Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, April 21, 2011

Bắc Kinh phản bác Philippines vụ Trường Sa

BẮC KINH (TH) - Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản bác Phi Luật Tân tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Hồi đầu tháng, Phi Luật Tân gửi công hàm đến Ủy Ban về Thềm Lục Ðịa của LHQ (UNCLOS) xác định nhóm đảo mà họ gọi là Kalayaan trong quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ nước họ. Phi nói những lời tuyên bố chủ quyền tham lam của Trung Quốc năm 2009 gồm nhiều nhóm quần đảo trên biển Ðông nằm bên trong đường vạch “Lưỡi Bò” là không có căn cứ pháp lý theo luật biển quốc tế.

Hôm 14 tháng 4, 2011 Trung Quốc gửi công hàm nói toàn thể quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa là của Trung Quốc không thể tranh cãi. Họ nói rằng Phi chỉ chen vào chiếm một số đảo ở Trường Sa từ đầu thập niên 1970.

Quần đảo Trường Sa đang là sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam, Trung quốc, Phi Luật Tân, Ðài Loan, Mã Lai và Brunei.

Năm 2009, Việt Nam và Mã Lai đã gửi công hàm đến LHQ phản đối lời tuyên bố của Bắc Kinh. Indonesia không tranh chấp các nước về quần đảo Trường Sa nhưng năm ngoái cũng nộp công hàm phản đối Trung Quốc vì cái bản đồ “Lưỡi Bò” tiến đến đến sát nước này.

Tranh chấp chủ quyền biển đảo khu vực Trường Sa giữa các nước trong khu vực không có dấu hiệu giảm bớt, một phần vì tiềm năng dầu khí có thể rất lớn nằm dưới lòng biển.

Nhiều lời hô hào không làm gia tăng cường độ tranh chấp để tránh xung đột quân sự được các phe đưa ra trong các năm qua. Nhưng trên thực tế, các hành động củng cố hay gia tăng phòng thủ vẫn được các nước tiến hành trong âm thầm.

Hung hăng nhất vẫn là Trung Quốc, cậy là nước lớn có sức mạnh quân sự ăn trùm tất cả các nước nhỏ trong khu vực.

Tin tức cho hay Trung Quốc sắp đưa vào hoạt động chiếc mẫu hạm đầu tiên, thực chất là tân trang chiếc hàng không mẫu hạm Varyag mua phế thải của Uraine. Tàu này dự trù đặt căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam để uy hiếp các nước tranh chấp biển Ðông, đặc biệt là Việt Nam.

Phi Luật Tân gửi công hàm đến UNCLOS sau khi tàu dò tìm dầu khí của họ bị hai tàu tuần của Trung Quốc quấy nhiễu tại khu vực gần quần đảo Trường Sa.

Trên nguyên tắc, UNCLOS không công nhận chủ quyền của nước nào nếu khu vực đang có sự tranh chấp giữa các nước.

Cũng trong tháng trước, Phi quyết định mua thêm tàu tuần dương của Hoa Kỳ cũng như loan báo tân trang và sửa chữa một phi trường cũ trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa.

No comments:

Post a Comment