Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Wednesday, January 12, 2011

WikiLeaks tiết lộ nhận định của Bộ ngoại giao Mỹ về lãnh đạo VN

LONDON (The Guardian) - Hôm Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011, đúng ngày đảng CSVN khai mạc đại hội thứ 11, nhật báo The Guardian ở London Anh Quốc, một trong 5 tờ báo được WikiLeaks chọn để tiết lộ những tài liệu mật của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét về các lãnh đạo của đảng CSVN.
WikiLeaks đã thu thập được 251,287 công điện trao đổi giữa bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và 250 cơ sở ngoại giao trên thế giới, trong số đó 2,235 của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, với cấp độ từ không bí mật tới tối mật.
Tài liệu mà WikiLeaks vừa tiết lộ gồm hai công điện của Đại sứ Michael Michalak gởi từ Hà Nội về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Michael Michalak là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 8 năm 2007, sắp mãn nhiệm và sẽ được thay thế bởi tân Đại sứ David Shear.
Công điện gởi ngày 20 tháng 1 năm 2010 nói lên sự quan tâm đối với các hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam.
Công điện gởi ngày 10 tháng 9 năm 2010 đề cập tới việc thay đổi nhân sự lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ được định đoạt ở Đại Hội Đảng kỳ thứ 11 họp từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011.
Công điện thứ nhì của đại sứ Michalak trong phần tóm lược nói rằng “Dự kiến có tới 6 trong 15 Ủy viên bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu, bao gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Nhà nước, Chủ tich Quốc hội” và những giới am hiểu dự đoán là “''Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là hai ứng viên hàng đầu để thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh”.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng không nắm chức vụ Tổng Bí Thư thì nhiều triển vọng ông ta sẽ tiếp tục là Thủ tướng”.

Hai ứng viên khác được coi là có thế mạnh là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, và Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng, Tô Huy Rứa, ủy viên mới nhất trong Bộ Chính trị.

* Hai nhân vật sáng giá
Đại sứ Michalak trình bày tiếp: “Dũng và Sang đều là ủy viên bộ Chính trị từ 1996, đã thu gom được ảnh hưởng rộng lớn trong guồng máy lãnh đạo đảng - nhà nước Việt Nam và là hai nhân vật quyền lực nhất trong nước hiện nay. Nhưng trong thế tranh đua, hai người lại rất giống nhau, cả hai đều là người miền Nam và cựu Bí thư thành ủy Sài Gòn. Vì vậy theo quan niệm của những người vẫn coi nặng yếu tố phân liệt địa phương, thì một trong hai người, có vẻ là Sang, sẽ không thăng tiến được năm nay.’
‘Như vậy nếu Dũng tiếp tục ở chức vụ Thủ tướng thì hai ứng viến sáng giá nhất vào vị trí Tổng Bí thư Đảng là đương kim Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng và triệt để hơn nữa có thể là Tô Huy Rứa, mới được bầu năm 2006 vào Ủy viên bộ Chính trị khóa 10, đang giữ chức vụ Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương”.
* Tính cách ‘thực dụng’
Qua trình bày tình hình tóm lược, đại sứ Michalak đưa ra nhận định:
“Cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang không ai nhiệt tình với cải cách chính trị như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng mọi người đều biết họ về những tính cách thực dụng, chủ trương kinh tế thị trường và tán thành sự tăng tiến vững chắc trong mối quan hệ với Hoa Kỳ”.
Về Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa, sự đánh giá viết trong công điện: “Trong vai trò Chủ tịch Quốc Hôi, Trọng cũng theo một cách tiếp cận tương tự nhưng Rứa thì có thể là hoàn toàn khác biệt. Rứa lên tới vị trí Ủy viên bộ Chính trị vừa phản ánh vừa khẳng định khuynh hướng bảo thủ càng ngày càng hiển nhiên kể từ vụ trừng trị các ký giả đã tường trình vụ tham nhũng tai tiếng PMU-18 hơn một năm trước.
Như vậy vai trò của Rứa trong sự chuyển hóa lãnh đạo ở Việt Nam sẽ cho thấy được là tự do hóa chính trị, mà hiện nay đang ngưng, có thể nào sẽ được tái tục sau 2011 hay là vẫn bị bóp nghẹt.’
Sau những dự đoán và nhận định như trên, bức công điện dành một đoạn dài phân tích về những thể thức và phương cách hành động của ban lãnh đạo đảng CSVN, căn cứ vào quá trình để đánh giá và tiên đoán đường hướng tương lai.
Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau của bài viết.

No comments:

Post a Comment