại sao không làm như các nhà khoa học gợi ý?
Bao nhiêu ý kiến của ông Khôi Nguyên tôi đều không hiểu nổi, mà theo tôi đó là những ý kiến ‘đưa trâu qua rào’; tức ai đưa ra ý kiến gì cũng nói tôi đã nghiên cứu, khắc phục rồi. Theo tôi nghĩ, lẽ ra ông Phạm Khôi Nguyên phải là người phản biện thì lại đứng ra như người của Tập đoàn Than- Khoáng sản."
Bà cũng không bằng lòng với đánh giá cho rằng thảm họa tại Hungary là do công nghệ áp dụng từ năm 1942, còn hiện nay Việt Nam theo công nghệ tiên tiến:
Tôi vẫn nghe người ta nói công nghệ thải khô tiên tiến hơn công nghệ thải ướt. Hiện nay người ta làm thải khô sao Việt Nam vẫn còn chọn thải ướt mà gọi là tiên tiến nhất?
"Còn phái đoàn sang Hungary xem xét gồm những ai? Thông báo cũng không có, danh tánh cũng không, có người trong phản biện không. Nếu ví dụ toàn những người đồng thanh như ông Phạm Khôi Nguyên, không có gì đáng tin tưởng."

Chính phủ có thay đổi?
Tại phiên trả lời chất vấn hôm tuần rồi, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhận trách nhiệm của bản thân cũng nhưng của các bộ trưởng chính phủ liên quan để xảy ra vụ nợ nần Vinsahin… Về việc nhận trách nhiệm này, bà Nguyễn Nguyên Bình có ý kiến:

"Phải có giải trình để dân tin có thể khắc phục được; chứ để thất thoát lớn như thế, và có những vấn đề buộc nhận trách nhiệm xong rồi để đó, tôi chả tin. Tôi không nói chuyện nước khác, tại Việt Nam hồi cải cách ruộng đất để xảy ra sai lầm, ông tổng bí thư Trường Chinh phải mất chức. Bây giờ tốt nhất nếu không làm được hãy để người khác làm. Điều quan trọng là ông (thủ tướng) có từ chức không, có mất chức không? Nếu nhận trách nhiệm xong rồi để đó, rồi kêu có nhiều khó khăn đề nghị Quốc hội, mọi người thông cảm giúp đỡ chúng tôi làm việc.
Theo tôi nếu vị bộ trưởng nào thấy khó khăn thì nên từ chức để cho người khác làm, như thế mới sòng phẳng, chứ cứ nhận lỗi, nhận lỗi thì quá nhẹ.
Trong một gia đình khi đứa trẻ con làm lỗi phải hứa với cha mẹ lần sau không phạm nữa; nếu thủ tướng xin lỗi mà không nói không phạm nữa thì không bằng đứa trẻ con. Tôi không bằng lòng với những phát biểu như thế."
Trong thực tế, lâu nay có nhiều vấn đề, nhất là tình hình tham nhũng, khiếu kiện của dân chúng mà cơ quan chức năng nhà nước không giải quyết dứt điểm, một cách thấu tình đạt lý, nên nhiều người dân trở nên mất tin tưởng như kết luận của bà Lê Hiền Đức:
"Có những việc rất lớn, rất quan trọng của đất nước ảnh hưởng đến cuộc sống người dân như bô-xít, đường sắt cao tốc, được những đại biểu như ông Nguyễn Minh Thuyết đưa ra tranh luận, cho ý kiến. Nhưng rồi cứ bàn đi, bàn lại không biết đến nay giải quyết thế nào. Mà những vị như ông Nguyễn Minh Thuyết ít quá ‘đếm trên đầu ngón tay’ làm sao chống lại một ‘hệ thống’, nhân dân đang lo, đang trông chờ sự công minh, nghiêm túc, dân chủ mà không nhìn thấy gì. Tôi là người chống tham nhũng nhưng buồn lắm, không thấy tương lai gì. Tôi chống tham nhũng không vì cá nhân mà bị khủng bố…"
Tại những nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp… các tổ chức thăm dò hay báo chí thường xuyên có những thống kê đánh giá mức tín nhiệm của dân chúng đối với những vị lãnh đạo đất nước. Mức độ tin tưởng của dân chúng được thể hiện lên xuống rất rõ thông qua khả năng điều hành công việc đất nước của những vị lãnh đạo đó.
Dù ở Việt Nam chưa có những đánh giá, thăm dò công khai như thế nhưng lòng dân đối với các nhà lãnh đạo cũng vậy thôi. Theo lẽ thường, nhà lãnh đạo nào có tâm và lo được cho dân nước thì nhận được sự tin yêu, kính nể của dân, bằng không thì bị muôn người oán thán.

Nhiều trang mạng tiếng Việt lại bị tin tặc tấn công

Nhiều trang báo mạng và blog tiếng Việt báo động cho đến chiều hôm qua 29/11/2010 đã có ít nhất 6 trang thông tin điện tử bị đánh sập. Tin tặc chiếm đoạt trang web bằng hình ảnh diêm dúa của một nhân vật phim Trung Hoa mà trong lịch sử có tiếng là bạo ngược, Tần Thủy Hoàng, cùng với lá cờ đỏ 5 sao của Trung Hoa lục địa. 
Sau « sinh tử lệnh » hồi tháng trước, tin tặc núp dưới mã hiệu Tần Thủy Hoàng phá hoại ít nhất 6 thang thông tin điện tử DCV.online, Thông Luận của Tập họp dân chủ đa nguyên, Tiếng nói tự do dân chủ, VietCyber…Các báo mạng nói trên có cùng một mẫu số chung là đã bị chính quyền Việt Nam dùng tường lửa ngăn chặn.
Nhà báo NguyễnVăn Huy của báo Thông luận chia sẻ thêm thông tin với thính giả RFI như sau :

Nhà báo Nguyễn Văn Huy-Paris
 
30/11/2010
 
 

