Một người Khmer Krom bị kết án 24 tháng tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước sẽ được trả tự do vào ngày 28 tháng 2, sau khi thụ án được 20 tháng.
Người dân và phía gia đình nói rằng, hiện Công an huyện Long Phú đang bao vây nhà họ, và không cho phép họ trả lời với báo chí, trong lúc họ khẳng định đây là án chụp mũ và gây áp lực tinh thần lên người nông dân Khmer Krom.
Theo tin từ người Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xin không tiết lộ danh tính cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, có ít nhất khoảng 70 gia đình người Khmer Krom thuộc địa bàn huyện Long Phú và một số huyện khác thuộc tỉnh Sóc Trăng bị mất đất canh tác vì Chính quyền Việt Nam sử dụng chính sách quản lý đất đai để tước đoạt.
Sau những thời gian người dân thất vọng trông chờ giúp giải quyết đơn khiếu nại từ chính quyền địa phương, đã có hàng chục người Khmer Krom thuộc địa bàn trên kéo nhau tụ tập khiếu kiện đất đai từ Ủy ban huyện Long Phú, đến Ủy ban dân tộc Trung Ương đặc tại TP. Cần Thơ, và sau đó kéo nhau lên khiếu nại tại văn phòng tiếp dân ở TP. HCM, tuy nhiên họ vẫn không được giải đáp một cách thỏa đáng.
Người dân Khmer Krom từng tham gia khiếu kiện ở huyện Long Phú còn cho biết, sau cuộc tổ chức khiếu kiện đất đai lan rộng đến tỉnh An Giang, và những người dân nơi này bị Chính quyền địa phương chụp mũ là phản động bị đàn áp, đe dọa và bắt bỏ tù, thì chính quyền huyện Long Phú cũng bắt đầu ra tay đàn áp bắt bớ một người Khmer Krom khác tên Huỳnh Ba vào đầu tháng 6 năm 2009, sau đó xử án 24 tháng tù giam vì Tòa án huyện Long Phú cho rằng người này có tham gia tổ chức phản động, lợi dụng các quyền tự do dân chủ và đứng đầu cuộc khiếu kiện đất đai. Ông cho biết thêm:
“Theo tôi biết, sợ ông Huỳnh Ba liên hệ với những người ở nước ngoài, hoặc liên hệ với bà con nông dân để tụ họp đông người, hoặc làm chuyện khác, thì đó là nhận thức sai lầm của Chính quyền Việt Nam thôi. Tôi nghĩ rằng, ông Huỳnh Ba không có kích động gì cả, ông chỉ đòi hỏi đất đai của ông bị mất và phần đất của ông sau khi bị chính quyền Việt Nam lấy làm trại chăn nuôi và xây cơ sở nhưng không trả lại.
Chính quyền Việt Nam có thành lập một đoàn để giải quyết đất đai, nhưng cái đoàn của họ không giải quyết cho ai cả. Như vậy, chúng tôi nhận thức rằng, không đúng tinh thần chỉ thị công văn của Nhà nước CHXHCNVN.”
Bà Sơn Thị Kim Thu, người vợ ông Huỳnh Ba cho biết, riêng gia đình bà bị cơ quan huyện chiếm lấy đất khoảng 50 hécta để xây dựng trại chăn nuôi, cho đến bây giờ chính quyền vẫn chưa đền bù thỏa đáng. Chồng bà bị bắt giam gần 20 tháng nay, hiện sức khỏe suy yếu, và bị đối xử rất tệ. Bà Thu còn cho biết, hiện nay công an huyện đang bao vây nhà bà, theo dõi bà, khống chế, đàn áp tinh thần và cấm bà trả lời với bất cứ phóng viên báo chí.
Bà Sơn Thị Kim Thu cho biết cơ quan pháp lý giải thích nguyên nhân phải bắt giam giữ chồng bà rằng, bị bắt vào ngày 1 tháng 6. Hôm lên Tòa nói lý do tại liên lạc với Đài Á Châu Tự Do, và sử dụng đồng bào Khmer gây áp lực lên chính quyền.
