Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Friday, December 31, 2010

Chủ tiệm thời trang bị giết vì mở nhạc quảng cáo quá lớn

SÓC TRĂNG 30-12 (VNE) - Sáng ngày 30 tháng 12, án mạng xảy ra tại đường Hùng Vương, tỉnh Sóc Trăng, giữa phố thị sầm uất chỉ vì các ông “tiểu chủ” nóng nảy gây sự, la lối dẫn đến ẩu đả, đâm chém nhau, theo tin VNExpress.

Cảnh điêu tàn sau vụ ẩu đả. (Hình: VNExpress)

Người bị thiệt mạng trong vụ này là một ông chủ tiệm thời trang tên Ðào Văn Hải 53 tuổi, và hai người bị thương nặng là hai chị em bà Trang Thị Hóa, 63 tuổi, của quán phở “phe” bên kia.
Theo các nhân chứng, tiệm thời trang của ông Hải mở nhạc kích động gần như hết cỡ vào sáng ngày cuối năm để gây sự chú ý của người đi đường. Tiệm ông đang bắt đầu chạy đua với mùa bán quần áo cho ngày Tết. Người ở quán phở bên cạnh chạy qua yêu cầu ông Hải văn âm lượng nhỏ lại.
Lời qua tiếng lại không đẹp dẫn tới xô xát. Hai bên đã dùng tất cả những vũ khí có được trong tay như ống sắt và dao cắt thịt bò để “xử” nhau. Kết quả là ông Hải và hai người trong quán phở bị đâm gục. Ông Hải chết liền tại chỗ. Vợ và em vợ của chủ quán phở bị thương nặng đang được cứu cấp tại bệnh viện.
Ba người bị bắt sau vụ án mạng đáng tiếc nói trên.

Việt Nam sắp cải cách kinh tế

Thử thách yếu tố thị trường

* Tiên đoán giá xăng sẽ nhích lên; lạm phát sẽ tăng

HÀ NỘI (LÐ) - Kể từ đầu năm 2011, Việt Nam sẽ áp dụng một loạt chính sách mới để cải cách kinh tế, với một số biện pháp nới lỏng đồng thời tăng thuế, theo báo Lao Ðộng.
Theo báo này, các chính sách này sẽ có hiệu lực ngay từ đầu năm, trong đó có nhiều biện pháp mới như tăng lương tối thiểu cho công nhân; áp thuế môi trường đối với xăng và than đá; tăng thuế xuất cảng vàng lên 10%; giảm thuế nhập cảng xe hơi; cho phép ngân hàng ngoại quốc nhận tiền gửi nội tệ ở Việt Nam; thả nổi cước điện thoại nội hạt...
Ðây là những chính sách mới có phần nới lỏng việc thắt chặt, áp đặt đối với khu vực thương mãi trong nước. Lâu nay, nhà nước Việt Nam vẫn “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho nền kinh tế thị trường, tiếp tục áp đặt giá cả, gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh.
Giới tiêu thụ chú ý đến nhiều biện pháp cải tổ kinh tế lần này với hy vọng sẽ làm thay đổi lề thói hoạt động các doanh nghiệp lâu nay theo đường hướng áp đặt, trong đó có việc thả nổi giá cước điện thoại nội hạt. Việc tự ban hành bảng giá cước sẽ buộc các công ty hoạt động trong lĩnh vực này tìm mọi cách giảm giá để cạnh tranh và việc đó có lợi cho người tiêu thụ. Tuy vậy, các biện pháp thả nổi này chỉ có kết quả tốt khi ngày càng có nhiều công ty tư nhân tham gia thương trường đồng thời với việc giảm bớt nạn tham nhũng lộng hành ở các bộ máy công quyền.
Mặt khác, việc áp thuế môi trường đối với xăng chắc chắn sẽ đẩy giá xăng tăng vọt trong năm mới, lôi theo giá cả hàng hóa và khó kềm được tốc độ lạm phát trong năm mới.

500 công nhân của 4 công ty bị trúng thực tập thể

SÀI GÒN 30-12 (Bee) - Nội trong ngày 30 tháng 12, gần 500 công nhân của bốn công ty đóng tại quận 12 và Hóc Môn bị trúng thực, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy dữ dội sau bữa ăn trưa và chiều. Các bệnh viện đã phải huy động tất cả nhân viên, mở hết “công suất” hoạt động để cứu chữa bệnh nhân tấp nập được chở đến.

Công nhân bị trúng thực được cứu chữa tại bệnh viện. (Hình: Bee.Net)

Theo báo mạng Bee.Net, cuộc điều tra sau đó cho thấy các công nhân đã dùng các món thịt kho trứng, cá diêu hồng, cá bống chiên, su su xào, canh bầu... nhưng không biết bị trúng thực vì đã ăn phải món nào.
Cũng theo Bee.Net, công nhân bốn công ty nói trên đã dùng các món ăn do một công ty đóng tại quận Bình Chánh cung cấp. Cho đến lúc này người ta mới khám phá ra, tất cả các vật dụng nhà bếp của công ty này rất bẩn.
Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động. Có mất trâu, người ta mới lo làm chuồng!
Ngày 23 tháng 12, khoảng 100 công nhân công ty may Phong Ðạt ở phường Ba Lát thành phố Cần Thơ đã ngộc độc thực phẩm tập thể.

Thursday, December 30, 2010

Ủy Ban Công lý và hòa bình có Tổng Thư ký

                                                        Ủy Ban Công lý và hòa bình có Tổng Thư ký


Theo Thông báo của Ủy Ban Bác ái Xã hội, kể từ ngày 1 tháng giêng 2011 tới đây, cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn – đương kim Tổng Thư ký Ủy ban Bác ái Xã hội và Giám đốc Caritas Việt Nam, sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc HĐGMVN.
Trong lá thư gửi Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh – Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội HĐGMVN, ngày 30/11/2010, Đức cha Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình đã nêu rõ lý do chọn cha Anton Nguyễn Ngọc Sơn vào chức vụ Tổng Thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình, như sau:
Như Đức cha quá rõ, Ủy ban Công lý và Hòa bình mới được thành lập, chưa có văn phòng cũng như nhân sự, nhưng lập tức phải đối diện với những vấn đề chính trị – xã hội rất nhạy cảm. Chính vì vậy, để có thể chu toàn sứ vụ của mình trong giai đoạn khó khăn này, Ủy ban Công lý và Hòa bình cần một Tổng Thư ký có kinh nghiệm và bản lĩnh.”
Trước đó, ngày 8/12/2010, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình cũng đã ký Quyết định thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh và nêu rõ nhiệm vụ của ủy ban là: “Đào sâu nghiên cứu và phổ biến Giáo huấn về xã hội của Giáo hội. Qua đó góp phần để giáo huấn này được thực thi trong các lãnh vực: công lý, hòa bình và quyền con người”.
Hy vọng với việc Ủy ban Công lý và Hòa bình có tân Tổng Thư ký, tiếng nói ngôn sứ của Giáo hội qua Ủy ban Công lý và Hòa bình, giúp những người dân đau khổ không tiếng nói tìm được công lý, góp phần xây dựng một Giáo hội của người nghèo và vì người nghèo.
Nữ Vương Công Lý

Khi cộng đồng Facebook nổi giận

Suốt ngày hôm qua (30/12), cộng đồng mạng Facebook Việt Nam xôn xao vì căn nhà của họ bỗng nhiên không vào được, mặc dù đã sử dụng các biện pháp đổi DNS, vượt tường lửa.
Sự việc Facebook bị chặn lần này đã thực sự khiến cho các cư dân của cộng đồng mạng lớn nhất Việt Nam nổi giận. Họ quyết tâm hành động để giành lại Facebook. Khánh An tìm hiểu và tường trình.

Không chịu mất Facebook

Không hẹn mà gặp, chỉ trong ngày 30/12, hàng loạt cư dân của cộng đồng mạng cùng nêu lên ý tưởng là phải hành động để đòi lại quyền vào căn nhà chung của họ là trang mạng xã hội Facebook.
Trên trang Facebook có tên “Uất ức vì Facebook bị chặn và điện bị cắt”, các cư dân mạng không tiếc lời chỉ trích hành động chặn Facebook, rất nhiều người trên nhiều diễn đàn của Facebook kêu gọi biểu tình để đòi lại Facebook. 
Bạn Lee Minh viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Nhà Mạng càng lấn tới, vì chúng quyết tâm chặn Facebook của ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất Facebook, nhất định không chịu làm nô lệ cho Mạng Xã Hội khác. Giờ cứu Facebook đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn Facebook”.
Cũng cùng ý tưởng trên, nhóm Facebook’s Power kêu gọi cộng đồng mạng Việt Nam cùng lên Facebook biểu tình vào cuối tuần này. Trong khi đó, blogger Mẹ Nấm treo lời kêu gọi ngay trên trang Facebook của mình với nội dung: “Bạn trả tiền để sử dụng dịch vụ Internet, bạn có quyền đòi hỏi mình phải được phục vụ đúng đắn. PHẢI ĐỂ CHÚNG TÔI LOG IN FACEBOOK BÌNH THƯỜNG!”
Có thể thấy cơn giận dữ của các cư dân mạng đã lên đến tột đỉnh khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm một cách thô bạo và đây không phải là lần đầu tiên trang mạng xã hội Facebook bị chặn.
Trước đây, các cư dân mạng chỉ cần đổi DNS hay sử dụng một số công cụ vượt tường lửa là có thể dễ dàng sử dụng Facebook. Thế nhưng lần này thì khác, bạn Dũng ở Việt Trì cho biết:
“Theo mình, Facebook trước đó đã bị chặn rồi nhưng chặn chưa triệt để. Đợt này Đại hội Đảng nên người ta mới chặn tương đối triệt để Facebook và mọi người rất kêu ca.”
Mức độ “triệt để” trong việc chặn Facebook, theo lời kể của các cư dân mạng, đã được các nhà cung cấp dịch tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, chứ không nửa vời như những lần trước. Một bạn trẻ sử dụng
Facebook ở nhiều địa điểm khác nhau cho biết:
“Mấy ngày nay không vào Facebook được, sử dụng cả hai mạng luôn là VNPT ở dưới quê không vào được, bữa nay lên lại Sài Gòn sử dụng mạng của FPT cũng không vào được luôn. Phải xài chương trình vượt tường lửa này nọ nhưng có lúc được có lúc không, hầu như những phương pháp áp dụng từ trước tới giờ đều không hiệu quả nữa.”Ngay cả các tiệm net vốn rất linh hoạt trong vấn đề giúp truy cập mạng để chiều lòng khách hàng thì lần này cũng không có giải pháp cho các thượng đế của mình. Dũng cho biết:

“Các tiệm net kia thì đợt trước mình đổi DNS thì vào vô tư nhưng trong 2 ngày hôm nay thì tất cả quán net trong thành phố mà mình đến thì đều không vào được, chỉ có 1, 2 quán vào được thôi. Mình đã chạy khắp thành phố rồi.”
Nguyên nhân của đợt ra tay chặn Facebook lần này là gì? Hầu hết các cư dân mạng Facebook đều hồ nghi đây là một trong những chiến dịch dẹp loạn trước kỳ Đại hội Đảng sắp tới. Một cư dân của Facebook phân tích:
“Hai tuần trở lại đây là những tờ Dân Luận, Dân Làm Báo… đã bị chặn từ trước rồi, bây giờ tới Facebook, thành ra hình như có một chiến dịch gì đó, hình như là vậy.”

