Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, May 28, 2011

Chính quyền Syria tiếp tục đàn áp người biểu tình

Hôm nay 28/5, Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền tại Syria cho biết có ít nhất 12 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm qua, tại nhiều thành phố của Syria.






Theo AFP, lực lượng an ninh Syria đã nổ súng hòng giải tán đoàn người biểu tình chống chính phủ. Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 12 người bị giết chết, hơn 10 người bị thương và nhiều người khác bị bắt giữ. Trước sự việc này, cộng đồng quốc tế không ngừng gia tăng áp lực lên chế độ Assad. Và mới đây nhất, đồng minh của Syria là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Syria ngưng đàn áp những người biểu tình.

AFP trích dẫn một nguồn tin từ tờ The Washington Post (theo lời các quan chức Mỹ không rõ danh tính), cho biết Iran sẽ gửi một đoàn cố vấn đến Syria, nhằm giúp chế độ Assad chế ngự các cuộc biểu tình chống chính phủ. Chính quyền Iran không những trợ giúp thường xuyên cho Damas về vũ khí và thiết bị chống bạo động, mà còn cung cấp các loại thiết bị giám sát tinh vi cho phép chính quyền Syria theo dõi những người sử dụng các mạng xã hội Facebook và Twitter.

Chính quyền Libya bác lời kêu gọi của G8

Liên quan đến Libya, hôm qua 27/5, sau khi nhóm G8 đưa ra lời kêu gọi đại tá Kadhafi phải từ bỏ quyền lực, chính quyền Libya đã đáp trả rằng các quyết định của nhóm G8 không liên quan gì đến nước này, và khẳng định rằng mọi nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng tại Libya đều phải thông qua Liên hiệp châu Phi.

Theo tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaaim, nhóm G8 chỉ là một hội nghị thượng đỉnh kinh tế. Còn Libya là một nước châu Phi. Do đó, mọi nỗ lực thực hiện ngoài khuôn khổ Liên hiệp châu Phi sẽ không được chấp nhận.

Ông này cũng xác nhận Tổng thống Nam Phi sẽ đến Libya vào thứ hai tới này, để thảo luận với đại tá Kadhafi một lộ trình do Liên hiệp châu Phi đề ra và đã được Tripoli chấp thuận. Nội dung của lộ trình này bao gồm : thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, cách thức tốt nhất cho trợ giúp nhân đạo và một cuộc đối thoại nhằm chuyển giao chính trị. Tuy nhiên, lộ trình này không đề cập đến sự ra đi của đại tá Kadhafi. Đây chính là lý do khiến phe nổi dậy phản đối lộ trình này.

No comments:

Post a Comment