Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Monday, May 30, 2011

Phản ứng của thân nhân các nhà dân chủ về bản án

Đối với những bản án mà Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa tuyên hôm qua, thì một số thân nhân của những người bị tuyên án có phản ứng thế nào?Người bị án nặng nhất trong vụ xử bảy người khiếu kiện đất đai và đòi hỏi quyền tự do tôn giáo diễn ra hôm qua tại Tòa Án Nhân dân tỉnh Bến Tre với cáo buộc họ ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự , thì bà Trần Thị Thúy bị mức án cao nhất là tám năm tù giam và 5 năm quản chế.


Phiên tòa bất công
Anh Trần Thanh Tuấn, em trai của bà Trần Thị Thúy, cho biết những thành viên trong gia đình muốn vào tham dự phiên xử đều bị từ chối. Bản thân anh Tuấn trước phiên xử khi hỏi chính quyền điạ phương về bản cáo trạng thì họ nói chưa có nhưng đến khi anh trên đường đi Bến Tre với mong muốn được vào dự phiên xử thì cơ quan điạ phương kêu về để nhận cáo trạng. Anh không về nên đến tòa bị cho là không tôn trọng pháp luật và không được vào dự.


Anh cho biết ý kiến về bản án tòa tuyên với người chị là Trần Thị Thúy:


“Luật sư Huỳnh Văn Đông hồi chiều lúc 6:30 báo cho biết bản án. Lúc đó hai người công an nắm đầu, nắm cổ lôi ông luật sư ra ngoài, rồi xô vào một con hẻm. Phiên tòa thành ra không có luật sư như vụ xử Cù Huy Hà Vũ vậy. Bản án thật bất công.


Đất cát thưa kiện thì họ không giải quyết. Trên đưa xuống dưới, đùn đẩy qua lại. Đi thưa từ xã, huyện lên đến trung ương mà họ không giải quyết và dùng hết thủ đoạn này đến thủ đoạn kia vậy đó. Người lấy đất của gia đình tôi là đại tá Phạm Ngọc Trọng, giám đốc nông trường. Ông này lấy đất rồi bán lại cho người khác. Dân oan 64 tỉnh thành chứ không phải gia đình tôi.

Chế độ này đối với gia đình tôi thì đi đâu cũng thấy bất công; nhưng kháng cáo thì phải kháng cáo thôi.”


Bà Nở, mẹ của bà Trần Thị Thúy cũng bày tỏ bất bình về bản án đã tuyên cho con gái bà:


“Bản án quá nặng rồi. Chỉ có vụ đất đai không thôi, mà người ta gài, bắt. Họ muốn làm gì thì làm; không có tội họ cũng vu khống, tìm chuyện này chuyện kia để tạo thành vấn đề ‘có’.”


Phiên tòa xử lén


Chúng tôi cũng liên lạc với con trai mục sư Dương Kim Khải, người chịu mức án sáu năm tù giam và năm năm quản chế; nhưng cháu được công an áp tải từ thành phố Hồ Chí Minh xuống Bến Tre và về lại nên không tiện trả lời.


Một người sinh hoạt tại Hội thánh Tin lành Mennonite của mục sư Dương Kim Khải là mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, trong những ngày qua bị công an cầm chân không được đi xa, nhưng sau khi biết được các mức án cũng có ý kiến:
Những người mới đi dự về tới nhà tôi đây. Khi nhận được kết quả phiên xử thì tôi thấy đây là một phiên tòa bất công, vô lý. Vô lý ở điểm nếu Nhà Nước thấy xử đúng thì hãy cho dân ‘tham quan’ phiên xử, đưa ra phân tích tội lỗi, có phân tích, tranh luật giữa luật sư và viện kiểm sát, tòa. Anh em nói với tôi công an làm hàng rào, và lực lượng rất đông. Như thế đó là phiên tòa xử lén. Tôi tin mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi không làm gì mà ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ cả. Có chăng chỉ là mang lại tin lành, tình yêu thương của Chúa đến cho mọi người. Thứ hai nữa là giúp cho dân oan đòi đất làm đơn khiếu kiện đúng phát luật, gửi đúng nơi, đấu tranh đòi công lý. Có lẽ phong trào dân oan biểu tình mạnh mẽ quá nên nay họ lấy cớ để ‘dập’ thôi. Họ nói Đảng Việt Tân là đảng khủng bố, nhưng lâu nay tôi có thấy họ có hành động khủng bố nào đâu. Nếu mục sư Dương Kim Khải và những người anh em của chúng tôi là thực sự thành viên đảng Việt Tân thì họ đấu tranh ôn hòa; như thế tốt thôi.


Tôi thấy bản án bất công, nặng nề. Đúng ra họ chỉ răn đe trong thời gian ở tù vừa rồi thôi.


Tôi không phục phiên xử, không phục bản án.”


Tương tự như phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hồi ngày 4 tháng 4 vừa qua, dù rằng được nói là xử công khai nhưng nhiều người muốn dự phiên tòa đều bị cản ngăn không được vào dự. Và khi bản án được tuyên thì rất nhiều người đều không đồng tình cho rằng quá bất công.

No comments:

Post a Comment