Ngăn cản sự đồng cảm

Tuy nhiên, không phải ai cũng cho đây là nguyên nhân chính, mặc dù không thể chối cãi rằng việc chặn Facebook sẽ giúp ngăn cản sự liên kết, đồng cảm giữa những thành viên có cùng quan điểm theo kiểu “lề trái” trên mạng xã hội lớn nhất Việt Nam này.
Theo blogger Mẹ Nấm, ngay cả khi không có đại hội Đảng, Facebook vẫn có thể bị chặn như thường.
“Mọi người nghĩ như vậy nhưng Quỳnh thì Quỳnh nghĩ là đã đến lúc họ bắt đầu xiết chặt tự do thông tin, không có đại hội thì cũng vậy thôi.”
Trong khi đó, trả lời về câu hỏi Việt Nam có chặn trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga hôm 3/12 nói rằng “Internet tại Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và đang phát triển mạnh mẽ”.
Không quan tâm đến câu trả lời chính thức thế nào, khi đứng trước một thực tế là hầu hết người sử dụng mạng Facebook tại Việt Nam đồng loạt bị chặn thì cộng đồng mạng thực sự giận dữ. Họ tỏ ra đầy quyết tâm trong việc giúp nhau vào “căn nhà” của mình. Trên trang chính của hầu hết các nhóm đều chỉ dẫn cặn kẽ cách vào Facebook bằng các công cụ mới như Lisp4, hotspot Shield… và những người học cũng tỏ ra quyết tâm tìm hiểu các phương pháp vượt tường lửa. Dũng cho biết:
“Mình thì thật ra là Facbook rất quan trọng đối với mình, tại mình làm kinh doanh nhỏ, giao tiếp của mình hạn chế lắm. Facebook có tính tương tác rất cao, liên hệ bạn bè trên mạng rất dễ cho nên nhất quyết kiểu gì mình cũng phải vào cho bằng được Facebook. Mình thì về công nghệ mình rất là dốt nhưng vì Facebook rất quan trọng đối với mình nên kiểu gì mình cũng phải học được cách vượt tường lửa, cái đó thì mình nghĩ là không quá khó.”
Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, khám phá phương pháp mới để vào Facebook, nhiều nhóm còn kêu gọi biểu tình trên mạng và đi biểu tình ở trụ sở của các nhà cung cấp dịch vụ mạng internet. Một thành viên lấy tên “Mỹ Phẩm Đẹp” viết: “Chúng tôi lên án kịch liệt các nhà mạng tham gia vào các chiến dịch làm căng thẳng tình hình trên Internet! Kêu gọi các bên FPT,EVN, VNPT, Viettel ngồi vào bàn đàm phán và trả lại chủ quyền cho facebook!”


Trong khi đó, blogger Mẹ Nấm cùng một số bạn bè dự kiến sẽ gửi đơn khiếu kiện nhà mạng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
“Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị chặn. Lần này hơi mạnh tay và nó ảnh hưởng đến rất nhiều người bình thường nên Quỳnh muốn chỉ ra cho người ta thấy là mình sẽ đòi được. Quỳnh sẽ căn cứ vô hợp đồng sử dụng internet, nó có một số điều khỏan, thì với cá nhân của Quỳnh và một số người Quỳnh quen sẽ gửi đơn khiếu kiện để buộc người ta phải trả lời bằng văn bản là Facebook là gì mà bị chặn? Tại vì mình không đảm bảo được quyền của mình thì trước tiên là mình phải đợi trả lời bằng văn bản cái đã, sau đó Quỳnh mới tính được cái hướng. Quỳnh nghĩ là Quỳnh sẽ khiếu kiện về mặt luật pháp thực sự tại vì “quyền được đảm bảo thông tin của người sử dụng internet” không được đảm bảo.” 
Hầu hết những người sử dụng Facebook đều cho rằng việc chặn Facebook hoàn toàn không mang lại hiệu quả, nếu có, cho mục tiêu chính trị. Thậm chí, nó có thể gây ra tác dụng ngược trong việc biến những cư dân vốn dĩ chỉ quen lên Facebook để chơi game, giao lưu bè bạn thì nay lại có dịp để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân cũng như những quan điểm trái ngược về việc chặn Facebook và những vấn đề chính trị có liên quan khác. Thêm vào đó, khả năng “tức nước vỡ bờ” là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tình hình xứ đạo Cồn Dầu

Tình hình tại xứ đạo Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng đến nay vẫn chưa yên.
Lý do cơ quan chức năng trong những ngày qua tiếp tục làm việc với những tín hữu ký tên vào đơn khiếu nại xin được tái định cư quanh nhà thờ sau khi đất ruộng cuả họ phải bị qui hoạch giao cho công ty tư nhân Mặt Trời thực hiện dự án khu đô thị sinh thái.
Gia Minh cập nhật thông tin liên quan.
Vào dịp Lễ Giáng sinh vừa rồi, báo Đà Nẵng đăng hình bí thư thành uỷ Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đến Tòa giám mục tặng hoa cho giám mục Châu Ngọc Tri như là một dấu chỉ cho thấy mối quan tâm của chính quyền điạ phương đối với tín hữu theo đạo.

Yêu cầu của chính quyền

Tuy nhiên, những giáo dân tại Xứ Cồn Dầu cho biết ngay vào thời điểm những ngày lễ trọng của họ, công an quận và thành phố đã mời những người ký tên vào đơn khiếu nại đề ngày 26 tháng 11  năm 2010.
Được biết có cả 100 người dân xứ Cồn Dầu đã ký vào đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền và giáo quyền từ trung ương cho đến điạ phương đề nghị giải quyết quyền lợi hợp pháp của họ liên quan đến đất đai và tín ngưỡng
Đơn khiếu nại không hề được giải quyết, nhưng rồi những người ký tên trong thư đó bị cơ quan chức năng mời đi làm việc như trình bày của một người dân tại Cồn Dầu sau đây:
"Mấy hôm nay công an mời những người ký đơn tái định cư tại chỗ. Hôm trước công an xuống tận từng nhà yêu cầu rút tên ra khỏi đơn; nếu không rút tên họ sẽ tịch thu nhà, sẽ giam giữ…
Nói dân không được, nay họ mời dân về huyện. Những ngày đầu tiên Ban Thanh Tra Quận làm việc, bây giờ qua đồn Công an quận. Họ doạ nạt nếu không ký sẽ bị bỏ tù, sẽ bị thế này thế nọ; khiến có người ký, tuy nhiên có người chưa ký.
Họ cho biết đơn đó ngoài Bộ không chấp thuận, bây giờ họ sẽ hướng dẫn cho từng người một làm. Họ viết rồi mình ký vô.
Ngày đầu có 5 người ký vô, nay về lại buồn nói rằng đã xin tái định cư một lần rồi mà không cho thì thôi, nay tại sao ký lại lần thứ hai nữa; như thế nguy hiểm. Sau có 5 người được mời nhưng có hai người không đi. Hôm nay ông Thái Văn Liên ( một trong người ký tên) bị mời lên ngày thứ hai.

Họ yêu cầu ông này phải rút tên ra khỏi đơn, và nói là việc kiểm định trước đây không hề có công an đi cùng, tại đây tự do tín ngưỡng, không có ‘phân sát’ (phân chia) như thời vua Tự Đức. Nhưng ông Liên không chấp nhận."

RFA-file-photo-250.jpg
Giáo dân Cồn Dầu phá hàng rào do Cảnh sát cơ động dựng lên để ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010. RFA file Photo
Bà Phan Lê  Nguyên Nhung, một trong những người ký tên vào đơn khiếu nại và cũng là vợ của ông Lê Thanh Lâm, một trong sáu giáo dân Cồn Dầu bị bắt giam và đưa ra toà xét xử với mức án treo sau mấy tháng bị giam giữ, cho hay bà cũng nằm trong số được để ý đến:

"Họ hỏi ông Thái Văn Liên là tôi ở đâu. Tôi do công ăn việc làm nên phải đi xa một thời gian. Hôm qua nghe thế tôi có gọi cho Ông Hùng, điều tra viên, nói nếu muốn gặp thì gửi giấy mời tôi sẽ đến. Đừng nhắn qua người khác, khủng bố tinh thần họ. Ông hỏi tôi đang ở đâu, tôi trả lời đang ở Cồn Dầu. Ông nói gửi giấy mời nhưng bây giờ chưa thấy."
Vào trưa ngày 30 tháng 12, chúng tôi đã liên lạc với ông Lê Tấn Hùng, viên chức công an điều tra mà bà Nhung nhắc đến. Lần gọi thứ nhất ông này cho biết đang bận ăn cơm trưa không trả lời: "Tôi đang ăn cơm trưa, ông tắt máy đi."
Đến tối chúng tôi gọi lại, thì ông từ chối không tiếp chuyện qua điện thoại mà phải đến gặp trực tiếp mới làm việc:
"Tôi không trả lời qua điện thoại, nếu  không đến trực tiếp thì tôi không trả lời."
Căng thẳng cao độ đã xảy ra tại xứ đạo Cồn Dầu vào hồi ngày 4 tháng 5, khi giáo dân tham gia đưa tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Đặng thị Tân, đến nghĩa trang của giáo xứ đã tồn tại cả 135 năm qua, và lực lượng công an đã sử dụng vũ lực để đưa quan tài đi cũng như đánh đập giải tán những giáo dân tham gia đám tang.
Nhiều người đã bị bắt. Cuối cùng là sáu người bị giam từ ngày hôm đó cho đến khi ra toà vào ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Một người tham gia đội trợ tang là ông Nguyễn Thành Năm, sau nhiều lần làm việc với công an đã qua đời hồi ngày 3 tháng 7, mà cái chết cuả ông được nói vì do dân quân, công an đánh đập.

Văn phòng Luật Cù Huy Hà Vũ được một số giáo dân mời tham gia bào chữa trong phiên xét xử sơ thẩm hôm ngày 27 tháng 10 đã bị Toà án Nhân dân quận Cẩm Lệ từ chối.
Những người trong cuộc đều cho rằng họ đòi hỏi quyền lợi chính đáng và không hề chống đối Nhà Nước. Theo họ nếu dự án vì công ích thì không có gì để nói, còn việc chính quyền thu hồi nhà ở, đất ruộng cuả họ để giao cho một công ty tư nhân làm dự án mà việc thỏa thuận giữa hai phiá chưa thống nhất là không đúng những qui định cuả chính pháp luật tại Việt Nam.

Có nên tranh luận với VC và Việt Gian Cộng Sản không

"Con Troi, con Nuoc, con Non,
Viet Cong ma con, thi mat Que Huong".
 
