Hoa Kỳ vừa cam kết chi thêm 25 triệu đô la trong năm nay để giúp người dân các nước có thể tiếp cận được với internet dễ dàng hơn trong tình hình chính phủ nhiều nước trong đó có Việt Nam đang gia tăng các nỗ lực thắt chặt tự do internet.
Đây là con số bổ xung vào ngân sách 20 triệu đô la trước đó mà bộ Ngoại Giao Mỹ dành cho các nỗ lực nghiên cứu các công cụ giúp vượt tường lửa và tránh kiểm duyệt internet trên thế giới. Khoản tiền này sẽ được dùng cho các hoạt động cụ thể gì và liệu đã đủ để chống trả lại những phương cách kiểm duyệt internet ngày một dữ dội từ các chính phủ độc tài.
Việt Hà phỏng vấn ông Ethan Zuckerman, nghiên cứu gia tại viện nghiên cứu Berkman về lĩnh vực internet và xã hội thuộc đại học Harvard, đồng sáng lập viên của tổ chức Global Voices, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ chuyển tải thông tin đến người dân các nước.
Phần chuyển ngữ do Vũ Hoàng thực hiện. Nhận xét về cam kết mới này từ phía chính phủ Hoa Kỳ, ông Zuckerman cho biết:
Trong số khoản tiền mà chính phủ Mỹ bỏ ra có một phần được dùng đầu tư cho vượt tường lửa, hay còn gọi là các công cụ tránh kiểm duyệt, một số được dùng cho việc nghiên cứu để tìm cách tránh việc kiểm duyệt của chính phủ trên internet.
Nhưng giờ đây ngày càng nhiều các website ở các nước bao gồm cả Việt Nam bị tấn công. Cách tấn công này tỏ ra hiệu quả trong việc khiến một số website không có thể tiếp tục liên lạc được với bên ngoài. Trong khi đó các công cụ vượt tường lửa hay tránh kiểm duyệt lại không giúp gì được trong vấn đề này.
Cho nên điều đầu tiên tôi muốn nói là chúng ta có một nhu cầu rất lớn giúp người dân các nước vượt tường lửa, đăng tải các bài viết trên mạng, giúp các website khỏi các cuộc tấn công mạng kiểu từ chối dịch vụ hay các dạng tấn công khác vào domain name.
Theo tôi 25 triệu đô la thì không đủ để giải quyết vấn đề, vì đây là một vấn đề lớn. Nhưng liệu câu trả lời có phải là chính phủ Mỹ nên bỏ nhiều tiền hơn ra không? Thì tôi không chắc bởi vì vấn đề cần phải được giải quyết qua một sự kết hợp nhiều nỗ lực về thương mại và chính phủ cùng các tổ chức phi chính phủ. Cho nên nếu chỉ có nỗ lực từ chính phủ không thôi thì không đủ.
Việt Hà: Vậy theo ông các công ty như Facebook, hay Google có thể làm gì để tham gia giải quyết vấn đề và liệu họ có sẵn sàng?
Ethan Zuckerman: Tôi muốn thấy các công ty như Yahoo, Google, Facebook nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn và tham gia giải quyết vấn đề coi đó là một phần việc của mình.
Khi bạn hỏi về việc vào trang Facebook ở Việt Nam có khó khăn, tại sao lại chỉ có chính phủ Mỹ và những người nộp thuế tại Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc này, nó phải được nhìn nhận là một phần vấn đề và trách nhiệm của Facebook.
Có những bước đi mà các công ty như Youtube hay FB có thể thực hiện để khiến việc chặn các trang này trở nên khó khăn hơn đối với chính phủ các nước, họ hoàn toàn có thể sử dụng các địa chỉ IP khác nhau, địa chỉ internet khác để cho người dùng truy cập trang web. Nếu họ gửi các địa chỉ khác nhau cho người dùng qua email thì người dùng sẽ tiếp cận trang web dễ hơn, và điều này hoàn toàn không khó khăn cho FB hay Google. Họ có thể giúp người dùng tránh được các kiểm duyệt của chính phủ.
Cho nên theo tôi phần trách nhiệm không thể đổ hết lên vai những nhà hoạt động dù họ có được những trợ giúp nhất định từ phía chính phủ. Chúng ta cần sự trợ giúp từ chính các công ty này.
Ethan Zuckerman: Hiện nay cách mà mọi người đang làm là tìm ra các công cụ tránh kiểm duyệt khác nhau, một nhóm khá thành công trong công nghệ này là GIFC là một nhóm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và có liên hệ với Pháp Luân Công của Trung Quốc.
