Hội Đồng Bảo An sắp ban hành các biện pháp trừng phạt gia đình Kahdafi. Tình trạng đàn áp tại chỗ đã làm cho Tây phương huy động một lực lượng hải quân hùng hậu với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy đang tiến về bờ biển Libya. Theo giới phân tích, chiến dịch biểu dương sức mạnh này nhằm cứu trợ nhân đạo nhưng cũng có thể can thiệp quân sự.
Cho đến ngày hôm nay (26/2/2011), chế độ của nhà độc tài Kahdafi gần như sắp cáo chung. Các tỉnh lớn lần lượt rơi vào tay phong trào nổi dậy. Về quân sự, có hơn 30 tướng lãnh và đại tá đã bỏ rơi chủ tướng. Đại tá Kahdafi có 7 lữ đoàn thiện chiến để bảo vệ thủ đô thì một lữ đoàn đã ngả về phe đối lập.
Theo bản tin của AFP từ Baida thì tướng Salah Matek cho biết là ông về Baida để « tỏ tình đoàn kết với dân chúng ». Một sĩ quan cao cấp thứ hai là tướng Abdel Aziz al-Busta giải thích là ông từ chối lệnh « bắn vào dân » trong khi một sĩ quan khác nói là « mục tiêu mới của họ là tiến về thủ đô Tripoli ». Tin quân đội bỏ rơi chế độ được thông báo liên tục vào lúc tư lệnh bộ binh bị cách chức và quản thúc.
Để bảo vệ chế độ, Kahdafi trông cậy vào 6 lữ đoàn do các con trai và người trong thân tộc chỉ huy là lực lượng lính đánh thuê người châu Phi. Chưa biết lúc nào thì cuộc đọ sức sẽ ngã ngũ nhưng tình hình tại chỗ rất nguy ngập. Hệ thống cung cấp thực phẩm gần như rối loạn trong bối cảnh bạo lực đán áp đã làm hàng ngàn người chết. Không phải chỉ có hàng trăm ngàn nhân viên lao động nhập cư tìm cách chạy thoát thân mà nhiều người dân Libya cũng đang tìm đường lánh nạn.
Hạm đội NATO và EU ngoài khơi Libya
Trong bối cảnh này, nhiều quốc gia tây phương đã khẩn cấp huy động chiến thuyền vào vùng biển Libya. Theo Le Monde Diplomatique trên mạng, thì Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã chỉ thị cho các chiến hạm, tổng cộng 15 chiếc phải rời vùng hoạt động ở Ấn Độ dương, Hồng hải trực chỉ bờ biển Libya.
Hải quân Nato và Liên Hiệp Châu Âu trong vùng Điạ Trung hải, được tăng cường tàu đổ bộ và các đơn vị biệt kích tham gia vào một cuộc biểu dương lực lượng nhưng cho đến giờ này mục tiêu chưa phải là can thiệp quân sự.
Theo giới phân tích thì Tây phương đang tiến hành phương án một : trấn an người dân Libya đang bị chính quyền đán áp và trong trường hợp cần thiết sẽ ra tay cứu người tỵ nạn. Trong thực tế thì sự hiện diện hạm đội « đa quốc gia » này còn có nhiệm vụ thiết lập hàng rào an ninh ngăn chận di dân bất hợp pháp và tránh tình trạng người Libya vượt biển tập thể.
Theo tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Pháp Alin Juppé thì ông « mong rằng đại tá Kahdafi đang sống giờ phút cuối cùng của một lãnh đạo » và trong trường hợp « một chính phủ không làm tròn bổn phận bảo vệ dân thì quốc tế phải ra tay ». Còn theo đài CNN, thì nhiều viên chức trong bộ Quốc phòng không nồng nhiệt với giải pháp can thiệp mặc dù Tổng thống Obama có sẵn trong tay mọi biện pháp để bảo vệ kiều dân và quyền lợi của Mỹ tại Libya.
Tuy nhiên tại Mỹ đã có nhiều tiếng nói yêu cầu can thiệp quân sự. Trên blog Foreign Policy, chuyên gia Marc Lynch nói thẳng là Nato phải « gấp rút ngăn chận tình trạng đẩm máu hiện nay, đừng để trở thành xấu hơn » như đã thấy ở Bosnia và Kosovo.
Nhưng ý kiến này đã gặp chống đối. Chuyên gia Justin Raimondo cảnh báo đừng rơi vào bẫy của Kahdafi. Đưa quân Mỹ vào Libya là tạo cho nhà độc tài trong cơ hấp hối này dịp may bằng vàng « động viên tinh thần dân tộc » chống xâm lăng. Can thiệp quân sự còn mang lại hệ quả ngược là cung cấp vũ khí cho thành phần hồi giáo cực đoan thân Al Qaida như ở Irak và Afghanistan. Vậy thì phải làm gì đây ?
Tương lai nằm trong tay giới trẻ trong và ngoài nước
Tại Tunisia và Ai Cập, phong trào phản kháng của dân chúng đã thành công mà không cần can thiệp quân sự. Theo luật sư người Algerie Saad Djerba, tương lai của Libya cũng sẽ như hai nước láng giềng Tunisia và Ai Cập, nằm trong tay giới trẻ khao khát tự do và dân chủ.
Giới trẻ Libya cũng nhờ vào Internet và các mạng xã hội như Twitter có thể thấy thế giới đang diễn biến ra sao. Họ cũng là thành viên của thế giới này và có quyền sống như những thanh niên khác trong một nhà nước mà luật pháp được tôn trọng , trong xã hội tự do với một chính quyền trong sạch.
