Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, February 24, 2011

Tổ chức Human Rights Watch chỉ trích nghị định mới về xử phạt báo chí Việt Nam

Logo của Human Rights Watch

Nghị định về « Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản », do thủ tướng Việt Nam ký ngày 6/1, sẽ có hiệu lực kể từ ngày mai. Theo lời ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, “ những điều khoản mơ hồ và tùy tiện của nghị định này khuyến khích việc tự kiểm duyệt rộng khắp ».
Trong bản thông cáo đưa ra ngày hôm qua, tổ chức Human Rights Watch cho rằng nghị định nói trên, với việc xử phạt phóng viên về những sai phạm rất mơ hồ cũng như đòi nhà báo phải tiết lộ nguồn tin, là « một đòn mới đánh vào tự do ngôn luận ở Việt Nam. ». Nghị định còn yêu cầu các phóng viên phải « thông tin trung thực về tình hình trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân ».
Theo lời ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, “những điều khoản mơ hồ và tùy tiện của nghị định này khuyến khích việc tự kiểm duyệt rộng khắp". Ông Robertson cho rằng, « cách tốt nhất để phục vụ cho lợi ích của đất nước và nhân dân là để cho nhà báo thông tin trung thực, chứ không phải là xử phạt họ ».
Bản thông cáo của Human Rights Watch lưu ý rằng, nghị định mới trao cho rất nhiều ngành quyền xử phạt phóng viên và các tòa báo bất cứ lúc nào, căn cứ vào các xét đoán rất tùy tiện của lãnh đạo các cấp và từ nhiều cơ quan về cái gọi là « lợi ích của đất nước và nhân dân ». Theo tổ chức nhân quyền của Mỹ, trong một đất nước tham nhũng đầy dẫy như ở Việt Nam, « thay vì được áp dụng để cải thiện chất lượng báo chí, luật này sẽ lại trở thành một cách mới để các quan chức địa phương chất đầy thêm hầu bao của mình ».
Human Rights Watch cho rằng , nghị định mới có thể làm trầm trọng hơn tình trạng kiểm duyệt vốn đã gắt gao ở Việt Nam, cũng như tình trạng đàn áp nhà báo và những blogger có quan điểm độc lập. Việt Nam đã cấm những tờ báo đối lập với chính quyền, tiết lộ « bí mật quốc gia », là một khái niệm rất mơ hồ, hoặc phổ biến những tư tưởng bị xem là « phản động ».
Trong phần kết luận, ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, nhấn mạnh, « chính phủ Việt Nam phải hiểu rằng một nền kinh tế thịnh vượng cũng cần phải có tự do báo chí và nên để phóng viên làm công việc của họ, thay vì cản trở họ ».

No comments:

Post a Comment