Thưa  qúy anh chị,
Tôi dùng chữ VC và VGCS ở đây là chỉ cả bọn tuy mang danh Quốc Gia nhưng chỉ viết những bài làm lợi cho VC.
Tôi dùng chữ BÀN LUẬN chứ không dùng chữ TRANH LUẬN vì giữa chúng ta, những người cùng lập trường với nhau, dùng chữ BÀN LUẬN nó nhẹ nhàng và thích hợp hơn là dùng chữ TRANH LUẬN.
Trước kia tôi có thấy có một vài buổi nói chuyện do một vài người thân Cộng (?) tổ chức và có mời vài tên Việt Cộng nói chuyện, nhưng đều bị người Việt Quốc Gia nhất là những người Việt Quốc Gia chống Cộng tẩy chay và phản đối kịch liệt. Có người hỏi rằng: " Tại sao lại tẩy chay? Tại sao mình không tham dự để tranh luận với bọn chúng để vạch ra cho chúng thấy những cái sai, cái xấu, cái tồi tệ của chúng ?"
Thưa qúy anh chị,
Tôi không rõ lý do của những người tẩy chay hay phàn đối thế nào. Nhưng riêng tôi, tôi rất đồng ý việc họ tẩy chay, trừ phi cuộc hội thảo ở VN,  vì những lý do sau:
1/ Vô ích.
Tại sao tôi lại cho là VÔ ÍCH ? Bởi vì bọn Việt Cộng một khi chúng đã nhận tham dự buổi tranh luận là nó đã có mục đích sẵn rồi. Mục đích của chúng là tuyên truyền. Những lời nói của chúng dù không thể nào tuyên truyền được chúng ta, vì chúng ta đã rõ bộ mặt thật của chúng. Nhưng còn con em của chúng ta thì sao? Đó chính là mục tiêu của bọn chúng đấy.
Còn những lời nói của chúng ta thì có ai nghe không? Ở đây, Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào, thì chỉ có chúng ta, mà chúng ta thì đã biết rõ rồi, cần gì phải nói. Những người mà chúng ta muốn ho nghe là đồng bào trong nước thì họ đâu có nghe được ? Chỉ còn bọn chúng, những tên Việt Cộng kiên trinh, thì đời nào chúng nghe mình?
Rút cục, dù thắng hay thua, buổi thảo luận cũng chỉ là cơ hội để cho bọn Việt Cộng tuyên truyền.
2/ Gây chia rẽ cho Cộng Động Người Việt Hải Ngoại.
Dù có tham dự hay không tham dự, thì cũng có người ý nọ, kẻ ý kia, Rút cục, buổi hội thảo dù thất bại hay thành công, thì Cộng Đồng Người Việt cũng bị chia rẽ thêm.
Tóm lại, trừ phi tranh luận với bọn Việt Cộng ở trong nước, chứ tranh luận với bọn Việt Cộng ở đây, thì không khác gì tạo cho chúng cơ hội để tuyên truyền.
Tranh luận ở trên diễn đàn với các thành phần VC hay VGCS cũng tương tự như vậ.
Chúng ta nên dành hết thì giờ để đánh thẳng vào mục tiêu của chúng ta là bọn Việt Cộng.
Xin kính chúc qúy anh chị
Một Năm Mới An Khang và Thịnh Vượng.
LDS
 

Tiền chính phủ sắp giống... tiền địa phủ

Lạm phát chóng mặt ở Việt Nam


Khi người dân cầm tiền mà mất tự tin

Liêu Thái/Người Việt

QUẢNG NAM - Không cần phải nhắc đến con số lạm phát tăng mức 11.75% trong tháng 12 năm 2010 mà hãy nhìn vào thực tế khi cầm đồng tiền Việt Nam trên tay.

Ðốt vàng mã đang là ‘niềm tin khác’ ở Việt Nam. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Trước đây vài tháng, cầm một trăm ngàn đồng (khoảng $5) ra khỏi nhà, có thể tạm ổn. Ðổ xăng xe 20 ngàn đồng, nếu nhớt cũ thì thay bình nhớt hết 60 ngàn đồng, uống một ly cà phê, hút một điếu thuốc, và có thể ăn thêm ổ bánh mì bán bên đường với giá 3 ngàn đồng. Nếu không thay nhớt thì còn được 60 ngàn đồng bỏ túi. Tạm yên tâm một chút. Nhưng bây giờ, chuyện ấy không còn nữa.
Hiện nay, cầm một trăm ngàn đồng ra đường, cũng có thể làm được một số việc tương tự sau khi đã nhịn ăn sáng và nghỉ uống cà phê. Nhưng không thể có chút tự tin nào khi cầm ngần ấy tiền đi ra đường. Nhất là trong lúc hàng hóa mỗi lúc một tăng, năm hết, Tết cận kề.
Dạo một vòng vào các chợ, hàng hóa vẫn có, nhiều nữa là khác. Nhưng dường như thứ hàng nào cũng bấp bênh giá cả, có người muốn bán quách cho xong (nông sản chẳng hạn!), cũng có người ghìm hàng lại đợi tăng giá. Tùy vào độ khan hàng, chạy hàng của mỗi loại mà người bán quyết định ghìm hay bán tháo.
Mọi mặt hàng đều bất ổn, duy có một mặt hàng vẫn bán chạy như thường lệ dù có nâng giá chút đỉnh, và đặc biệt là khi mọi thứ mua-bán trên thị trường đều chựng lại thì mặt hàng này vẫn mua bán sôi động, thậm chí nhu cầu tăng cao, mẫu mã thêm mới: Tiền địa phủ và vàng mã.
Tiền địa phủ và vàng mã được bày bán khắp nơi, từ chợ phố cho đến chợ quê, từ cửa hàng cho đến sạp bán lẻ, đủ chủng loại, từ đôi dép, cái nón lá bài thơ, đến chiếc xe máy, xe hơi... và đô la. Mặc dù nhà nước cấm bán nhưng hàng vẫn cứ bày bán một cách đắt đỏ, mau lẹ.

Những người sản xuất tiền địa phủ

Anh Trần Tiến, một chủ cơ sở làm tiền địa phủ, vàng mã nói: “Mặt hàng này gần đây bán rất chạy, chuyện đốt vàng mã vốn có từ thời Tây Hạ bên Tàu, nhưng nó đạt đỉnh cao ở Việt Nam, và nó cũng được sáng tạo ở Việt Nam, vì theo tôi biết thì chỉ có Việt Nam mới nghĩ ra đồng đô-la địa phủ và in giống hệt đồng thật. Hình như các nước khác có làm thì cũng sau mình, bắt chước mình thôi!”

Ðồng đô la địa phủ đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Chị Thúy, chủ một cơ sở làm vàng mã khác nói: “Cái hay của người làm vàng mã Việt Nam nằm ở chỗ họ có thể nghĩ ra thêm nhiều mặt hàng như xe máy, xe hơi và làm giống y hệt như thật, đốt xuống cho người thân dưới âm phủ có cái mà đi lại, chơi bời, du ngoạn. Tui còn nghĩ chuyện sắp tới sẽ thiết kế một cây xăng vàng mã, vì chưa có ai đốt cây xăng gửi xuống cho ông bà, xe nhiều mà không có xăng thì cũng hơi kẹt!”
Anh Việt, chủ một cơ sở sản xuất khác lại nói, “Nghề này cũng như làm dâu trăm họ, lúc thị trường bấp bênh hoặc gần Tết thì kiếm được kha khá, chứ những lúc người ta no cơm ấm áo thì ít hơn. Làm cật lực, có nhiều đầu mối thì kiếm cũng được khá tiền, có ngày cả triệu đồng (tương đương $50). Nhưng không phải lúc nào cũng kiếm được chừng đó đâu, có khi cả tuần không có đồng nào. Hàng ‘siêu hình’ mà!”
Chị Liên, chủ cửa hàng Tâm Liên ở một thị trấn miền núi cho biết: “Giá mỗi xấp đô-la lấy vào là 4.5 ngàn đồng, bán ra là 5 ngàn đồng. Tiền lãi bằng y một tờ vé số. Còn giấy tiền, vàng bạc thì lấy vào với giá 2.3 ngàn đồng, bán ra 3 ngàn đồng, lãi hơn chút đỉnh. Binh đất (áo bằng giấy cho người âm) lấy vào 3.6 ngàn đồng, bán ra 4 ngàn đồng... Nói chung thì khi cúng, tùy giàu nghèo và mức độ quan trọng của lễ cúng mà tốn ít hay nhiều tiền. Ít thì vài chục ngàn đồng, nhiều lên cả chục triệu đồng”.
Tôi hỏi sao lại có chuyện cúng tiền giấy, áo giấy mà lên đến cả chục triệu đồng, chị có nhớ nhầm vài trăm ngàn với vài trăm đô la không. Chị Liên cười: “Em không biết đó thôi, có nhiều nhà giàu, nhà quan chức, mỗi lần cúng đốt cả vài chục triệu nữa chưa ăn thua chi. Ví dụ như họ cúng lễ cho cha mẹ, thì phải cúng luôn bà con, họ hàng, khấn mời cùng về...”
Chị nói thêm, “Cúng cho cha mẹ một hoặc hai chiếc xe vàng mã bốn bánh hiệu Camry, giống hệt như thật, giá rẻ chi cũng năm triệu đồng một chiếc (tương đương 250 đô la), rồi cúng thêm vài chiếc xe hai bánh cho họ hàng, mỗi chiếc cũng năm sáu trăm ngàn đồng cho đến một triệu rưỡi (tương đương 25 đến 75 đô la). Vậy thì hết cả mười mấy hai chục triệu là bình thường!”
Chị Liên nói không sai, vì sau ba ngày đi tìm hiểu, khảo sát giá ở các tỉnh Quảng Nam, Ðà Nẵng, Thừa Thiên Huế và gọi điện hỏi thăm giá ở nhiều tỉnh khác thì những chiếc xe vàng mã bốn bánh, hai bánh đều có giá tiền từ 600 ngàn đồng đến 6 triệu đồng.
Chồng chị Liên nói thêm: “Nếu đặt chiếc xe vàng mã đứng cạnh chiếc xe thật vào buổi tối, đứng xa một chút, sẽ không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Giống hệt nhau! Mà phần lớn vợ cán bộ cao cấp đặt loại hàng này!”

Chiếc xe Dream vàng mã này giá 600 ngàn đồng (khoảng $30). (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Các chủ sản xuất hàng cho biết là cả năm mới trúng được vài người khách sộp vậy thôi, phần đông vẫn chỉ mua giấy tiền, vàng bạc, đô-la, áo thế (một tấm giấy có vẽ mặt người, dùng để đốt cho người quá cố với mục đích người trong áo giấy này sẽ xuống âm phủ chịu tội thay cho người quá cố), binh đất...
Các lễ cúng của người nghèo cũng có giá khác nhau: Cúng đám giỗ tốn chừng 25 ngàn đồng ($1.2); Cúng Tất Niên tốn 30 tới 40 ngàn đồng ($1.4-$2); Cúng đầu năm tốn 20 đến 25 ngàn đồng ($1-$1.3); Riêng cúng chạp mả thì tốn cao hơn, từ 200 đến 300 ngàn đồng ($10-$15). Ðó là mức cúng của người nghèo.
Những năm làm ăn thuận buồm xuôi gió thì việc đốt vàng mã ít rầm rộ hơn năm thất bát, mất mùa.

Ðồng chính phủ, đồng địa phủ

Trong lúc chính phủ Việt Nam ra sức bù trượt giá, khống chế lạm phát và ra lệnh bài trừ mê tín dị đoan, không được sản xuất, mua bán tiền địa phủ, vàng mã thì người dân lại thi nhau đốt nhiều vàng mã, cúng kính. Ðiều này do đâu?
Một sinh viên năm ba Ðại Học Sư Phạm Ðà Nẵng nói: “Trong chừng mực về niềm tin, độ an toàn tâm lý thì có vẻ như người dân tin vào đồng tiền địa phủ hơn đồng tiền chính phủ. Vì lẽ, xét về độ an toàn khi cầm đồng tiền Việt Nam trên tay trong thời bão giá chẳng có chút gì lấy làm yên tâm. Bữa nay một ngàn đồng mua được một lon gạo, vài hôm sau mua được một điếu thuốc, vài tháng sau một ngàn đồng chỉ mua được một ly trà đá...”
Một sinh viên khác nói, “Trong khi đó, mỗi khi gặp chuyện rắc rối, không may, người ta thường nghĩ đến vấn đề trục trặc phía cõi âm, sắm một mâm lễ vật để cúng vái, cầu xin. Ðương nhiên thứ quan trọng nhất trong mâm lễ vật ấy phải là tiền địa phủ, vàng mã và gạo muối”.
Sinh viên này nói thêm: “Cúng vái xong, đốt xong tiền địa phủ, áo giấy, vàng mã, tâm lý người cúng thường thảnh thơi, an tâm hơn vì đã ‘giải quyết’ được những trục trặc âm phần”.
Lê Thanh, một sinh viên năm hai Ðại Học Ðà Nẵng nói: “Em thường hay mua tiền địa phủ, áo giấy, vàng mã về đốt cúng mỗi khi gặp khó khăn, mỗi khi rằm, mồng một. Làm vậy em có cảm giác an tâm lắm. Vì em tin rằng nếu có nợ nần gì ở cõi khác thì cũng có thể giải quyết, nếu không có nợ thì em xem như mình bỏ tiền vào ngân hàng, sau này ra trường, ông bà phò hộ làm ăn, đỡ bớt khổ!”
Khi tôi hỏi các bạn có dự đoán nào về tình hình đồng tiền Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam sắp tới, đặc biệt là sau Ðại hội XI. Các bạn đều im lặng, lắc đầu.

