Tuy nhiên cuộc sống bận rộn hiện nay khiến ai nấy cũng tất bật với công việc hàng ngày nên không có thời gian rảnh rổi để tìm hiểu về ý nghĩa của một số vấn đề liên quan đến dịp đầu năm trong văn hóa dân gian.
Quỳnh Như có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, người được mệnh danh là “Nhà Hà Nội học vĩ đại” để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến Tết ta. Mời quý vị theo dõi…
“Tết tức là ngày bà con làng xóm tụ hội lại với nhau để vui chơi giải trí, ăn mừng thắng lợi của một vụ mùa. Ý nghĩa của Tết đầu tiên là như vậy. Đó là một cái đốt, gần như một cái đốt tre, một cái mấu quan trọng trong một năm, đánh dấu mùa màng đã xong, mà thực tế là đến Tháng Chạp ta là đã cấy, đã cày xong rồi, đã thu hoạch lúa mùa rồi, bây giờ là lúc nghỉ ngơi, nông nhàn, cho nên bà con tổ chức ngày hội họp gia đình, làng xóm, để vui vẻ giải trí với nhau, là một dịp để mọi người vui chơi, để mọi người tỏ lòng biết ơn thiên nhiên, biết ơn trời đất đã giúp cho mình, cho mình một cái vụ mùa gọi là "mưa thuận gió hòa". Đầu tiên là lễ ăn mừng thắng lợi về vụ mùa của người nông dân. Trước kia, chín mươi mấy phần trăm dân số ta là nông dân, cho nên đầu tiên ý nghĩa của cái Tết chính là như vậy.”
Với ý niệm đó người xưa tổ chức nhiều hoạt động lễ hội trong năm để ăn mừng và đều gọi đó là Tết. Ông Phúc nói:
“Ở Việt Nam thì mình có rất nhiều Tết. Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả, rồi thì nào là Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, rồi nào là Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, rồi thì Tết Trung Thu là rằm tháng 8, rồi Tết Hạ Nguyên là rằm tháng 10, nhưng mà tất cả các tết kia đó thì đều là đàn em của Tết Nguyên Đán. Theo cách nói của người Việt Nam ngày xưa, các cụ ta gọi Tết Nguyên Đán là Tết Cả. Khi tiếp xúc với văn hóa Hán thì các cụ dùng cái từ ngữ Hán gọi là Nguyên Đán.” Quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán vì nó được xem như cái Tết Cả. Cụ Nguyễn Vinh Phúc giải thích chữ Nguyên Đán như sau:
“Nguyên tức là khởi đầu, là bắt đầu và Đán là buổi sáng, tức là sớm đầu tiên của một năm. Tết Nguyên Đán là như cái Tết bắt đầu; mở đầu một buổi sáng sáng sủa, đẹp đẽ, bởi lẽ rằng bắt đầu từ đó là hết một năm cũ và sang một năm mới, nên Tết Nguyên Đán là cái Tết tổ chức vào ngày mùng Một tháng Giêng âm lịch của chúng ta.”
“Trừ là trừ hết đi, tịch là một tối, một đêm. Trừ tịch là cái đêm trừ hết những cái cũ để thay đổi, thay đổi sang cái mới. Đêm Trừ tịch, đêm ba mười tết đó là cái đêm mà mọi người quan niệm rằng là sẽ trừ hết đi, bỏ hết đi những cái cũ kỹ, và thay vào đó là những cái mới, cho nên gọi là Trừ tịch.”
Còn hiểu thế nào là đêm Giao thừa?
“Bởi vì lúc nửa đêm, 12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp là lúc gọi là Giao thừa: giao là giao lại, còn thừa tức là tiếp lấy, có nghĩa là cái năm cũ giao lại và năm mới tiếp nhận lấy, kế thừa là thế. Chữ Giao thừa bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ. Thường các cụ ta ngày xưa quan niệm rằng mỗi một năm có một vị quan trên trời gọi là quan Hành khiển coi sóc năm đó, cứ đến giờ phút cuối cái năm này, mở đầu năm kia, quan hành khiển của năm cũ bàn giao công việc cai trị của mình trong cõi nhân gian này cho ông Hành khiển của năm mới; ông mới tiếp thu lấy, cho nên gọi là đêm Giao thừa. Khoảnh khắc ấy có tính chất thiêng liêng. Đối với người dân chúng ta thì thấy đó là giờ phút trời đất giao hòa. Cả một vụ Đông Hàn đến đây là chấm dứt, và từ đây sẽ mở ra một mùa Xuân nồng ấm, cho nên những cái gì lạnh buốt, những cái gì thê lương, những cái gì khô úa của mùa đông đến đây coi như chấm dứt. Thế cho nên đối với mọi người dân Việt Nam chúng ta đêm Giao thừa mang tính chất thiêng liêng. Thế cho nên Tết Nguyên Đán, Đêm Giao Thừa và chữ Trừ Tịch nó là một cụm với nhau. Điểm đỉnh của Tết Nguyên Đán là tối Trừ Tịch.”
