Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, May 24, 2011

Ai sẽ chịu trách nhiệm thiệt hại nếu đập Xayaburi gây ra?

Các đập thủy điện, bên cạnh lợi ích cung cấp điện năng, còn gây thiệt hại đáng kể cho môi trường, nhất là phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sống của các cư dân trong khu vực. Trách nhiệm của những người có liên quan đến con đập Xayaburi, sẽ được giám sát ra sao? Cơ chế chia sẻ lợi ích và đền bù thiệt hại giữa những người có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ở sông Mekong sẽ như thế nào? Mời quý vị theo dõi tiếp cuộc phỏng vấn giữa Thông tín viên Ngọc Trân và tiến sĩ Jian-hua Meng, chuyên gia về thủy điện bền vững quốc tế, thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.

Quyền lợi phải đi kèm trách nhiệm
Ngọc Trân: Thưa tiến sĩ, có thể nào một nhà tư vấn có đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn quốc tế, nhưng thực hiện công việc không đạt tiêu chuẩn và không chịu trách nhiệm về những sai lầm và bất cẩn của mình? Các chuyên gia tư vấn sắp thực hiện, có nên bị ràng buộc trách nhiệm về mặt pháp lý, do những lỗi lầm và thiếu sót mà họ gây ra?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Rõ ràng là một số chuyên gia tư vấn vẫn tin rằng họ có thể trốn tránh trách nhiệm khi áp dụng tiêu chuẩn nước đôi (double standards). Ở thị trường trong nước, họ phấn đấu cung cấp chất lượng tốt nhất cho khách hàng của họ, và họ rất tự hào về khả năng cải tiến của họ, có lẽ đúng như vậy.
Nhưng cũng công ty đó, thực hiện công việc không đạt tiêu chuẩn, ở những nơi mà họ cảm thấy, có thể do họ không bị giám sát chẳng? Hoặc họ có cảm giác rằng các khu vực mà họ thực hiện thì xa nhà, nên không đáng để cố gắng hết sức?
Ở các nước như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các cơ quan chính phủ có khả năng kỹ thuật kém hơn - ví dụ như các nước châu Âu, thì trách nhiệm của các công ty tư vấn thậm chí phải lớn hơn. Làm sao bạn có thể thực sự đánh giá chính sách trách nhiệm công ty của họ, và khám phá ra nếu họ thực sự quan tâm đến người và thiên nhiên? Ngoài vấn đề trách nhiệm pháp lý, hoặc vấn đề lừa dối khách hàng của họ - trong mắt chúng tôi, đây là cách hành xử thiếu tính chuyên nghiệp cao.Ngọc Trân: Giả sử như những công cụ tốt nhất đã được sử dụng và một phương pháp tốt nhất được áp dụng trong vấn đề xây đập Xayaburi, đánh giá tác động môi trường của một dự án, ở mức độ nhất định nào đó, sẽ gây thiệt hại cho một quốc gia nhưng có lợi cho một quốc gia khác. Sự phân phối không công bằng giữa lợi và hại đó sẽ được giải quyết giữa các quốc gia và giữa các cư dân bị ảnh hưởng như thế nào?
Chẳng hạn như, việc đánh bắt cá ở biển hồ Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị giảm, các ngư dân sẽ được bồi thường ra sao? Lượng phù sa bị hạn chế do con đập, nông dân ở các nước hạ nguồn cần bón thêm phân để duy trì năng suất cho cây trồng, chuyện đó sẽ giải quyết như thế nào? Hồ chứa quá nhiều nước và việc xả lượng nước dư thừa có thể dẫn đến lũ lụt, gây thiệt hại về người và của cho các cư dân trong vùng, những cư dân này sẽ được giúp đỡ ra sao?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Một sự thất bại hoàn toàn về cấu trúc của con đập là một thảm họa lớn, rất hiếm khi xảy ra nhờ có kỹ thuật tốt. Trường hợp này sẽ là tình trạng khẩn cấp của một quốc gia hoặc có thể là khu vực, mà sẽ phải được xử lý như vậy.
Tuy nhiên, về vấn đề chi phí, gánh nặng và lợi ích, dẫn đến vấn đề cơ chế chia sẻ lợi ích. Một cơ chế chia sẻ lợi ích, nhằm bảo đảm nguồn tài nguyên thích đáng, được dành để trang trải chi phí thiệt hại cho những người khác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghị định này đã được phát triển ở Việt Nam nhưng nó cần phải được thiết lập ở các nước hạ lưu Mekong.
Ở Việt Nam, nghị định này buộc mỗi đập thủy điện sẽ phải đóng góp 2% doanh thu từ điện năng vào một quỹ, do một cơ quan chính phủ độc lập quản lý, để hỗ trợ những người mất kế sinh nhai, hỗ trợ nguồn nước bị ảnh hưởng và hỗ trợ thiệt hại có liên quan đến môi trường, tại hiện trường của con đập và hồ chứa, ở thượng lưu và quan trọng hơn là ở hạ lưu. Tất cả mọi điều này là để bổ sung cho các hạn chế hiển nhiên của việc bồi thường một lần theo phương pháp truyền thống. Thách thức đó là, nghị định này phải được thực thi đầy đủ. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên đang giám sát quá trình này.
Thách thức quan trọng của cơ chế như thế nằm ở cơ chế tái phân phối, chẳng hạn như, nhận diện và giám sát việc đòi bồi thường thiệt hại. Vì vậy, cơ chế tái phân phối của quốc gia đầu tiên cần phải thực hiện tại chỗ, và sau đó có thể phục vụ như cơ sở để nâng cấp thành lợi ích ngoài biên giới, cơ chế chia sẻ giữa các nước hạ lưu Mekong. Ủy hội sông Mekong đã khởi xướng khái niệm này giữa các nước, nhưng việc này cần có thời gian.Đây là một trong những lý do tại sao Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên và các tổ chức khác mạnh mẽ đề nghị hoãn kế hoạch xây dựng các con đập trên dòng chính của sông Mekong trong 10 năm.

