Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Monday, February 28, 2011

Thảm trạng tại GP Bùi Chu: Giáo xứ Giáo Lạc, nhà thờ đóng cửa, giáo dân chia rẽ sâu sắc, vì sao?





Vượt lên thời gian, gương sáng các mục tử tại Bùi Chu đã in vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân với gương các Thánh tử đạo chói ngời.
Đó là những gì trong quá khứ đã có, một quá khứ anh dũng, một quá khứ vàng son chưa phai trong tâm trí mọi tín hữu Việt Nam.
Nhưng, thời đó đã qua, trang sử đó đã gấp lại.
Bùi Chu – một vùng đất nổi tiếng khi nói đến đạo Công giáo Việt Nam như một niềm tự hào, một sức mạnh của giáo hội công giáo Việt Nam với mật độ giáo dân dày đặc và lòng sốt mến của Giáo dân luôn mạnh mẽ và kiên cường.
Lịch sử còn ghi lại những dòng đầy kiêu dũng: Bùi Chu được coi là nơi đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên ở Việt Nam. Trong số 117 vị thánh chứng nhân Việt Nam: có 26 vị sinh quán tại Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại Bùi Chu, như vậy giáo phận Bùi Chu có 44 vị thánh đại diện 514 tôi tớ Chúa và khoảng 16.500 người đã chết để làm chứng cho Chúa thuộc hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.
Vượt lên thời gian, gương sáng các mục tử tại Bùi Chu đã in vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân với gương các Thánh tử đạo chói ngời.
Đó là những gì trong quá khứ đã có, một quá khứ anh dũng, một quá khứ vàng son chưa phai trong tâm trí mọi tín hữu Việt Nam.
Nhưng, thời đó đã qua, trang sử đó đã gấp lại.
Nói đến Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm, chắc sẽ có nhiều chuyện để nói nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể nói hết. Điều dễ thấy và rõ nhất ở vị Giám mục này có thể nói vắn tắt trong một câu rằng: Đây là vị Giám mục “ngậm miệng ăn tiền” theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Nhiều thông tin đến với chúng tôi từ lâu về tình hình giáo hội tại Giáo phận có bề dày lịch sử anh dũng và mến đạo như Bùi Chu. Kể cả thái độ của Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm đối với các sự kiện xảy ra thời gian qua trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã chứng minh khá đầy đủ về nhân cách và cách hành động của vị mục tử khá đặc biệt này.
Chúng tôi cũng như bao giáo dân khác của không chỉ GP Bùi Chu, của TGP Hà Nội mà là của cả GHCGVN mong muốn Chúa sẽ dẫn dắt ngài ra khỏi nếp nghĩ, cách làm như đã làm lâu nay, không hợp lòng dân, không mang ý Chúa.
Nhưng, những hi vọng đó đã dần dần tan thành mây khói và hậu quả của đường lối cai trị thời gian qua của ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm đã để lại thật khủng khiếp cho Giáo hội.
Điển hình là câu chuyện đã và đang xảy ra tại Giáo xứ Giáo Lạc thuộc GP Bùi Chu hiện nay.
Câu chuyện bắt đầu từ một việc rất đơn giản: Cái tháp nhà thờ Giáo Lạc.
Nhà thờ Giáo Lạc tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định vốn là một ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1913, chỉ còn 2 năm nữa, ngôi Thánh đường này tròn trăm tuổi.
Bao đời nay, bao thế hệ đã góp công, góp của xây dựng lên ngôi Thánh đường này và bao thế hệ các linh hồn đã được đón nhận vào giáo hội cũng như ra đi trong vòng tay của Chúa tại đây. Ngôi nhà thờ có một tháp chính ở phía đầu nhà thờ vốn đã in sâu vào tiềm thức mỗi giáo dân từ già đến trẻ, từ kẻ ở gần cũng như người đi xa, thân thương và thơ mộng.
Năm trước, nhận thấy có những vết nứt vốn đã xuất hiện từ lâu nơi thân tháp, khiến bà con giáo dân không an lòng. Linh mục quản xứ đã đề nghị bà con đóng góp tiền của để trùng tu lại chiếc tháp này.
