Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, May 26, 2011

Lễ ra mắt Ủy ban Công Lý Hòa Bình HĐGMVN và tọa đàm: Công lý và Hòa bình theo Giáo huấn xã hội Công giáo

Thời gian qua, Ủy Ban Công Lý Hòa Bình của HĐGMVN ra đời như một tín hiệu đáp ứng những mong mỏi của giáo dân và những người yêu chuộng sự thật – Công ly – Hòa Bình. Việc ra đời Ủy Ban Công Lý – Hòa Bình và các Ban Công lý – Hòa Bình tại các Giáo phận đã phần nào nói lên sự quan tâm của Giáo hội Việt Nam đến sứ mệnh của mình một cách cụ thể hơn.

Tuy đã được thành lập từ khá lâu, nhưng đến ngày mai, 27/5/2011, Ủy Ban Công Lý – Hòa Bình của HĐGMVN mới chính thức ra mắt và tổ chức buổi Tọa đàm Công lý và Hòa bình theo Giáo huấn xã hội Công giáo tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.

Nữ Vương Công Lý xin gửi đến Ủy Ban Công Lý – Hòa Bình Hội đồng Giám mục Việt Nam lời chúc mừng được tràn đầy Thánh ân của Thánh Linh soi dẫn, nhằm dẫn dắt Ủy Ban Công Lý – Hòa Bình bước vững chắc trên con đường sứ vụ được giao phó.



Chương trình tọa đàm: Công lý và Hòa bình theo Giáo huấn xã hội Công giáo

Thứ Sáu, ngày 27-5-2011, tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM

CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH THEO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

7:00 Đón khách, ghi danh, phát tài liệu học hỏi

Sinh hoạt khởi đầu

8:00: Phần I – KHAI MẠC

- Giới thiệu chương trình.

- Giới thiệu khách mời – diễn giả – tham dự viên.

8:15: Lời kinh khai mạc.

8:20-8:30: Tuyên bố lý do buổi toạ đàm (ĐC. Chủ tịch Phaolô Nguyễn Thái Hợp).

Phần II – THUYẾT TRÌNH

8:30-9:15: Giới thiệu Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn).
9:15-9:30: Giải lao.

9:30-10:15: Công lý và Hoà bình, thách đố và yêu sách ở thời đại hôm nay (Lm. G.M. Lê Quốc Thăng).

10:30-11:15: Công lý và Hoà bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam (Ls. Lê Quốc Quân).
11:30-13:30: Cơm trưa, nghỉ trưa.

13:30-14:30: Thảo luận về tình trạng Công lý và Hoà bình tại địa phương: những bức xúc, những giải pháp đề nghị và đường hướng hoạt động tham gia của UBCLBH (Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp hướng dẫn).

14:30-14:45: Giải lao.

14:45-15:30: Đúc kết thảo luận (các nhóm trình bày).

15:30-16:00: Lễ Ra mắt của UBCLHB. Giới thiệu các Trưởng Ban CLHB của giáo phận và Văn phòng Trung ương. Chụp ảnh lưu niệm.

16:00-16:15: Lời chúc mừng của các đại biểu.

16:15-16:30: Lời cám ơn của Đức cha Chủ tịch. Bài ca tạ ơn. Kết thúc.

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
Văn phòng Trung ương
6B Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
ĐT: (84) 8 36007651
Email: ubclhb@gmail.com
VT số 002/VT/2011/UBCLHB

THƯ MỜI



Kính gửi: Đức Hồng y,

Quý Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam,



Trọng kính Đức Hồng y và Quý Đức cha kính mến,

Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) trong kỳ họp tháng 10-2010, tại TP.HCM, đã quyết định thành lập Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB) để cổ vũ công lý và hoà bình trên đất nước Việt Nam theo đường hướng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo.

Trên phạm vi Giáo Hội toàn cầu, Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình cũng đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập vào ngày 6-1-1967, để đáp ứng niềm mong mỏi của các cộng đồng dân Chúa được Công đồng Vaticanô II trình bày ở số 90 của Hiến chế Mục vụ Vui mừng và Hy vọng, nhằm khích lệ cộng đồng Công giáo thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý xã hội trong bối cảnh quốc tế.

