Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc và là một chuyên gia về Việt Nam. Trước hết, giáo sư Carl Thayer nói về các thay đổi trong các vị trí chủ chốt của Đảng trong đại hội lần này như sau.
TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Tấn Dũng, CT nước Trương Tấn Sang?
GS Carl Thayer: Bộ chính trị vẫn có sự thay đổi người khá thường xuyên kể từ đại hội đảng lần thứ 5 năm 1982, sau đó họ có đưa ra giới hạn về tuổi, hiện có 5 đến 6 người trong bộ chính trị sẽ về hưu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Đây là những chỗ cần người thay thế.Tại đại hội, các đại biểu sẽ bầu nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương, rồi BCHTƯ sẽ chọn người cho bộ chính trị. Trong hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 14 thì dường như BCHTƯ đã chọn ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư. Đảng đã làm rõ là ai sẽ giữ chức vụ nào, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ vẫn giữ chức vụ thủ tướng. Người muốn nắm chức vụ này là ông Trương Tấn Sang sẽ là chủ tịch nước. Còn lại các vị trí khác như chủ tịch quốc hội thì đến giờ này vẫn chưa rõ ai sẽ nắm. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội là một ứng cử viên sáng giá vì ông đã làm bí thư hai nhiệm kỳ, và như vậy là đã hết thời hạn. Nhưng ngoài ra còn có các tên khác. Ai là thường trực ban bí thư, một ví trí quan trọng cũng là một câu hỏi còn được bỏ ngỏ. Tô Huy Rứa là một cái tên sáng giá cho chức vụ này.Việt Hà: Nhìn vào nhân sự lần này có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng đã đến tuổi 66 tức là quá mức giới hạn tuổi trong Bộ Chính Trị. Theo ông vì sao Đảng có sự lựa chọn này? GS Carl Thayer: Bình luận chung mà tôi có đó là do cách Việt Nam như vậy. Trong bộ chính trị bao gồm 15 người, nếu có từ 6 đến 7 người về hưu thì cái danh sách người để chọn ra người lãnh đạo khá nhỏ, cho nên họ phải chọn trong số nhỏ những người mà họ còn cho các vị trí này.
Điểm thứ hai tôi muốn nói là có những người thì muốn có một ông tổng bí thư mạnh mẽ hơn đặc biệt là để đối trọng đối với ông thủ tướng, nhưng không ai muốn có một tổng bí thư quá mạnh như Lê Duẩn từ những năm 60 đến 86. Như vậy là phải chọn người nào đó yếu vừa phải, hoặc ít quyền lực hơn. Nếu thủ tướng là người miền Nam thì phải chọn người miền Bắc hoặc Bắc Trung bộ làm tổng bí thư.
Ngoài ra Việt Nam còn có yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài là Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không thể chọn tổng bí thư cho Việt Nam nhưng có ảnh hưởng nhất định. Ông Nguyễn Phú Trọng về mặt lý luận tư tưởng thì đáp ứng đủ cả ba yếu tố này.
Những ngoại lệ cũng có thể xảy ra, một người 66 tuổi vẫn có thể làm tổng bí thư. Nếu chúng ta quay lại thời Đỗ Mười làm tổng bí thư, ông ấy ra ứng cử lần hai và lúc đó có những sự không nhất trí trong đảng. Và cuối cùng họ đồng ý bầu ông ta làm tổng bí thư lần hai nhưng sau đó thay ông ta giữa kỳ, tức là 2 năm. Cho nên kịch bản thứ hai là chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư và mọi người sẽ thử ông ta trong hai năm và có thể ông ta chỉ làm 2 năm, nhưng theo tôi ông ta sẽ làm hết 5 năm, và cái khả năng thay giữa nhiệm kỳ là rất khó xảy ra nhưng một số người vẫn đang nói về khả năng này vì lý do tuổi tác.
Việt Hà: Nếu so với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh được các chuyên gia và các nhà ngoại giao nước ngoài đánh giá là khá mờ nhạt, thì ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư có thể mang lại gì khác biệt lớn hơn không thưa ông?