Nhận được lệnh đóng góp xây dựng Nhà thờ, bà con Giáo Lạc hoan hỉ vui mừng và việc đóng góp không có vấn đề gì lớn xảy ra. Chẳng bao lâu, số tiền đóng góp được chừng 800 triệu đồng. Để đóng góp được số tiền này tại vùng đồng bằng nghèo khó, là một sự hi sinh hết sức lớn lao của giáo dân tại đây.
Thế nhưng, mọi chuyện không êm ả như dự tính ban đầu.
Mọi chuyện bắt đầu phức tạp khi có tin Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ trương rằng: Xứ nào có đủ 100 triệu đồng nộp về Đức Cha, thì nhà thờ sẽ được nâng cấp lên Đền Thánh. Vậy là linh mục quản xứ Giáo Lạc mang 100 triệu đồng nộp về Tòa Giám mục như một số xứ khác để mong nhà thờ được nâng cấp thành Đền Thánh.
Thế nhưng đến cuộc họp Hội đồng Linh mục Giáo phận, nhiều ý kiến phản đối sáng kiến “bán danh hiệu Đền Thánh kiếm tiền” này  của Đức GM Giuse Hoàng Văn Tiệm, và việc nâng lên thành Đền Thánh cho những nơi nộp đủ tiền đã không thể thực hiện.
Tạm thời chưa bàn đến việc bán danh Đền Thánh lấy tiền của ĐGM đúng hay sai còn chuyện tiền bạc của ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm không chỉ trong một trường hợp nhỏ này, mà chúng ta hãy theo dõi tiếp tình hình sau đó tại giáo xứ Giáo Lạc.
Lẽ ra, đúng phép công bằng, khi tiền đã trao mà cháo không múc thì phải trả tiền lại. Nhưng Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã ra một luật mới rất đạo đức là tiền đã nộp vào TGM rồi thì không được lấy ra.
Số tiền đóng góp xây dựng, trùng tu tháp nhà thờ bằng mồ hôi nước mắt vào một việc có ý nghĩa của giáo dân Giáo Lạc bỗng dưng bị biển thủ cách trắng trợn đã làm không ít người thắc mắc, phân vân.
Dù thắc mắc, nhưng với tấm lòng đạo đức, bà con giáo dân cũng không dám phản ứng gì vì sợ “chống cha là chống Chúa”.
Số tiền còn lại chừng 700 triệu đồng, cha xứ quyết định mời các nhà chuyên môn về để thẩm định, trong đó có cả những người quen biết của cha. Họ cho bóc hết lớp vữa trát phía ngoài để kiểm tra và sau khi kiểm tra, ý kiến chuyên môn đưa ra là có thể giữ vững được ngôi tháp bằng cách gia cố thêm.
Ý kiến này đưa ra phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân Chúa tại đây, vì ngôi tháp với cả trăm tuổi này đã ăn vào máu, thấm vào thịt của từng người đã sinh ra và lớn lên tại đó và họ muốn giữ lại hình ảnh thân thương đó.
Mặt khác, nếu đập đi, xây dựng tháp mới ngoài việc kiến trúc có phù hợp với ngôi nhà thờ trăm tuổi này hay không, thì việc đóng góp sẽ hết sức lớn lao và đổ lên đầu họ sẽ rất khó khăn.
Nhưng, riêng linh mục chính xứ thì không muốn vậy, ngài muốn đập đi để xây lại tháp mới.
Cũng từ đó, mâu thuẫn xảy ra: Giáo dân thấy không có lý do gì để đập đi xây mới, linh mục muốn xây mới chiếc tháp nhà thờ mà không nêu được lý do chính đáng. Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng.
Đến khi giáo dân không chấp nhận ý kiến mình thì linh mục bỏ về Tòa Giám mục, mặc giáo dân.
Hội đồng Giáo xứ, Ban hành giáo và linh mục không thể nhất trí với nhau thì có cấp cao hơn là Tòa Giám mục, họ đã đến TGM để nhờ Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm hòa giải và trình bày nguyện vọng giáo dân.
Nhưng, họ đã uổng công, Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm đã không nghe những ý kiến giáo dân mà ngược lại ủng hộ ý kiến chẳng giống ai của linh mục quản xứ. Đồng thời, yêu cầu giáo dân lên TGM đón linh mục trở về Giáo xứ.