Trong quá trình hoạt động hơn 30 năm qua, Hội đồng Giáo hoàng này đã thu tích nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu nhiều đề tài để định hướng những hoạt động xã hội của Giáo Hội toàn cầu. Cụ thể hơn, Hội đồng đã soạn thảo các văn kiện liên quan để giới thiệu những chủ đề trong Ngày Hoà bình Thế giới hằng năm cũng như trong cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, xuất bản năm 2004. (Chúng con xin đính kèm theo đây bản tóm lược về Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum để tham khảo).

Trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, đồng bào cũng như tín hữu Việt Nam mong mỏi công lý được thể hiện, an hoà được xây dựng trên tình bác ái để mọi người cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc qua những hành động thiết thực của người Công giáo sống Tin Mừng giữa lòng dân tộc. Chính trong tinh thần đó, Uỷ ban Công lý và Hoà bình của Giáo hội Việt Nam ra đời để giới thiệu chiều kích xã hội và nhân bản của Tin Mừng nhằm giúp cho người tín hữu cũng như đồng bào ngoài Công giáo thăng tiến toàn diện con người và cho dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển.

1. Vì thế, chúng con tha thiết xin Đức Hồng y và Quý Đức cha chỉ định người đại diện cho giáo phận hoạt động trong Ban Công lý và Hoà bình của giáo phận.

2. UBCLHB đang xây dựng một kênh thông tin trên mạng toàn cầu có tên là www.conglyhoabinh.org để giới thiệu học thuyết xã hội Công giáo, đào tạo về công lý hoà bình và giao lưu với độc giả.

3. Văn phòng Trung ương của UBCLHB hiện nay được đặt tạm thời tại lầu 1, Nhà Truyền Thống, số 6B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 8 36007651 – Email: ubclhb@gmail.com

4. Uỷ ban CLHB sẽ tổ chức một ngày toạ đàm để trình bày khái quát về công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cũng như nhằm giới thiệu những nét hoạt động chính của Uỷ ban cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. (Chúng con xin gửi kèm theo đây chương trình dự thảo của ngày toạ đàm về Công lý và Hoà bình).

5. Cuộc gặp gỡ sẽ được tổ chức vào ngày thứ Sáu, 27-5-2011, từ 8:00 – 16:30, tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Các tham dự viên sẽ ăn trưa tại đây. Những tham dự viên ở xa cần đến trước và nghỉ qua đêm, xin liên hệ với Văn phòng UB CLHB. Xin quý tham dự viên đăng ký với Ban Tổ chức theo địa chỉ của Văn phòng Trung ương.

Chúng con rất mong được Đức Hồng y, Quý Đức cha tham dự hoặc cử người đại diện giáo phận đến tham dự để đặt nền tảng khởi đầu cho hoạt động của Uỷ ban. Chúng con xin hết lòng cám ơn.

Kính chúc Đức Hồng y, Quý Đức cha luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa.

Xin Thánh Cả Giuse, Đấng Công Chính, Bổn Mạng của UBCLHB, chuyển cầu cho tất cả chúng ta.

Kính thư

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp

Chủ tịch Uủy Ban CLHB

LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

Tổng thư ký

______________________________________________________________________

HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH

NGUỒN GỐC

Công đồng Vatican II đã đề xuất việc hình thành một tổ chức của Giáo Hội hoàn vũ giữ vai trò “khích lệ Cộng đồng Công giáo thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý xã hội trong bối cảnh quốc tế” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 90). Đáp lại lời đề nghị này, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã thành lập Uỷ ban Giáo hoàng “Công lý và Hoà bình” bởi bức Tự sắc Catholicam Christi Ecclesiam, ngày 6 tháng Giêng năm 1967.

Hai tháng sau, trong Thông điệp Populorum Progressio về Sự Phát triển các Dân tộc, Đức Giáo hoàng Phaolô nói vắn tắt về tổ chức mới rằng, “tên gọi, cũng như chương trình của cơ quan này, là Công lý và Hoà bình” (Số 5). Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, và thông điệp này, “theo một cách nào đấy… áp dụng giáo huấn của Công đồng” (Sollicitudo Rei Socialis, số 6), là những bản văn cơ sở và những điểm tham chiếu cho tổ chức mới này.

Sau khoảng thời gian thí điểm 10 năm, Đức Phaolô VI đã trao cho Uỷ ban một địa vị chính thức với Tự sắc Justitiam et Pacem, vào ngày 10 tháng 12 năm 1976. Khi Tông hiến Pastor Bonus, ngày 28 tháng 6 năm 1988, tái tổ chức Giáo triều Roma, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đổi từ Uỷ ban thành Hội đồng Giáo hoàng và tái xác nhận đường hướng hoạt động chung của tổ chức.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

Tông hiến Pastor Bonus đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình trong các khoản sau:

“Hội đồng sẽ đẩy mạnh công lý và hoà bình trên thế giới, theo đường hướng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo Hội (điều 142).