Chính sách tiền tệ của Việt Nam bị chỉ trích thiếu minh bạch

Theo hãng tin Bloomberg News, hôm 29/11/2010, một nhà kinh tế ở Singapore, làm việc cho JP Morgan Chase, Matt Hindebrandt, đã đưa ra bình luận về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Theo nhà kinh tế này, tình trạng thiếu sự độc lập và độ tin cậy của Ngân hàng Trung ương Việt Nam, cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ quá mơ hồ, đã khiến cho lạm phát gia tăng ở nước này.
Nhìn chung, theo ông Hindebrandt, chính sách tiền tệ của Việt Nam « thiếu sự minh bạch và độ tin cậy ». Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ thì bị phân tán, không hiệu quả và khó quản lý cũng là những nhân tố góp phần làm tăng lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã tăng lên thành 11,09% tính trên một năm, tức là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 3 năm 2009. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tuần trước đã cho biết là chính phủ sẽ có biện pháp kềm chế lạm phát, nhất là vào thời điểm sắp đến Tết Nguyên Đán.
Trong năm nay, đồng bạc Việt Nam đã bị phá giá ba lần và cách đây hai ngày, tỷ giá ở chợ đen đã lên tới 1 đôla ăn khoảng 21.400 đồng.
Cũng liên quan đến kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á hôm nay nhận định là các công ty Nhà nước lớn sẽ không gặp vấn đề giống như tập đoàn Vinashin, hiện đang bên bờ phá sản. Ông Ayumi Konishi, giám đốc Việt Nam của ngân hàng này, đã đưa ra nhận định nói trên trong cuộc họp báo hôm nay. Theo ông Konishi, trường hợp của Vinashin là biểu hiện của một sự yếu kém có tính chất hệ thống trong việc giám sát của chính phủ đối với các công ty Nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã thông qua kế hoạch tái cơ cấu Vinashin để cứu vãn tập đoàn này. Giám đốc Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á tán thành việc cứu vãn Vinashin, nếu đóng tàu được xem là một ngành công nghiệp ở Việt Nam. Ông Konishi dự đoán là trong ít nhất 10 hay 15 năm nữa, đây có thể sẽ là một ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam.
 

Hội nghị các nhà tài trợ sẽ diễn ra tại Hà Nội

Hội nghị thường niên các nhà tài trợ cho Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 7 và 8 tháng 12 tới đây, với chủ đề là ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
Theo Ngân hàng Thế giới thì các đề tài được thảo luận tại hội nghị lần này sẽ tập trung vào tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2010, định hướng cho năm tới 2011. Quản trị minh bạch, hiệu quả hoạt động kinh tế nhà nước, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.
Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam là diễn đàn thảo luận giữa chính phủ Việt Nam với các đối tác phát triển về những cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam cần đối phó.
Đồng chủ tịch của hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và bà Victoria Kwakwa, giám đốc Ngân Hàng Thế giới tại Việt Nam.
Năm ngoái, hội nghị được tổ chức vào đầu tháng 12 tại Hà Nội, dịp này các nhà tài trợ đã ủng hộ hơn 8 tỷ đô la cho chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam.