Đây là các công cụ rất hữu hiệu và thường là hướng vào đối phó với việc kiểm duyệt ở Trung Quốc cho nên các công cụ này rất tốt cho người dùng Trung Quốc nhưng lại không dễ cho những người không nói tiếng Trung. Có những những công cụ khác có sử dụng tiếng Anh, và điều mà chúng ta cần phải đảm bảo là có các hướng dẫn sử dụng đi kèm các công cụ này, và có cả bằng tiếng Việt cho người dùng Việt Nam.
Có một website có tên sesawe.net có rất nhiều thông tin về các công cụ này và nhiều thông tin bằng tiếng Việt. Ngoài ra còn có một website có tên nofirewall. net do những người nghiên cứu lập nên. Họ là những người Việt Nam và quan ngại về sự kiểm duyệt internet tại Việt Nam. Họ có đưa ra các cẩm nang hướng dẫn cho người dùng tiếng Việt và hướng dẫn cách sử dụng tại Việt Nam mà người dùng Việt Nam có thể truy cập từ trang nofirewall.net.
Việt Hà: Vậy có thể nghiên cứu công nghệ gì để giúp các website được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công như từ chối dịch vụ đang phổ biến hiện nay hay không?
Ethan Zuckerman: Trong trường hợp các website bị tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ thì không có một công cụ để chặn các tấn công này. Cách đối phó sẽ phức tạp hơn nhiều. Hiện đang có một dự án nghiên cứu để lập một dịch vụ hỗ trợ cho không chỉ người dùng Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác đánh trả lại các tấn công kiểu này.
Có một nhóm các nhà nghiên cứu đã tập trung lại để tìm cách bảo vệ các website này. Nhưng vẫn còn là một thách thức vì có một câu hỏi được đưa ra là liệu có đủ tiền để cho dự án này không. Có một nhóm có tên gọi expression tech và đây là một nhóm những chuyên gia Iran được lập nên để bảo vệ website của phong trào greenmovement. Họ đã có những thành công đặc biệt là đối với các tấn công domain name.
Tôi hy vọng là các nhóm như vậy sẽ nhận được thêm các tài trợ để có thể giúp người dùng bên Việt Nam. Lời khuyên mà tôi đưa ra là không chỉ nên đầu tư nghiên cứu các công cụ tránh kiểm duyệt mà còn các công nghệ khác. Và họ (Bộ Ngoại giao) dường như đang xem xét các đề nghị này một cách nghiêm túc. Cho nên tôi hy vọng là chúng ta sẽ nhìn thấy tiền tài trợ vào các dự án này.
Việt Hà: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong bài phát biểu gần đây liên quan đến cam kết chi 25 triệu đô la cho tự do internet có nói đến các hoạt động đào tạo cung cấp thông tin cho người dùng, nhưng với tình hình kiểm duyệt internet khắt khao như hiện nay tại các nước, làm thế nào để người dùng có thể tiếp cận được các thông tin này?
Ethan Zuckerman: Tôi nghĩ điều mà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói đến trong bài phát biểu liên quan đến việc đào tạo có nghĩa là chúng ta không chỉ tập trung vào nghiên cứu công cụ tránh kiểm duyệt mà còn xây dựng các sách cẩm nang hướng dẫn sử dụng trên các website như sesawe.com và bằng nhiều thứ tiếng.
Tôi không nghĩ là chúng ta có thể cung cấp các đào tạo này cho tất cả mọi người tại Việt Nam qua sử dụng proxy ngay cả khi có thể thì cũng nguy hiểm cho người dùng ở Việt Nam. Cho nên thách thức lúc này cần phải tìm ra lời giải là làm thế nào để các thông tin này có thể tiếp cận được đối với những người dùng Việt Nam.
Theo tôi những đào tạo và hướng dẫn sẽ chủ yếu tập trung vào các blogger và các nhà hoạt động, là những người dễ bị chính phủ kiểm duyệt và trang web của họ dễ bị chính phủ chặn hoặc phá. Và việc đào tạo có thể thông qua các tổ chức nghiên cứu các công nghệ này ví dụ như expression tech.
Cách mà tôi làm với các nhóm mà website dễ bị tấn công là giúp họ biết cách làm thế nào để tự mình tránh bị tấn công và biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu.
