Cali Today News – Theo báo chí trong nước, kể từ 10 giờ sáng ngày 24 tháng 2, giá xăng trong nước gia tăng. Nhiều người đổ dồn về các trạm bán xăng để mua xăng trước giờ tăng giá, khiến thị trường và đường phố trở nên hỗn loạn. Đó là ghi nhận của tờ An Ninh Thủ Đô.Theo ghi nhận của tờ Pháp Luật, thì”:
“Cước vận tải, giá hàng thiết yếu đều tăng vọt. Từ 10 giờ sáng 24-2, giá xăng, dầu đã tăng từ 2.900 đồng đến 3.550 đồng/lít. Đây là chuyện không tránh khỏi nhưng nó cũng đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh bắt xa bờ.
Theo Bộ Tài chính, nếu tính đủ chi phí, tính đủ thuế và không sử dụng quỹ bình ổn giá thì phải điều chỉnh giá hiện hành tăng thêm đối với xăng: 6.493 đồng/lít; diesel: 6.260 đồng/lít; dầu hỏa: 6.692 đồng/lít; madut: 4.334 đồng/kg. Nếu như thế, mức tăng sẽ quá cao, do đó trước mắt cần điều chỉnh giá một bước, giảm bao cấp trên cơ sở Nhà nước vẫn giữ mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% và doanh nghiệp chấp nhận không có lãi. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh như quyết định tăng giá ngày 24-2.
Bộ Tài chính khẳng định với mức điều chỉnh trên đây, giá xăng trong nước vẫn thấp hơn giá xăng của Lào khoảng 5.100 đồng/lít và của Campuchia khoảng 4.200 đồng/lít, của Trung Quốc khoảng 3.200 đồng/lít. Do đó, từ quý II-2011 trở đi sẽ tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh tăng giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục mức thuế nhập khẩu, sau đó thực hiện giảm giá bán.
Cước vận tải tăng trên 10%-15%Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết chắc chắn giá cước vận tải sẽ phải tăng 13%-15%. Tuy nhiên, phải 7-10 ngày nữa thì doanh nghiệp vận tải mới có thể thực hiện được việc tăng giá cước vì còn kê khai giá. Riêng với cước taxi, ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết mức cước trong thời gian tới cũng sẽ phải tăng 12%-15%.
Theo ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa tại Sài Gòn, hiện các hợp đồng vận chuyển lớn trong vòng ba đến sáu tháng hoặc một năm đều có điều khoản về việc thương lượng điều chỉnh giá cước khi có biến động giá xăng, dầu, vật tư… Do đó, các đơn vị vận tải và chủ hàng sẽ thương lượng tăng giá cước. “Mức tăng có thể 8%-10% là phù hợp”.
Theo bà Bùi Thị Dung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát (TP.HCM), một tháng nữa giá cước vận tải hàng hóa theo hợp đồng đã ký sẽ tăng. Riêng các chuyến vận tải lẻ mức cước mới tăng khoảng 10%.
Cũng ở Sài Gòn, nhiều doanh nghiệp taxi khác cũng cho rằng giá cước xe taxi sẽ tăng thêm từ 2.000 đến 3.000 đồng. Theo ông Phạm Quyết Chiến, Giám đốc Công ty 277, cho đến chiều hôm qua, các doanh nghiệp taxi mới chỉ trao đổi thông tin, thăm dò, dòm chừng nhau. Nếu giá xăng vừa tăng và giữ ổn định trong khoảng sáu tháng tới thì thời điểm thực hiện tăng giá cước taxi có thể là cuối tháng 4, đầu tháng 5.
Tương tự, ngành đường sắt cũng đang phải tính toán để thực hiện việc điều chỉnh giá vé. Riêng với hàng không, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cũng dự kiến xin áp dụng cơ chế phụ thu nhiên liệu trên đường bay nội địa.
Các mặt hàng thiết yếu tăng giáĐối với các ngành nghề khác, ông Đỗ Xuân Trụ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Giấy VN, cho biết giá xăng, dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp giấy “rất sốc”. Theo dự tính ban đầu của các công ty thành viên thì không đến mức tăng nhiều như thế. Sắp tới, e là giá giấy bán ra theo tính toán sẽ tăng khoảng 5%-10% tùy loại.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), trước những biến động về tỉ giá, lãi suất ở trong nước cũng như những biến động bất lợi về giá các nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đã bắt đầu tăng giá bán thép xây dựng thêm 500.000-600.000 đồng/tấn để bù biến động giá. Bên cạnh đó, thép là ngành sản xuất ngốn khá nhiều điện, ngày 1-3 sẽ lại tăng giá điện nên nhiều doanh nghiệp thép đang lên kế hoạch điều chỉnh tăng giá tiếp.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafitex (Hậu Giang), nói: Tuy chưa có con số thống kê nhưng xăng, dầu tăng giá sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp thủy sản làm tăng giá thành sản xuất. Chưa kể, tại các tỉnh miền Tây thường xuyên cúp điện, doanh nghiệp phải dùng máy phát điện chạy bằng xăng, dầu. “Trong vài ngày tới, Cafitex sẽ nhận được thông báo giá mới từ dịch vụ vận tải, nguyên liệu, bao bì… Có một số phương án để đối phó: tăng giá bán hoặc giảm giá mua nguyên liệu và cắt giảm sản xuất. “Vẫn biết hai phương án sau sẽ ảnh hưởng tới đời sống nông dân và công nhân nhưng tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì chúng tôi đã thực hiện rồi, giờ không biết tiết giảm cái gì nữa” - ông Kịch nói.
Không tăng giá vé xe buýtTheo ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP (Xe buýt Liên hiệp), mức tăng giá dầu DO lần này khiến mỗi chủ xe phải chi thêm 250.000-300.000 đồng/ngày.
Chiều 24-2, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết tiền bù chênh lệch nhiên liệu sẽ được tính toán, cấp bù ngay sau khi Sở GTVT và Sở Tài chính nhận được văn bản chính thức tăng giá xăng, dầu của Bộ Công Thương. Cũng theo ông Thanh, giá vé xe buýt thời gian tới sẽ không tăng.
Miền Tây: Hàng loạt cây xăng găm hàng Sáng 24-2, phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn trực tiếp chứng kiến việc ông Nguyễn Thanh Hoàng, tài xế xe ôtô
71N-0103, phản ứng với các nhân viên cửa hàng xăng dầu Phú Khương, phường Phú Tân, TP Bến Tre vì chậm đổ xăng và buộc ông phải chấp nhận trả tiền mua xăng giá mới. “Tôi đến đây lúc 9 giờ 48 phút, trước khi các cây xăng tăng giá nhưng các nhân viên không chịu bơm”. Trong khi khách hàng phản ứng, một nhân viên đã xóa các chỉ số bơm và giá tiền, để bơm cho người khác và đề nghị thu tiền ông Hoàng là 750.000 đồng, giải thích thu theo giá cũ.
Cùng ngày, bạn đọc phản ánh tại Tiền Giang, một cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, TP Mỹ Tho chỉ đổ cho các xe môtô với mức quy định là 20.000 đồng. Tại Long An, cây xăng Hữu Vân (tại thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành) đóng cửa trước thời điểm các cây xăng trong cả nước được phép tăng giá, một trụ bơm để bảng cúp điện, một trụ bơm khác để bảng hết xăng.”
Qua ghi nhận nói trên của hai tờ báo trong nước, một tại Hà Nội và một tại Sài Gòn, chúng ta thấy rằng giá xăng tăng sẽ khiến giá cả mọi mặt hàng gia tăng và chi phí tiền xăng đi làm cũng sẽ gia tăng và điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Tình hình biến động của Libya và một số nước trong vùng sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Phi đã đẩy giá dầu vượt lên mức $100 một barrel và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu xăng gia tăng trong những tuần lễ tới.