Đời tu hiện nay ở Việt Nam


Bề dày lịch sử của đời sống tu trì ở Việt Nam chưa có mấy. Còn phải nhiều thế hệ nữa may ra mới tạo nên được một truyền thống. Còn bây giờ cứ phải xây dựng từ từ mà phần căn bản là tạo nên một tinh thần và một lý tưởng đích thật của đời tu là tìm sự hoàn thiện của đức mến yêu, để đem Chúa đến cho mọi người, hay gọn hơn là theo Chúa Ki-tô với ý nghĩa chặt chẽ và đầy đủ nhất của kiểu nói đó.
Đời tu hiện nay ở Việt Nam có những điều đáng nói, một phần để cảm tạ ơn Chúa vì Người đã ban cho Giáo hội tại đây một tình trang rất đáng phấn khởi bởi có đông người đi tu, một phần cũng đề nhân cơ hội suy nghĩ lại về đời tu cho đúng nghĩa.
1. Một tình trạng phấn khởi
1.1  Hoàn cảnh đổi thay
Có nhiều sự việc trong đời tu hiện nay làm cho người ta phấn khởi. Rõ rệt nhất là hoàn cảnh bây giờ ở nhiều nơi, nhất là tại các thành phố lớn, đã  có nhiều thay đổi so với mấy chục năm về trước.Từ tình trạng tu chui tu lủi, đêm đêm phải lo chạy trốn, mỗi khi công an đến khám xét hộ khẩu, muốn vào chủng viện hay tu viện, phải qua việc duyệt xét lý lịch của công an khu vực, học xong rồi không biết có được chịu chức hay không và khi nào được chịu, lễ khấn dòng thì phải âm thầm kín đáo và thường phải làm vào lúc thật sớm, ra đường thì không dám mặc áo dòng và nhiều khi phải giấu danh tính là tu sĩ hay linh mục cho đến nay với những sự kiện tiếp theo, bức tranh về đời tu nhìn từ bên ngoài, xem ra đã hoàn toàn đổi khác.
1.2 Nhà cửa được mở mang xây cất
Những năm gần đây các nhà dòng được mở mang xây cất khá nhiều suốt từ Nam chí Bắc. Những dòng tu bị lấy nhà khi trước, như Chúa Cưu Thế, Dòng Tên, Đa Minh, Don Dosco, La san, Xi-tô nay đã mở học viện và xây cất cơ sở mới. Các dòng nữ như Đa Minh Lạng sơn, Tam Hiệp, Thái Binh Thánh Tâm, Rosa de Lima, Mân Côi Bùi Chu, Chí Hoà, Mến Thánh Giá Chợ Quán, Đà lat, Gò vấp, Thanh Hoá, Thủ Thiêm, Thánh Phao-lô thành Chartres v.v… dòng nào cũng thấy phát triển mạnh mẽ về cơ sở và nhân lực. Nhiều dòng lại có cả chi nhánh ở Âu Mỹ nữa. Hiện nay có đông người vào tu. Vì thế, các dòng đã phải mở thêm nhà, xây thêm lớp. Trái với cảnh tu phồn thịnh ở Việt Nam, tình trạng các dòng tu bên Âu Mỹ thất là ảm đạm. Bởi vậy, có một số dòng tu bên đó đã cử người sang Việt Nam tìm hiểu và chiêu mộ ơn gọi. Người ta muốn đưa các tu sĩ Việt Nam sang tu ở nước ngoài. Cảnh phồn thịnh về dòng tu ở Việt Nam đã là niềm vui và sự tự hào của nhiều người. Thật là một ơn lành của Chúa đáng cho mọi người phải dâng lời tạ ơn. Nhưng dư luận lại nói rằng chớ thấy nhiều mà đã vội vui như một bài báo của linh mục Nguyễn hồng Giáo, cách đây mười mấy năm.
2. Lý do hay động lực thúc đẩy đi tu
Có nhiều động lực và lý do khiến người ta đi tu, tùy theo hoàn cảnh hay thời điểm nào. Đại khái có những lý do sau đây:
2,1 Được khơi gợi
Đây là trường hợp các chú bé và các cô gái nhỏ ở các xứ miền quê ngoài Bắc vào tiền bán thế kỷ XX. Những cô cậu bé này thường là những trẻ em ngoan nguỳ đạo hạnh, vẻ mặt khôi ngôi, tính tình dễ mến. Có người trông thấy buột miệng nói: “Sau này làm ông cha hay bà phước được đấy!”. Thế là ý tưởng đó in vào đầu óc các em. Khi gặp cha hay bà phườc nào, có người lại gợi ý. Rồi cha hay bà phước đó nhìn những em ấy thấy được thì nhận đỡ đầu, lo giúp cho vào tiểu chủng viện hay đệ tử viện. Khởi đầu các ơn gọi thường là như thế vào thời còn có những tổ chức này.
2,2 Được thúc đẩy từ bên trong
Khi lớn lên, có những thanh niên thiếu nữ, vào một lúc nào đó, nghe được tiếng Chúa gọi thầm kín từ bên trong, bắt đầu băn khoăn suy nghĩ, bàn hỏi rồi quyết định. Đó là trường hợp hay xảy ra ngày nay. Mấy năm vừa qua, trong Ban Hợp Xướng Pio X có ba trường hợp như thế. Trước hết là một anh xin vào chủng viện nay đang làm phó xứ một họ đạo miền quê. Rồi một anh khác sau vài năm sinh hoạt đã xin vào đại chủng viện, nay đang học năm thứ ba. Cuối cùng một chị cũng mới rời gia đình vào nhà tập một dòng nữ đầu năm học này.
2.3 Thấy đời tu hấp dẫn
Có những thanh niên thiếu nữ thấy đời tu hấp dẫn. Vẻ hấp dẫn ấy có thể đến tứ cá nhân tu sĩ, do tài năng, đức độ hay dáng vẻ lôi cuốn bên ngoàì. Rồi những người ấy tự bảo: phải chi mình cũng đi tu để được như vậy. Người khác lại nghĩ rằng trong nhà tu có nhiêu điều kiện thuận lợi để thành người giỏi giang: nào là nhà cao cửa rộng, phương tiện, sách vở, máy móc, xe cộ đầy đủ, lại có hy vọng được du học nước ngoài nữa v.v…
3. Lợi điểm và trở ngại
Người ta thường nghĩ đi tu sẽ được thảnh thơi thoải mái, không phải lo nghĩ đến nhiều chuyện như ở ngoài thế gian, đêm ngày chỉ đọc kinh cầu nguyện và làm các công việc trong dòng thôi. Đúng như vậy, nếu ai đi tu mà để toàn tâm toàn ý vào những công việc này. Nhưng không phải hoàn toàn thế, vì vẫn còn nhiều trở ngại do hoàn cảnh hay tính tình xui khiến, nên chưa triệt để dứt khoát được. Bởi vậy mới có những người phải bỏ đời tu đi sang một hướng khác, đành rằng đời tu có những lợi điểm về tinh thần và vật chất.Về tinh thần thì được học hành, huấn luyện, về vật chất thì thường được ở những nơi nhà cao ráo sạch sẽ với các phương thế thuận lợi. Những thứ đó, nếu ở ngoài đời, nhất là tại nông thôn, thì chắc hẳn nhiều người không có. Thành ra đời tu cũng là điểm thu hút đối với một số người. Họ nghĩ rằng đây lá một bước đường thăng tiến, đi tu được xã hội vị nể, cha mẹ được gọi là ông bà cố, và khi qua đời được cử hành lễ đồng tế v.v…
Đó là nghĩ và nói theo lối đời, còn khi đã vào tu thì cần phải gạn lọc và trút bỏ những ý tưởng trần tục đó đi. Có như vậy thì đời tu mới giữ được phẩm chất và người tu mới đich thật là những người đi tìm Chúa đẻ thấy Chúa, rồi đem Chúa đến cho người khác, như lời một tác giả tu đức người Bỉ, linh mục kinh sĩ Jacques Leclerc viết trong cuốn La vocation religieuse (Ơn gọi tu trì). Phẩm chất của người đi tu tùy thuộc ở tinh thần và đức độ hơn ờ những gì khác. Đi tu không phải để thành người chuyên nghiệp nổi tiếng về bộ môn này hay bộ môn khác, mà chính là để thành người của Chúa. Người của Chúa là người tìm điều thế gian tránh và tránh điều thế gian tìm, như ĐGH Phao-lô Vl nói. Người ấy cũng là người ở đời hơn mà lại ít thuộc về đới hơn, như lời một trong bảy nhà thần học nổi tiếng nhất thế kỷ XX, HY Yves Congar phát biểu. Những lời này vắn gọn nhưng ý nghĩa thật sâu sắc.
Người đời tìm danh vọng, tiền bạc, vui thú. Người đi tu tránh những thứ đó. Người đời tránh hy sinh, hãm mình, khổ chế. Người đi tu tìm những thứ đó, để kiện toàn bản thân, hầu noi gương Chúa Giê-su đã không giữ khư khư địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Người đi tu được kêu gọi dấn thân vào đời để chia sớt niềm vui, nỗi buồn trong thân phận làm người của mọi người, cho hợp với chính sách có mặt của Hội thánh trong xã hội ngày nay, hầu trở nên biểu hiểu huy hoàng của Nước Chúa ở trần gian này, như sắc lệnh Perfectae caritatis (Đức ái hoàn hảo) của Công đồng Va-ti-ca-nô ll nêu rõ. Chúa dạy: “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ ” (Mt 8,22), nghĩa là để cho người đời lo việc đời, còn mình là linh mục, tu sĩ thì hãy lo các công việc của Chúa là gây dựng Hội thánh, giáo dục đức tin, củng có đạo lý cho tín hữu.
Mhững lợi điểm nói trên về đới tu không che khuất nổi các nỗi khó khăn và lo ngại của các vị bề trên về tình trạng hịện nay của các tu sĩ. Mới đây, trong buổi nhậm chức của vị tân giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam, linh mục Giu-se Phạm thanh Liêm, người ta đọc thấy trên mang Vietcatholic ngày 5.11.2010, những lời lẽ sau đây: “Có tình trạng mất lửa nơi nhiều tu sĩ. Khi mất lửa yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, người ta cũng chẳng còn sống nội tâm để thành khí cụ trong tay Chúa sử dụng để đem lại hoa trái thiêng liêng nơi các tâm hồn.”
Khi đang chữa bệnh ở Hoa kỳ,trong một buổi chuyện trò với linh mục Nguyễn hữu Lễ, ĐC Tuyến có cho biết mối bận tâm của ngài về các linh mục trẻ mới chịu chức trong giáo phận. Có lẽ vì vậy, ngài ít truyền chức và có truyền chức rồi thì cũng để các linh mục ở toà giám mục chưa bổ nhiệm ngay đi các xứ. Có thể ngài đã được nghe nói về phản ứng của giáo dân đối với phần đông các linh mục trẻ hiện nay. Đại khái người ta cho rằng các linh mục bây giờ không được huấn luyện chặt chẽ và kỹ lưỡng như ngày trước, khi còn có các tiểu chủng viện hay đệ tử viện. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay lại sống trong một hoàn cảnh xã hội suy đồi về nhiều mặt. Người ta sống che đậy, gian dối và ích kỷ. Não trạng của giới trẻ tu sĩ hiện nay khó lòng mà không bị lây nhiễm bởi cách hành xử và lý luận của tuổi trẻ bây giờ. Có nhiều người đi tu chưa hẳn vì lý tưởng  ơn gọi cho bằng những lợi thế có được trong đời sống tu trì. Có thể cũng vi vậy mà xẩy ra tình trạng thiếu lửa như nói ở trên. Hơn nữa, thói quen trong đời tu ở Việt Nam xem ra như ít đòi hỏi về đức nghèo khó cá nhân. Một tu sĩ ở Pháp chẳng hạn, ít có đồ dùng máy móc cá nhân. Đồ vật chung của tu viện thì không thiêu, nhưng vật dung cá nhân thì khá hạn chế. Ít người có máy vi tính, thu thanh, máy ảnh riêng, trong khi ở Việt Nam, chuyện này coi như bình thường. Đây chính là một hình thức khổ chế. Ở Việt nam, hình thức này bị xem nhẹ. Có thể vì thế một số người thích đi tu, vì nghĩ rằng vào tu rồi thì trước sau, thế nào mình cũng có những thứ đó.
Kết luận
Đời tu ở Việt Nam hiện nay sầm uất, phát triển mạnh và trông rất ngoạn mục, qua các cơ sở và số người vào tu. Nhưng tình trạng này liệu có kéo dài được chăng và kéo dài được bao lâu nữa ? Ở Âu Mỹ, đã có những thời đời sống đạo rất phồn thịnh, nhà dòng, nhà thờ đầy người. Bây giờ thì nhiều nhà thờ phải bán đi, nhiều tu viện không có người ở. Mong rằng tình trạng này không xảy đến cho Việt Nam, nhưng do hoàn cảnh kinh tế, xã hội, nhiều khi rất khó. Vì vậy, phải lo đề phòng và chăm sóc đời sống đức tin, chú trọng về phẩm hơn về lượng, tuyển lựa và huấn luyện cho thật kỹ lưỡng. Bề dày lịch sử của đời sống tu trì ở Việt Nam chưa có mấy. Còn phải nhiều thế hệ nữa may ra mới tạo nên được một truyền thống. Còn bây giờ cứ phải xây dựng từ từ mà phần căn bản là tạo nên một tinh thần và một lý tưởng đích thật của đời tu là tìm sự hoàn thiện của đức mến yêu, để đem Chúa đến cho mọi người, hay gọn hơn là theo Chúa Ki-tô với ý nghĩa chặt chẽ và đầy đủ nhất của kiểu nói đó.
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.