1. Hội đồng sẽ đào sâu học thuyết xã hội của Giáo Hội và nỗ lực phổ biến cũng như áp dụng học thuyết ấy, trên phương diện cá nhân và cộng đồng, đặc biệt về các mối tương quan giữa giới chủ và giới công nhân. Những mối liên hệ này cần phải ngày càng thấm nhuần tinh thần Phúc Âm.

2. Hội đồng sẽ tập hợp và đánh giá những loại thông tin khác nhau và những kết quả nghiên cứu về công lý và hoà bình, về sự phát triển của các dân tộc, và về các vụ vi phạm nhân quyền. Khi thích hợp, Hội đồng sẽ thông báo cho các cơ quan trực thuộc Giám mục đoàn về những kết luận chung cuộc. Hội đồng sẽ xúc tiến các quan hệ với các tổ chức Công giáo quốc tế và với các cơ quan khác, dù thuộc Công giáo hay không, mà thật sự quan tâm đến sự tăng tiến những giá trị công lý và hoà bình trên thế giới.

3. Hội đồng sẽ đề cao ý thức về nhu cầu cổ vũ hoà bình, đặc biệt vào ngày Hoà bình Thế giới (điều 143). Hội đồng sẽ duy trì các quan hệ mật thiết với Văn phòng Quốc Vụ khanh Toà Thánh, đặc biệt khi công khai những vấn đề về công lý và hoà bình bằng văn bản hay thông cáo (điều 144).”

CƠ CẤU

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình có một vị Chủ tịch được sự hỗ trợ của một Thư ký và một Phụ tá, tất cả do Đức Thánh Cha chỉ định, trong khoảng thời gian 5 năm. Một bộ phận nhân viên gồm các giáo dân, các linh mục và tu sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau cùng làm việc với các vị này để tiến hành những chương trình và hoạt động của Hội đồng.

Đức Thánh Cha cũng chỉ định khoảng bốn mươi thành viên và cố vấn phục vụ với tư cách cá nhân trong khoảng thời gian 5 năm. Đến từ nhiều nơi trên thế giới, các thành viên họp nhau tại Roma trong kỳ Đại hội Toàn thể được tổ chức định kỳ. Trong mỗi kỳ đại hội, các thành viên đóng góp vào việc hoạch định chung những hoạt động của Hội đồng Giáo hoàng, tuỳ theo nền tảng xã hội, giáo dục, nghề nghiệp và kinh nghiệm chuyên môn hoặc kinh nghiệm mục vụ của từng người. Đại hội Toàn thể, là cao điểm trong đời sống Hội đồng, cũng là thời điểm xác định rõ ràng những “dấu chỉ của thời đại”.

Các cố vấn viên, một vài người trong số họ là chuyên gia trong lĩnh vực giáo huấn xã hội của Giáo Hội, có thể được triệu tập để tham gia vào những nhóm làm việc về những chủ đề cụ thể.

HOẠT ĐỘNG

Công việc chính của Hội đồng Giáo hoàng là thực hiện các cuộc nghiên cứu định hướng hoạt động dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo Hội do Đức Thánh Cha và hội đồng giám mục công bố. Thông qua các cuộc nghiên cứu, Hội đồng Giáo hoàng cũng đóng góp vào sự phát triển của giáo huấn này trong những lĩnh vực rộng lớn sau:

Công lý. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình quan tâm đến tất cả những gì chạm đến công lý xã hội, thế giới công ăn việc làm, đời sống quốc tế, sự phát triển nói chung và sự phát triển xã hội nói riêng. Hội đồng cũng thúc đẩy suy tư luân lý về tiến trình của những hệ thống tài chính và kinh tế, đề cập đến những vấn đề liên quan đến môi trường và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên của trái đất.

Hoà bình. Hội đồng Giáo hoàng suy tư về một loạt những vấn đề lớn liên quan đến chiến tranh, giải trừ quân bị, buôn bán vũ khí, an ninh thế giới, và bạo lực với những biến thái đa dạng (khủng bố, chủ nghĩa quốc gia cực đoan…). Hội đồng cũng xem xét vấn đề các thể chế, hệ thống chính trị và vai trò của người Công giáo trên chính trường. Hội đồng cũng có trách nhiệm cổ vũ Ngày Hoà bình Thế giới.