Nhân dịp đầu năm không thể nào không nhắc tới ngày Rằm Tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết:
“Mười lăm ngày sau Tết, người Việt chúng ta nôm na gọi là Rằm Tháng Giêng, nhưng theo chữ Hán thì người ta gọi là Tết Nguyên Tiêu, hay là Tết Thượng Nguyên. Nguyên Tiêu là gì? Tiêu đồng nghĩa với chữ "dạ" là đêm. Nguyên tiêu là cái đêm đầu tiên. Tại sao gọi là đầu tiên? Là vì đêm này là đêm đầu tiên chúng ta chứng kiến mặt trăng tròn trịa. Trước kia chúng ta cũng tôn thờ trăng, coi mặt trời là dương – là cha, trăng là mẹ – là âm, cho nên đêm Nguyên Tiêu mà ta gọi là Rằm Tháng Giêng. Đầu tiên Rằm Tháng Giêng hay đêm Nguyên Tiêu là để cho mọi người hưởng thụ ánh trăng rằm đẹp đẽ mát mẻ của trời xuân. Thế rồi từ đó mới chuyển thành một ngày hội, người ta chăng đèn kết hoa. Các nhà văn hóa học thì cho rằng đó là sự chuyển hóa từ dương sang âm.”
Giải thích màu sắc tôn giáo của ngày Rằm Tháng Giêng, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói thêm:
“Sau đó thì tín ngưỡng Phật Giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật Giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ Phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”
Người Việt luôn nghĩ rằng gìn giữ truyền thống ngày Tết là nét đẹp của dân tộc nhưng hình như càng ngày người ta càng rời xa ý nghĩa đích thực, mà lại chạy theo những xa hoa bề ngoài, đây là cách giết lần mòn nét truyền thống mà ông cha hàng ngàn năm qua bồi đắp.
Ôn cố tri tân là cách ghi lại những nét đẹp cổ xưa hầu chia sẻ cho lớp trẻ cũng là những việc tuy nhỏ, nhưng nên làm trong ý nghĩa đích thực của một cái Tết Việt Nam.
Quỳnh Như có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, người được mệnh danh là “Nhà Hà Nội học vĩ đại” để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến Tết ta. Mời quý vị theo dõi…
Tết trong văn hóa Việt
“Nhà Hà Nội học” là cách gọi trân trọng mà nhiều ngành dành cho ông Nguyễn Vinh Phúc, một người chuyên nghiên cứu về Hà Nội. Mặc dù đã bứơc sang tuổi thập bát ông vẫn say mê nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, và nhiệt thành chia sẻ kho kiến thức mà ông đã tích luỹ được. Đề cập đến khái niệm Tết trong văn hóa Việt Nam ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết:“Tết tức là ngày bà con làng xóm tụ hội lại với nhau để vui chơi giải trí, ăn mừng thắng lợi của một vụ mùa. Ý nghĩa của Tết đầu tiên là như vậy. Đó là một cái đốt, gần như một cái đốt tre, một cái mấu quan trọng trong một năm, đánh dấu mùa màng đã xong, mà thực tế là đến Tháng Chạp ta là đã cấy, đã cày xong rồi, đã thu hoạch lúa mùa rồi, bây giờ là lúc nghỉ ngơi, nông nhàn, cho nên bà con tổ chức ngày hội họp gia đình, làng xóm, để vui vẻ giải trí với nhau, là một dịp để mọi người vui chơi, để mọi người tỏ lòng biết ơn thiên nhiên, biết ơn trời đất đã giúp cho mình, cho mình một cái vụ mùa gọi là "mưa thuận gió hòa". Đầu tiên là lễ ăn mừng thắng lợi về vụ mùa của người nông dân. Trước kia, chín mươi mấy phần trăm dân số ta là nông dân, cho nên đầu tiên ý nghĩa của cái Tết chính là như vậy.”
Với ý niệm đó người xưa tổ chức nhiều hoạt động lễ hội trong năm để ăn mừng và đều gọi đó là Tết. Ông Phúc nói:
“Ở Việt Nam thì mình có rất nhiều Tết. Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả, rồi thì nào là Tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, rồi nào là Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, rồi thì Tết Trung Thu là rằm tháng 8, rồi Tết Hạ Nguyên là rằm tháng 10, nhưng mà tất cả các tết kia đó thì đều là đàn em của Tết Nguyên Đán. Theo cách nói của người Việt Nam ngày xưa, các cụ ta gọi Tết Nguyên Đán là Tết Cả. Khi tiếp xúc với văn hóa Hán thì các cụ dùng cái từ ngữ Hán gọi là Nguyên Đán.” Quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán vì nó được xem như cái Tết Cả. Cụ Nguyễn Vinh Phúc giải thích chữ Nguyên Đán như sau:
“Nguyên tức là khởi đầu, là bắt đầu và Đán là buổi sáng, tức là sớm đầu tiên của một năm. Tết Nguyên Đán là như cái Tết bắt đầu; mở đầu một buổi sáng sáng sủa, đẹp đẽ, bởi lẽ rằng bắt đầu từ đó là hết một năm cũ và sang một năm mới, nên Tết Nguyên Đán là cái Tết tổ chức vào ngày mùng Một tháng Giêng âm lịch của chúng ta.”