Gái cả tại ViệtNam tăng nhanh kỷ lục

Lạm phát lên nhanh, người dân khốn đốn


SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn.
Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’
Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua. Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế.
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%.
Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.
Bây giờ, thực tế cho thấy lạm phát đang làm người dân chóng mặt.
“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt.
Theo báo Người Lao Ðộng hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo.
Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.
Theo tờ Người Lao Ðộng, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể.
Báo Người Lao Ðộng dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.
Còn giá gas thì tăng 18,000 đồng/bình 12 kg.
Một trong những lý do chính yếu khiến lạm phát tăng nhanh tại Việt Nam những tháng gần đây, theo một bài phân tích của Tiến Sĩ Nguyễn Quang A trên tờ Tiền Phong ngày Thứ Hai 29 tháng 11, 2010 thì “Ðấy là chính sách nới lỏng tiền tệ, chạy theo chỉ tiêu về tăng trưởng.”
Nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đã khuyến cáo, không phải một lần, Việt Nam cần hạ chỉ tiêu tăng trưởng, đưa các biện pháp mạnh để đối phó với lạm phát nhưng không mấy tác dụng.
“Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, chắc chắn đời sống của người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn bởi lương không đuổi kịp giá, không đủ để trang trải chi tiêu hàng ngày.” Phạm Minh Huân, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng-Thương Binh và Xã Hội, nhìn nhận trong bài viết của tờ TBKTVN.