Niềm tin ở đâu?

Cô Năm bán hàng tạp hóa ngoài chợ Vĩnh Ðiện, Ðiện Bàn, Quảng Nam, nói: “Cúng ông bà ông bà đãi, cúng ông sải ông sải dâng. Tốn mấy chục ngàn mà cảm thấy bình an, yên tâm làm ăn thì nên lắm chứ! Còn như đóng thuế, đóng xong trôi sông trôi biển, mua công trái, tham gia xã viên hợp tác xã, lúc bỏ tiền ra, hồi đó tôi bán cả chỉ vàng mới được năm chục đồng đóng vào hợp tác xã nông nghiệp, nhưng bây giờ lấy ra mua không được mấy lon gạo. Rồi công trái, mất hết! Vậy tiền địa phủ đáng tin hơn chứ!”
Câu nói của cô Năm bán tạp hóa ở chợ quê có thể tóm lược, khái quát tình trạng mất giá của đồng tiền Việt Nam. Và cũng qua câu nói này, cho thấy sự mất niềm tin vào nhà nước. Bởi họ đã mất quá nhiều thời gian để thấp thỏm, thăng trầm, khốn đốn theo mệnh giá tiền, theo nền kinh tế Việt Nam.
Chuyện tiền chính phủ - tiền địa phủ đặt cạnh nhau để so sánh nghe có vẻ như đùa. Nhưng ở Việt Nam nó thành sự thật. Vì niềm tin vào tiền địa phủ chiếm rất lớn. Nhất là khi đồng tiền chính phủ làm mất lòng tin nhân dân.
Và hình như dưới cõi âm cũng không tin vào đồng Việt Nam mấy, nên gần đây, mỗi khi đốt cúng, người ta chọn đồng đô la địa phủ.
Ðồng đô la địa phủ chiếm toàn bộ thị trường vàng mã.

Ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Chủ tịch Việt Nam bảo vệ quyền lợi của nguyên cáo

Hôm nay (30/12/2010), một số trang mạng tiếng Việt đã đăng tải đề nghị của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi Chủ tịch nước Việt Nam. Tờ đơn này được luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ và là người bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ, nhận từ tay thân chủ tại trụ sở B14 của Bộ Công An (Hà Nội) sáng ngày 27/12/2010.
Trong lá đơn này, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chính thức đề nghị Chủ tịch Việt Nam tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt Nhà nước Việt Nam « để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp » của bên nguyên. Bởi vì, ông Cù Huy Hà Vũ bị truy tố vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Như vậy, đối tượng bị hại trong vụ án này là Nhà nước Việt Nam, mà căn cứ theo Hiến pháp Việt Nam, Chủ tịch Nước, người đứng đầu Nhà nước, là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Cũng trong phần biên bản ghi lời khai của thân chủ của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ngoài phần đề nghị gửi Chủ tịch Việt Nam, còn có thư ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tham gia vào vụ án với tư cách là « bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ». Lý do được đưa ra là vì hai bài phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, « Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ » và « Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp », nằm trong số 10 tài liệu mà bản cáo trạng đã dùng để buộc tội.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ ngày 5/11/2010 và đến ngày 17/12/2010, Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng để truy tố ông vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù. Sau gần hai tháng bị giam giữ, giai đoạn điều tra được coi là đã hoàn tất, bên cạnh đó ông Cù Huy Hà Vũ không được khỏe, do mắc bệnh tim bẩm sinh, gia đình đã và đang kiến nghị để ông được tại ngoại trong thời gian chờ xét xử.

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà
 
30/12/2010
 
 
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ và người bào chữa chính thức của ông Cù Huy Hà Vũ, cũng khẳng định bà đã làm mọi thủ tục cần thiết trước pháp luật và hiện đang chờ đợi sự phản hồi của chính quyền và đặc biệt là từ phía Chủ tịch Nước đối với đề nghị kể trên của bị cáo. Sau đây là tiếng nói của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.
Bà Nguyễn Thị Dương Hà : Về sức khỏe, anh ấy bị đau tim bẩm sinh, bây giờ bệnh tái phát. Anh ấy có nhờ luật sư yêu cầu vợ là Nguyễn Thị Dương Hà và em gái là Cù Thị Xuân Bích làm đơn bảo lãnh tại ngoại. Vì việc điều tra cũng đã kết thúc rồi, mà tim anh ấy bị đau lại, phải dùng thuốc trợ tim, anh ấy yêu cầu làm đơn cho được tại ngoại. Ngày 6/11, tôi Nguyễn Thị Dương Hà, là vợ, và em gái là Cù Thị Xuân Bích đã làm đơn yêu cầu bảo lãnh cho anh ấy tại ngoại, nhưng không hiểu sao mà người ta không trả lời, mà cũng có thể là đang điều tra, nhưng bây giờ thì việc điều tra cũng đã xong. Vì vậy gia đình đang làm đơn đế yêu cầu bảo lãnh.
RFI : Thưa chị, phải chăng việc chị, với tư cách là luật sư của ông Cù Huy Hà Vũ, được tiếp xúc và được lấy lời khai với thân chủ, thì đó cũng là một biểu hiện rằng giai đoạn điều tra đã kết thúc ?
Bà Nguyễn Thị Dương Hà : Vâng, đúng là như thế.
RFI : Theo chị, chị có biết dự kiến vụ án đến khi nào sẽ được đem ra xử ?
Bà Nguyễn Thị Dương Hà : Hôm đến làm thủ tục làm luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ, thẩm phán chánh án Tòa hình sự Nguyễn Hữu Chính có nói là dự định sẽ xử trước Tết (âm lịch).
RFI : Chị có thể cho biết, kể từ khi chị gửi đề nghị này đến Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, thì từ phía Chủ tịch Nước đã có phản hồi gì chưa ?
Bà Nguyễn Thị Dương Hà : Mới có hai hôm thôi, nên tôi chưa thấy có phản hồi gì. Ngày 5/11, ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt trái pháp luật, thì ngày mùng 8, tôi, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, đã có đơn tố cáo việc ông ấy bị giam giữ. Tất cả các thủ tục, tất cả các quy trình, nói chung là sai phạm hoàn toàn, có thể nói là gần như 100%. Từ bắt, đến khám nhà, khám phòng riêng của ông ấy, tất cả đều sai. Tôi đã nêu ra bốn điểm sai phạm, và yêu cầu Chủ tịch Nước, Quốc hội, Viện Kiểm sát, và tất cả các cơ quan hữu quan, từ Cơ quan An ninh điều tra đến Bộ Công an. Nhưng đến bây giờ, vẫn chưa được giải quyết.
Và ngày 5/12/2010, tức tròn một tháng sau khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt, tôi cũng lại có một đơn tố cáo lần thứ hai. Lần này tôi tố cáo về nội dung điều 88 quy  tội cho ông Cù Huy Hà Vũ, thực tế là ông ấy không những không có tội mà lại có thể nói, ông ấy còn có công trong việc tố cáo và kiến nghị những hành vi sai trái của những người lãnh đạo. Đến ngày hôm nay, gia đình cũng chưa được nhận một hồi âm nào. Riêng việc gửi Chủ tịch Nước, thì những lần trước các đề nghị cũng được gửi đến Chủ tịch Nước.
Đến hôm nay, cũng là ngót hai tháng, chỉ còn thiếu 5 ngày nữa là tròn hai tháng anh ấy bị bắt, và 47 ngày kể từ lá đơn tố cáo đầu tiên của tôi đến nay, vẫn chưa hề có động thái gì từ phía Nhà nước. Chúng tôi đã làm tất cả những gì pháp luật cho phép để bảo vệ chồng của mình, thế mà đến hôm nay, cũng vẫn chưa hề có hồi âm gì cả. Tất cả đều im lặng. Các cơ quan tố tụng đang hối hả để đưa vụ án ra xét xử. Nói thật là rất khó để bày tỏ ý kiến. Vẫn phải để thời gian sẽ trả lời thôi.

