Sau nhiều năm theo đuổi chính sách thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, nay chính phủ Việt Nam mới xem chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu với việc ban hành một loạt các biện pháp nhằm kIềm lại đà tăng giá, đang khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á mà lạm phát nghiêm trọng nhất, với chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này đã lên tới 12,31%, mức cao nhất từ hai năm qua. Theo dự báo, giá cá sẽ còn leo thang hơn nữa trong những tháng tới do tác động của việc tăng giá điện và xăng dầu, cũng như biện pháp gần đây phá giá đồng bạc Việt Nam thêm 8,5% so với đôla.
Trong số các biện pháp được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua, có việc giới hạn mức tăng tín dụng trong năm nay ở mức chưa tới 20%, so với mức hơn 28% vào năm 2010. Thâm thủng ngân sách sẽ được giảm xuống mức dưới 5%, so với chỉ tiêu trước đây là 5,3%. Chính phủ cũng ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước để giảm bớt áp lực giảm giá lên tiền đồng.
Theo lời bà Sherman Chan, một nhà kinh tế thuộc ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, những biện pháp nói trên cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam nay mới nỗ lực kiểm soát nền kinh tế vẫn tăng nhanh. Bà Sherman Chan cho rằng : « Việt Nam nay đã đến một giai đoạn mà không thể quay trở lại các chính sách cũ và chúng tôi dự đoán sẽ có thêm những biện pháp thắt chặt tiền tệ trong những tháng tới».
Rõ ràng, theo nhận định của tờ nhật báo The Wall Street Journal, trong một bài báo đăng trên mạng hôm nay, vấn đề bây giờ là Việt Nam có chịu đựng nổi trong ngắn hạn những biện pháp thắt chặt như thế, hay là sẽ vội vã quay trở lại chính sách thúc đẩy tăng trưởng như cũ. Vào năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách cũng đã từng kềm chế lạm phát bằng biện pháp tăng lãi suất và hạ thấp mức tăng tín dụng. Nhưng khi tình hình có vẻ được cải thiện vào giữa năm, họ lại thả nổi mức tăng tín dụng và thế là lạm phát lại phi mã lên mức hai con số.
Cũng theo The Wall Street Journal, trong một đất nước công an dày đặc như ở Việt Nam, khả năng xảy ra những cuộc biểu tình chống chế độ giống như ở Trung Đông là điều khó xảy ra, nhưng đối với tuyệt đại đa số người dân ở Việt Nam hiện nay, cuộc sống càng thêm khó khăn, hết tăng gia điện, giờ đến tăng giá xăng.
Chính phủ Việt Nam vẫn trợ giá nhiên liệu và gánh một số chi phí cho các nhà nhập khẩu. Nhưng tình hình bất ổn tại Libye đang khiến giá dầu thế giới tăng vọt và do dầu hỏa vẫn được tính bằng đô la, cho nên việc phá giá tiền đồng càng làm phức tạp thêm vấn đề.
Theo một số nhà phân tích, chính sách mới của Việt Nam có thành công hay không còn phụ thuộc vào tiền đồng. Tính từ giữa năm 2008 đến nay, đơn vị tiền tệ của Việt Nam đã mất 20% giá trị và nhiều người ở Việt Nam, thay vì giữ tiền đồng, mua vàng hoặc đầu tư vào địa ốc, hoặc mua ngoại tệ. Xu hướng đôla hóa mọi giao dịch là một nguy cơ rất đáng ngại đối với bất cứ một đất nước nào. Chỉ một khi người dân yên tâm sử dụng đồng bạc Việt Nam, lúc đó mới có thể nói là chính phủ thành công.
Trong số các biện pháp được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua, có việc giới hạn mức tăng tín dụng trong năm nay ở mức chưa tới 20%, so với mức hơn 28% vào năm 2010. Thâm thủng ngân sách sẽ được giảm xuống mức dưới 5%, so với chỉ tiêu trước đây là 5,3%. Chính phủ cũng ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước để giảm bớt áp lực giảm giá lên tiền đồng.
Theo lời bà Sherman Chan, một nhà kinh tế thuộc ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, những biện pháp nói trên cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam nay mới nỗ lực kiểm soát nền kinh tế vẫn tăng nhanh. Bà Sherman Chan cho rằng : « Việt Nam nay đã đến một giai đoạn mà không thể quay trở lại các chính sách cũ và chúng tôi dự đoán sẽ có thêm những biện pháp thắt chặt tiền tệ trong những tháng tới».
Rõ ràng, theo nhận định của tờ nhật báo The Wall Street Journal, trong một bài báo đăng trên mạng hôm nay, vấn đề bây giờ là Việt Nam có chịu đựng nổi trong ngắn hạn những biện pháp thắt chặt như thế, hay là sẽ vội vã quay trở lại chính sách thúc đẩy tăng trưởng như cũ. Vào năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách cũng đã từng kềm chế lạm phát bằng biện pháp tăng lãi suất và hạ thấp mức tăng tín dụng. Nhưng khi tình hình có vẻ được cải thiện vào giữa năm, họ lại thả nổi mức tăng tín dụng và thế là lạm phát lại phi mã lên mức hai con số.
Cũng theo The Wall Street Journal, trong một đất nước công an dày đặc như ở Việt Nam, khả năng xảy ra những cuộc biểu tình chống chế độ giống như ở Trung Đông là điều khó xảy ra, nhưng đối với tuyệt đại đa số người dân ở Việt Nam hiện nay, cuộc sống càng thêm khó khăn, hết tăng gia điện, giờ đến tăng giá xăng.
Chính phủ Việt Nam vẫn trợ giá nhiên liệu và gánh một số chi phí cho các nhà nhập khẩu. Nhưng tình hình bất ổn tại Libye đang khiến giá dầu thế giới tăng vọt và do dầu hỏa vẫn được tính bằng đô la, cho nên việc phá giá tiền đồng càng làm phức tạp thêm vấn đề.
Theo một số nhà phân tích, chính sách mới của Việt Nam có thành công hay không còn phụ thuộc vào tiền đồng. Tính từ giữa năm 2008 đến nay, đơn vị tiền tệ của Việt Nam đã mất 20% giá trị và nhiều người ở Việt Nam, thay vì giữ tiền đồng, mua vàng hoặc đầu tư vào địa ốc, hoặc mua ngoại tệ. Xu hướng đôla hóa mọi giao dịch là một nguy cơ rất đáng ngại đối với bất cứ một đất nước nào. Chỉ một khi người dân yên tâm sử dụng đồng bạc Việt Nam, lúc đó mới có thể nói là chính phủ thành công.
No comments:
Post a Comment