Ngập lụt ở Sài Gòn ‘vô phương cứu chữa’

SÀI GÒN (TH) - Hệ thống thoát nước của thành phố Sài Gòn dài trên 1 ngàn cây số chằng chịt khắp nơi như mạng nhện nay không còn đủ sức thoát nước và không biết đưa nước thoát đi đâu.

Sợ bẩn, dân Sài Gòn không chịu xài nước máy

SÀI GÒN (TH) - Thành phố Sài Gòn có khoảng 140,000 căn nhà đang sử dụng đồng thời hai nguồn nước thủy cục và nước giếng tự đào lấy, và trên 50,000 cư dân gắn đồng hồ thủy cục nhưng không chịu xài.
Ða số cư dân chê nước thủy cục sinh sống ở các quận ngoại thành như quận 6, quận 8, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Gò Vấp.
Báo Ðất Việt ngày 29 tháng 11 trích lời một viên chức Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn (gọi tắt là Sawaco) than thở đã tốn hàng tỉ đồng để xây dựng mạng lưới cấp nước cho cả thành phố và liên tục hô hào về tình trạng nhiễm bẩn của nguồn nước ngầm mà tình hình hoạt động vẫn không khả quan. Tháng nào cũng có trung bình 15 gia đình hủy hợp đồng cung cấp nước thủy cục.
Tin tức kèm hình ảnh phơi bày nước máy dơ bẩn, đen ngòm của nước máy Sài Gòn đã được báo chí địa phương đề cập quá nhiều mà vẫn không thấy được cải thiện.
Riêng tại quận 12 và Gò Vấp, người ta ước tính có trên 90% cư dân xài nước giếng khoan tại nhà. Nhiều gia đình đã được gắn đồng hồ của Sawaco nhưng không chịu nối ống để xài nước thủy cục.
Theo một viên chức Sawaco, người dân xài nước giếng là một hình thức “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Quả vậy, nhiều người dân cho rằng tắm giặt bằng nước giếng chiếm khối lượng lớn hơn cho nên xài nước giếng cũng được, để đỡ tốn tiền. Còn nước uống, nấu ăn không cần nhiều, có thể xài nước bình hoặc nước giếng lọc kỹ.
Nỗi thất vọng vì nguồn lợi kinh doanh ngày càng giảm thiểu, Sawaco gọi đích danh các bệnh viện, công ty lớn ở Saigon đã quay sang sử dụng nước giếng, như Bệnh Viện 175, Bệnh Viện Quốc Tế Vũ Anh, trường Ðại Học Công Nghiệp, công ty Phần Mềm Quang Trung ở Hóc Môn, khu kỹ nghệ Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, công ty Pouchen, v.v.
Viên chức Sawaco này còn nói: “Một bệnh viện được lắp đặt hệ thống cung cấp tới 6,000 thước khối nước thủy cục mỗi tháng nhưng chỉ tiêu thụ chưa đầy... 100 thước khối”.
Từ năm 2007, nhà cầm quyền thành phố Saigon đã ra lệnh cấm khai thác nước ngầm nhưng không có hiệu quả. Người dân vẫn cứ quay sang xài nước giếng, vừa rẻ tiền, vừa “chủ động” được nguồn nước.
Hẳn người dân Saigon chưa quên, từ hơn mười năm nay, nguồn nước máy của Sawaco nhiều lúc bị phèn đỏ và rò rỉ đâu đó nguồn tin nói rằng nguồn nước máy từ sông Ðồng Nai đưa vào nhà máy nước Hóa An để lọc cũng không bảo đảm sạch vì chứa nhiều tạp chất. Có thể đây là lý do khiến người dân không muốn xài nước máy: Vừa đắt tiền lại vừa không đáng tin cậy.

theo dòng thời sự

Mưa đã giảm ở nhiều địa phương

Theo thông tin các báo trong nước cho biết, mưa giảm nhiều tại khu vực Phú Yên trong ngày hôm nay, vào buổi chiều lũ trên các con sông vùng này xuống dần, mực nước của hầu hết các giòng sông trong tỉnh chỉ ở mức báo động cấp 1.
Tính đến chiều nay lưu thông ở nhiều địa phương tại Phú Yên vẫn còn bị chia cắt, nhiều trường học còn đóng cửa, một số diện tích lúa còn bị ngập lụt.
Tại Bình Định, từ hôm qua các cơn mưa cũng đã giảm, tuy nhiên vì lượng nước mưa từ thượng nguồn đổ về nên một số địa phương vẫn bị ngập úng, giao thông gián đoạn.
Mưa lớn đã làm sạt lở núi ở Quy Nhơn, phá sập nhiều căn nhà, hàng trăm cư dân được di chuyển đến nơi an toàn. Tuyến xe buýt từ Quy Nhơn đi Phù Cát tạm ngưng hoạt động khiến hàng ngàn công nhân không có phương tiện đến chỗ làm việc.

