Hơn 20 công an xét nhà, liên quan lời kêu gọi 'xuống đường'
SÀI GÒN - Công an Sài Gòn lục soát tư gia Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế tại Quận Năm, từ 1 giờ chiều đến 6 giờ tối Thứ Bảy (giờ Việt Nam), ngày 26 tháng 2, theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế.
Bác Sĩ Quân, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nói rằng “hơn 10 công an trên lầu, 10 công an dưới nhà” đồng loạt lục xét tư gia Bác Sĩ Quế.
Sau vài tiếng đồng hồ lục soát, công an đưa ông về đồn công an Quận Năm, Sài Gòn, để thẩm vấn. Ðến nay, theo lời gia đình, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế vẫn chưa được về nhà.
Tin này cũng được ông Hoàng Trọng Thụy, con trai nữ ca sĩ Tâm Vấn, phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, xác nhận.
Vẫn theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, công an lục soát tư gia Bác Sĩ Quế đặt câu hỏi, có phải ông là “tác giả bản kêu gọi người dân xuống đường, lật đổ chế độ Cộng Sản hay không.”
Bác Sĩ Quế xác nhận đúng. Sau đó, công an yêu cầu ông ký vào biên bản. Bác Sĩ Quế từ chối.
Theo lời ông Nguyễn Quốc Quân, thuật lại lời bà Tâm Vấn, thì Bác Sĩ Quế nói rằng, nhà nước Cộng Sản Việt Nam “nắm mọi phương tiện truyền thông đại chúng, thì những kêu gọi xuống đường ôn hòa, bày tỏ chính kiến ôn hòa, là không có lỗi.”
Lời kêu gọi của Bác Sĩ Quế, được loan truyền rộng rãi trên Internet, có đoạn viết, người dân Việt Nam cần phải xuống đường để “đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.”
Lời kêu gọi cũng đề cập đến nhu cầu “một xã hội công bằng, ai cũng được hưởng những Nhân Quyền căn bản...”
Và để xuống đường, vẫn theo lời kêu gọi, “giới trẻ Việt Nam, lực lượng phản ứng nhanh, có điện thoại di động dùng di động, có Internet dùng Internet, có loa dùng loa, có miệng dùng miệng để liên lạc, huy động, tổ chức quần chúng xuống đường biểu tình.”
Cũng trong ngày 26 tháng 2, trên tờ Washington Post xuất hiện bài bình luận của Bác Sĩ Quế, đề cập đến vụ công an, an ninh Việt Nam hành hung nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Christian Marchant, hồi tháng rồi. Bài nhận định có tựa đề “Hành hung nhân viên ngoại giao cho thấy Việt Nam khinh miệt nhân quyền” (Attack on a diplomat shows Vietnam's contempt for human rights.
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế từng bị nhà nước CSVN tuyên án, không xét xử, 10 năm tù, từ 1978 đến 1988. Nhờ sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế và áp lực rộng lớn của dư luận khắp nơi, ông được trả tự do nhưng vẫn bị theo dõi và ngăn cấm hành nghề.
Năm 1990, Bác Sĩ Quế thành lập Cao Trào Nhân Bản, đưa ra lời kêu gọi các lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ đa nguyên ủng hộ cho công cuộc tranh đấu bất bạo động đòi hỏi Cộng Sản phải tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam.
Ông bị bắt lần thứ nhì vào tháng 6, 1990, với tội danh “có những hành động chống đối chính phủ và âm mưu lật đổ chính quyền.” Sau đó, trong một phiên tòa không có luật sư biện hộ, không cho công chúng tham dự, Bác Sĩ Quế bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia. Trước áp lực và vận động của thế giới, Việt Nam đã phải trả tự do, nhưng vẫn quản thúc ông, vào ngày 3 tháng 9, 1998.
Ðến năm 2003, ông lại bị bắt lần thứ ba, với tội danh “Sử dụng Internet phổ biến tin tức bất lợi cho chính quyền, và tội danh gián điệp.”