Nhân quyền. Vấn đề này chiếm tầm quan trọng ngày càng lớn trong sứ vụ của Giáo Hội và cũng theo đó, trong công việc của Hội đồng Giáo hoàng. Giáo hoàng Gioan Phaolô II thường xuyên nhấn mạnh rằng phẩm giá của con người là nền tảng cho sự bảo vệ và thăng tiến các quyền cơ bản của người đó. Hội đồng xử lý vấn đề từ ba khía cạnh: đào sâu khía cạnh của học thuyết, xử lý vấn đề bằng cách thảo luận trong các tổ chức quốc tế, thể hiện thái độ lưu tâm đối với các nạn nhân của nạn vi phạm nhân quyền.

MẠNG LƯỚI RỘNG KHẮP

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình cộng tác với tất cả những ai trong Giáo Hội đang cùng tìm kiếm những mục tiêu trên.

Là một tổ chức của Toà Thánh, Hội đồng trước tiên phục vụ Đức Thánh Cha và cũng cộng tác với các phòng ban khác trong Giáo triều Roma.

Là một bộ phận của Giáo Hội hoàn vũ, Hội đồng cũng phục vụ các Giáo Hội địa phương. Hội đồng duy trì những kênh liên lạc có hệ thống với các Hội đồng Giám mục và các đoàn thể của các Hội đồng Giám mục, và thường xuyên cộng tác với họ. Thông qua các hội đồng giám mục, hay với sự phê chuẩn tán thành của họ, Hội đồng Giáo hoàng liên lạc với hàng loạt những cơ quan thuộc Giáo Hội ở cấp độ quốc gia mà đã được thiết lập để giúp cho các tín hữu nhận thức được trách nhiệm của họ trong lĩnh vực công lý và hoà bình. Một vài trong số những cơ quan này chuyên về nghiên cứu và lý luận, trong khi đó những cơ quan khác thiên về hoạt động. Các đoàn thể bao gồm những Uỷ ban Công lý và Hoà bình hay những Uỷ ban các Vấn đề Xã hội cấp quốc gia, những phong trào bảo vệ nhân quyền hay cổ vũ hoà bình hoặc phát triển…

Hội đồng Giáo hoàng giữ liên lạc với nhiều viện hay phong trào quốc tế trong lòng Giáo Hội (các dòng tu hay tu hội, các tổ chức Công giáo quốc tế) nhờ hiệp thông với các giám mục, giúp các tín hữu Công giáo làm chứng cho đức tin trong lĩnh vực xã hội.

Hội đồng Giáo hoàng cũng hướng về thế giới học thuật và trí thức, tìm thỉnh vấn các giáo sư về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đặc biệt từ các trường đại học thuộc quyền Giáo hoàng ở Rome. Hơn nữa, Hội đồng cũng có những kênh liên lạc chặt chẽ với Giáo hoàng Học viện các ngành Khoa học Xã hội.

Hội đồng Giáo hoàng có nhiệm vụ mở rộng mối quan hệ với các tôn giáo khác, giáo hội khác, theo quan điểm đại kết. Hội đồng Giáo hoàng cộng tác đặc biệt với Hội đồng Liên Tôn Thế giới.

Cuối cùng, cũng cần đề cập đến các mối liên hệ với các tổ chức thế tục làm việc cho mục đích nâng cao sự tôn trọng phẩm giá con người, hướng tới công lý, hoà bình. Qua nhều năm, những mối liên hệ với các tổ chức quốc tế đã gia tăng đáng kể. Vì Toà Thánh quan tâm đến công việc của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Giáo hoàng, cộng tác với Văn phòng Quốc vụ khanh Toà thánh, đã liên lạc thường xuyên với Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt vào thời điểm có các cuộc hội thảo quốc tế về các vấn đề như phát triển, dân số, môi trường, thương mại quốc tế, hay nhân quyền. Sự liên hệ với các tổ chức như Cộng đồng châu Âu và Liên hiệp Âu Châu cũng có tầm quan trọng như vậy. Hội đồng Giáo hoàng cũng đón nhận những mối liên hệ trao đổi với các tổ chức phi chính phủ có cùng mục tiêu và đang làm việc trong lĩnh vực hoà bình, công lý và nhân quyền.

