Hãng tin Bloomberg loan tin tiền đồng đã tăng giá so với đồng đôla trong các vụ đổi tiền tại các tiệm vàng, dựa trên những tin đồn rằng kho dự trữ ngoại tệ của nhà nước sẽ tăng sau khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho các công ty quốc doanh không được tích trữ đôla Mỹ.
Hãng tin tài chính Bloomberg trích lời ông Marc D Jandji, đứng đầu ban nghiên cứu tại Viet Capital Securities nói rằng trên thị trường hối đoái, người ta đã cảm thấy an tâm hơn trước vì tin rằng kho dự trữ ngoại tệ sẽ tăng, một khi các công ty bán đôla cho ngân hàng nhà nước.
Trên các thị trường chợ đen, 1 đôla đổi được từ 21,900 đến 21,960 đồng vào lúc 3 giờ chiều tại các tiệm vàng ở Hà Nội, so với từ 21,960 tới 22,080 đồng hôm 25 tháng Hai, dựa trên các số liệu do Bộ Bửu Chính Viễn Thông Việt Nam thu thập.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 20,673 đồng, so với 20,683 đồng hôm 25 tháng Hai. Biên độ dao động cho phép là cộng-trừ 1%.
Hãng tin Reuters nói rằng lạm phát có phần chắc sẽ vẫn tiếp tục cao, trong khi Ngân Hàng Nhà Nước cứu xét việc siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Reuters trích lời một cố vấn cấp cao của chính phủ Việt Nam nói rằng, có khả năng Việt Nam sẽ nâng cao mức dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Việt Nam.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã nâng 2 lãi suất chủ yếu trong tháng này như một phần nằm trong một kế hoạch tiền tệ và tài chính toàn diện để giảm áp lực đối với giá cả, tuy nhiên trong bối cảnh lãi xuất cho vay lên tới gần 20%, các nhà kinh tế nói sẽ khó có thể tăng cao lãi xuất lên cao hơn nữa.
Hãng tin Reuters trích lời ông Cao Sỹ Kiếm, cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và là thành viên của Hội đồng Cố Vấn Chính Sách Tiền Tệ của chính phủ, nói rằng việc hợp lý nên làm bây giờ là duy trì lãi xuất tương đối ổn định.
Ông Kiếm khẳng định rằng giới hữu trách Việt Nam đang cứu xét nhiều biện pháp hướng tới nỗ lực này.
Tuy nhiên, ông Kiếm khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất cứ bước hành động nào, ngân hàng trung ương cần nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh khoản và mức dự trữ hiện tại trong các ngân hàng Việt Nam.
Các giới chức cao cấp khác, như Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài Chính Tiền Tệ Quốc Gia và Phó Chủ tịch Ủy ban, ông Lê Xuân Nghĩa, cũng kêu gọi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nên tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
Hôm thứ Năm tuần trước, chính phủ Việt Nam công bố một loạt biện pháp để giải quyết tình hình mà Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng mô tả là cấp bách, nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định hóa kinh tế vĩ mô.
Mức lạm phát tại Việt Nam được coi là cao nhất trong khu vực, với tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng Hai lên cao kỷ lục, tới 12,31%.
Sau khi chính phủ loan báo kế hoạch tái cân bằng kinh tế vĩ mô, Ngân Hàng Nhà Nước tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh động và tập trung vào việc sử dụng một số công cụ chính, kể cả nâng cao dự trữ bắt buộc.
Hãng tin tài chính Bloomberg trích lời ông Marc D Jandji, đứng đầu ban nghiên cứu tại Viet Capital Securities nói rằng trên thị trường hối đoái, người ta đã cảm thấy an tâm hơn trước vì tin rằng kho dự trữ ngoại tệ sẽ tăng, một khi các công ty bán đôla cho ngân hàng nhà nước.
Trên các thị trường chợ đen, 1 đôla đổi được từ 21,900 đến 21,960 đồng vào lúc 3 giờ chiều tại các tiệm vàng ở Hà Nội, so với từ 21,960 tới 22,080 đồng hôm 25 tháng Hai, dựa trên các số liệu do Bộ Bửu Chính Viễn Thông Việt Nam thu thập.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 20,673 đồng, so với 20,683 đồng hôm 25 tháng Hai. Biên độ dao động cho phép là cộng-trừ 1%.
Hãng tin Reuters nói rằng lạm phát có phần chắc sẽ vẫn tiếp tục cao, trong khi Ngân Hàng Nhà Nước cứu xét việc siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Reuters trích lời một cố vấn cấp cao của chính phủ Việt Nam nói rằng, có khả năng Việt Nam sẽ nâng cao mức dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Việt Nam.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã nâng 2 lãi suất chủ yếu trong tháng này như một phần nằm trong một kế hoạch tiền tệ và tài chính toàn diện để giảm áp lực đối với giá cả, tuy nhiên trong bối cảnh lãi xuất cho vay lên tới gần 20%, các nhà kinh tế nói sẽ khó có thể tăng cao lãi xuất lên cao hơn nữa.
Hãng tin Reuters trích lời ông Cao Sỹ Kiếm, cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương, và là thành viên của Hội đồng Cố Vấn Chính Sách Tiền Tệ của chính phủ, nói rằng việc hợp lý nên làm bây giờ là duy trì lãi xuất tương đối ổn định.
Ông Kiếm khẳng định rằng giới hữu trách Việt Nam đang cứu xét nhiều biện pháp hướng tới nỗ lực này.
Tuy nhiên, ông Kiếm khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất cứ bước hành động nào, ngân hàng trung ương cần nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh khoản và mức dự trữ hiện tại trong các ngân hàng Việt Nam.
Các giới chức cao cấp khác, như Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài Chính Tiền Tệ Quốc Gia và Phó Chủ tịch Ủy ban, ông Lê Xuân Nghĩa, cũng kêu gọi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nên tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.
Hôm thứ Năm tuần trước, chính phủ Việt Nam công bố một loạt biện pháp để giải quyết tình hình mà Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng mô tả là cấp bách, nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định hóa kinh tế vĩ mô.
Mức lạm phát tại Việt Nam được coi là cao nhất trong khu vực, với tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng Hai lên cao kỷ lục, tới 12,31%.
Sau khi chính phủ loan báo kế hoạch tái cân bằng kinh tế vĩ mô, Ngân Hàng Nhà Nước tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh động và tập trung vào việc sử dụng một số công cụ chính, kể cả nâng cao dự trữ bắt buộc.
No comments:
Post a Comment