Đêm Giao thừa
Nói đến Tết ai cũng nghĩ đến những thời khắc thiêng liêng của năm mới mà mọi người đều không thể bỏ sót là đêm Giao thừa, thế nhưng có đôi khi người ta còn gọi là đêm Trừ tịch. Vậy Giao thừa và Trừ tịch có nghĩa là gì trong tiếng Hán Việt. Ông Phúc diễn giải. Trước tiên thế nào là đêm Trừ tịch:“Trừ là trừ hết đi, tịch là một tối, một đêm. Trừ tịch là cái đêm trừ hết những cái cũ để thay đổi, thay đổi sang cái mới. Đêm Trừ tịch, đêm ba mười tết đó là cái đêm mà mọi người quan niệm rằng là sẽ trừ hết đi, bỏ hết đi những cái cũ kỹ, và thay vào đó là những cái mới, cho nên gọi là Trừ tịch.”
Còn hiểu thế nào là đêm Giao thừa?
“Bởi vì lúc nửa đêm, 12 giờ đêm của ngày 30 tháng Chạp là lúc gọi là Giao thừa: giao là giao lại, còn thừa tức là tiếp lấy, có nghĩa là cái năm cũ giao lại và năm mới tiếp nhận lấy, kế thừa là thế. Chữ Giao thừa bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ. Thường các cụ ta ngày xưa quan niệm rằng mỗi một năm có một vị quan trên trời gọi là quan Hành khiển coi sóc năm đó, cứ đến giờ phút cuối cái năm này, mở đầu năm kia, quan hành khiển của năm cũ bàn giao công việc cai trị của mình trong cõi nhân gian này cho ông Hành khiển của năm mới; ông mới tiếp thu lấy, cho nên gọi là đêm Giao thừa. Khoảnh khắc ấy có tính chất thiêng liêng. Đối với người dân chúng ta thì thấy đó là giờ phút trời đất giao hòa. Cả một vụ Đông Hàn đến đây là chấm dứt, và từ đây sẽ mở ra một mùa Xuân nồng ấm, cho nên những cái gì lạnh buốt, những cái gì thê lương, những cái gì khô úa của mùa đông đến đây coi như chấm dứt. Thế cho nên đối với mọi người dân Việt Nam chúng ta đêm Giao thừa mang tính chất thiêng liêng. Thế cho nên Tết Nguyên Đán, Đêm Giao Thừa và chữ Trừ Tịch nó là một cụm với nhau. Điểm đỉnh của Tết Nguyên Đán là tối Trừ Tịch.”
Nhân dịp đầu năm không thể nào không nhắc tới ngày Rằm Tháng Giêng, còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết:
“Mười lăm ngày sau Tết, người Việt chúng ta nôm na gọi là Rằm Tháng Giêng, nhưng theo chữ Hán thì người ta gọi là Tết Nguyên Tiêu, hay là Tết Thượng Nguyên. Nguyên Tiêu là gì? Tiêu đồng nghĩa với chữ "dạ" là đêm. Nguyên tiêu là cái đêm đầu tiên. Tại sao gọi là đầu tiên? Là vì đêm này là đêm đầu tiên chúng ta chứng kiến mặt trăng tròn trịa. Trước kia chúng ta cũng tôn thờ trăng, coi mặt trời là dương – là cha, trăng là mẹ – là âm, cho nên đêm Nguyên Tiêu mà ta gọi là Rằm Tháng Giêng. Đầu tiên Rằm Tháng Giêng hay đêm Nguyên Tiêu là để cho mọi người hưởng thụ ánh trăng rằm đẹp đẽ mát mẻ của trời xuân. Thế rồi từ đó mới chuyển thành một ngày hội, người ta chăng đèn kết hoa. Các nhà văn hóa học thì cho rằng đó là sự chuyển hóa từ dương sang âm.”
Giải thích màu sắc tôn giáo của ngày Rằm Tháng Giêng, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói thêm:
“Sau đó thì tín ngưỡng Phật Giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật Giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ Phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”
Người Việt luôn nghĩ rằng gìn giữ truyền thống ngày Tết là nét đẹp của dân tộc nhưng hình như càng ngày người ta càng rời xa ý nghĩa đích thực, mà lại chạy theo những xa hoa bề ngoài, đây là cách giết lần mòn nét truyền thống mà ông cha hàng ngàn năm qua bồi đắp.
Ôn cố tri tân là cách ghi lại những nét đẹp cổ xưa hầu chia sẻ cho lớp trẻ cũng là những việc tuy nhỏ, nhưng nên làm trong ý nghĩa đích thực của một cái Tết Việt Nam.
No comments:
Post a Comment