TÀI LIỆU XUẤT BẢN

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình phát hành những văn bản tài liệu về những chủ đề hiện hành như nợ quốc tế, cư trú, phân biệt chủng tộc, buôn bán vũ khí quốc tế và phân phối đất đai. Trong mỗi trường hợp, những văn bản tài liệu dựa vào giáo huấn xã hội của Giáo Hội để hình thành những nguyên tắc và hướng dẫn đạo đức thích đáng. Hội đồng cũng xuất bản các sách: báo cáo về các cuộc họp mà Hội đồng đã tổ chức, bản tập hợp có hệ thống về các văn bản của giáo hoàng về một vấn nạn xã hội nào đó, các cuộc nghiên cứu về các vấn đề hiện hành, như quan điểm của Giáo hội Công giáo về nhân quyền, môi trường, hay các khía cạnh đạo đức về kinh tế và các hoạt động tài chính. Bản tin Justpax (Công lý và Hoà bình) được phát hành hai lần một năm.

Mục đích của những ấn bản trên là để phổ biến kiến thức về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đặc biệt cho những đoàn thể, mà đến lượt mình, họ có thể gián tiếp hay trực tiếp phổ biến cho người khác. Các đoàn thể bao gồm: các hội đồng giám mục và các Uỷ ban Công lý và Hoà bình hay các Uỷ ban các Vấn đề Xã hội trực thuộc hội đồng giám mục, các hội đoàn và các phong trào của giáo dân, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các nhà giáo dục tôn giáo.

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình

I – 00120 Vatican City

Tel. 0039-06-698.79911 – Fax 698.87205 – Email: pcjustpax@justpeace.va

____________________________________________

PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE

ORIGIN
The Second Vatican Council had proposed the creation of a body of the universal Church whose role would be “to stimulate the Catholic Community to foster progress in needy regions and social justice on the international scene” (Gaudium et Spes, No. 90). It was in reply to this request that Pope Paul VI established the Pontifical Commission “Justitia et Pax” by a Motu Proprio dated 6 January 1967 (Catholicam Christi Ecclesiam).

Two months later, in Populorum Progressio, Paul VI succinctly stated of the new body that “its name, which is also its programme, is Justice and Peace” (No. 5). Gaudium et Spes and this Encyclical, which “in a certain way… applies the teaching of the Council” (Sollicitudo Rei Socialis, No. 6), were the founding texts and points of reference for this new body.

After a ten-year experimental period, Paul VI gave the Commission its definitive status with the Motu Proprio Justitiam et Pacem of 10 December 1976. When the Apostolic Constitution Pastor Bonus of 28 June 1988 reorganized the Roman Curia, Pope John Paul II changed its name from Commission to Pontifical Council and reconfirmed the general lines of its work.

OBJECTIVES AND MANDATE

Pastor Bonus defined the objectives and mandate of the Pontifical Council for Justice and Peace in the following terms:

“The Council will promote justice and peace in the world, in the light of the Gospel and of the social teaching of the Church (art. 142).

§ 1. It will deepen the social doctrine of the Church and attempt to make it widely known and applied, both by individuals and communities, especially as regards relations between workers and employers. These relations must be increasingly marked by the spirit of the Gospel.

§ 2. It will assemble and evaluate various types of information and the results of research on justice and peace, the development of peoples and the violations of human rights. When appropriate, it will inform Episcopal bodies of the conclusions drawn. It will foster relations with international Catholic organizations and with other bodies, be they Catholic or not, that are sincerely committed to the promotion of the values of justice and peace in the world.

§ 3. It will heighten awareness of the need to promote peace, above all on the occasion of the World Day of Peace (art. 143).

It will maintain close relations with the Secretariat of State, especially when it deals publicly with problems of justice and peace in its documents or declarations (art. 144)”.

STRUCTURE
The Pontifical Council for Justice and Peace has a President who is assisted by a Secretary and an Under-Secretary, all named by the Holy Father for a period of five years. A staff of lay persons, religious and priests of different nationalities works with them in carrying out the programmes and activities of the Council.

The Holy Father also appoints about forty Members and Consultors who serve in a personal capacity for a period of five years. Coming from different parts of the world, the Members meet in Rome at regular intervals for a Plenary Assembly during which each one, according to his or her background and professional or pastoral experience, contributes to the overall planning for the activities of the Pontifical Council. A high point in the life of the Council, the Plenary Assembly is a time of authentic discernment of the “signs of the times”.

