Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, April 21, 2011

Việt Nam nhìn nhận luật không ngăn được đình công

HÀ NỘI (TH) -Cần phải thay đổi Bộ Luật Lao Ðộng để bảo vệ giới công nhân vì hệ thống hiện nay không giải quyết các tranh chấp dẫn đến đình công, một viên chức cao cấp của Bộ Lao Ðộng CSVN nhìn nhận hôm Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011.
Ðiều này không có gì mới lạ vì ngay từ khi cái luật Lao Ðộng hiện hành đã được sửa đổi sơ qua từ mấy năm trước, nhiều viên chức đóng vai bù nhìn trong các tổ chức công đoàn cũng đã phải công nhận như thế trong khá nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí trong nước.

Luật lệ với những tầng nấc khó khăn nhằm ngăn chặn công nhân đình công đã buộc giới công nhân đình công bất chấp mọi đe dọa.

“Luật Lao Ðộng hiện nay đã thất bại khi muốn ngăn chặn đình công vì nó không bảo đảm các quyền của người công nhân.” Thứ trưởng Lao Ðộng Việt Nam, Phạm Minh Huấn, nói như vậy trong một cuộc hội thảo được Bộ Lao Ðộng tổ chức ở Hà Nội hôm Thứ Tư, theo thông tấn xã Ðức DPA.

Ông Huân đổ cho cái luật đó thiếu tính nhất quán và minh bạch.

“Cần phải điều chính luật lệ cho đơn giản hơn.” Ông Huân nói. “Các luật lệ này phải tôn trọng quyền của người lao động. Chúng ta phải hướng những quyền này vào khung luật pháp.”

Một cách gián tiếp, ông Huấn nhìn nhận cái luật lao động hiện nay chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của chủ nhân, từ nhà đầu tư ngoại quốc đến các cơ sở kinh doanh đảng đoàn của nhà nước.

Hàng trăm cuộc đình công xảy ra hàng năm tại Việt Nam, trong đó người lao động tố cáo bị bóc lột sức lao động ngày đêm, lương thấp không đủ sống, lại còn bị đối xử bất nhân.

Nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức cuộc hội thảm nhằm tìm biện pháp giảm thiểu các vụ đình công nhất là nay đang có khả năng gia tăng vì lạm phát, vật giá gia tăng chóng mặt trong khi lương của công nhân vừa quá thấp lại không thấy nhúc nhích.

Các vụ đình công, trên nguyên tắc, được giải quyết xuyên qua các ủy ban hòa giải với sự tham dự của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, tập thể công nhân đã quyết định đình công không thông qua công đoàn vì cái hệ thống công đoàn do nhà nước giật dây không bảo vệ quyền lợi công nhân. Bởi vậy, các cuộc đình công ở Việt Nam hầu như đều bị coi là bất hợp pháp.

Phạm Công Bảy, một viên chức cao cấp thuộc Tòa án Lao Ðộng Việt Nam nói nhà cầm quyền nên làm luật bảo vệ các công nhân tham gia đình công bị chủ sa thải vì họ là thành viên của công đoàn được nhà nước công nhận, không thấy nói gì bảo vệ những người đình công mà ở ngoài công đoàn.

Các con số của Bộ Lao Ðộng Hà Nội đưa ra cho thấy các vụ đình công xảy ra ở Việt Nam theo chiều hướng giảm. Năm 2008 có 650 vụ đình công, năm 2009 có 216 vụ, hầu hết xảy ra tại các xí nghiệp dệt may. Không thấy bộ này đưa ra các con số thống kê của năm 2010.

Tuy không có các con số thống kê chính thức được nêu ra nhưng qua những sự ghi nhận từ hệ thống báo chí nhà nước kiểm soát thì từ đầu năm 2011 đến nay cũng đã có hơn 100 vụ đình công trên cả nước.

Tháng trước, khoảng 3,000 công nhân hãng lắp ráp xe gắn máy Yamaha ở Hà Nội đã đình công đòi tăng lương.

Một cuộc đình công khác đã xảy ra từ ngày 15 tháng 4, 2011 của 2,500 công nhân hãng liên doanh Marumitsu ở khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội. Họ đòi tăng lương và cải thiện chế độ làm việc.

Nhà báo tự do Lê Thành Tùng đến phỏng vấn trực tiếp các công nhân đang đình công và phát thanh trực tiếp trên diễn đàn Paltalk đã bị một nhóm bảo vệ mà ông nghi là công an đã đánh đập tàn nhẫn.

Ðến nay, cuộc đình công này đã chưa biết đã chấm dứt hay chưa.

No comments:

Post a Comment