Câu chuyện Ba Vua và tình hình Giáo hội Việt Nam hôm nay

                                                    Câu chuyện Ba Vua và tình hình Giáo hội Việt Nam hôm nay


Sắp tới đây trong lễ bế mạc Năm Thánh tại La Vang, một nghi thức thuần túy tôn giáo nhưng nghe đâu Chủ tịch nước hay Thủ tướng sẽ đến đọc diễn văn trong dịp này. Đây là một việc làm quái lạ chưa từng có. Trong một buổi lễ thuần túy tôn giáo, nhà cầm quyền có thể được mời nhưng chỉ đến tham dự chứ không được phát biểu gì. Có phải họ muốn chứng tỏ rằng Giáo hội Việt Nam đã hoàn toàn thần phục chế độ toàn trị? Hay là họ đang muốn biến đạo Công giáo thành một thứ tôn giáo “lễ hội” như nhận định của Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh?
Theo lịch Phụng vụ của Giáo hội, Chúa nhật tới đây là lễ Hiển linh mà trước kia thường được gọi là lễ Ba Vua. Bài Tin Mừng của Chuá nhật lễ Hiển linh được Thánh Matthêu kể lại như sau:
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Đông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: “Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”. Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Đức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: “Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Đấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta”.
Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: “Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người”. Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.
Bài Tin mừng trên đây phản ảnh rõ nét tình hình của Giáo hội Việt Nam hôm nay.
Xưa kia các nhà đạo sĩ tuy là những người ngoại đạo nhưng đã bất chấp xa xôi cách trở, bất chấp bao khó khăn nhọc nhằn, cùng nhau lên đường tìm kiếm và họ đã gặp được Đấng Cứu Thế. Trong khi đó vua Hêrôđê và những người có đạo thì lại chẳng biết Đấng cứu tinh đang ở giữa họ. Ngày nay cũng vậy biết bao nhiêu người đã trở thành người Kitô hữu nhưng lại tỏ ra thờ ơ không biết rằng mình có diễm phúc được làm con cái Chúa. Trong lúc hàng năm có đến hàng ngàn hàng vạn người trở thành Kitô hữu  thì có biết bao nhiêu người Công giáo lại xa nhà thờ, biếng nhác việc đạo, không những không thực hành mà còn đi ngược lại lời giáo huấn của Chúa.
Tôi đọc được trong một bài suy niệm một câu nói có  vẻ  nghịch lý của linh mục Kard Rahner, một nhà  thần học như thế này “Có những Kitô hữu ‘ngoại đạo’, trái lại có những người bên lương mà lại ‘có đạo’”.
Kitô hữu mà “ngọai đạo” là những người chỉ theo Chúa bề  ngoài, chỉ nói về Chúa ngoài môi ngoài miệng còn trong thâm tâm của họ thì chẳng hề có Chúa. Loại người này ở đâu cũng có và không phải chỉ ở trong hàng ngũ những giáo dân bình thường mà ở ngay cả trong hàng ngũ những vị có vai vế trong Giáo hội.
Những người bên lương mà lại “có đạo” là những người không hề biết Chúa hoặc biết nhưng chưa trở thành Kitô hữu nhưng việc làm của họ lại đi đúng theo đường lối của Chúa. Họ không toan tính, không cầu an, không chỉ nghĩ  đến cái lợi riêng cho bản thân mình. Họ không cúi đầu trước bạo quyền, không thỏa hiệp với tội ác. Họ không sợ gian khổ. Họ chấp nhận tất cả  những bất lợi, những thiệt thòi về phần mình để đứng về phía người nghèo, người cô thế, người bị áp bức bóc lột. Họ dám lên tiếng chống lại bất công, dám đòi hỏi công lý và lẽ phải. Họ thực sự phục vụ tha nhân. Những mẫu người đáng ngưỡng mộ đó đã xuất hiện không ít tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Xưa kia các nhà đạo sĩ từ những xứ sở khác nhau đã cùng đi chung với nhau. Họ đồng một lòng ra đi với cùng một quyết tâm, cùng nhắm một mục đích tìm đến vị vua trên hết các vua. Ngày nay những người trong cùng một Giáo hội lại không thể đồng lòng, thiếu đùm bọc nhau, “đồng cảm nhưng không đồng thuận” khiến cho những tiếng nói công chính đã bị dập tắt ngay khi vừa cất lên. Và cũng chính vì không có được sự đồng tâm như các nhà đạo sĩ mà các chủ chăn không có cùng một hướng đi khiến cho Giáo hội Việt Nam lâm vào cảnh phân rẽ cách đáng lo ngại như hiện nay.
Trong Giáo hội có những người chủ trương đi theo con đường “Phúc âm – Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” với ý định ly khai khỏi giáo hội “Duy nhất – Thánh thiện – Công giáo và Tông truyền”. Chủ trương ly khai này dĩ nhiên chẳng được người Công giáo chân chính nào chấp nhận. Thế nhưng Giáo hội Việt Nam vẩn còn bị quấy nhiễu bởi cái tổ chức Ủy Ban “Đàn két”. Một sự thật “thực” đáng buồn là cái tổ chức này vì được sự  bao che công khai hoặc ngấm ngầm của một số chức sắc nên nó vẫn còn có thể tồn tại để phá hoại Giáo hội.
Xưa kia các đại giáo trưởng và các luật sĩ là những người am tường Thánh Kinh, biết rất rõ lời của các tiên tri đã chép. Có lẽ họ thuộc làu làu từng câu, từng đoạn trong Kinh Thánh bằng chứng là khi Hêrôđê vừa hỏi tới thì họ lập tức bẩm báo rành rọt rằng Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem xứ  Giuđa. Thế nhưng cho đến khi các nhà đạo sĩ đã tìm được đến nơi hài nhi hạ sinh thì họ vẫn mù tịt, chẳng biết đích xác hài nhi đang hiện diện ở nơi nào. Họ là những người chỉ giỏi lý thuyết, chỉ là con mọt sách chứ không biết áp dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống.
Ngày nay cũng vậy, có nhiều “đại giáo trưởng và luật sĩ” tinh thông lời Chúa. Nhưng đáng tiếc là lời Chúa chưa thực sư thấm nhập vào tim óc để họ đem ra thực hành trong đời sống. Họ nói rất hay, giảng trong nhà thờ rất hùng hồn nhưng những lời giảng dạy và việc làm của họ lại là một khoảng cách một trời một vực. Các mục tử, “Chúa Giêsu thứ hai” lẽ ra phải mang hình ảnh của Chúa Giêsu là hiền lành và khiêm nhường nhưng lời nói và việc làm của một số mục tử đã tạo ra cái hố ngăn cách giữa chủ chăn và con chiên. Đã có những lời than phiền của giáo dân về thái độ hống hách của chủ chăn. Đã có những linh mục sợ Giám mục đến nỗi  không dám ghé vào tòa giám mục. Vậy đâu là hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu đã dạy?
Cũng có  vị chủ chăn có vẻ rất hăng hái với công việc truyền giáo đã sáng chế ra những  kiểu mục vụ rất lạ để cống hiến cho công việc truyền giáo. Thế nhưng chính vị đó lại đồng lõa trước âm mưu xóa sổ một xứ đạo đã có lịch sử cả trăm năm. Chắc chắn các mục tử đã nhiều lần giảng dạy về bác ái yêu thương, về việc bênh vực người cô thế . Nhưng khi con chiên bị đàn áp, bị khủng bố đến hoảng loạn thì chẳng hề nói được một lời bênh đỡ lại còn hùa với bạo quyền lên án con chiên của mình. Hành xử với con chiên như vậy mà còn dám mạnh miệng nói đến truyền giáo? không biết truyền giáo cho ai đây?
Tôi còn nhớ cách nay đã khá lâu, trong một dịp đến Sài gòn, tôi được hai người bạn dẫn đi nghe giảng ở nhà thờ Đức Bà. Chúng tôi đều mãn nguyện với bài giảng hôm đó. Sau thánh lễ người ta phát ra bản tóm tắt nội dung của bài giảng. Ba người chúng tôi chỉ nhận được một bản cho nên ba anh em đã phải cuốc bộ qua mấy con phố mới tìm được  tiệm photo copy  sao thêm hai bản để mỗi người có được một bản. Tôi đã đem bản tóm tắt bài giảng hôm đó sang Mỹ và giữ mãi cho đến cách đây ít lâu khi nghe cũng vị giảng thuyết hôm đó “chửi” trang Nữ Vương Công Lý. Nghe những lời lẽ cao ngạo, không một chút khiêm nhường và bác ái khiến tôi qúa thất vọng. Thì ra giảng thuyết là một việc còn thực hành lời giảng lại là việc khác. Đúng là tin đạo chứ đừng làm theo người giảng đạo.
Xưa kia Hêrôđê xảo quyệt và độc ác. Ngoài miệng ông ta nài nỉ ba nhà đạo sĩ khi tìm được nơi haì nhi sinh ra thi báo cho ông ta biết để ông ta cũng đến triều bái Người nhưng thực tế ông ta đang âm mưu một việc khác. Và vì không tìm được hài nhi mới sinh và vì lo sợ mất ngai vàng ông ta đã ra lệnh tàn sát bao nhiêu trẻ thơ vô tội.
Hêrôđê ngày nay chính là bạo quyền đang nắm quyền sinh sát nhân dân Việt Nam. Họ gian manh và tàn ác chẳng khác Hêrôđê ngày xưa. Chỉ vì quyền lợi của phe nhóm họ đã bất chấp ngay cả những thủ đoạn đê hèn nhằm đạt cho bằng được ý đồ của họ. Họ đã gây nên bao nhiêu tội ác khi cướp đất đai tài sản của người dân thấp cổ bé miệng, xô đẩy người dân vào cảnh bần hàn. Họ đã cưỡng đoạt bao nhiêu cơ sở vật chất của các tôn giáo để làm giàu cho bản thân. Họ đã thẳng tay đàn áp, đánh đập tàn nhẫn, không nương tay ngay cả với người gìa, phụ nữ và trẻ con .
Thâm độc không kém Hêrôđê khi ngoài miệng họ nói ngon nói ngọt, ra vẻ đề cao người Công giáo chẳng hạn họ nói  người Công giáo đã “đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đã “thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, “đất nước chúng ta đang trên con đường hội nhập quốc tế đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trong đó có phần đóng góp tích cực của đồng bào Công giáo.”, “Những thành tích đồng bào Công giáo đạt được trên nhiều lĩnh vực được Đảng, Chính phủ và đồng bào cả nước ghi nhận, đánh giá cao” vân vân và vân vân.
Thế nhưng trên thực tế họ chỉ coi người Công giáo là công dân hạng hai và luôn nghi ngờ. Cho tới bây giờ mà vẫn còn nhiều nơi người Công giáo bị ngăn cản, gây khó dễ trong việc hành đạo vả giữ đạo.  Chỉ mới đây thôi tại Kontum khi Giám mục đến dâng lễ cho giáo dân, nhà cầm quyền địa phương đã không cho tập trung khoảng 40 gia đình Công giáo với lý luận chầy cối rằng “Giám mục có quyền dâng lễ, nhưng mỗi nhà một lễ, mỗi lễ không qúa 1 tiếng đồng hồ”. Họ hô hào người Công giáo “đồng hành với dân tộc” nhưng họ luôn đố kỵ và trù dập không cho người Công giáo ngóc đầu lên. Đồng hành cái kiểu đó như  nhận định của một đại biểu tham dự  ĐHDC “Cùng đi mà b trói tay, buc chân tc là b ‘dn đ ch không phi đng hành”.
Thâm độc còn hơn Hêrôđê khi họ dùng chính người có đạo để phá đạo. Nhóm quốc doanh được họ nuôi dưỡng và điều khiển đang là mũi  dao nhọn đâm vào Giáo hội. Nhóm này được sự hậu thuẫn của nhà cầm quyền vừa gửi một thông điệp Giáng sinh như muốn thay thế tiếng nói của Giáo hội Việt Nam mà  theo nhận định của Asia News thì  đó  chính là “báo hiệu cho một làn sóng các nỗ lực mới của Hà Nội nhằm hiện thực hóa khao khát khôn nguôi của họ là nắm được Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.”
Sắp tới đây trong lễ bế mạc Năm Thánh tại La Vang, một nghi thức thuần túy tôn giáo nhưng nghe đâu Chủ tịch nước hay Thủ tướng sẽ đến đọc diễn văn trong dịp này. Đây là một việc làm quái lạ chưa từng có. Trong một buổi lễ thuần túy tôn giáo, nhà cầm quyền có thể được mời nhưng chỉ đến tham dự chứ không được phát biểu gì. Có phải họ muốn chứng tỏ rằng Giáo hội Việt Nam đã hoàn toàn thần phục chế độ toàn trị? Hay là họ đang muốn biến đạo Công giáo thành một thứ tôn giáo “lễ hội” như nhận định của Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh?
Bạo quyền đã, đang và sẽ còn gây nhiều khó khăn cho Giáo hội. Họ sẽ còn bày ra nhiều mưu ma chước qủy nhằm khống chế để đưa Giáo hội đi theo con đường do họ vạch ra. Nhưng rồi cũng sẽ như xưa kia, mưu đồ của Hêrôđê đã không thành khi các nhà đạo sĩ được báo mộng không trở lại với tên bạo chúa. Khi Thiên Chúa ra tay can thiệp thì qủy hỏa ngục cũng không làm gì được Giáo hội. Giáo hội của Chúa sẽ trường tồn.
Lại Thế Lãng

Du học sinh Việt Nam hiếu học

Tinh thần thích học hỏi, nghiên cứu, luôn cố gắng, rèn luyện, trao dồi, tạo thành tích xuất sắc, đỗ đạt cao của các du sinh Việt Nam được ngợi khen tại bất cứ quốc gia nào mà các bạn trẻ này được nhận vào học.