GS Carl Thayer: Cả hai người đều từng làm chủ tịch quốc hội. Ông Nông Đức Mạnh có bằng cử nhân lâm nghiệp, tức là một chuyên gia về kỹ thuật, còn ông Nguyễn Phú Trọng thì trước đó là người đứng đầu Học viện chính trị quốc gia, là Tổng biên tập của tạp chí cộng sản, và phụ trách các vấn đề về tư tưởng, cho nên ông là một ứng cử viên sáng giá về mặt tư tưởng.Nhưng nếu so sánh hai người khi họ làm chủ tịch quốc hội thì chúng ta không nghe thấy gì mới cả. Nhưng điều đó có lẽ là tốt, vì quốc hội thì rất sôi nổi, càng ngày càng vậy, đặc biệt là gần đây. Cho nên nhiệm vụ của người chủ tịch quốc hội phải là người trung gian hòa giải giữa các đại biểu và đây là một vai trò không ích kỷ, cho nên theo tôi Nguyễn Phú Trọng được bầu lên là người có thể nói chuyện với Trung Quốc về mặt tư tưởng, đảm bảo với Trung Quốc là Việt Nam vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa và sử dụng kỹ năng của mình để đảm bảo được sự cân bằng giữa các phe nhóm trong đảng vì ông là người miền bắc và đáp ứng đươc về tư tưởng. Ông cũng đã học được những kỹ năng cần thiết trong việc đàm phán ở quốc hội.
Việt Hà: Vậy còn các tên khác cũng đã được nói đến là ông Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng và ông Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Những người này liệu sẽ vẫn ở trong bộ chính trị và sẽ có những vị trí gì sau đại hội này?
GS Carl Thayer: Hồ Đức Việt có hai khả năng. Khả năng 1, ông ta được dự đoán sẽ là chủ tịch quốc hội, tên của ông ta đã khá nổi bật cho vị trí này. Một khả năng hai là có những đồn đoán về việc ông dính vào một vụ xì căng đan và ông ta có thể phải nghỉ hưu. Lúc này tất cả những điều này còn chưa rõ.
Đối với Nguyễn Sinh Hùng, đã có lời đùa rằng nếu bạn hỏi khi nào thì đại hội đảng sẽ diễn ra, câu trả lời là trước ngày sinh nhật của ông Hùng để cho ông ta vẫn đủ tuổi để ở lại. Còn nhớ là hồi ông Nguyễn Tấn Dũng lên Thủ tướng, ngay lập tức ông đã thay đổi một số vị trí phó thủ tướng và chọn những người trẻ vào. Cuối cùng thì ông ta có được hai người của mình nhưng vẫn phải giữ lại 3 người khác trong đó có ông Hùng là phó thủ tướng thứ nhất.
Ở đây có sự không thống nhất về tư tưởng đường lối phát triển kinh tế cho Việt Nam. Cho nên theo tôi ông Hùng khó có thể sẽ tiếp tục vị trí Phó thủ tướng của mình.
Ông Nguyễn Tẫn Dũng sau đại hội đảng sẽ giảm số phó thủ tướng trong chính phủ và Nguyễn Sinh Hùng theo tôi có thể sẽ là nạn nhân của sự cắt giảm đó. Ông ta vẫn sẽ ở Bộ chính trị, và có 5 vị trí còn chưa rõ ví dụ ai là thường trực bí thư. khi Trương Tấn Sang rời vị trí đó thì cần người thay thế, cho nên có một số tên được đưa ra như Tô Huy Rứa chẳng hạn. Ông Nguyễn Sinh Hùng có nhiều hơn 5 năm trong Ban chấp hành Trung ương, từ đại hội 8 nên đó là một lợi thế nhưng lúc này cũng chưa rõ.
Phân chia quyền lực 3 miền
Việt Hà: Nếu nhìn vào các vị trí mới này, chúng ta có thể thấy không có đại diện miền Trung. Từ đại hội lần trước chúng ta đã không có đại diện miền Trung trong 4 chức vụ quan trọng nhất của Đảng. Liệu ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng có được xem xét một vị trí nào trong đại hội lần này?
GS Carl Thayer: Nếu nói về sự phân chia quyền lực Bắc Trung Nam, các đại biểu được chọn ra rất nhiều từ 58 tỉnh thành. Số lượng đảng viên phân bố không đều ở Việt Nam, càng về phía Bắc thì càng nhiều đảng viên, cho nên các đại biểu này đại diện cho suy nghĩ tình cảm của mỗi khu vực sẽ không muốn người miền Nam nắm chọn các chức vụ, như tổng bí thư và thủ tướng. Các tỉnh miền Bắc có nhiều đảng viên hơn nên sẽ có nhiều đại biểu hơn tại đại hội.Tên ông Nguyễn Bá Thanh cũng được nói đến cho chức vụ chủ tịch quốc hội. Miền Trung thực sự có thể kêu gào là họ có ít đại diện trong các chức vụ quan trọng, và họ cũng muốn được phát triển về mặt kinh tế, cũng muốn có sân bay quốc tế, cho nên khi nói về các tên trong bộ chính trị, về quốc hội thì tên ông ta cũng được nhắc đến. Nhưng rõ ràng là miền Trung đang cảm thấy họ đang bị áp đảo trong các chức vụ quan trọng trong đảng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment