Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Saturday, February 26, 2011

Liên Hiệp Quốc đồng thuận trừng phạt Libya

Trước quy mô đàn áp của chính quyền Libya, cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong phiên họp hôm qua (25/02/2011) đã đạt đồng thuận trên các lãnh vực trừng phạt nhắm vào chính quyền Tripoli. Liên Hiệp Quốc cũng yêu cầu gạt Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bản an Liên Hiệp Quốc đề cập đến cấm vận vũ khí, cấm gia đình và những người thân cận của ông Kahdafi ra nước ngoài cũng như phong tỏa tài sản. Một biện pháp khác là truy tố Kahdafi ra tòa án hình sự quốc tế. Hội Đồng Bảo An sẽ tiếp tục cuộc họp vào hôm nay.
Tổng thống Mỹ cũng đã ký sắc lệnh phong tỏa ngân khoản và tài sản địa ốc của gia đình Kahdafi và giới thân cận của lãnh đạo Libya. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng cho biết Hoa Kỳ ủng hộ nghị quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lập ủy ban điều tra về các hành vi đàn áp của chế độ Tripoli đối với dân chúng. Từ Genève, thông tín viên Laurent Mossu tường thuật :
"Yêu cầu long trọng đình chỉ tư cách thành viên của Libya, của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, giờ đây đang nằm trong tay Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Đại hội đồng này sẽ phải đưa ra quyết định nhanh chóng về vấn đề này. Trong một nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, họp tại Geneva ngày hôm qua, đã yêu cầu tạm gạt Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, do các hành động đàn áp hết sức tàn khốc, của chính quyền Kadhafi, nhắm vào những người biểu tình.
Đây là lần đầu tiên, tại Liên hiệp quốc, một biện pháp như vậy đã được thông qua. Như vậy, cộng đồng quốc tế đã đoàn kết chặt chẽ để lên án các vi phạm nhân quyền của chế độ Kadhfi. Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã nói đến các vụ giết người hàng loạt, các vụ bắt người vô cớ và việc đàn áp ngày càng khốc liệt. Một ủy ban điều tra quốc tế đang khẩn trương tới Libya để ghi nhận các chứng cứ và thủ phạm của các « tội ác chống nhân loại » sẽ có thể bị đưa ra trước tòa án quốc tế".

No comments:

Post a Comment