Thành công

Theo một giáo sư thuộc trường đại học Bloomington, Indiana, Hoa Kỳ, thì một số sinh viên Việt Nam đang học hỏi tại đây, thường đứng đầu nhóm sinh viên quốc tế về thành quả gặt hái được.
Từ vùng Bắc Âu, nơi có ít người Việt đến sinh sống, ông Đỗ Duy Huỳnh, Hội Trưởng Hội Cao Niên Người Việt tỵ nạn tại Na Uy giải thích, trước đây người bản xứ chưa hiểu rõ về dân tộc Việt Nam, bây giờ ai cũng thấy là tuổi trẻ Việt Nam, trong đó có những du sinh thành công rực rỡ nơi xứ lạ:
“Ban đầu người Na Uy cứ tưởng dân Việt Nam viết chữ giống như Trung Quốc, Đại Hàn hay Campuchia, nên sinh viên Việt Nam vào đại học khó khăn, hiện giờ trong các trường đại học, trong các sinh viên Việt Nam đã có người làm đến Khoa trưởng, đã có nhiều giáo sư Việt Nam dạy ở những trường đại học nổi tiếng.
Nói về tỷ lệ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại đây, có rất nhiều bác sĩ, được sĩ. Theo tôi được biết hiện có một số sinh viên Việt Nam được học bổng của Na Uy, họ học rất tài. Ban đầu các em chỉ học lấy bằng kỹ sư, sau khi tốt nghiệp thì có thể học lên và trình luận án tiến sĩ, được nhận tiền trợ cấp thêm.
Có nhiều em học được 7 năm rồi, chưa về Việt Nam, tôi có gặp và tâm sự với các em, vì con tôi cũng dạy trường đại học, qua câu chuyện thì đa số các em muốn học thêm để tiếp thu khoa học, kỹ thuật tại Na Uy, sau này về giúp cho quê nhà.”

Một giáo sư người Mỹ gốc Việt trực tiếp giảng dạy cho các du sinh Việt Nam, từ đại học Maine, Hoa Kỳ, tiến sĩ Ngô Vĩnh Long góp ý về chuyện học hành cùng những sinh hoạt của các em:
“Trường đại học này có rất ít sinh viên Việt Nam, mỗi năm có khoảng 10 hay 12 sinh viên thôi, cũng có em học giỏi, có em học không giỏi. Tôi cũng biết nhiều sinh viên Việt Nam tại các trường khác, có một số học rất giỏi, nhưng một số khác sang đây, vì tình cảnh gia đình của họ, có quan hệ tốt thì được nhận vào học các trường, nhưng không thể nói là đặc biệt giỏi. Những em nào có chuẩn bị sẵn trong nước thì sang đây học tốt.
Có một điều tôi thấy là phần lớn sinh viên Việt Nam học được điểm cao, chú ý học để lấy điểm cao, nhưng họ không nghĩ rằng những năm học đại học là cần tìm hiểu thêm về đất nước mình đang theo học, và tạo quan hệ. Tôi thấy về điều này, sinh viên Việt Nam còn rất yếu, lấy điểm cao nhưng quan hệ với người nước khác, hay với người Mỹ thì yếu chỗ đó.”

Được khen ngợi

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thanh Tùng, từ thủ đô Bruxelles, vương quốc Bỉ cho rằng dù sinh viên Việt Nam học giỏi, được ngợi khen, nhưng cũng không nên tự mãn:“Sinh viên Việt Nam rất hiếu học, điều đó luôn luôn đúng, kiên nhẫn, cố gắng, đúng là sinh viên Việt Nam học giỏi so với sinh viên của thế giới, mình nói vậy thôi, chứ mình đâu có dẫn đầu. Chắc phải sửa lại, luôn luôn mình nói, cái gì xứ mình cũng giỏi hơn thiên hạ, như vậy có thể nói là tự mãn. Tánh khiêm tốn của người làm khoa học thì mình cũng tránh  nói cái đó, không nên, vì là tự hào quá độ, dù có giỏi thiệt, cũng không nên nói ra, có vẻ phô trương quá.”

Theo bác sĩ Trương Tấn Trung, hiện hành nghề tại Paris, Pháp thì thế hệ trẻ Việt Nam dù, sinh ra lớn lên bên Pháp hay được cấp học bổng từ Việt Nam sang đây học hỏi, đều thành công trong học vấn và trên con đường tiến thân:
“Cái phần đúng là thế nào, các em thuộc thế hệ thứ 2, hoặc sau 1975, ở lại đây, quyết tiến thân khi thấy bậc cha anh có nhiều khó khăn, nên các em có nhiều ý chí, học hỏi, tiến lên, hòa nhập, ở xứ sở mới. Nói chung, đa số đều thành công, hiếm thấy người nào trong thế hệ đó mà thất nghiệp.
Lúc sau này, có một số sinh viên Việt Nam qua đây, gọi là du sinh, do những cơ quan hay tư nhân Pháp cấp học bổng, hoặc cũng có các em gia đình có khả năng, khá giả gởi sang Pháp du học, tự mình đài thọ chi phí. Các em này học hành rất sốt sắng để có bằng cấp về bên nhà được công việc khá. Nói chung, du sinh học hành thành công, ít khi nào thất bại.”
Sinh viên Việt Nam thường được đánh giá là xuất sắc không những về chương trình học vấn, rèn luyện mà trong bất cứ ngành nghề, bộ môn khác như văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hay trong lãnh vực quân sự, sinh viên Việt Nam, xưa nay vẫn luôn được ngợi khen về đức tính, phong cách, trí tuệ và đạo đức.

Trứng giả Trung Quốc có thể vào Việt Nam

Thông tin về công nghệ sản xuất trứng gà nhân tạo ở Trung Quốc gây quan ngại, do Việt Nam không kiểm soát được thị trường nhập lậu khá lớn. Giới chức hữu quan của Việt Nam nhận định gì, Nam Nguyên trình bày vấn đề này.
Mạng tin chính thức Vietnam Plus trích nguồn tin tờ Pháp chế Buổi chiều của Trung Quốc ngày 27/12 đưa tin ở Hoa lục hiện có nhiều doanh nghiệp công khai quảng cáo trên mạng về việc chuyển giao công nghệ làm trứng gà giả.
Chỉ với 900 nhân dân tệ, các nhà báo có thể mua tài liệu hướng dẫn cụ thể cách làm trứng gà giả. Theo đó các nguyên liệu chính để tạo ra trứng gà nhân tạo bao gồm muối alginate tách từ gôm cây tảo nâu, can-xi các-bo-nát (CaCO3) và vôi tôi can-xi ô-xít (CaO). Tài liệu này mô tả 3 công đoạn sản xuất trứng gà giả là tạo lòng trắng, lòng đỏ, cố định lòng đỏ và đưa lòng đỏ vào trong lòng trắng và sau cùng bọc vỏ cho trứng.

Có hay không trứng gà giả

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Việt Nam Hoàng Kim Giao khẳng định là không thể chế tạo ra một quả trứng sống nghĩa là không thể làm giả trứng gà sống. Trả lời Nam Nguyên, ông Hoàng Kim Giao nhấn mạnh:
“Tôi đã nói từ lâu, trứng gà giả không thể làm được, trứng gà giả mà còn sống thì không làm được. Thế còn trứng họ làm dạng quấy bột làm giả thì cái đó không phân biệt được.”
Trong chế biến thực phẩm, nhà sản xuất sử dụng nhiều nguyên liệu có nguồn gốc từ trứng như bột trứng, kem trứng. Những thành phần nguyên liệu này có thể được làm giả và thị trường không thể phân biệt được. Cục trưởng Hoàng Kim Giao cảnh báo tình trạng này:
“Khả năng là có, trứng bằng nguyên liệu họ có thể làm bằng bột kiểu bột trứng giả hoặc làm lẫn lộn hoặc là trứng chế biến để làm bánh thì khả năng là có. Còn chế biến nguyên vẹn một quả trứng sống rồi vận chuyển đưa đi thì tôi nói là không làm được.”
Theo chúng tôi tìm hiểu, quảng cáo huấn luyện làm trứng nhân tạo không phải là sự kiện mới ở Trung Quốc. Từ năm 2007 quảng cáo trên mạng nhan nhản các địa chỉ ở Bắc Kinh, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông và Quảng Đông. Các lớp học kéo dài khoảng hai ngày, thời gian đó học viên trả học phí từ 300 tới 800 nhân dân tệ tương đương 40-100USD.


Cũng trong năm 2007, truyền thông báo chí Hàn Quốc đã thực hiện nhiều phóng sự cho rằng, trứng gà giả đã xuất hiện tại thị trường Hoa Lục với giá trứng chỉ bằng 1/10 trứng thật. Trứng giả được làm bằng hóa chất và ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng, có thể làm mất trí nhớ và một số bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.  
Theo tài liệu làm trứng nhân tạo của báo Trung Quốc được Vietnam Plus trích thuật hôm 28/12, người ta có thể tạo ra lòng trắng trứng giả bằng muối alginate trộn đều với nước, hình thành dung dịch màu trắng và kết dính như hệt lòng trắng trứng thật.
Còn để tạo lòng đỏ, sử dụng một phần lòng trắng vừa làm ra cho thêm mầu thực phẩm mầu vàng chanh tạo ra một hỗn hợp.
Sau đó đưa hỗn hợp lòng đỏ vào khuôn có hình dạng như trứng thật và nhúng khuôn thật nhanh vào nước vôi. Tài liệu hướng dẫn mô tả là, mặt ngoài của lòng đỏ trứng gà giả nhanh chóng hình thành một mạng định hình trong suốt. Sau một phút, lòng đỏ trứng gà nhân tạo được hình thành.

Tiếp theo là việc đặt lòng đỏ vào bên trong lòng trắng, ở công đoạn này quả trứng gà giả không khác gì một quả trứng gà thật đã được bóc vỏ. Bước sau cùng là nhúng các thành phần vừa nêu vào hỗn hợp tạo vỏ trứng, được làm bằng sáp ong và can-xi các-bo-nát vài lần. Quả trứng giả được làm khô vỏ bằng gió nhẹ và nhúng vào nước lạnh để định hình.
Một giới chức hữu quan của Việt Nam, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỏ ra ngạc nhiên về thông tin liên quan đến công nghệ làm trứng giả của Trung Quốc. Ông Khẩn nói với Vietnam Plus là Việt Nam chưa phát hiện loại trứng gà giả như mô tả trong tài liệu hướng dẫn.
Đối với những thông tin quan ngại tới việc trứng Trung Quốc dù thật hay giả có thể xâm nhập thị trường Việt Nam, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao nhận định:

“Trứng vào theo con đường chính ngạch là không có, còn mang tiểu ngạch thì không kiểm soát được, không biết được số lượng như thế nào.”
Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt trong dịp lễ Tết gần kề, Cục trưởng Hoàng Kim Giao khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng trứng và các loại thịt gia cầm có nguồn xuất xứ rõ ràng, hoặc được chứng nhận kiểm dịch thú y.   

Sầm Đức Xương hoang dâm như thế nào?

Có lẽ trong thời gian qua, dư luận trong nước và hải ngoại quan tâm đến một tay hiệu trưởng “playboy” Sầm Đức Xương và nhiều người bất mãn khi các cơ quan điều tra trong nước kết luận rằng “không đủ chứng cớ buộc tội”. Và nay thì lại đưa ra kết luận điều tra mới nhưng cũng rất nhiều người bất bình như bài báo trong nước dưới đây…
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra (lần 2) vụ án đối tượng Sầm Đức Xương (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) và chuyển cơ quan công tố cùng cấp truy tố đối tượng này về tội mua dâm người chưa thành niên.
 Quá trình điều tra cho thấy đối tượng từng là thầy giáo này lại có thói hoang dâm đến vô độ, trong một thời gian dài liên tục quan hệ với nhiều "bạn tình" kiêm học trò và không quên "chi đậm" cho "đối tác" sau mỗi lần "mây mưa".

