Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, May 19, 2011

CSVN siết chặt hơn quyền tự do tôn giáo

HÀ NỘI (NV) - Nhà cầm quyền Việt Nam đang siết chặt hơn nữa quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân.
Một bản “dự thảo nghị định thay thế nghị định số 22/2005/NÐ-CP ngày 1 tháng 3, 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” phổ biến trên trang mạng http://chinhphu.vn.com đưa ra một văn bản mới dài hơn văn bản cũ hơn 3,500 từ.

Nội dung không những vẫn trói quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của dân chúng vào nguyên tắc “xin-cho” mà còn siết chặt hơn nữa.

Dự thảo nghị định mới này chưa biết bao giờ sẽ được ban hành sau khi đã “lấy ý kiến” mọi người.

Trong một lần đối đáp với quan chức thành phố, khi còn là tổng giám mục Tổng Giáo Phận Hà Nội, Ðức Cha Ngô Quang Kiệt đã nói tại trụ sở UBND Hà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2008, “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho”.

Nhưng nay, cái “nghị định” mới có mục đích trói hoạt động tôn giáo vẫn không khác nghị định cũ. Tất cả các tổ chức, giáo hội, các hoạt động tôn giáo đều phải làm đơn để nhà cầm quyền các cấp có cho phép hay không.

Theo dự thảo nghị định mới, các tổ chức, giáo hội các tôn giáo phải “đăng ký dự kiến hoạt động tín ngưỡng năm sau”, như qui định ở điểm 2 điều 4 mà bản tin gọi là “một trong những điểm mới của dự thảo”.

Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đòi hỏi các giáo hội, tổ chức tôn giáo phải “đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử” kể cả “cách chức” để nhà cầm quyền có “chấp thuận” hay không.

Với giáo hội Công Giáo, điều 18 của dự thảo đòi phải “đăng ký” để được “chấp thuận” từ hàng giám mục trở lên. Phật Giáo từ hàng ni sư, thượng tọa trở lên. Các hội thánh Tin Lành thì phải “đăng ký” thành viên ban trị sự trung ương. Các đạo Hòa Hảo, Cao Ðài cũng bị buộc những điều kiện tương đương. Nếu có “yếu tố nước ngoài”, thời hạn được “chấp thuận” kéo dài tới 60 ngày chứ không phải chỉ có 20 ngày.

Ðiều kiện để được nhà cầm quyền Hà Nội chấp thuận cho chính thức hoạt động tôn giáo như một tổ chức hay giáo hội phải là một tôn giáo hay tín ngưỡng đã có tại Việt Nam ít nhất đã 20 năm. Sau khi nộp đủ các loại giấy tờ khắt khe lại còn phải chờ đợi tới 3 năm mới được biết kết quả thế nào.

Trong khi web chinhphu.vn loan báo bản dự thảo xiết chặt thêm tôn giáo tín ngưỡng thì Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) ngày 18 tháng 5, 2011 đưa tin “hoàn toàn bác bỏ” những thông tin sai sự thật do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa ra trong các ngày gần đây về cái gọi là “bạo động” của người Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên, và loan tin cho rằng chính quyền đã dùng vũ lực để giải tán vụ “bạo động” và “nhiều người Mông tham gia đã bị bắt và có người chết”.

Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công (CPPA) ở Hoa Thịnh Ðốn ngày 17 tháng 5, 2011 có bản tin nói rằng quân đội đã sát hại 72 người và hàng trăm người Hmong đã chạy trốn vào rừng sâu.

Theo bản tin này, hàng ngàn người Hmong đã tập trung ở Mường Nhé là để mừng phong chân phước cho Ðức Cố Giáo Hoàng John Paul II vào ngày 1 tháng 5, 2011 ở Roma mà sự tham dự gồm nhiều thành phần khác nhau từ Tin Lành đến Công Giáo.

Bà Christy Lee của tổ chức Hmong Advance Inc., thì tin rằng sự tụ tập có tính tôn giáo đã biến thành cuộc biểu tình đòi tự do tôn giáo, đòi cải cách ruộng đất.

Ngày 12 tháng 5 năm 2011, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội loan báo nhà cầm quyền đã dẹp xong được vụ lộn xộn ở Mường Nhé. Tuy nhìn nhận bắt giữ một số người nhưng bà không nêu con số và phủ nhận có người bị bắn chết.

Chỉ hai ngày trước khi xảy ra vụ Mường Nhé, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ đề nghị chính phủ đưa tên nước Việt Nam trở lại “danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì nước này vẫn đàn áp tôn giáo nghiêm trọng.

No comments:

Post a Comment