SÀI GÒN - Công an Sài Gòn lục soát tư gia Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế tại Quận Năm, từ 1 giờ chiều đến 6 giờ tối Thứ Bảy (giờ Việt Nam), ngày 26 tháng 2, theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế.
Bác Sĩ Quân, hiện định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nói rằng “hơn 10 công an trên lầu, 10 công an dưới nhà” đồng loạt lục xét tư gia Bác Sĩ Quế.
Sau vài tiếng đồng hồ lục soát, công an đưa ông về đồn công an Quận Năm, Sài Gòn, để thẩm vấn. Ðến nay, theo lời gia đình, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế vẫn chưa được về nhà.
Tin này cũng được ông Hoàng Trọng Thụy, con trai nữ ca sĩ Tâm Vấn, phu nhân Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, xác nhận.
Vẫn theo lời Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, công an lục soát tư gia Bác Sĩ Quế đặt câu hỏi, có phải ông là “tác giả bản kêu gọi người dân xuống đường, lật đổ chế độ Cộng Sản hay không.”
Bác Sĩ Quế xác nhận đúng. Sau đó, công an yêu cầu ông ký vào biên bản. Bác Sĩ Quế từ chối.
Theo lời ông Nguyễn Quốc Quân, thuật lại lời bà Tâm Vấn, thì Bác Sĩ Quế nói rằng, nhà nước Cộng Sản Việt Nam “nắm mọi phương tiện truyền thông đại chúng, thì những kêu gọi xuống đường ôn hòa, bày tỏ chính kiến ôn hòa, là không có lỗi.”
Lời kêu gọi của Bác Sĩ Quế, được loan truyền rộng rãi trên Internet, có đoạn viết, người dân Việt Nam cần phải xuống đường để “đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.”
Lời kêu gọi cũng đề cập đến nhu cầu “một xã hội công bằng, ai cũng được hưởng những Nhân Quyền căn bản...”
Và để xuống đường, vẫn theo lời kêu gọi, “giới trẻ Việt Nam, lực lượng phản ứng nhanh, có điện thoại di động dùng di động, có Internet dùng Internet, có loa dùng loa, có miệng dùng miệng để liên lạc, huy động, tổ chức quần chúng xuống đường biểu tình.”
Cũng trong ngày 26 tháng 2, trên tờ Washington Post xuất hiện bài bình luận của Bác Sĩ Quế, đề cập đến vụ công an, an ninh Việt Nam hành hung nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Christian Marchant, hồi tháng rồi. Bài nhận định có tựa đề “Hành hung nhân viên ngoại giao cho thấy Việt Nam khinh miệt nhân quyền” (Attack on a diplomat shows Vietnam's contempt for human rights.
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế từng bị nhà nước CSVN tuyên án, không xét xử, 10 năm tù, từ 1978 đến 1988. Nhờ sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế và áp lực rộng lớn của dư luận khắp nơi, ông được trả tự do nhưng vẫn bị theo dõi và ngăn cấm hành nghề.
Năm 1990, Bác Sĩ Quế thành lập Cao Trào Nhân Bản, đưa ra lời kêu gọi các lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ đa nguyên ủng hộ cho công cuộc tranh đấu bất bạo động đòi hỏi Cộng Sản phải tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam.
Ông bị bắt lần thứ nhì vào tháng 6, 1990, với tội danh “có những hành động chống đối chính phủ và âm mưu lật đổ chính quyền.” Sau đó, trong một phiên tòa không có luật sư biện hộ, không cho công chúng tham dự, Bác Sĩ Quế bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia. Trước áp lực và vận động của thế giới, Việt Nam đã phải trả tự do, nhưng vẫn quản thúc ông, vào ngày 3 tháng 9, 1998.
Ðến năm 2003, ông lại bị bắt lần thứ ba, với tội danh “Sử dụng Internet phổ biến tin tức bất lợi cho chính quyền, và tội danh gián điệp.”
Ðến năm 2005, dưới áp lực quốc tế, Cộng Sản Hà Nội phải thả ông ra, nhưng tiếp tục canh giữ và quản thúc cho tới nay.
No comments:
Post a Comment