Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, April 19, 2011

Ðập thủy điện trên Mekong gây tranh cãi gay gắt

Lào: 'Tạm hoãn,' nhưng 'không cần tham khảo'



Nghiên cứu: 'Toàn bộ Mekong bị ảnh hưởng'



BANGKOK (AFP) - Lào gặp phản ứng mạnh từ các quốc gia láng giềng, và do đó tuyên bố “tạm hoãn” xây con đập gây tranh cãi trên dòng sông Mekong, do không đồng ý được về dự án có nhiều lo ngại liên quan đến môi sinh.
Giới chức từ các quốc gia Thái Lan, Cambodia, Lào và Việt Nam họp tại Vạn Tượng (Vientiane), thảo luận về dự án xây con đập Xayaburi, trị giá $3.8 tỉ, ở vùng Bắc Lào, một quốc gia cộng sản nghèo đói, vốn coi thủy điện là nguồn thu nhập quan trọng cho tương lai của mình.

Các quốc gia láng giềng của Lào bày tỏ quan ngại về sự nghiên cứu không đầy đủ, ảnh hưởng môi trường của con đập này, theo một bản thông cáo đưa ra sau cuộc họp. Trong khi đó, quan chức Lào nói rằng không có nhu cầu tham khảo thêm nữa.

Việt Nam đặc biệt bày tỏ “mối quan tâm sâu xa” về việc thiếu sự nghiên cứu kỹ càng, kêu gọi trì hoãn việc xây con đập thủy điện trên dòng sông Mekong này thêm ít nhất 10 năm nữa.

Cuộc thảo luận về con đập, dự án đầu tiên trong số 11 dự án được đề nghị ở vùng hạ lưu Mekong và có thể cung cấp 1,260 megawatts điện mỗi năm, nay tiến sang giai đoạn “thảo luận cấp bộ.”

Khoảng 95% lượng điện tạo ra sẽ dành để xuất cảng sang Thái Lan, vốn đang hỗ trợ tài chánh cho dự án này, và nhóm thầu xây cất Thái Lan mang tên CH. Karnchang Public Co. hiện đóng vai trò lãnh đạo dự án.

“Chúng tôi hiểu sự lo ngại của các quốc gia láng giềng. Chúng tôi sẽ duy trì nỗ lực thuyết phục họ để họ hiểu tại sao Lào cần phải xây đập này,” theo lời ông Daovong Phonekeo, phó tổng giám đốc cơ quan điện lực Lào.

Ngay cả trước khi cuộc họp hôm Thứ Ba khởi sự, giới truyền thông nhà nước Lào cho thấy việc xây đập sắp bắt đầu, nói rằng chính phủ Lào “có toàn quyền” quyết định là có chấp thuận dự án này hay không.

Việc làm đường dẫn đến vị trí xây đập đã được khởi sự thời gian gần đây.

Báo chí loan tin cho biết, trên thực tế, việc giải tỏa mặt bằng đã được phía Lào thi công từ tháng 11 năm ngoái, để chuẩn bị xây đập thủy điện, và “khu vực này đã có mặt nhiều xe tải và hàng trăm công nhân.”

Các nhóm bảo vệ môi sinh từ lâu nay vẫn phản đối việc xây đập trên con sông, vốn chảy từ bình nguyên Tây Tạng qua Trung Quốc và xuống phần lớn khu vực Ðông Nam Á. Trung Quốc đã xây một số đập ở thượng nguồn Mekong.

Tổ chức bảo vệ đời sống động vật hoang dã, WWF, cảnh cáo rằng các con đập này sẽ làm thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái ở sông Mekong, gây thiệt hại cho thủy sản vô cùng quan trọng cho đời sống của hơn 60 triệu dân trong khu vực.

WWF lo ngại rằng loại cá tra lớn ở sông Mekong, một trong những loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có thể bị tuyệt giống nếu xây các đập thủy điện này.

Hiện cũng có sự quan tâm ở Thượng Viện Mỹ, nơi Nghị Sĩ Jim Webb, người đứng đầu một ủy ban về Ðông Nam Á, tuần qua nói rằng chỉ dấu Lào có thể tiến hành việc xây đập là “điều vô cùng đáng ngại.”

“Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đã đi đến kết luận rằng việc xây đập Xayaburi và các con đập khác sẽ có hậu quả tai hại cho môi trường, kinh tế và xã hội cho toàn lưu vực sông Mekong,” Nghị Sĩ Webb cho hay.

Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đến Việt Nam những ngày trung tuần tháng 4, tiếp tục vận động ngăn chặn tác hại của đập nước Xayaburi. Chuyến đi của ông bao gồm cả các quốc gia Nam Hàn, Nhật Bản, và đảo Guam.

Thượng Nghị Sĩ Webb, được trích lời từ website của ông, nói rằng: “Các đập ở thượng nguồn, một khi được xây dựng, có thể thay đổi hoàn toàn dòng sông Mekong, đe dọa vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam.”

No comments:

Post a Comment