Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, February 24, 2011

UNESCO sẽ thảo luận về đền Preah Vihear

Đặc phái viên của tổ chức UNESCO sẽ đến Bangkok và Phnom Penh để gặp Thủ tướng hai nước Thái Lan và Campuchia vào ngày 25 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 2011.

Bảo vệ đền Preah Vihear

Cuộc gặp này nhằm để thảo luận về cách thức bảo vệ đền Preah Vihear, và thúc đẩy hai nước tôn trọng Công ước di sản thế giới. Phía Campuchia hoan nghênh phái đoàn này đến kiểm tra ngôi đền ở khu vực mà Thái Lan đang cho là có tranh chấp, tuy nhiên phía Thái Lan từ chối.
Giám đốc Ủy ban di sản Thế giới của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ gọi tắt là UNESCO, bà Irina Bokova tuyên bố vào hôm thứ ba, ngày 22 tháng 2 rằng, đặc phái viên của tổ chức UNESCO Koichiro Matsuura sẽ đến Thủ đô Phnom Penh và Bangkok gặp Thủ tướng Chính phủ hai nước từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 để thảo luận về cách thức bảo vệ đền Preah Vihear, một di sản thế giới xây dựng từ thế kỷ thứ 11.
Ông Matsuura, cựu Tổng giám đốc tổ chức UNESCO (1999-2009) và cựu Chủ tịch của Ủy ban di sản thế giới (1999), cũng sẽ kiểm tra biện pháp làm giảm căng thẳng và thúc đẩy đối thoại xung quanh việc bảo tồn ngôi đền Preah Vihear.
Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Panithan Wattanayakorn nói với báo điện tử The Nation vào hôm thứ Tư, ngày 23 tháng 2 rằng, tổ chức UNESCO đã thông báo với phía Thái Lan rằng đặc phái viên của UNESCO sẽ đến Bangkok vào ngày thứ Sáu và họ sẽ gặp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Suwit Kunkitti, và Ngoại trưởng Kasit Piromya.
Sau đó, đặc phái viên của tổ chức UNESCO sẽ tiếp tục làm việc với Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Tuy nhiên báo The Nation dẫn lời phát ngôn viên Chính phủ Bangkok cho biết, đặc phái viện của tổ chức UNESCO sẽ không được phép đi đến biên giới nơi đang có xung đột, vì tình hình vẫn còn căng thẳng và nhạy cảm. Ông Panithan cho biết thêm rằng, Chính phủ sẽ đánh giá tình hình biên giới một lần nữa.
Còn phát ngôn viên Bộ Nội Các Sự Vụ Campuchia Phay Siphan cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, phía Campuchia hoan nghênh và nhiệt liệt chào đón đặc phái viên của tổ chức UNESCO đến tìm hiểu và thảo luận về cách thức bảo vệ đền Preah Vihear.


Ông nói rằng, căn cứ vào phán quyết của Tòa án Quốc tế năm 1962, thì đền Preah Vihear thuộc chủ quyền Campuchia. Vì đền Preah Vihear thuộc chủ quyền Campuchia, cho nên tổ chức UNESCO quyết định ghi vào danh sách di sản Thế giới trong năm 2008 để cùng nhận được sự bảo vệ từ cộng đồng quốc tế. Trong lúc Campuchia là thành viên của LHQ, Campuchia cũng có nghĩa vụ bảo vệ đền này.
Ông Phay Siphan cho biết thêm, “Không có một nước nào có thể gây áp lực lên tổ chức này, đặc biệt không thể gây áp lực lên Campuchia là một nước Dân chủ, độc lập. Campuchia và Thái Lan được ký kết Công ước di sản thế giới năm 1972, cho nên những gì mà Thái Lan ngăn chặn là vi phạm Công ước di sản thế giới, vi phạm Chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Đặc biệt hơn, là xâm phạm nghĩa vụ của tổ chức UNESCO.”
Phát ngôn viên Phay Siphan còn cho biết, cộng tác viên của tổ chức UNESCO bắt đầu đến kiểm tra và xem xét đền Preah Vihear từ năm 2008. Kế hoạch đặc phái viên của tổ chức UNESCO đến thủ đô Phnom Penh vào cuối tuần này là nghĩa vụ của tổ chức này, tức là có nghĩa vụ đến kiểm tra, đánh giá thiệt hại theo Công ước năm 1972, tuy nhiên cộng tác viên tổ chức này cũng từng bị Thái Lan hăm dọa bắt bỏ tù trước đó.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Thái Lan Suwit Khunkitti từng lên tiếng đền Preah Vihear nằm trên một khu vực biên giới chồng lấn giữa Campuchia và Thái Lan. Việc đặt đền Preah Vihear vào danh sách di sản của Thế giới cần phải có sự phê duyệt của cả Thái Lan và Campuchia. Ông còn cho rằng, kế hoạch tổ chức UNESCO gửi đặc phái viên đến kiểm tra đền cũng phải nhận được sự đồng ý từ Thái Lan. Ông Suwit cảnh báo rằng tổ chức UNESCO có thể được xem là thiếu trung lập bằng cách không được sự đồng ý của Thái Lan.
Tuyên bố của tổ chức UNESCO vào ngày 22 tháng 2 cũng cho biết, đền Preah Vihear được xây dựng trong thế kỷ thứ 11 được ghi vào danh sách di sản Thế giới, là một di sản nổi bật trong việc giữ gìn theo Công ước di sản thế giới năm 1972, đã được phê chuẩn bởi cả Campuchia và Thái Lan.
Để phù hợp với Công ước, các quốc gia cam kết phải công nhận rằng di sản đó tạo thành một di sản thế giới mà việc bảo vệ nó là nghĩa vụ của cộng đồng quốc tế như một hợp tác toàn thể.
Giám đốc UNESCO bà Irina Bokova còn tuyên bố rằng, bà rất lo ngại về xung đột xung quanh đền trong những tuần gần đây. Bà nhấn mạnh rằng, di sản văn hóa thế giới không bao giờ là một nguyên nhân xung đột.

No comments:

Post a Comment