“Cước vận tải, giá hàng thiết yếu đều tăng vọt. Từ 10 giờ sáng 24-2, giá xăng, dầu đã tăng từ 2.900 đồng đến 3.550 đồng/lít. Đây là chuyện không tránh khỏi nhưng nó cũng đang tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh bắt xa bờ.
Theo Bộ Tài chính, nếu tính đủ chi phí, tính đủ thuế và không sử dụng quỹ bình ổn giá thì phải điều chỉnh giá hiện hành tăng thêm đối với xăng: 6.493 đồng/lít; diesel: 6.260 đồng/lít; dầu hỏa: 6.692 đồng/lít; madut: 4.334 đồng/kg. Nếu như thế, mức tăng sẽ quá cao, do đó trước mắt cần điều chỉnh giá một bước, giảm bao cấp trên cơ sở Nhà nước vẫn giữ mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% và doanh nghiệp chấp nhận không có lãi. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh như quyết định tăng giá ngày 24-2.
Bộ Tài chính khẳng định với mức điều chỉnh trên đây, giá xăng trong nước vẫn thấp hơn giá xăng của Lào khoảng 5.100 đồng/lít và của Campuchia khoảng 4.200 đồng/lít, của Trung Quốc khoảng 3.200 đồng/lít. Do đó, từ quý II-2011 trở đi sẽ tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh tăng giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục mức thuế nhập khẩu, sau đó thực hiện giảm giá bán.
Cước vận tải tăng trên 10%-15%Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết chắc chắn giá cước vận tải sẽ phải tăng 13%-15%. Tuy nhiên, phải 7-10 ngày nữa thì doanh nghiệp vận tải mới có thể thực hiện được việc tăng giá cước vì còn kê khai giá. Riêng với cước taxi, ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết mức cước trong thời gian tới cũng sẽ phải tăng 12%-15%.
Theo ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa tại Sài Gòn, hiện các hợp đồng vận chuyển lớn trong vòng ba đến sáu tháng hoặc một năm đều có điều khoản về việc thương lượng điều chỉnh giá cước khi có biến động giá xăng, dầu, vật tư… Do đó, các đơn vị vận tải và chủ hàng sẽ thương lượng tăng giá cước. “Mức tăng có thể 8%-10% là phù hợp”.
Theo bà Bùi Thị Dung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát (TP.HCM), một tháng nữa giá cước vận tải hàng hóa theo hợp đồng đã ký sẽ tăng. Riêng các chuyến vận tải lẻ mức cước mới tăng khoảng 10%.
Cũng ở Sài Gòn, nhiều doanh nghiệp taxi khác cũng cho rằng giá cước xe taxi sẽ tăng thêm từ 2.000 đến 3.000 đồng. Theo ông Phạm Quyết Chiến, Giám đốc Công ty 277, cho đến chiều hôm qua, các doanh nghiệp taxi mới chỉ trao đổi thông tin, thăm dò, dòm chừng nhau. Nếu giá xăng vừa tăng và giữ ổn định trong khoảng sáu tháng tới thì thời điểm thực hiện tăng giá cước taxi có thể là cuối tháng 4, đầu tháng 5.
Tương tự, ngành đường sắt cũng đang phải tính toán để thực hiện việc điều chỉnh giá vé. Riêng với hàng không, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cũng dự kiến xin áp dụng cơ chế phụ thu nhiên liệu trên đường bay nội địa.
Các mặt hàng thiết yếu tăng giáĐối với các ngành nghề khác, ông Đỗ Xuân Trụ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Giấy VN, cho biết giá xăng, dầu tăng cao khiến các doanh nghiệp giấy “rất sốc”. Theo dự tính ban đầu của các công ty thành viên thì không đến mức tăng nhiều như thế. Sắp tới, e là giá giấy bán ra theo tính toán sẽ tăng khoảng 5%-10% tùy loại.
