Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Sunday, April 3, 2011

Hoàn cảnh dở khóc dở cười của các công nhân Việt về từ Libya

Trong phần trình bày trước, chúng tôi gửi đến quí thính giả một số thông tin liên quan những công nhân Việt còn lại tại khu vực bất ổn ở Trung Đông.
Sau khi trở về từ những nơi thiếu an toàn như thế, cuộc sống của họ tại quê nhà ra sao? Mời quí vị theo dõi tiếp trong phần trình bày sau do Gia Minh thực hiện.

Chương trình hỗ trợ và giúp đỡ còn hạn chế

Vì chiến sự, các lao động Việt được đưa đến Libi làm việc, đa số phải trở về trước thời hạn. Tình hình này khiến cơ quan chức năng từ cấp trung ương đến điạ phương đều nhận được chỉ thị hỗ trợ cho những người trở về. Theo thông tin chính thức khi trở về mỗi công nhân nhận được khoản hỗ trợ đầu tiên là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này do Nhà Nước hay do công ty đưa người lao động đi xuất khẩu vẫn chưa rõ ràng.
Một công nhân từ Libi trở về cho biết:
Truyền hình cho biết đó là hỗ trợ của chính phủ, và công ty đứng ra nhận giúp cho lao động về nước thôi chứ không phải của



Cuộc khủng hoảng chính trị ở Trung Đông khiến nhiều quốc gia Châu Á phải đưa công nhân của họ trở về nước.
công ty hỗ trợ. Tỉnh cũng nói cho một triệu nhưng với điều kiện phải nộp tất cả bản hợp đồng cho huyện. Sau đó huyện nộp lên tỉnh và tỉnh rót tiền về cho anh em.
Một người khác trình bày việc làm hiện nay:
Tôi đi sau, tiền gửi về chưa ‘ăn thua’, còn nợ nhiều lắm. Giờ về tạm thời ‘ông bà già’ nuôi và đi làm thêm như phụ hồ, trồng trọt chăn nuôi phụ gia đình kiếm tiền tiêu.
Để đi xuất khẩu lao động, các công nhân mà đa phần là những người ở nông thôn phải lấy sổ đỏ đất đai nhà cửa, ruộng vườn để vay tiền ngân hàng đóng cho đơn vị đưa đi xuất khẩu lao động. Số tiền nợ đó được trả dần khi người công nhân sang nước ngoài làm việc lãnh lương gửi về. Nay phải về trước thời hạn nên nhiều người lâm vào cảnh nợ nần.
Nhiều địa phương hỗ trợ cho công nhân từ Libi về- có nơi một triệu, nơi hai triệu, nơi ba triệu. Còn chung áp dụng cho tất cả, chính phủ đang xây dựng.
Hiện có sáu bảy, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu lao động xây dựng đông. Vừa qua Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội, Cục Việc Làm và Cục Quản lý Lao động Ngoài nước có gặp các doanh nghiệp và các nơi có nhu cầu. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp có cơ hội gặp những đơn vị đưa người lao động đi để thông báo. Tuỳ từng điều kiện của từng người lao động có thể tham gia lao động trong nước.
Đối với số khi đi phải vay nợ, mà qua mới một vài tháng chưa có thể có tiền để trả. Chính phủ có chính sách đối với ngân hàng khoanh và giãn nợ cho họ đến khi nào có tiền thì thanh toán.

Tìm được việc làm không đơn giản
Trong khi đó phiá cơ quan chức năng cao nhất là Cục Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ch0 hay đang có những biện pháp để giúp cho người lao động trở về từ Libi. Ông Đào Công Hải, Cục phó cho biết:
Tất cả mọi việc công ty thực hiện theo chỉ đạo của các cấp các ngành từ việc đưa đón lao động về nước đến các chương trình tiếp theo: tạo điều kiện chuyển đơn hàng cho các lao động…
Nói chung công ty chúng tôi cũng có cơ chế nhất định cho lao động bị rủi ro từ Libi trở về; tuy nhiên thực tế còn nhiều cơ chế khác của các cấp ban, ngành chỉ đạo. Chúng tôi sẽ thực hiện theo đó thôi.
Một số đơn vị trong nước cho hay sẽ nhận công nhân lao động trở về như công ty Khang Thông ở Long An đang xây dựng dự án Happy Land. Tuy nhiên, những người trở về cho biết không phải dễ dàng nhận được những việc làm mới với các lý do như sau:
Bây giờ phải chờ công ty tính thế nào mới có thể tính hướng đi thị trường khác được.
Một người khác cho biết:
Hướng đưa ra nhiều nhưng phải chờ công ty thanh lý hợp đồng và các chương trình cần thiết chứ vào đó rồi công ty gọi ra sẽ trở ngại.
Có thể nói đa số những người lao động xuất khẩu không có chuyên môn cao mà chỉ làm những công việc tay chân như xây dựng đối với nam và giúp việc nhà đối với nữ; cũng như làm công việc đơn giản khác như lắp ráp trong dây chuyền, đứng máy sản xuất … Ngay tại Việt Nam số lao động giản đơn như thế cũng khá nhiều.
Theo các đơn vị tuyển dụng công nhân như Công ty Khang Thông thì họ cần phải kiểm tra tay nghề của công nhân và đến tháng năm mới có thể tuyển dụng.
Thực tế cho thấy các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cơ quan chức năng khi đến được với đối tượng thụ hưởng cũng có khoảng cách nhất định. Trong khi đó, người công nhân trở về thường là nguồn lợi tức chính yếu của gia đình; mỗi ngày trôi qua trong thất nghiệp là một gánh nặng đối với họ.

No comments:

Post a Comment