Liên tục tìm "hàng" mớiTheo điều tra của cơ quan chức năng, tính từ tháng 7/2008 đến khi bị bắt (tháng 9/2009), Sầm Đức Xương đã quan hệ tình dục với nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng 6 lần, mỗi lần quan hệ Xương "bo" cho Hằng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng (tổng cộng số tiền lên tới 4,1 triệu đồng).
Thông qua Hằng, Xương còn quan hệ tình dục với các học sinh khác gồm: Nguyễn Thị Thanh Thúy (cũng là học sinh trường THPT Việt Hưng và là bị cáo trong vụ án trên), N.T.P (SN 1992), H.T.T (SN 1994). Với riêng Thúy, Xương đã quan hệ tổng cộng 3 lần và trả cho nữ sinh này 650.000 đồng.
Thông qua Thúy, Xương tiếp tục quan hệ với 3 nữ sinh khác, gồm: T.T.N (SN 1992), N.T.X (SN 1996), N.T.N (SN 1996). Ngoài ra, Xương còn quan hệ với một số nữ sinh không thông qua Hằng, Thúy, tất cả đều không phải chỉ một lần mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Với "máu dê" sẵn có, Xương nhanh chóng dụ dỗ và biến Hằng và Thúy thành "má mì" chuyên săn tìm những cô gái trẻ còn trinh tiết trước để... dùng, sau thì "thết đãi" những vị khách quý của mình. Trong những lần quan hệ, Xương luôn đặt vấn đề nhờ tìm các nữ sinh còn trinh để mua và hứa "nếu người nào còn trinh, thầy trả từ 3 đến 4 triệu đồng".
Đặc biệt, trong tháng 10/2008, Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón N.T.P và Nguyễn Thị Thanh Thúy xuống nhà nghỉ Thùy Linh (ở Tân Quang, Bắc Quang) để bán dâm cho hai người bạn của Xương. Hằng đã đi xe máy xuống đón N.T.P và Thúy. Hằng vào nói chuyện với lãnh đạo ngân hàng này, còn Thúy vào nói chuyện với người lái xe. N.T.P vào phòng gặp Xương, bị y đặt vấn đề mua dâm nhưng không được đồng ý. Dù vậy, Xương vẫn "chơi đẹp" bằng cách đưa cho N.T.P số tiền 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên theo cáo trạng lần này cho biết, sau khi N.T.P vào phòng với ông Xương. 2 người bạn là Đ.X.H và N.V.H cũng lần lượt mỗi người vào một phòng rồi gọi Hằng và Thúy vào để... nói chuyện.
Trong những lần quan hệ với các nữ sinh trên, Xương cũng thường chi rất mạnh tay: thuê khách sạn ở thị xã Hà Giang, trả "công" cao từ 1 triệu đồng/ lần quan hệ và không quên "bo" cho những người môi giới nhằm thỏa mãn thú tính của mình.
Công an xác định Xương cũng nhiều lần sử dụng chính phòng làm việc của mình làm nơi "giao hoan" với các học sinh. Cả Hằng, Thúy hay N.T.P đều được đối tượng từng là thầy giáo này "đưa vào đời" trên chiếc giường tại căn phòng đó.

"Mẹo" mua nữ sinh bằng tiềnBản cáo trạng của cơ quan công tố cũng cho thấy, những nữ sinh được Xương và những "má mì tuổi teen" dẫn dắt vào con đường bán dâm từng có những suy nghĩ cực kỳ... ngây thơ.
Nguyễn Thị Thanh Thúy là một minh chứng cho kết luận này. Tháng 9/2008, khi đang lo lắng về việc kết quả học tập bị giảm sút, Thúy đã tình cờ gặp Hằng và được gạ gẫm: "Đến gặp thầy Xương để quan hệ tình dục, vừa được tiền lại vừa được giúp đỡ trong học tập". Thúy ngay lập tức đã chấp nhận lời đề nghị này và sau đó dần trở thành một "đệ tử" của Sầm Đức Xương.
Có những lần khi "hàng mới" được "hàng cũ" đưa đến, Xương bắt "hàng cũ" đứng đợi ngay ngoài cửa phòng chờ mình hành lạc xong thì dắt nạn nhân về sau khi đã nhận tiền môi giới.
Đối tượng nguyên là thầy giáo này cũng có lúc tỏ ra khá "ga lăng", "dân chơi" khi sẵn sàng "chơi đẹp" với các nữ sinh bán dâm. Tháng 8/2009, Xương đến một nhà nghỉ trên địa bàn huyện Bắc Quang thuê phòng sẵn và gọi điện điều "hàng". Khi một nữ sinh bán dâm đến và phát hiện đối tượng này đang "đến tháng", Xương tiễn ra về và vẫn hào phóng chi cho nữ sinh bán dâm và đối tượng môi giới 1 triệu đồng.
Cơ quan chức năng Hà Giang nhận định, trước cơ quan điều tra, bị can Sầm Đức Xương đã khai báo quanh co, không chịu thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên căn cứ lời khai của các bên liên quan và tài liệu thu thập được, công an đã có đủ chứng cứ chứng minh Xương đã nhiều lần thực hiện hành vi mua dâm người chưa thành niên từ tháng 7/2008 - 8/2009. Hành vi của Xương đã phạm vào tội mua dâm người chưa thành niên (Khoản 3 Điều 256 BLHS). Hành vi của Thúy và Hằng đã phạm vào tội môi giới mại dâm (Khoản 3 Điều 255 BLHS).
Cũng theo cơ quan chức năng, trong quá trình điều tra vụ án, một nữ sinh đã tố cáo Xương có hành vi cưỡng dâm nhưng quá trình điều tra, công an xét thấy việc tố cáo trên là không có căn cứ.
Với 4 nữ sinh khác có hành vi môi giới mại dâm, công an tỉnh Hà Giang nhận thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự do "khi thực hiện hành vi môi giới mại dâm, các đối tượng trên đều ở độ tuổi vị thành niên, trình độ nhận thức và am hiểu pháp luật còn rất hạn chế, có hoàn cảnh gia đình éo le, các tổ chức đoàn thể đều có đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự".
Theo xác định của công an tỉnh Hà Giang, cơ quan này không đủ chứng cứ chứng minh 14 người là các quan chức, trong đó có các quan chức cấp cao của địa phương này có hành vi mua dâm người chưa thành niên nên không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự với những người này.

Cáo trạng mới, nội dung cũ?Trước bản kết luận điều tra lần 2 của công an Hà Giang, Luật sư Trần Đình Triển, người được mời bào chữa cho đối tượng Thúy và Hằng cho biết ông không đồng tình với kết luận của cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang
Theo ông Triển, các cơ quan tố tụng đã không khách quan khi cho rằng chưa đủ căn cứ chứng minh những người bị tố cáo (trong đó có cả những quan chức cấp cao của tỉnh Hà Giang) có hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên nên chưa xem xét xử lý về trách nhiệm hình sự. ông Triển phân tích: "Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo ngày 4/9/2009, thì ngày 5/9/2009, 2 bị can Hằng và Thuý đã bị bắt giam và ngày 7/9/2009 thì bị can Sầm Đức Xương bị bắt, trong khi đó còn một số đối tượng khác thực hiện hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nếu biện lý do, không có hình ảnh làm chứng cứ chứng minh hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên của các đối tượng trên thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự là không thuyết phục, bởi lẽ ở đây không phải một cháu khai mà rất nhiều cháu đều có lời khai độc lập với nhau, đã có quan hệ tình dục với các đối tượng trên. Như vậy, có thể đủ căn cứ để khởi tố hình sự các đối tượng trên trước pháp luật".
Theo ông Triển: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đã bao che cho một số đối tượng quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên trong vụ án này. Sau 1 năm vụ án bị TAND tỉnh Hà Giang tuyên huỷ bản án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra lại, thì kết luận điều tra lần này về cơ bản cũng không có gì thay đổi và cáo trạng gần như vẫn được giữ nguyên, không thay đổi tội danh, không khởi tố thêm bị can nào".
Luật sư cho biết, hiện tình trạng sức khoẻ của bị cáo Thuý rất kém. Bà Thơm, mẹ bị cáo Thuý mới được gặp bị cáo một lần sau khi đã có cáo trạng của VKS gửi TAND tỉnh Hà Giang. "Hiện Thuý rất gầy yếu và xanh xao. Khi gặp mẹ, Thuý đã không ngừng khóc lóc. Khi bà Thơm hỏi tại sao trong khi cơ quan công an đang tiến hành điều tra, Thuý lại phải viết đơn từ chối luật sư bào chữa thì Thuý chỉ cúi đầu".
Ông Triển cũng cho rằng, việc cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang tiến hành các bước tố tụng trong vụ án này là không khách quan, vì trong đó có liên quan đến một số quan chức cấp cao và cán bộ công an của tỉnh.

ĐTC Benedictô XVI nhắn nhủ người Công Giáo VN: Hãy tiếp tục công bố Tin Mừng theo mẫu gương các Thánh Tử Đạo.


Đức Giáo Hoàng đã đưa cộng đồng Công giáo vinh quang và chịu nhiều đau khổ tại Việt Nam đến sự chú ý của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, khuyến khích những lời cầu nguyện và sự hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Chúng ta không được đơn giản bỏ quên những anh em Công giáo tại Việt Nam.
Những ngày vừa qua, tin tức về các cuộc đàn áp tôn giáo có hệ thống do nhà cầm quyền Cộng Sản VN thực hiện đã được loan tải rộng rãi trên các cơ quan thông tấn ngoại quốc. Đặc biệt tại Vatican, bên cạnh trang Asianews, một website khác dưới tên The Daily Compass, nơi quy tụ những nhà bình luận nổi tiếng về các vấn đề của Giáo Hội như Vittorio Messori (The Ratzinger Report), Andrea Tornielli, LM Bernardo Cervellera… cũng đã liên tục tường trình về các hành vi tiêu diệt người dân tộc tại vùng Tây Nguyên và việc dùng côn đồ để đe dọa và bách hại đối với Đức Cha Hoàng Đức Oanh GM Kontum mới đây khi ngài phải lặn lội vào những vùng xa để mong dâng Thánh Lễ Giáng Sinh cho giáo dân và phải ngủ trong “khách sạn triệu sao” ngoài trời…đã được ký giả Antonio Giuliano ghi lại từng chi tiết qua bài tường thuật bằng tiếng Ý.

