Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Friday, January 28, 2011

Miến Điện trước Hội nghị Nhân quyền Geneva

Hội đồng Nhân quyền Quốc tế có buổi hội nghị tại Geneva vào sáng ngày 27 tháng Giêng để bàn riêng về vấn đề nhân quyền tại Miến Điện.
AFP photo
Lãnh tụ đảng đối lập Miến, bà Aung San Suu Kyi, tại Yangon hôm 14/11/25010 sau khi được trả tự do

Trước khi buổi hội nghị này diễn ra, Khoa Diễm đã có buổi nói chuyện với ông Oliver Spencer, của Article 19, một tổ chức được thành lập vào năm 1987 nhằm theo dõi, nghiên cứu, xuất bản, hành lang, cung cấp chuyên môn về tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện đã có mặt để trình bày bản báo cáo của họ về thực trạng tại đây.
Khoa Diễm: Thưa ông, xin ông cho biết tại sao lại có buổi hội nghị này?
Spencer: Trong 4 năm qua, chính phủ Miến Điện cứ lần lữa mãi khi phải đối điện với các tổ chức nhân quyền của thế giới về vấn đề này tại quốc gia của họ. Họ đã từng nói rằng họ đang đợi đến một dịp thích hợp để nói chuyện cùng các tổ chức quốc tế, và dịp thích hợp này là vào ngày 27/1, tại Geneva.
UPR đã được ra đời vào năm 2000 để quan sát vần đề xâm phạm nhân quyền ở các quốc gia như Miến Điện.
Article 19 đã nhân cơ hội này nộp các bản báo cáo mà chúng tôi có về tình trạng nhân quyền ở Miến nhằm giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và những con người nơi đây. Những vấn đề chúng tôi quan tâm đến là tự do phát biểu, tự do báo chí, cuộc bầu cử vừa diễn ra chỉ vài tháng trước.
Chúng tôi lo ngại là những nước như Trung Quốc, Thái Lan thấy và chấp nhận cuộc bầu cử đó như là một bước tiến về nhân quyền. Chúng tôi có nhiều thông tin trước khi cuộc bầu cử xảy ra cũng như những gì xảy ra khi người dân đi bầu để chứng minh là cuộc bầu cử đó không tự do, công bằng hay dân chủ. 
Chúng tôi muốn chia sẻ với thế giới về những thực trạng và chiều hướng làm việc của Miến Điện để thế giới không bị ngộ nhận về những gì đã xảy ra. Rất nhiều điều người dân Miến đang bị cấm đoán như là tự do xử dụng internet, truyền thông, hay là bà Aung San Suu Kyi  bị giam giữ vì đấu tranh cho nhân quyền và hơn 3000 tù nhân chính trị vẫn đang bị giam giữ.
Chúng tôi cũng báo cáo về những bắt bớ mà chính phủ Miến gây ra cho các phóng viên, những nhà báo, nói chung là việc bưng bít tin tức về cuộc bầu cử cũng như những gì đang diễn ra, gây cản trở trong việc người dân thực hiện nhân quyền của họ.

Nhân quyền Miến

Khoa Diễm: Vậy xin được hỏi ông là liệu bà Aung San Suu Kyi sẽ có mặt tại buổi hội nghị này không?
Spencer: Tôi đã có dịp tiếp chuyện với phái đoàn của Hoa Kỳ hôm qua và ngay cả họ cũng nghĩ rằng tên của bà Aung San Suu Kyi sẽ được nhắc đến trong buổi hội nghị này. Theo trình tự thì các nước trên thế giới sẽ có vài phút để đặt các câu hỏi cũng như đưa ra những lời khuyên cho tình hình nhân quyền. Dù rằng thời gian chỉ có 3 phút nhưng trong ba phút này thì có rất nhiều câu hỏi có thể được đặt ra và tôi tin rằng tên của bà Aung San Suu Kyi sẽ được nhắc đến nhiều nhất vì như chúng ta cũng biết, là như là một biểu tượng của nền dân chủ Miến. Tuy nhiên, bà ta sẽ không có mặt tại Geneva cho buổi hội nghị này vì bà ấy lo ngại rằng nếu bà đi thì chính phủ Miến sẽ không cho bà trở lại đấy nữa. Đây cũng là một trong những lý do mà đã mấy mươi năm qua bà Suu Kyi chưa ra khỏi đất Miến.
Khoa Diễm: Theo ý kiến của ông thì tình hình của Miến hiện tại như thế nào?
Spencer: Tình hình nhân quyền hiện tại ở Miến rất tệ và là một trong những nước tệ nhất trên thế giới. Người dân tại đây không được bày tỏ ý kiến, nhiều người bị bắt vì đấu tranh cho nhân quyền, không có những phiên tòa mở và công khai, những người bị bắt giữ cũng không được tham dự những phiên tòa công bằng hay có bồi thẩm đoàn như chúng ta vẫn thường thấy.
Chúng tôi muốn tạo áp lực trên chính phủ Miến và những quốc gia hàng xóm để họ nhận biết rằng để tiến lên trong cộng đồng thế giới thì họ phải có một nền nhân quyền tốt hơn hiện tại. Trung Quốc, Thái Lan, những nước lân cận này phải cân nhắc quan hệ của họ chứ không thể để Miến muốn làm gì thì làm.
Khoa Diễm: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tình trạng nhân quyền của Miến không cải thiện?
Spencer: Đây là buổi hội nghị đầu tiên về vấn đề nhân quyền của Miến Điện, do vậy nên nhiều quốc gia sẽ có những lời khuyên cho chính phủ Miến và trong 4 năm tới thì UN sẽ có một buổi xem xét lại tình hình tại Miến. Hy vọng là trong tương lai họ sẽ có những bước cải thiện đáng kể.
Chúng tôi rất quan tâm đến buổi xem xét lần hai này vì đây là cơ hội để chúng tôi nhận biết được tình hình của quốc gia này đã thay đổi như thế nào từ lần trước. Những điều chúng tôi mong sẽ xảy ra là bà Aung San Suu Kyi được tham gia vào chính quyền nhà nước, vấn đề tự do bày tỏ ý kiến được cải tiến, những nhà báo được thả tự do. Nếu những việc này không được thực hiện thì trong 4 năm cộng đồng UN sẽ thật sự chỉ trích và bắt chính phủ Miến chịu trách nhiệm về các hành động của họ.  
Khoa Diễm: Xin cám ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi.

No comments:

Post a Comment