Trong khi Hoa kỳ, Pháp, Anh hay Trung Quốc đã huy động máy bay hoặc tàu thủy để di tản công dân của họ, thì hàng chục ngàn người lao động châu Á từ các nước nghèo như Việt Nam, Philippines, Bangladesh hiện đang kẹt lại tại Libya bởi vì chính phủ các nước này không có phương tiện để lo cho họ. Trong khi đó, thân nhân của những lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya đang rất lo lắng cho chồng, con của họ.
Tổng thống Aquino bảo đảm là chính phủ của ông sẽ làm hết sức mình để cứu trợ khoảng 26 ngàn lao động Philippines, nhưng chủ tịch tổ chức Migrante International, Gary Martinez hôm nay cho biết ông thất vọng về phản ứng quá chậm trễ của chính phủ Manila. Chính phủ Philippines hôm nay cho biết sẽ huy động tàu và máy bay để di tản khoảng 13 người, nhưng không nói rõ lịch trình.
Số phận của khoảng 60 ngàn người lao động Bangladesh còn tệ hơn vì chính quyền Dacca hôm qua nói là họ không có một kế hoạch nào. Ở Thái Lan, người thân của khoảng 23 ngàn công nhân còn kẹt ở Thái Lan cũng đã kêu cứu. Chính phủ Bangkok cho biết đã khởi động các chiến dịch di tản, vói chiếc tàu đầu tiên có thể chở đến 2 ngàn người từ Libya đến Tunisia tối hôm nay. Chiếc tàu này trên nguyên tắc sẽ quay lại đón thêm 2000 người Thái Lan khác sang Ý.
Về tình hình của khoảng 10 ngàn người lao động Việt Nam, tờ Tuổi Trẻ hôm nay cho biết, theo Cục quản lý người lao động ngoài nước, khoảng 2000 người đã được đưa sang các nước láng giềng để từ đó đưa về Việt Nam. Theo dự kiến, ngày mai sẽ có khoảng 400 người sẽ từ Ai Cập về đến Việt Nam bằng máy bay. Còn vnExpress loan tin là chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines làm nhiệm vụ di tản người lao động Việt Nam tại Libya sẽ rời Hà Nội ngày 28/3 để đi Ai Cập đón khoảng hơn 300 người về.
Trong khi đó, thân nhân của những lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya đang rất lo lắng cho chồng, con của họ, như lời một phụ nữ tại ngoại thành Hà Nội có chồng là làm việc ở Libya cho một công ty Hàn Quốc :
Số phận của khoảng 60 ngàn người lao động Bangladesh còn tệ hơn vì chính quyền Dacca hôm qua nói là họ không có một kế hoạch nào. Ở Thái Lan, người thân của khoảng 23 ngàn công nhân còn kẹt ở Thái Lan cũng đã kêu cứu. Chính phủ Bangkok cho biết đã khởi động các chiến dịch di tản, vói chiếc tàu đầu tiên có thể chở đến 2 ngàn người từ Libya đến Tunisia tối hôm nay. Chiếc tàu này trên nguyên tắc sẽ quay lại đón thêm 2000 người Thái Lan khác sang Ý.
Về tình hình của khoảng 10 ngàn người lao động Việt Nam, tờ Tuổi Trẻ hôm nay cho biết, theo Cục quản lý người lao động ngoài nước, khoảng 2000 người đã được đưa sang các nước láng giềng để từ đó đưa về Việt Nam. Theo dự kiến, ngày mai sẽ có khoảng 400 người sẽ từ Ai Cập về đến Việt Nam bằng máy bay. Còn vnExpress loan tin là chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines làm nhiệm vụ di tản người lao động Việt Nam tại Libya sẽ rời Hà Nội ngày 28/3 để đi Ai Cập đón khoảng hơn 300 người về.
Trong khi đó, thân nhân của những lao động Việt Nam còn kẹt lại ở Libya đang rất lo lắng cho chồng, con của họ, như lời một phụ nữ tại ngoại thành Hà Nội có chồng là làm việc ở Libya cho một công ty Hàn Quốc :
No comments:
Post a Comment