Tuần báo kinh tế Ạnh, The Economist cũng lo ngại một khi chế độ Kahdafi sụp đổ thì Libya bị hỗn loạn. Nhưng tuần báo Anh cũng nhân mạnh đến hai yếu tố thuận lợi là « tài nguyên dầu khí » và « nhân tài trong khối kiều dân hải ngoại trở về giúp nước ». Theo The Economist thì « vết thương » do 42 năm chế độ độc tài gây ra đã tôi luyện cho người dân Libya một « bản sắc chân thật phát xuất từ đáy lòng » nhiều hơn trước.
Theo bản tin của AFP từ Baida thì tướng Salah Matek cho biết là ông về Baida để « tỏ tình đoàn kết với dân chúng ». Một sĩ quan cao cấp thứ hai là tướng Abdel Aziz al-Busta giải thích là ông từ chối lệnh « bắn vào dân » trong khi một sĩ quan khác nói là « mục tiêu mới của họ là tiến về thủ đô Tripoli ». Tin quân đội bỏ rơi chế độ được thông báo liên tục vào lúc tư lệnh bộ binh bị cách chức và quản thúc.
Để bảo vệ chế độ, Kahdafi trông cậy vào 6 lữ đoàn do các con trai và người trong thân tộc chỉ huy là lực lượng lính đánh thuê người châu Phi. Chưa biết lúc nào thì cuộc đọ sức sẽ ngã ngũ nhưng tình hình tại chỗ rất nguy ngập. Hệ thống cung cấp thực phẩm gần như rối loạn trong bối cảnh bạo lực đán áp đã làm hàng ngàn người chết. Không phải chỉ có hàng trăm ngàn nhân viên lao động nhập cư tìm cách chạy thoát thân mà nhiều người dân Libya cũng đang tìm đường lánh nạn.
Hạm đội NATO và EU ngoài khơi Libya
Trong bối cảnh này, nhiều quốc gia tây phương đã khẩn cấp huy động chiến thuyền vào vùng biển Libya. Theo Le Monde Diplomatique trên mạng, thì Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã chỉ thị cho các chiến hạm, tổng cộng 15 chiếc phải rời vùng hoạt động ở Ấn Độ dương, Hồng hải trực chỉ bờ biển Libya.
Hải quân Nato và Liên Hiệp Châu Âu trong vùng Điạ Trung hải, được tăng cường tàu đổ bộ và các đơn vị biệt kích tham gia vào một cuộc biểu dương lực lượng nhưng cho đến giờ này mục tiêu chưa phải là can thiệp quân sự.
Theo giới phân tích thì Tây phương đang tiến hành phương án một : trấn an người dân Libya đang bị chính quyền đán áp và trong trường hợp cần thiết sẽ ra tay cứu người tỵ nạn. Trong thực tế thì sự hiện diện hạm đội « đa quốc gia » này còn có nhiệm vụ thiết lập hàng rào an ninh ngăn chận di dân bất hợp pháp và tránh tình trạng người Libya vượt biển tập thể.
Theo tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Pháp Alin Juppé thì ông « mong rằng đại tá Kahdafi đang sống giờ phút cuối cùng của một lãnh đạo » và trong trường hợp « một chính phủ không làm tròn bổn phận bảo vệ dân thì quốc tế phải ra tay ». Còn theo đài CNN, thì nhiều viên chức trong bộ Quốc phòng không nồng nhiệt với giải pháp can thiệp mặc dù Tổng thống Obama có sẵn trong tay mọi biện pháp để bảo vệ kiều dân và quyền lợi của Mỹ tại Libya.
Tuy nhiên tại Mỹ đã có nhiều tiếng nói yêu cầu can thiệp quân sự. Trên blog Foreign Policy, chuyên gia Marc Lynch nói thẳng là Nato phải « gấp rút ngăn chận tình trạng đẩm máu hiện nay, đừng để trở thành xấu hơn » như đã thấy ở Bosnia và Kosovo.
Nhưng ý kiến này đã gặp chống đối. Chuyên gia Justin Raimondo cảnh báo đừng rơi vào bẫy của Kahdafi. Đưa quân Mỹ vào Libya là tạo cho nhà độc tài trong cơ hấp hối này dịp may bằng vàng « động viên tinh thần dân tộc » chống xâm lăng. Can thiệp quân sự còn mang lại hệ quả ngược là cung cấp vũ khí cho thành phần hồi giáo cực đoan thân Al Qaida như ở Irak và Afghanistan. Vậy thì phải làm gì đây ?
Tương lai nằm trong tay giới trẻ trong và ngoài nước
Tại Tunisia và Ai Cập, phong trào phản kháng của dân chúng đã thành công mà không cần can thiệp quân sự. Theo luật sư người Algerie Saad Djerba, tương lai của Libya cũng sẽ như hai nước láng giềng Tunisia và Ai Cập, nằm trong tay giới trẻ khao khát tự do và dân chủ.
Giới trẻ Libya cũng nhờ vào Internet và các mạng xã hội như Twitter có thể thấy thế giới đang diễn biến ra sao. Họ cũng là thành viên của thế giới này và có quyền sống như những thanh niên khác trong một nhà nước mà luật pháp được tôn trọng , trong xã hội tự do với một chính quyền trong sạch.
Tuần báo kinh tế Ạnh, The Economist cũng lo ngại một khi chế độ Kahdafi sụp đổ thì Libya bị hỗn loạn. Nhưng tuần báo Anh cũng nhân mạnh đến hai yếu tố thuận lợi là « tài nguyên dầu khí » và « nhân tài trong khối kiều dân hải ngoại trở về giúp nước ». Theo The Economist thì « vết thương » do 42 năm chế độ độc tài gây ra đã tôi luyện cho người dân Libya một « bản sắc chân thật phát xuất từ đáy lòng » nhiều hơn trước.
No comments:
Post a Comment