Chính sách quản lý đất đai
Người dân và phía gia đình nói rằng, hiện Công an huyện Long Phú đang bao vây nhà họ, và không cho phép họ trả lời với báo chí, trong lúc họ khẳng định đây là án chụp mũ và gây áp lực tinh thần lên người nông dân Khmer Krom.
Bị tù vì khiếu kiện đất đai
Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng sẽ trả tự do cho một người Khmer Krom vào ngày 28 tháng 2 tới, sau khi công an vu khống người này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, kích động dân khiếu kiện đất đai từ thập niên 90 đến nay.Theo tin từ người Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xin không tiết lộ danh tính cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, có ít nhất khoảng 70 gia đình người Khmer Krom thuộc địa bàn huyện Long Phú và một số huyện khác thuộc tỉnh Sóc Trăng bị mất đất canh tác vì Chính quyền Việt Nam sử dụng chính sách quản lý đất đai để tước đoạt.
Sau những thời gian người dân thất vọng trông chờ giúp giải quyết đơn khiếu nại từ chính quyền địa phương, đã có hàng chục người Khmer Krom thuộc địa bàn trên kéo nhau tụ tập khiếu kiện đất đai từ Ủy ban huyện Long Phú, đến Ủy ban dân tộc Trung Ương đặc tại TP. Cần Thơ, và sau đó kéo nhau lên khiếu nại tại văn phòng tiếp dân ở TP. HCM, tuy nhiên họ vẫn không được giải đáp một cách thỏa đáng.
Người dân Khmer Krom từng tham gia khiếu kiện ở huyện Long Phú còn cho biết, sau cuộc tổ chức khiếu kiện đất đai lan rộng đến tỉnh An Giang, và những người dân nơi này bị Chính quyền địa phương chụp mũ là phản động bị đàn áp, đe dọa và bắt bỏ tù, thì chính quyền huyện Long Phú cũng bắt đầu ra tay đàn áp bắt bớ một người Khmer Krom khác tên Huỳnh Ba vào đầu tháng 6 năm 2009, sau đó xử án 24 tháng tù giam vì Tòa án huyện Long Phú cho rằng người này có tham gia tổ chức phản động, lợi dụng các quyền tự do dân chủ và đứng đầu cuộc khiếu kiện đất đai. Ông cho biết thêm:
“Theo tôi biết, sợ ông Huỳnh Ba liên hệ với những người ở nước ngoài, hoặc liên hệ với bà con nông dân để tụ họp đông người, hoặc làm chuyện khác, thì đó là nhận thức sai lầm của Chính quyền Việt Nam thôi. Tôi nghĩ rằng, ông Huỳnh Ba không có kích động gì cả, ông chỉ đòi hỏi đất đai của ông bị mất và phần đất của ông sau khi bị chính quyền Việt Nam lấy làm trại chăn nuôi và xây cơ sở nhưng không trả lại.
Chính quyền Việt Nam có thành lập một đoàn để giải quyết đất đai, nhưng cái đoàn của họ không giải quyết cho ai cả. Như vậy, chúng tôi nhận thức rằng, không đúng tinh thần chỉ thị công văn của Nhà nước CHXHCNVN.”
Bà Sơn Thị Kim Thu, người vợ ông Huỳnh Ba cho biết, riêng gia đình bà bị cơ quan huyện chiếm lấy đất khoảng 50 hécta để xây dựng trại chăn nuôi, cho đến bây giờ chính quyền vẫn chưa đền bù thỏa đáng. Chồng bà bị bắt giam gần 20 tháng nay, hiện sức khỏe suy yếu, và bị đối xử rất tệ. Bà Thu còn cho biết, hiện nay công an huyện đang bao vây nhà bà, theo dõi bà, khống chế, đàn áp tinh thần và cấm bà trả lời với bất cứ phóng viên báo chí.
Bà Sơn Thị Kim Thu cho biết cơ quan pháp lý giải thích nguyên nhân phải bắt giam giữ chồng bà rằng, bị bắt vào ngày 1 tháng 6. Hôm lên Tòa nói lý do tại liên lạc với Đài Á Châu Tự Do, và sử dụng đồng bào Khmer gây áp lực lên chính quyền.
No comments:
Post a Comment