The Consultors, some of whom are experts in the social teaching of the Church, can be called upon to participate in working groups on specific topics.

ACTIVITIES
The primary work of the Pontifical Council is to engage in action-oriented studies based on both the papal and episcopal social teaching of the Church. Through them, the Pontifical Council also contributes to the development of this teaching in the following vast fields:

JUSTICE. The Pontifical Council for Justice and Peace is concerned with all that touches upon social justice, the world of work, international life, development in general and social development in particular. It also promotes ethical reflection on the evolution of economic and financial systems and addresses problems related to the environment and the responsible use of the earth’s resources.
PEACE. The Pontifical Council reflects on a broad range of questions related to war, disarmament and the arms trade, international security, and violence in its various and everchanging forms (terrorism, exaggerated nationalism etc.). It also considers the question of political systems and the role of Catholics in the political arena. It is responsible for the promotion of the World Day of Peace.

HUMAN RIGHTS. This question has assumed increasing importance in the mission of the Church and consequently in the work of the Pontifical Council. Pope John Paul II consistently stresses that the dignity of the human person is the foundation of the promotion and defense of his or her inalienable rights. The Council deals with the subject from three perspectives: deepening the doctrinal aspect, dealing with questions under discussion in international organizations, showing concern for the victims of the violation of human rights.

A VAST NETWORK

The Pontifical Council for Justice and Peace collaborates with all those within the Church who are seeking the same ends.

As an organism of the Holy See, the Council is first and foremost at the service of the Holy Father and also collaborates with other departments of the Roman Curia.

As a body of the universal Church, it is also at the service of the local Churches. It maintains systematic contacts with Episcopal Conferences and their regional groupings and collaborates regularly with them. Through the Episcopal Conferences, or with their assent, the Pontifical Council likewise is in touch with a broad range of Church bodies on the national level that have been established to make the faithful aware of their responsibilities in the field of justice and peace. Some of these are primarily for study and reflection, while others are more action-oriented. They include national Justice and Peace Commissions or Commissions for Social Questions, movements for the defense of human rights or for the promotion of peace or development etc.

The Pontifical Council maintains contact with the various institutions or international movements within the Church (religious orders and congregations, international Catholic organizations) that, in communion with the Bishops, help Christians to bear witness to their faith in the social field.

The Pontifical Council also turns to the academic and intellectual world and seeks the advice of professors of the social teaching of the Church, especially those from the Pontifical Universities in Rome. It has, moreover, systematic links with the Pontifical Academy for Social Sciences.

Enriching contacts with other churches and religions have been established as a result of the mandate of the Pontifical Council to work from an ecumenical perspective. The Pontifical Council collaborates in a special way with the World Council of Churches.

Finally, mention must be made of various links with secular organizations working for the promotion of justice, peace and the respect for human dignity. Over the years, relations with international organizations have increased considerably. Because of the interest of the Holy See in the work of the United Nations, the Pontifical Council, in collaboration with the Secretariat of State, has frequent contacts with the United Nations and its specialized agencies, especially at the time of the major international conferences that deal with such questions as development, population, environment, international trade, or human rights. Equal importance is given to regional organizations, among which the Council of Europe and the European Union. The Pontifical Council also welcomes exchanges with non-governmental organizations that share its aims and are working in the field of peace, justice and human rights.

PUBLICATIONS
The Pontifical Council for Justice and Peace issues documents on current topics such as the international debt, racism, the international arms trade and land distribution. In each case, these documents draw on the social teaching of the Church in formulating pertinent ethical principles and guidelines. The Council also publishes books: reports of meetings that it has organized, systematic collections of pontifical texts on a particular social question, studies on contemporary issues, such as the perspective of the Catholic Church on human rights, the environment, or the ethical dimensions of the economy, financial activities and the world of work.

The purpose of these publications is to spread knowledge of the social teaching of the Church, especially among those who can in turn make it known directly or indirectly to others. They include Episcopal Conferences and their Justice and Peace Commissions or Commissions for Social Questions, associations and movements of the laity, priests, religious, seminarians and religious educators.

PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE

I – 00120 VATICAN CITY

Tel. 0039-06-69.87.99.11 – Fax 69.88.72.05

E-mail: pcjustpax@justpeace.va

+ GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp

No comments:

Post a Comment