Cơ chế giám sát độc lập phải được thiết lập
Ngọc Trân: Hoạt động của con đập phải duy trì mực nước tối thiểu và tối đa theo mùa, mức trầm tích và chất lượng nước ở một tiêu chuẩn nhất định nào đó cho các nước hạ nguồn. Liệu đánh giá tác động môi trường có khảo sát và định rõ các thông số này để nghiên cứu không? Các nhà điều hành con đập có bị buộc phải tuân theo các thông số hay không? Nếu không, đánh giá tác động môi trường đưa ra cách thực hiện, nhưng những người điều hành con đập có thể không thực hiện theo cách đó thì sao?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Chắc chắn, không có đánh giá tác động môi trường nào sẽ được chấp nhận mà không giải quyết thỏa đáng những vấn đề quan trọng mà bạn vừa đề cập. Và vấn đề quản lý dòng chảy và lớp trầm tích là trung tâm của các quyết định về việc xây dựng đập. Trường hợp Xayaburi, vấn đề trầm tích đặc biệt quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nước khác, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.
Chắc chắn các nhà điều hành đập phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình, ví dụ như, khi xả nước do các mục đích và yêu cầu cụ thể nào đó.
Điều này thường được giải quyết bằng việc thiết lập các cơ chế giám sát độc lập thích hợp, và qui định khung bảo đảm tuân thủ. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó tuỳ thuộc vào những người sở hữu, quản lý và vận hành con đập để làm cho mọi việc phù hợp với lợi ích công cộng. Một nhà điều hành con đập có trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp cao, không chỉ thấy rằng chính mình giữ vai trò là một người sử dụng con sông, mà còn là một công dân tốt và là một người chăm sóc tài sản công có trách nhiệm, đó là con sông mà xã hội đã tin tưởng giao phó cho mình chịu trách nhiệm chăm sóc. Không có chỗ cho những quyết định vội vàng
Ngọc Trân: Do yếu tố địa chính trị và môi trường, vấn đề sông Mekong không chỉ là vấn đề của một quốc gia, của khu vực, mà còn là vấn đề toàn cầu. Các tổ chức quốc tế có thể làm gì để bảo vệ con sông? Chính phủ của các nước trong khu vực nên làm gì để giúp bảo vệ nó?
Tiến sĩ Jian-hua Meng: Khu vực Đông Nam Á phụ thuộc vào sông Mekong về thực phẩm, kinh tế và di sản văn hóa. Không có điều gì nghi ngờ,rằng việc tái tạo điện là cần thiết. Nhưng chỉ "tái tạo" không thôi thì không đủ, cần phải phát triển năng lượng bền vững.
Ổn định và thịnh vượng của cả khu vực liên quan rất nhiều đến sự vẹn toàn của sông Mekong. Trong bối cảnh này, để cân bằng tất cả các khía cạnh liên kết với nhau thì vô cùng quan trọng: xã hội, môi trường và kinh tế. Không có chỗ cho những quyết định vội vàng dựa trên lời khuyên không đúng hoặc dựa trên các lợi ích một chiều về mọi mặt, mà đặc biệt là cho các kế hoạch và các dự án về tác động tiềm tàng như thế về cơ sở hạ tầng nước. Mekong là điểm nóng đa dạng sinh học thứ hai trên thế giới sau Amazon, với khoảng 1.000 loài cá. Không có nơi nào trên thế giới, các loài sinh vật chưa từng biết, vẫn thường xuyên được phát hiện ở đó. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người, bảo vệ một điểm nóng đa dạng sinh học như thế, và chắc chắn nhiệm vụ của một tổ chức bảo tồn quốc tế, như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, nhấn mạnh đến những rủi ro sẽ phải chuốc lấy, nếu một dự án thủy điện như dự án Xayaburi, được xây dựng mà thiếu các nghiên cứu thích hợp và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Ngọc Trân: Xin cám ơn tiến sĩ đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn.

No comments:

Post a Comment