Tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói nước ngoài không được can thiệp vào chuyện nội bộ của Ai Cập.
Cho tới trưa thứ Bảy 12/02, Việt Nam chưa đưa ra phát biểu chính thức nào về việc ông Mubarak từ chức.
Thông tấn xã Reuters nhận định rằng thái độ của Bắc Kinh trước các diễn biến tại Ai Cập tỏ ra thận trọng, chủ yếu bắt nguồn từ quan ngại về sự kiểm soát nội bộ ở chính Trung Quốc hơn là về tình hình quốc gia châu Phi xa xôi.
Bài xã luận trên tờ China Daily phiên bản tiếng Anh viết: "Theo sau diễn biến đặc biệt này, hy vọng rằng quân đội, chính phủ và người dân Ai Cập cố gắng hết sức để giữ ổn định xã hội và khôi phục trật tự".
"Ổn định xã hội phải là yếu tố quan trọng đầu tiên. Mọi thay đổi chính trị sẽ không có ý nghĩa gì nếu như đất nước cuối cùng lại rơi vào hỗn độn."
"Với vị thế quốc gia Ả rập lớn, có vị trí chiến lược quan trọng, nếu tình hình hiện nay xấu đi thì đó không chỉ là ác mộng cho 80 triệu người Ai Cập mà còn tối nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực."
Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tỏ ra thận trọng và e ngại trước các thay đổi ở nước ngoài mà có thể ảnh hưởng tới sự kiểm soát và quyền lực độc đảng ở trong nước và lâu nay đã nói tới việc các nước ngoài tìm cách lật đổ chính quyền ở nhiều quốc gia.
Chính phủ Trung Quốc luôn luôn kêu gọi ổn định, đi trước tất cả các tiêu chí khác.
Giống như quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được đưa ra mấy hôm trước, China Daily viết rằng "những gì xảy ra tại Ai Cập là chuyện nội bộ của nước này và cần được giải quyết không có sự can thiệp của bên ngoài".
Truyền hình Trung Quốc có chiếu tin ngắn về việc ông Mubarak từ chức, tờ Nhân dân Nhật báo bằng tiếng Trung đăng bài trên trang ba, nhưng không đưa ra bình luận.
Các wevsite ở Trung Quốc hạn chế người sử dụng bình luận về tiến trìnhbất ổn ở Ai Cập, cho thấy giới chức e ngại các chỉ trích có thể xoay sang nhà cầm quyền trong nước.
Website blog khá thông dụng, Sina.com, giải thích rằng các bình luận về Ai Cập không được hiển thị vì lý do pháp luật, nhưng không nói rõ lý do.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa các trang blog của người Trung Quốc chủ đề Ai Cập không được bàn tới.
Một blogger nhận xét: "Ảnh hưởng của sự kiện này sẽ vượt ra ngoài phạm vi các nước Ả rập. Ở xa như Trung Quốc rồi cũng sẽ thấy hậu quả của nó".
Cho tới trưa thứ Bảy 12/02, Việt Nam chưa đưa ra phát biểu chính thức nào về việc ông Mubarak từ chức.
Thông tấn xã Reuters nhận định rằng thái độ của Bắc Kinh trước các diễn biến tại Ai Cập tỏ ra thận trọng, chủ yếu bắt nguồn từ quan ngại về sự kiểm soát nội bộ ở chính Trung Quốc hơn là về tình hình quốc gia châu Phi xa xôi.
Bài xã luận trên tờ China Daily phiên bản tiếng Anh viết: "Theo sau diễn biến đặc biệt này, hy vọng rằng quân đội, chính phủ và người dân Ai Cập cố gắng hết sức để giữ ổn định xã hội và khôi phục trật tự".
"Ổn định xã hội phải là yếu tố quan trọng đầu tiên. Mọi thay đổi chính trị sẽ không có ý nghĩa gì nếu như đất nước cuối cùng lại rơi vào hỗn độn."
"Với vị thế quốc gia Ả rập lớn, có vị trí chiến lược quan trọng, nếu tình hình hiện nay xấu đi thì đó không chỉ là ác mộng cho 80 triệu người Ai Cập mà còn tối nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực."
Quan điểm chính thống
Bài xã luận trên China Daily là bình luận đầu tiên chi tiết đầu tiên trên báo chí chính thống của Trung Quốc về việc ông Mubarak ra đi sau ba thập niên điều hành đất nước.Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tỏ ra thận trọng và e ngại trước các thay đổi ở nước ngoài mà có thể ảnh hưởng tới sự kiểm soát và quyền lực độc đảng ở trong nước và lâu nay đã nói tới việc các nước ngoài tìm cách lật đổ chính quyền ở nhiều quốc gia.
Chính phủ Trung Quốc luôn luôn kêu gọi ổn định, đi trước tất cả các tiêu chí khác.
Giống như quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được đưa ra mấy hôm trước, China Daily viết rằng "những gì xảy ra tại Ai Cập là chuyện nội bộ của nước này và cần được giải quyết không có sự can thiệp của bên ngoài".
Truyền hình Trung Quốc có chiếu tin ngắn về việc ông Mubarak từ chức, tờ Nhân dân Nhật báo bằng tiếng Trung đăng bài trên trang ba, nhưng không đưa ra bình luận.
Các wevsite ở Trung Quốc hạn chế người sử dụng bình luận về tiến trìnhbất ổn ở Ai Cập, cho thấy giới chức e ngại các chỉ trích có thể xoay sang nhà cầm quyền trong nước.
Website blog khá thông dụng, Sina.com, giải thích rằng các bình luận về Ai Cập không được hiển thị vì lý do pháp luật, nhưng không nói rõ lý do.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa các trang blog của người Trung Quốc chủ đề Ai Cập không được bàn tới.
Một blogger nhận xét: "Ảnh hưởng của sự kiện này sẽ vượt ra ngoài phạm vi các nước Ả rập. Ở xa như Trung Quốc rồi cũng sẽ thấy hậu quả của nó".
No comments:
Post a Comment