Việt Hà: Cảm ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Đây là con số bổ xung vào ngân sách 20 triệu đô la trước đó mà bộ Ngoại Giao Mỹ dành cho các nỗ lực nghiên cứu các công cụ giúp vượt tường lửa và tránh kiểm duyệt internet trên thế giới. Khoản tiền này sẽ được dùng cho các hoạt động cụ thể gì và liệu đã đủ để chống trả lại những phương cách kiểm duyệt internet ngày một dữ dội từ các chính phủ độc tài.
Việt Hà phỏng vấn ông Ethan Zuckerman, nghiên cứu gia tại viện nghiên cứu Berkman về lĩnh vực internet và xã hội thuộc đại học Harvard, đồng sáng lập viên của tổ chức Global Voices, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ chuyển tải thông tin đến người dân các nước.
Phần chuyển ngữ do Vũ Hoàng thực hiện. Nhận xét về cam kết mới này từ phía chính phủ Hoa Kỳ, ông Zuckerman cho biết:
Giúp vượt tường lửa
Ethan Zuckerman: Điều mà chính phủ Mỹ đang làm là tài trợ tiền vào một loạt các nỗ lực bao gồm làm ra các phần mềm giúp mọi người vượt tường lửa của chính phủ các nước.Trong số khoản tiền mà chính phủ Mỹ bỏ ra có một phần được dùng đầu tư cho vượt tường lửa, hay còn gọi là các công cụ tránh kiểm duyệt, một số được dùng cho việc nghiên cứu để tìm cách tránh việc kiểm duyệt của chính phủ trên internet.
Nhưng giờ đây ngày càng nhiều các website ở các nước bao gồm cả Việt Nam bị tấn công. Cách tấn công này tỏ ra hiệu quả trong việc khiến một số website không có thể tiếp tục liên lạc được với bên ngoài. Trong khi đó các công cụ vượt tường lửa hay tránh kiểm duyệt lại không giúp gì được trong vấn đề này.
Cho nên điều đầu tiên tôi muốn nói là chúng ta có một nhu cầu rất lớn giúp người dân các nước vượt tường lửa, đăng tải các bài viết trên mạng, giúp các website khỏi các cuộc tấn công mạng kiểu từ chối dịch vụ hay các dạng tấn công khác vào domain name.
Theo tôi 25 triệu đô la thì không đủ để giải quyết vấn đề, vì đây là một vấn đề lớn. Nhưng liệu câu trả lời có phải là chính phủ Mỹ nên bỏ nhiều tiền hơn ra không? Thì tôi không chắc bởi vì vấn đề cần phải được giải quyết qua một sự kết hợp nhiều nỗ lực về thương mại và chính phủ cùng các tổ chức phi chính phủ. Cho nên nếu chỉ có nỗ lực từ chính phủ không thôi thì không đủ.
Việt Hà: Vậy theo ông các công ty như Facebook, hay Google có thể làm gì để tham gia giải quyết vấn đề và liệu họ có sẵn sàng?
Ethan Zuckerman: Tôi muốn thấy các công ty như Yahoo, Google, Facebook nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn và tham gia giải quyết vấn đề coi đó là một phần việc của mình.
Khi bạn hỏi về việc vào trang Facebook ở Việt Nam có khó khăn, tại sao lại chỉ có chính phủ Mỹ và những người nộp thuế tại Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc này, nó phải được nhìn nhận là một phần vấn đề và trách nhiệm của Facebook.
Có những bước đi mà các công ty như Youtube hay FB có thể thực hiện để khiến việc chặn các trang này trở nên khó khăn hơn đối với chính phủ các nước, họ hoàn toàn có thể sử dụng các địa chỉ IP khác nhau, địa chỉ internet khác để cho người dùng truy cập trang web. Nếu họ gửi các địa chỉ khác nhau cho người dùng qua email thì người dùng sẽ tiếp cận trang web dễ hơn, và điều này hoàn toàn không khó khăn cho FB hay Google. Họ có thể giúp người dùng tránh được các kiểm duyệt của chính phủ.
Cho nên theo tôi phần trách nhiệm không thể đổ hết lên vai những nhà hoạt động dù họ có được những trợ giúp nhất định từ phía chính phủ. Chúng ta cần sự trợ giúp từ chính các công ty này.
Nghiên cứu công cụ tránh kiểm duyệt
Việt Hà: Quay lại cam kết chi 25 triệu đô la của chính phủ Hoa Kỳ, theo ông khoản tiền này nên được dùng cho các hoạt động nghiên cứu gì hữu hiệu để có thể giúp những người dùng internet tại các nước trong tình hình hiện nay?Ethan Zuckerman: Hiện nay cách mà mọi người đang làm là tìm ra các công cụ tránh kiểm duyệt khác nhau, một nhóm khá thành công trong công nghệ này là GIFC là một nhóm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và có liên hệ với Pháp Luân Công của Trung Quốc.