Thị trường xuất khẩu gỗ khả quan

Việt Nam có thể thu về 3 tỷ 3 trăm triệu đô la nhờ xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong năm 2010, tăng 27 % so với năm ngoái.
Số liệu này do hiệp hội lâm sản công bố và cho biết khối lượng gỗ xuất qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu gia tăng đáng kể trong những tháng qua. Trong năm tới, ngành xuất khẩu lâm sản và gỗ của Việt Nam dự kiến sẽ đạt tới gần 4 tỷ đô la.
Mặt khác, theo báo cáo mới đây của Bộ Công thương thì tình hình xuất khẩu diễn biến theo chiều hướng thuận lợi với các yếu tố tích cực về mặt giá cả, đơn đặt hàng và thị trường.
Theo ông Nguyễn Thành Biên, thứ trưởng Bộ Công thương cho biết thì tình hình xuất khẩu trong tháng 11 có nhiều yếu tố thuận lợi và nếu từ đây đến cuối năm không có gì thay đổi thì nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu sẽ vượt lên 70 tỷ đô la.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công thương thì mức nhập siêu vẫn dưới ngưỡng cho phép. Tổng nhập siêu của 11 tháng vừa qua là 10 tỷ 650 triệu đô la, bằng 16,58% kim ngạch xuất khẩu và tăng 16,5% với ế hoạch.
Tuy năm 2010 Việt Nam không gặp khó khăn lớn trong xuất khẩu nhưng sang năm 2011 các mặt hàng chủ lực của Việt Nam phải đối phó với các rào cản thương mại ngày càng tăng.

Giá vàng và đô la tăng kỷ lục

Tại Việt Nam, hôm nay tỷ giá đô la tự do đã lên tới mức 21 550 đồng, giá vàng tăng trở lại chạm mức 35 triệu 900 ngàn đồng, một lượng.
So với hôm qua, tỷ giá đô la trên thị trường tự do tăng gần 100 đồng, mức giá mới đã phá kỷ lục 21.500 đồng của ngày 9 tháng 11 vừa qua.
Trong khi đó mức giá mới của một lượng vàng cũng tăng gần 250 ngàn đồng so với giá giao dịch sáng hôm qua và khoảng 150 ngàn đồng so với giá lúc 5 giờ chiều hôm qua, vì giá vàng thế giới cũng đang nhích lên.
Giá vàng tiếp tục tăng trước dự báo cho rằng khủng hoảng nợ Châu Âu sẽ tiếp diễn khiến nhu cầu mua vàng gia tăng, vì vàng là công cụ đầu tư an tòan trong thời điểm này

Có phải chính công an đã mua trinh một bé gái ở Huế?


Báo Đời Sống và Pháp Luật hôm Thứ Bảy loan tin rằng một bé gái tại Huế đã bị một phụ nữ bắt đi bán trinh.
Và sau đó, khi bé gái làm bản phúc trình cho công an về vụ cưỡng hiếp tàn bạo naỳ, bé gái 15 tuổi này đã ghi số xe ô tô đặc biệt của người đàn ông chở bé vào khách sạn Tân Mỹ ở Huế, thì đây laị là số xe đặc biệt giành cho công an -- theo phân tích của blog Dân Làm Báo -- đó là bảng số xe 75K5111.
Bản tin báo Đời Sống và Pháp Luật viết có nhan đề “Thảm cảnh gia đình bé gái nghi bị bán trinh giá 20 triệu” không cho chi tiết nào về tên dâm tặc liên hệ tới công an.
Bản tin trích như sau:
“N.T.K.C chưa hết hoảng loạn tinh thần sau khi vụ việc em bị cưỡng hiếp xảy ra vào tối 18/11.
Sáng ngày 26/11, xóm Bờ thành nằm trên đường Trần Huy Liệu (Thành phố Huế) vẫn náo nhiệt túm tụm người bàn tán chuyện bé gái trong xóm vừa bị lừa bán trinh tiết. Tụm năm tụm bảy những đám người hiếu kì đưa ánh mát dò la mỗi khi có người lạ bước vào ngôi nhà xập xệ cuối hẻm. Đây là gia đình cháu bé N.T.K.C (sinh năm 1995), trước đó đã có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng trình báo mình bị một phụ nữ hàng xóm bắt đi bán trinh. Vỡ mộng “đi một lúc được 20 triệu”
Sắc mặt nhợt nhạt, mí mắt húp đỏ vì khóc nhiều, C lầm lì cúi mặt trong suốt buổi trò chuyện với chúng tôi. Chỉ đến khi có người nhà an ủi, động viên, C mới nức nở kể: "Khoảng 4h30’ ngày 18/11, khi em đang bán quần áo thuê ở chợ Đông Ba thì chị hàng xóm tên M đến bảo đi với chị ấy một lúc sẽ có 20 triệu. Em chỉ nghĩ chị ấy nói đùa nên lên xe đi dạo cùng chị. Dạo quanh một lúc chị đưa em đến quán cà phê Chợt Nhớ trên đường Lê Quý Đôn bảo là uống cà phê cho vui. Sau đó chị Mai đưa em đến ngồi chung bàn với hai người đàn ông trạc tuổi 30. ở đây mọi người chỉ ngồi nói chuyện vui vẻ".
C tiếp lời: "Sau khi rời quán, chị Mai và hai người bạn rủ em đến nhà hàng Phú Thái nằm trên quốc lộ 49 bảo uống nước cho vui. Nhưng khi đến đó mọi người đều uống bia và ép em cùng uống. Do không uống được bia nên chỉ một lúc sau em say xỉn, đầu choáng váng và chỉ nhớ ông tên L chở em vào một khách sạn. Sau đó em lịm đi, không biết chuyện gì xảy ra tiếp theo", C khóc oà giữa vòng tay của người cô ruột đến an ủi cháu.
Một lúc sau C kể tiếp: "Tỉnh dậy em hốt hoảng khi thấy toàn bộ áo quần trên người đã bị lột bỏ từ khi nào, người đàn ông tên L đang ngồi cạnh bên. Nghe trao đổi, em biết ông ấy đang nói chuyện điện thoại với chị hàng xóm. Một lúc sau chị hàng xóm đến đón em về. Khi ra khỏi cửa, em nhìn lại thì biết đó là khách sạn Tân Mỹ (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), người đàn ông đi trên một chiếc xe ô tô có số đuôi biển kiểm soát là ...111", C nhớ lại.
C cũng cho biết thêm, trên đường chở em về nhà, người phụ nữ hàng xóm nói: "Em đã mất trinh nên ông ấy chỉ trả 10 triệu đồng thôi". Bé gái khẳng định: "Chị ấy nói gì thì nói em không quan tâm. Lúc đó em chỉ thấy đau. Em cũng chưa nhận một đồng tiền nào từ tay chị ấy cả. Đến bây giờ nghe mọi người nói em mới biết mình bị cưỡng hiếp".
Người nhà của C cho biết, bé gái này hôm đó mãi đến quá nửa đêm mới về tới nhà, liên tục kêu đau đớn. Gặng hỏi và biết chuyện, người nhà của bé đã đưa em đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, bác sĩ cho biết C có dấu hiệu bị xâm hại tình dục.
Làng xóm góp tiền đưa nạn nhân đi khám bệnh
Ngôi nhà cấp bốn rộng không quá 5m2 là nơi cư ngụ của sáu thành viên gia đình nạn nhân. Bố cô bé cho biết, lẽ ra giờ này ông phải ra công trường phụ hồ kiếm tiền nuôi vợ con nhưng từ khi tin đồn con gái mình bị hiếp dâm lan đi khắp nơi nên “tôi không còn mặt mũi nào ra ngoài"...”
Bản tin báo Đời Sống và Pháp Luật cũng ghi lời ông Trung tá Lê Viết Vũ, Trưởng công an huyện Phú Vang cho biết sáng 26/11 đã tiếp nhận đơn thư tố cáo của gia đình nạn nhân do công an TP Huế chuyển giao...
Trang blog Dân Làm Báo phân tích về bảng số xe ô tô, rằng “Kẻ mua dâm là công an (?) với bảng số xe 75K5111.”
Ghi nhận, trong bản tin, các số đầu trong bảng số xe đã bị báo trong nước xóa bỏ, nhưng số xe này hiện ra trong tấm ảnh chụp lại tờ đơn thư tố cáo. Chữ “an” trong đơn cũng bị xóa, để lại duy chữ “công.”

