Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, May 24, 2011

Xà Sơn: cuộc chiến của Bắc Kinh và “trận giao tranh” của Giáo hoàng

Hàng năm, đền thờ Đức Mẹ tại Xà Sơn bị biến thành bãi chiến trường: công an, trạm kiểm soát, máy ảnh, máy dò kim loại, được vận dụng nhằm dập nát lời thỉnh cầu của Đức Giáo hoàng cho sự hiệp nhất của Giáo Hội tại Trung Hoa, nhân ngày thế giới cầu nguyện cho người Công giáo tại Hoa lục. Trại tập trung lao động, các vụ bắt bớ, cấm đoán vẫn không ngăn chặn được lời cầu nguyện, thậm chí ngay trong cả các nhà tù. Những nỗ lực để chia rẽ Giáo Hội và sự đoàn kết của chúng ta.

Bình luận của LM Bernardo Cervellera



Rome (AsiaNews) – Hàng năm, đền thờ Đức Mẹ trên đồi Xà Sơn, gần Thượng Hải, bị biến thành bãi chiến trường. Vào chính ngày lễ trọng 24 tháng 5, Lễ kính Đức Mẹ phù hộ các Kitô hữu, hàng trăm công an mặc sắc phục và thường phục tràn ngập ngọn núi như kiến lửa, hàng hàng cặp mắt và hàng dàn máy ảnh xăm xoi để đảm bảo mỗi góc cạnh của ngọn đồi mà trên đó ngôi đền thờ tọa lạc phải luôn được rà xét, để kiểm tra giấy tờ của khách hành hương, bắt họ phải đi qua máy dò kim loại, như thể là công an đang giao tranh với một hình thái khủng bố mới.

Tên “khủng bố” (tinh thần!) ở đây chẳng ai khác hơn là Đức Giáo Hoàng và những người theo ngài, người đã từ năm 2007 lên tiếng kêu gọi mọi người Công giáo trên toàn thế giới cử hành một ngày cầu nguyện hàng năm cho Giáo Hội tại Trung Hoa, nhằm vào ngày Lễ kỷ niệm và hành hương đến Đền Đức Mẹ Xà Sơn.

Thiết lập Ngày cầu nguyện trong Bức Thư của ngài gửi đến mọi người Công giáo Trung Hoa (2007), Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ ý định thông qua lời cầu nguyện mà sự hiệp nhất của các Kitô hữu giữa cộng đồng hầm trú và công khai và sự hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô có thể được củng cố, trong khi cũng cầu xin Chúa ban sức mạnh để các Kitô hữu kiên trì làm chứng nhân, ngay cả giữa những khổ đau của sự đàn áp.

Kể từ đó Bắc Kinh đã “tuyên chiến”, đã làm hết khả năng của họ để ngăn chặn sự thực hiện đối với lời hứa cho sự hiệp nhất này. Chính vì lý do này, như đã được ghi nhận trong những ngày gần đây, hàng chục linh mục hầm trú đã bị bắt, những vị khác lại được đưa đi nghỉ mát bắt buộc, “mà mọi chi phí đều do chính quyền đài thọ”, với mục đích duy nhất là ngăn ngừa họ đi đến đền thờ Xà Sơn.



Ngay cả những người Công giáo công khai, được Bắc Kinh công nhận, cũng bị hạn chế tự do, họ cũng bị cấm không được đi đến Xà Sơn trong tháng năm, họ bắt buộc phải ở lại trong giáo phận của họ và một lệnh cấm được ban hành đối với người hành hương nước ngoài.

Trong quá khứ, mỗi năm vào ngày 24 tháng năm, hàng chục ngàn người Công giáo công khai và hầm trú đi hành hương đến đền thờ, trong một cử chỉ thông thường qua lời cầu nguyện và hòa giải. Bây giờ chỉ có vài trăm tín hữu của giáo phận Thượng Hải khắc phục được các ngăn cản để đi đến cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa, Đấng phù hộ các Kitô hữu.

Năm nay, sự cần thiết của lời cầu nguyện lại càng cấp thiết hơn nữa. Vào tháng mười một năm ngoái, Bắc Kinh đã tấn phong một giám mục mà không có phép của Giáo hoàng ở Thừa Đức. Vào tháng mười hai, 40 giám mục, linh mục và giáo dân đã bị trục xuất khỏi nơi ở và bị buộc tham gia đại hội đại biểu Công giáo, một tổ chức không được công nhận bởi Đức Giáo hoàng, để bầu các lãnh đạo của Hội đồng giám mục và Hiệp hội Yêu nước. Trong số đó có những giám mục bị vạ tuyệt thông.



Chỉ vài ngày trước đây, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Yêu nước, Anthony Lưu Bách Niên, đe dọa sẽ tấn phong hàng chục giám mục mà không cần phép của Đức Giáo hoàng.

Giáo Hội tại Trung Hoa hoàn tàn bất lực để chống lại cuộc chiến tranh toàn diện này được đưa ra để phân rẽ và tiêu diệt tập thể người CG đã bị xáo trộn thuộc các cộng đồng hầm trú và công khai.

Vì lý do này, ngày 18 tháng 5 vừa qua Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã một lần nữa kêu gọi mọi tín hữu trên toàn thế giới và đặc biệt là các tín hữu TQ cầu nguyện trong ngày 24 tháng năm này cho các giám mục và linh mục ở Trung Quốc, một số đang “đau khổ và chịu áp lực trong việc thực thi thừa tác vụ của “, trong khi những người khác cần phải khắc phục “sự cám dỗ của một con đường độc lập với Thánh Phêrô”, và những người khác vẫn còn “rơi vào lòng những lời dua nịnh xu thời”.

Cuộc chiến của Bắc Kinh bao gồm việc kiểm soát, cấm cản và bắt giữ: hàng chục linh mục hần trú đã phải đi lao động cưỡng bức; giám mục bị công an giam giữ trong nhiều thập niên đã biến mất, các giám mục công khai và các linh mục và gia đình của họ đã bị khủng bố và đe dọa. Thay vào đó, “trận giao tranh của Giáo hoàng” được tiến hành với lời cầu nguyện cho những người cầm quyền, theo “điều răn mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta để yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho nhữngkẻ bắt bớ chúng ta” (xem Bức Thư số 19).

Chúng ta biết rằng ai đang thắng: sau 60 năm nắm quyền lực, khủng bố, và các kế hoạch để cho ra đời một Giáo Hội độc lập ly khai từ Roma, các Kitô hữu ở Trung Quốc vẫn còn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng.



Và họ cầu nguyện theo chỉ dẫn của ngài: trong nhiều giáo phận ở Trung Quốc, các cử hành lễ kỷ niệm ngày 24 tháng Năm được tổ chức, chầu Thánh Thể, lần tràng hạt cầu cho sự hiệp nhất của Giáo Hội với Đức Giáo hoàng. Một linh mục hầm trú ở Thượng Hải, người đã bị hạn chế sứ vụ của mình, cầu nguyện từ phòng giam trong nhà tù của mình: “Lạy Đức Mẹ Xà Sơn, xin ban phước lành cho Giáo Hội tại Trung Quốc để tất cả các linh mục được tự do truyền giáo trong đất nước chúng con…”



PHS lược dịch

No comments:

Post a Comment