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), trước những biến động về tỉ giá, lãi suất ở trong nước cũng như những biến động bất lợi về giá các nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đã bắt đầu tăng giá bán thép xây dựng thêm 500.000-600.000 đồng/tấn để bù biến động giá. Bên cạnh đó, thép là ngành sản xuất ngốn khá nhiều điện, ngày 1-3 sẽ lại tăng giá điện nên nhiều doanh nghiệp thép đang lên kế hoạch điều chỉnh tăng giá tiếp.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafitex (Hậu Giang), nói: Tuy chưa có con số thống kê nhưng xăng, dầu tăng giá sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp thủy sản làm tăng giá thành sản xuất. Chưa kể, tại các tỉnh miền Tây thường xuyên cúp điện, doanh nghiệp phải dùng máy phát điện chạy bằng xăng, dầu. “Trong vài ngày tới, Cafitex sẽ nhận được thông báo giá mới từ dịch vụ vận tải, nguyên liệu, bao bì… Có một số phương án để đối phó: tăng giá bán hoặc giảm giá mua nguyên liệu và cắt giảm sản xuất. “Vẫn biết hai phương án sau sẽ ảnh hưởng tới đời sống nông dân và công nhân nhưng tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì chúng tôi đã thực hiện rồi, giờ không biết tiết giảm cái gì nữa” - ông Kịch nói.
Không tăng giá vé xe buýtTheo ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã vận tải TP (Xe buýt Liên hiệp), mức tăng giá dầu DO lần này khiến mỗi chủ xe phải chi thêm 250.000-300.000 đồng/ngày.
Chiều 24-2, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết tiền bù chênh lệch nhiên liệu sẽ được tính toán, cấp bù ngay sau khi Sở GTVT và Sở Tài chính nhận được văn bản chính thức tăng giá xăng, dầu của Bộ Công Thương. Cũng theo ông Thanh, giá vé xe buýt thời gian tới sẽ không tăng.
Miền Tây: Hàng loạt cây xăng găm hàng Sáng 24-2, phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn trực tiếp chứng kiến việc ông Nguyễn Thanh Hoàng, tài xế xe ôtô
71N-0103, phản ứng với các nhân viên cửa hàng xăng dầu Phú Khương, phường Phú Tân, TP Bến Tre vì chậm đổ xăng và buộc ông phải chấp nhận trả tiền mua xăng giá mới. “Tôi đến đây lúc 9 giờ 48 phút, trước khi các cây xăng tăng giá nhưng các nhân viên không chịu bơm”. Trong khi khách hàng phản ứng, một nhân viên đã xóa các chỉ số bơm và giá tiền, để bơm cho người khác và đề nghị thu tiền ông Hoàng là 750.000 đồng, giải thích thu theo giá cũ.
Cùng ngày, bạn đọc phản ánh tại Tiền Giang, một cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, TP Mỹ Tho chỉ đổ cho các xe môtô với mức quy định là 20.000 đồng. Tại Long An, cây xăng Hữu Vân (tại thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành) đóng cửa trước thời điểm các cây xăng trong cả nước được phép tăng giá, một trụ bơm để bảng cúp điện, một trụ bơm khác để bảng hết xăng.”
Qua ghi nhận nói trên của hai tờ báo trong nước, một tại Hà Nội và một tại Sài Gòn, chúng ta thấy rằng giá xăng tăng sẽ khiến giá cả mọi mặt hàng gia tăng và chi phí tiền xăng đi làm cũng sẽ gia tăng và điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Tình hình biến động của Libya và một số nước trong vùng sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Phi đã đẩy giá dầu vượt lên mức $100 một barrel và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu xăng gia tăng trong những tuần lễ tới.
No comments:
Post a Comment