Sau khi trở về linh mục quản xứ đã cách chức Ban điều hành Giáo xứ do giáo dân bầu lên, đồng thời vào tháng 8/2010 với lý do “sợ tháp nhà thờ đổ xuống chết người không ai chịu trách nhiệm”, linh mục đã cho đóng cửa nhà thờ lại và không dâng lễ tại đó.
Việc dâng lễ được chuyển sang một  chiếc lán tạm bằng bạt chỉ chứa được một ít người và nơi làm lễ.
Kể từ đó, bất kể mưa, nắng, gió rét tái tê hay mưa dầm gió bấc, các ông già, bà lão và trẻ em, phụ nữ đã phải dãi dầm mưa nắng mỗi khi tham dự Thánh lễ.
Không ai có thể tưởng tượng được rằng, trong những ngày mưa tháng gió rét cắt da bởi trận rét đậm rét hại ở miền Bắc như vừa qua, một linh mục nỡ đứng trong lán khô ráo, ấm cúng nhìn những bà già, trẻ em dầm chân trong nước lạnh để dự lễ trong khi nhà thờ bỏ không.
Người ta cho rằng, linh mục cố tình làm như thế để hành giáo dân mặc cho chúng mày khổ sở đến biết cái “tội chống cha” đến khi nào phải tuân phục đồng ý với cha xứ đập tháp cũ, xây tháp mới thì mới được.
Mặt khác, linh mục quản xứ Giáo Lạc tổ chức một số cuộc họp theo kiểu cộng sản thường làm là ép buộc mọi người ký tên “vâng phục ý kiến của cha xứ”. Nếu ai không ký thì bị tuyệt thông, tất cả các nghi thức từ hôn phối, rửa tội cho con đến cả việc làm phép xức dầu cũng bị từ chối.
Trước tình hình đó, nội bộ giáo xứ bắt đầu chia rẽ ra nhiều nhóm khác nhau. Một số người có hiểu biết nhất định không đồng ý phá tháp cũ, một số các bà già, phụ nữ do khổ sở quá sức và sức ép dư luận theo thói “đạo làng” thì sợ hãi và mong muốn cho mọi chuyện êm đẹp.
Từ chia rẽ trong cộng đồng giáo dân, sự chia rẽ được linh mục chuyển về cho từng gia đình, từng người trong họ hàng, thân tộc… Kết quả là cả xứ đạo vốn đạo đức, đoàn kết đã bị phân rẽ sâu sắc mà bà con giáo dân, những người đạo đức không biết kêu ai.
Nhiều người sau khi đã đến tận TGM không được bênh vực dù họ có lẽ phải, đã đến kêu báo chí. Tiếc thay họ đã trao nhầm niềm tin cho sói dữ là nhờ tờ “Công giáo dân tộc” hoặc “người Công giáo Việt Nam” và tất cả đều đã im lặng.
Nhận được tin này, nhiều người đã chua chát nghĩ rằng, có thể đó cũng là do tư duy giáo dân tại giáo phận Bùi Chu này, nơi mà cái ung nhọt Ủy Ban Đoàn kết đang được ĐGM dung dưỡng và ngang nhiên tồn tại, hoành hành nên không biết rằng những cái Ủy ban đó, chỉ là bùa phép cộng sản trá hình để chống phá Giáo hội.
Họ không biết rằng những tờ báo, những cái ủy ban của Cộng sản đó nếu biết tình hình này, sẽ đương nhiên ngồi rung đùi mà rằng: “Cứ thế, cứ thế mà làm đi các giáo dân của chúng ta, chính sách của Đảng đã sắp thắng lợi vang dội tại đây”.
Đã 7 tháng, nhà thờ Giáo Lạc đóng cửa, giáo dân chia rẽ, Đức GM Giáo phận nhận tiền  không nâng được nhà thờ lên Đền Thánh rồi cũng không trả lại giáo dân, linh mục hành giáo dân theo não trạng giáo sĩ trị… tất cả nói lên thảm trạng của không chỉ một Giáo xứ tại Giáo phận Bùi Chu.
Trước thảm trạng này, giáo dân biết làm sao bây giờ?

No comments:

Post a Comment