Sau đây, chúng tôi kính mời quý vị độc giả theo dõi những nhận xét của nhà bình luận Massimo Introvigne về lá thư ủy nhiệm ĐHY Ivan Dias làm Đặc sứ cho ĐGH tại Lễ Bế Mạc Năm Thánh tại VN:

Ngày 28 tháng 12
vừa qua, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã công bố  lá thư viết ngày 21 tháng 12 và gửi cho Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc. Vào ngày 18 tháng 12, ĐHY Dias được ủy nhiệm làm Đặc sứ của Đức Thánh Cha đến dự lễ bế mạc Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận tông tòa đầu tiện và 50 thành lập hàng giáo phẩm GHCG  VN. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức tại đền Đức Mẹ La Vang, vào các ngày 4-6 tháng Giêng năm 2011. thư này được công bố tại một thời điểm cụ thể. Trong những ngày gần đây, cơ quan thông tấn AsiaNews đã tường trình về việc “can thiệp” của công an và quan chức cầm quyền vào việc cử hành lễ Giáng sinh. Cơ quan này cũng nhắc lại mối quan tâm về việc  nhà nước đưa sáng kiến và in ấn lời chúc mừng Giáng sinh của “Ủy Ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”, một bộ phận tại VN tương đương với Hiệp Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, được khởi xướng từ năm 1955 – với kết quả thực sự rất nghèo nàn – đang cố gắng xây dựng một giáo hội tự trị tách rời khỏi Roma.qua bức thư của mình đã ghi nhận những gian truân đã luôn luôn ghi đậm dấu trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, một lịch sử đã được trở nên cao quý bởi sự hiện diện của một số lượng lớn các vị tử đạo và các thánh. ĐGH Benedictô XVI, qua cách nói như thế, đã làm trổi vượt lên nguồn cội sâu xa của Giáo Hội  Việt Nam là một ví dụ thành công cho công cuộc truyền giáo.Ngài cũng mời gọi người Công giáo Việt Nam tiến đến một công cuộc “tân phúc âm hóa”, Đức Giáo Hoàng đã vạch ra một con đường vượt ra ngoài và vươn lên trên các lề lối thực hành  thờ phượng đơn thuần, là điều mà các quan chức cầm quyền sẽ làm giảm thiểu sứ mệnh của Giáo Hội. ĐTC Benedictô XVI đã liên kết  công cuộc truyền giáo mới này tại Việt Nam với lòng sùng kính Đức Mẹ sâu sắc của người Công giáo Việt Nam, mà Ngài gọi là “cùng đi với Mẹ để công bố Tin Mừng”, luôn luôn giữ trong tâm trí các mẫu gương rạng ngời của các vị tử đạo. ”lá thư được công bố và Đức Giáo Hoàng bày tỏ mong muốn của mình đi đến Việt Nam, đã là một trợ giúp lớn lao cho Giáo Hội Việt Nam. Đức Giáo Hoàng đã đưa cộng đồng Công giáo vinh quang và chịu nhiều đau khổ tại Việt Nam đến sự chú ý của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, khuyến khích những lời cầu nguyện và sự hiệp thông của toàn thể Giáo Hội. Chúng ta không được đơn giản bỏ quên những anh em Công giáo tại Việt Nam.
Bức
Đức Giáo Hoàng
Đồng thời,
Chỉ qua sự kiện
Phạm Hương Sơn

Thông tấn Vatican: Giáo dân Việt Nam bất mãn vì Nguyễn Minh Triết đọc diễn văn trong lễ Bế mạc Năm Thánh


Bản tin ghi lời, “Tại sao — một trang web hỏi — kẻ vô thần Nguyễn Minh Triết được phép trao một bài “giảng đạo” trong thánh lễ?”
Nghi ngờ nêu ra là do áp lực từ Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo VN, tổ chức có từ 1975 và “có trách nhiệm thiết lập một giaó hội độc lập.”
Bản tin viết, hiện chưa rõ nội dung bài diễn văn của Triết, nhưng giáo dân sợ là Triết sẽ dùng một câu mà Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bày tỏ ngày 27-6-2009, khi buổi lễ Ad Limina khi các giám mục VN thăm ngài.
Bản tin hôm Thứ Tư của thông tấn Spero News, thuộc Tòa Thánh Vatican, ghi nhận về tình hình nhiều người Công Giáo lên tiếng chỉ trích về việc mời Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết hiện diện trong lễ Bế Mạc Năm Thánh.
Bản tin nói rằng “ông Nguyễn Minh Triết có lập trường ủng hộ phá thai, và chịu  tránh nhiệm về vi phạm tự do tôn giáo. Trong quá khứ không có giới chức dân sự nào từng đọc diễn văn trong các nghi lễ  tôn giáo. “Tại sao kẻ vô thần Nguyễn Minh Triết lại cho một ‘bài giảng’ trong Thánh Lễ?” Lại dự kiến là sẽ bóp méo lời Đức Giáo Hoàng để đòi hỏi giaó dân thần phục nhà nước…”
Bản tin Spero News nói, giáo phận Huế đã loan báo rằng Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết sẽ dự lễ bế mạc Năm Thánh VN. Theo thông tấn nhà nước, ông Triết sẽ đọc diễn văn bên cạnh các giám mục khác, và vị sứ giả của Đức Giáo Hoàng là Đức Hồng Y Ivan Dias, hiện là Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo.
Đức Hồng Y Dias đã được cử làm Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng để kết thúc lễ này.

Năm Thánh khởi từ ngày 24-11-2009, nhằm ca ngợi các thánh tử đạo VN, sẽ kết thúc trong lễ hội các ngày 4-6 tháng 1-2011 tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.
Bản tin Spero News nói rằng giaó dân VN trong và ngoài nước cùng bày tỏ shock và buồn  vì việc vinh danh của tổng giáo phận lại trao cho một người luôn luôn chống lại các nguyên tắc đaọ đức căn bản của Tòa Thánh (như phá thai). Thêm nữa, họ nói rằng Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết  là người trách nhiệm cho tất cả các vi phạm về tự do tôn giáo tại VN: tịch thu đất nhà thờ, tu viện, bạo hành với giáo dân, lèo lái các việc bổ nhiệm tông đồ…
Bản tin ghi rằng một số trang web Công Giáo còn nhắc rằng trong quá khứ, chưa từng có lãnh đạo nào của Miền Nam VN (như các ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn  Văn Thiệu, cả 2 đều là giáo dân Công Giáo)  từng xuất hiện đọc diễn văn trong các lễ ngoài  công cộng của Công Giáo.
Bản tin ghi lời, “Tại sao — một trang web hỏi — kẻ vô thần Nguyễn Minh Triết được phép trao một bài “giảng đạo” trong thánh lễ?”
Nghi ngờ nêu ra là do áp lực từ Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo VN, tổ chức có từ 1975 và “có trách nhiệm  thiết lập một giaó hội độc lập.”
Bản tin viết, hiện chưa rõ nội dung bài diễn văn của Triết, nhưng giáo dân sợ là Triết sẽ dùng một câu mà Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bày tỏ ngày 27-6-2009, khi buổi lễ  Ad Limina khi các giám mục VN thăm ngài.
Trong diễn văn, Đức Giáo Hoàng nói, “một giáo dân Công Giáo tốt là một công dân tốt.”
Khi tách ra khỏi mạch văn, câu này thường được đưa ra trong 2 năm qua để đòi các giám mục và giaó dân phải hoàn toàn thần phục nhà nước.
Trong bức thư gửi cho Hồng Y Ivan Dias, Giáo hoàng Benedict XVI ca ngợi các nỗ lực của Giáo Hội Việt Nam trong việc truyền giáo.
Asia-News
———————–
Nguyen Minh Triet is known for his pro-abortion positions and responsible for violations of religious freedom. In the past, no civil authority has ever spoken in religious ceremonies. “Why can the atheist Triet give a ‘sermon’ in a mass?”. Manipulated the words of the pope to demand the submission of the bishops to the regime.
Hue (AsiaNews) – The diocese of Hue has announced that Nguyen Minh Triet, President of the Socialist Republic of Vietnam, will attend the closing ceremony of the Jubilee Year of the Church of Vietnam. According to state media he will speak and deliver an address, along with other bishops and the papal legate, Cardinal. Ivan Dias, prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples.
Just yesterday, the Vatican press office released a letter from Benedict XVI to Cardinal. Dias where he was appointed him special envoy to the celebrations. The Jubilee Year began November 24, 2009, the feast of Vietnamese martyrs, and will end on January 4 -6, 2011 at the national shrine of La Vang (see photo). The year of celebration recalls the 350 years since the foundation of the Apostolic Vicariate in Vietnam and 50 years since the establishment of the local Church hierarchy.
Vietnamese Catholics both at home and abroad alike have expressed their shock and sadness to the honour the archdiocese has granted to a person who always acts in defiance of the Church’s fundamental moral principles. (see Abortion). Moreover, they see the president as responsible for all violations of religious freedom occurring in the country: expropriation of land, parishes and monasteries, physical violence against Christians; manipulation of Episcopal appointments.
Some Catholic websites recall that in the past no leader of South Vietnam (such as Ngo Dinh Diem and Nguyen Van Thieu, both Catholics) have ever claimed to speak at public ceremonies. “Why – asks one website – is the atheist Triet being allowed to give a ‘sermon’ in a mass?”.
The suspicion of some is that the invitation to Triet is the result of pressures from the ” Catholic Committee of Solidarity in Vietnam”, the organization founded in ’75, in charge of establishing an independent Church.
For now, the content of Triet’s speech is unknown, but Catholics fear that he will use the phrase that Benedict XVI expressed in June 27, 2009, during the Ad Limina visit of the Vietnamese bishops. In his discourse the pope said that “a good Catholic is a good citizen.” Severed from its context, the phrase has often been used in these two years to demand the bishops and faithful complete submission to the authorities of the regime.
In the letter to Card. Dias, Pope Benedict welcomes the commitment of the Vietnamese Church in the evangelization of the country, which is capable of bringing greater development to the whole people.
Asia-News
————————————————
Cattolici critici per la presenza del presidente vietnamita alle conclusioni del Giubileo
Nguyen Minh Triet è noto per le sue posizioni a favore dell’aborto e responsabile delle violazioni alla libertà religiosa. In passato nessuna autorità civile ha mai parlato in cerimonie religiose. “Come mai l’ateo Triet può dare ‘un’omelia’ in una messa?”. Strumentalizzate le parole del papa per esigere la sottomissione dei vescovi al regime.
Hue (AsiaNews) – La diocesi di Hue ha annunciato che alle cerimonie conclusive del Giubileo della Chiesa vietnamita sarà presente anche Nguyen Minh Triet, presidente della Repubblica del Vietnam. Secondo i media statali egli prenderà la parola e terrà un discorso, insieme ad altri vescovi e allo stesso legato papale, card. Ivan Dias, prefetto della Congregazione per l’evangelizzazione dei popoli.
Proprio ieri la Sala stampa vaticana ha pubblicato la lettera di Benedetto XVI al card. Dias in cui lo nomina inviato speciale per le celebrazioni. Il Giubileo è iniziato il 24 novembre 2009, festa dei martiri vietnamiti, e si concluderà il 4-6 gennaio 2011 al santuario mariano nazionale di La Vang (v. foto). L’anno dei festeggiamenti ricorda i 350 anni dalla fondazione del primo vicariato apostolico in Vietnam e i 50 anni dalla istituzione della gerarchia della Chiesa locale.
Molti cattolici vietnamiti, in patria e all’estero, sono però rattristati che a una cerimonia religiosa prenda la parola il presidente, noto per la sua sfida ai principi morali della Chiesa cattolica (v. aborto). Inoltre, essi vedono il presidente come responsabile di tutte le violazioni alla libertà religiosa che avvengono nel Paese: espropri di terreni, parrocchie e monasteri; violenze fisiche contro i cristiani; manipolazioni delle nomine episcopali.
Alcuni siti internet cattolici ricordano che in passato nessun leader del Sud Vietnam (come Ngo Dinh Diem o Nguyen Van Thieu, entrambi cattolici) hanno mai preteso di parlare alle cerimonie pubbliche. “Come mai – si chiede un sito – l’ateo Triet può dare ‘un’omelia’ in una messa?”.
Il sospetto di alcuni è che l’invito a Triet viene dalle pressioni del cosiddetto “Comitato cattolico di solidarietà del Vietnam”, l’organizzazione nata nel ’75, incaricato di stabilire una Chiesa indipendente.
Per ora non si conosce il contenuto del discorso di Triet, ma i cattolici temono che egli sfrutterà la frase che Benedetto XVI ha pronunciato il 27 giugno 2009, in occasione della visita ad limina dei vescovi vietnamiti. In essa il papa affermava che “un buon cattolico è un buon cittadino”. Stralciata dal suo contesto, la frase è stata usata spesso in questi due anni per esigere dai vescovi e dai fedeli una completa sottomissione alle autorità del regime.
Nella lettera al card. Dias, il papa esprime soddisfazione per l’impegno della Chiesa vietnamita nell’evangelizzazione del Paese, che è capace di portare anche un maggiore sviluppo a tutto il popolo.
Asia-News