Monday, November 29, 2010

Ca dao Việt Nam Cộng Sản


Hôm nay ma quỉ ập vào
Cái kim để lại, bạc vàng cào đi.
Dân khờ trố mắt xầm xì:
Hôm tê giải phóng, bửa ni côn đ

Đảng rằng: "Đảng có dối chi,
Vàng bạc qúi giá, báu gì kim may

"Luôn luôn hãy nhớ câu nầy
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Ngày đi: Ðảng gọi Việt gian
Ngày về: Ðảng lại chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Ði rồi: thành khúc
ruột yêu ngàn trùng

Trốn đi: Ðảng bắt đến cùng
Trở về: mời gọi, săn lùng Đô la


Việt Minh, Việt Cộng, Việt kiều
Trong ba Việt ấy, Đảng yêu Việt nào
Việt Minh tuổi đã khá cao
Việt Cộng ốm yếu xanh xao gầy mòn
Việt Kiều tuổi hãy còn non
Đảng yêu, Đảng quý như con đầu lòng


Ngày xưa: chửi Mỹ hơn người
Ngày nay: nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa: đánh Mỹ không chừa
Ngày nay: con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa: Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay: Ðảng ngửa hai tay xin tiền!

Thằng Hồ chết phải giờ trùng

Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Người tỉnh thì đã vượt biên
Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.
Rắn đâu có dẻ ra Rồng
Mặt Trận Giải Phóng là dòng cộng nô
đâu có đẻ ra
Mặt Trận Giải Phóng chỉ là cộng nô
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì?
Hễ có phong bì thì nó
thank youThi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài, mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân
Công nhân, vợ ốm, con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?


Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

Thầy giáo, lương lãnh ba đồng
Làm sao sống nổi mà không đi thồ
Nhiều thầy phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh?
Cô giáo phải bán bia ôm
Ôm phải học trò, ăn nói sao đây

Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?

Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang

Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.

Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi, mày có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!

Một thằng lên vũ trụ              
(Phạm Tuân)
Trăm thằng đi Mút Cu                       
(Moscow)
Nghìn thằng chè chén lu bù
Để dân chiệu đói thò cu ra ngoài

Nhân dân thiếu gạo thiếu mì
Mầy vào vũ trụ làm gì hở Tuân?
Ai lên vũ trụ thì lên
Còn tôi ở lại ghi tên mua mì

Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?
Tiền cầy, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh
Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành

Tiếc thay cây quế còn soan
Để cho đám mọi Đài Loan nó trèo
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngay nay đại tướng cầm quần chị em
Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài
Ðảng ta ân đức bao la
Làm cụ thằng đểu, làm cha thằng lừa

Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây

Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.

Cuộc đời cách mạng Bác Hồ
Nâng bi cụ Mác bưng bô cụ Mao

Thương thay thủ tướng Võ Văn
Kiệt sức, kiệt lực chết lăn giữa giường!

Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình

Thương nhớ bác Hồ Chí Minh
Dán hình bác trước cửa mình... khỏi quên

Rằng nghe một chuyện đứng tim
Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm chim thằng Tầu

Hôm qua còn sống sờ sờ
Mà nay bác đã cứng đơ cái mình
Vào thăm lăng Bác âm u
Các chị bộ đội ngả mu ra chào!

Nghe tin đồng chí Võ Văn
Kiệt quệ cổ võ xin ăn láng giềng.

Đồng chí tham quan Tân Gia
Ba chân kiềng gẫy, ối Nga, ối Tầu!
Đỗ Mười ở lại càu nhàu,
Kiềng ba chân gẫy, ối Tầu, ối Nga!

Bác Hồ sống rất thanh đàm
Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!

Đỗ Mười đấm ngực kêu trời
Lênin ngã xuống không lời trối trăn.

Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu
Chưa đi, chưa biết Nha Trang
Đi rồi, mới biết nó sang hơn mìnhSáng tắm biển, chiều tắm sình.
Chưa đi, chưa biết Sài Gòn
Đi rồi, trong túi chẳng còn đồng xu
Đêm nằm, ngẩm lại thấy ngu.

Mất mùa là bởi thiên taiĐược mùa, là bởi thiên tài đảng ta
Đầu cộng đã ngỏm cù ti          (12-1991 Liên Xô tan rả)
Cái đuôi còn vẫn ngu si làm càn
Đuôi cộng rồi cũng sẽ tan
Việt, Cu Ba, Tàu, Bắc Hàn đi đoong!
Liên bang Xô Viết vỡ rồi
    (12-1991)
Văng Linh, văng Kiệt, Đỗ Mười văng luôn

Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi!

Ở với Hồ Chí Minh
Cây đinh phải đăng ký
Trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng nên cai đẻ
Bán lẻ chạy công an
Lang thang đi cải tạo
Hết gạo ăn bo bo
Học trò không có tập
Độc Lập với Tự Do
Nằm co mà Hạnh Phúc!

Mang danh Dân Chủ Cộng Hòa
Đi ra khỏi tỉnh phải qua cửa quyền
Xuất trình giấy phép liên miên
Chứng từ thị thực ở miền nào qua
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như Ăng Gô La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Đầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đậu đen
Giữa đường thiếu tá rao kem
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm
Văn Đồng, Lê Duẩn, Trường Chinh
Vì ba th
ằng ấy, dân mình lầm than
Th
ằng Đồng, thằng Duẩn, thằng Chinh

Chúng bay có biết dân tình hay không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn, bố nhịn, đau lòng ngư
ời dân

Ai sinh ra củ khoai mì?

Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn!
Nước nhà còn mãi khó khăn
Dân mình còn phải chịu ăn củ mì

Giặc Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Thằng Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên, mất Tự Do

Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai

Chim xa rừng còn thương cây nhớ cộiViệt Cộng về thành làm tội dân ta
 (VC đổi 500$ tiền củ thành 1$ tiền mới)
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy

Có miệng không nói lại câm
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào

Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư

Đảng ta là đảng tham tiền
Đa lô (đô-la) thì được, đa nguyên thì đừng.

Chiều dạo trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân!

Tiên sư cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho T
u
Đỗ Mười sang lạy Trung HoaKính dâng quần đảo Trường Sa cho Tầu
Việt kiều ngồi thải trên cầu
Đảng như bầy chó đứng chầu dưới sông
Ăn no Đảng nổi chứng ngông:
Bắt, giam, quản chế, siết gông dân lành
Nếu đời không Nguyễn Sinh Cung
(Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, Hồ Chí Minh)
Dân đâu phải đọa Hồ khùng Chính Mi(nói lái: Hồ Chí Minh)

Nước ta bầu cử tự doLọc qua, lừa lại, trâu bò Mác Lê
(Karl Marx, Vladimir Lenin)

Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Tin đâu như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang
Bác Hồ thuở học chữ Nho
Cùng đèn cùng sách cùng lò Bác Tôn
Hết bác Hồ, rồi lại bác Tôn
Cả hai bác thích ôm hôn nhi đồng
Gương mặt hai bác màu hồng
Gương mặt các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt chành bành
Chiếc khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh SắcĐẻ con rắn mắt là Nguyễn Sinh Cung
Bác Hồ thuở nhỏ chăn trâu
Lớn lên chơi dại bị Tầu bắt giam
Cái tình hữu nghị Việt Trung
Bền chặt như sợi giây thung cột quần


Bốn anh nghèo xác, nghèo xơ
Khấu đầu van lạy ăn nhơ Hoa Kỳ

Tổ sư là bác Lê Nin
Cũng là sư tổ linh tinh hại đời
Ông Lê Nin ở nước Nga         (Vladimir Lenin)
Sao ông lại đứng vườn hoa nước nầy
Ông ưỡn ngực, ông chỉ tay
Ông xem như thể nước nầy của ông
Lê Nin quê ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước nầy
Ông vênh mặt, ông chỉ tay
Tự do hạnh phúc lũ mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẽ có ra đếch gì!
(Cộng Sản Nga 1917 - tan rả 12-1991)

Đảng thờ Lê, Mác quang vinh
Đẩy cho Tổ Quốc xuống sình cũng vui.
Mác Lê, Nga đã phóng uế
Việt cộng đớp lấy nhất tề vùng lên

Mi
ền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi nhiều tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày nó chạy long nhong
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà hắn được cái lì
Chỉ thị, Nghị quyết, cái gì cũng thông

Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chun ngõ trước, nó luồn ngỏ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó cân đúng người
Sinh ra vốn ở xứ nghèo
Nghiên cứu nghị quyết nên theo điều gì
Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như hạm, nó làm như điên
Trong túi nó muốn nhiều tiền
Nó cưới vợ một, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó nh
ậu lai rai
Một chữ Nghị quyết, học hoài không thong

Dịch heo, nối tiếp dịch
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.
Dịch heo, rồi tới dịch
Có dịch Cộng Sản
thì bà con vui
Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên

Bao giờ Thạch nổi Mao chìm
Đồng khô, Hồ cạn búa liềm ra tro
Bao gờ Minh Triết hét hò
Việt Nam gác cửa Cu to ngù vùi
Bao giờ Đức Mạnh con rơi
Nhận cha Hồ Cáo là người đa dâm
Bao giờ Y Tá Dũng câm
Xuống ngôi Thủ Tướng nhân dân vui mừng
Bao giờ Quốc Hội anh hùng
Bỏ tù tham nhũng tưng bừng dân khen.

Hôm qua Đảng hứa quyết lòng:
Cái kim sợi chỉ, Đảng không tơ hào
.