Đây là các công cụ rất hữu hiệu và thường là hướng vào đối phó với việc kiểm duyệt ở Trung Quốc cho nên các công cụ này rất tốt cho người dùng Trung Quốc nhưng lại không dễ cho những người không nói tiếng Trung. Có những những công cụ khác có sử dụng tiếng Anh, và điều mà chúng ta cần phải đảm bảo là có các hướng dẫn sử dụng đi kèm các công cụ này, và có cả bằng tiếng Việt cho người dùng Việt Nam.
Có một website có tên sesawe.net có rất nhiều thông tin về các công cụ này và nhiều thông tin bằng tiếng Việt. Ngoài ra còn có một website có tên nofirewall. net do những người nghiên cứu lập nên. Họ là những người Việt Nam và quan ngại về sự kiểm duyệt internet tại Việt Nam. Họ có đưa ra các cẩm nang hướng dẫn cho người dùng tiếng Việt và hướng dẫn cách sử dụng tại Việt Nam mà người dùng Việt Nam có thể truy cập từ trang nofirewall.net.
Việt Hà: Vậy có thể nghiên cứu công nghệ gì để giúp các website được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công như từ chối dịch vụ đang phổ biến hiện nay hay không?
Ethan Zuckerman: Trong trường hợp các website bị tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ thì không có một công cụ để chặn các tấn công này. Cách đối phó sẽ phức tạp hơn nhiều. Hiện đang có một dự án nghiên cứu để lập một dịch vụ hỗ trợ cho không chỉ người dùng Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác đánh trả lại các tấn công kiểu này.
Có một nhóm các nhà nghiên cứu đã tập trung lại để tìm cách bảo vệ các website này. Nhưng vẫn còn là một thách thức vì có một câu hỏi được đưa ra là liệu có đủ tiền để cho dự án này không. Có một nhóm có tên gọi expression tech và đây là một nhóm những chuyên gia Iran được lập nên để bảo vệ website của phong trào greenmovement. Họ đã có những thành công đặc biệt là đối với các tấn công domain name.
Tôi hy vọng là các nhóm như vậy sẽ nhận được thêm các tài trợ để có thể giúp người dùng bên Việt Nam. Lời khuyên mà tôi đưa ra là không chỉ nên đầu tư nghiên cứu các công cụ tránh kiểm duyệt mà còn các công nghệ khác. Và họ (Bộ Ngoại giao) dường như đang xem xét các đề nghị này một cách nghiêm túc. Cho nên tôi hy vọng là chúng ta sẽ nhìn thấy tiền tài trợ vào các dự án này.
Việt Hà: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong bài phát biểu gần đây liên quan đến cam kết chi 25 triệu đô la cho tự do internet có nói đến các hoạt động đào tạo cung cấp thông tin cho người dùng, nhưng với tình hình kiểm duyệt internet khắt khao như hiện nay tại các nước, làm thế nào để người dùng có thể tiếp cận được các thông tin này?
Ethan Zuckerman: Tôi nghĩ điều mà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói đến trong bài phát biểu liên quan đến việc đào tạo có nghĩa là chúng ta không chỉ tập trung vào nghiên cứu công cụ tránh kiểm duyệt mà còn xây dựng các sách cẩm nang hướng dẫn sử dụng trên các website như sesawe.com và bằng nhiều thứ tiếng.
Tôi không nghĩ là chúng ta có thể cung cấp các đào tạo này cho tất cả mọi người tại Việt Nam qua sử dụng proxy ngay cả khi có thể thì cũng nguy hiểm cho người dùng ở Việt Nam. Cho nên thách thức lúc này cần phải tìm ra lời giải là làm thế nào để các thông tin này có thể tiếp cận được đối với những người dùng Việt Nam.
Theo tôi những đào tạo và hướng dẫn sẽ chủ yếu tập trung vào các blogger và các nhà hoạt động, là những người dễ bị chính phủ kiểm duyệt và trang web của họ dễ bị chính phủ chặn hoặc phá. Và việc đào tạo có thể thông qua các tổ chức nghiên cứu các công nghệ này ví dụ như expression tech.
Cách mà tôi làm với các nhóm mà website dễ bị tấn công là giúp họ biết cách làm thế nào để tự mình tránh bị tấn công và biết tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu.
Việt Hà: Cảm ơn ông đã dành cho Đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment