Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Thursday, February 17, 2011

Các thế hệ người Việt ở hải ngoại

Đa phần những người Việt trong nước vẫn quen gọi đồng bào xa quê hương của mình là Việt kiều, tên gọi đó bao gồm tất cả những thế hệ người Việt hải ngoại lấy mốc từ năm 1975 đến nay. (Huy Nguyễn, Virginia)

Trải qua bao biến thiên của thời cuộc lịch sử trong gần năm thập niên qua, người Việt chúng ta ngày hôm nay đã có mặt ở hầu hết các nước phát triển nhất trên địa cầu và nhiều thế hệ hậu duệ đã ra đời trong bối cảnh hòa nhập từng phần hay trọn vẹn vào xã hội mới.
Song hòa nhập không có nghĩa là đồng hóa vì bản chất chủng tộc tự thân nó đã là một căn cước thiên phú cho mỗi sắc dân cho dẫu đó là một lai kết đi chăng nữa thì về mặt nhân chủng học vẫn có những đặc điểm để xác quyết nguồn gốc.

Đa phần những người Việt trong nước vẫn quen gọi đồng bào xa quê hương của mình là Việt kiều, tên gọi đó bao gồm tất cả những thế hệ người Việt hải ngoại lấy mốc từ năm 1975 đến nay phân loại như sau:
Thế hệ đầu tiên là những người rời Việt Nam từ 1975.
Thế hệ 1.5 X là thế hệ sinh tại Việt Nam là con của thế hệ thứ nhất và trưởng thành tại Mỹ.
Thế hệ thứ hai là cũng là con của của thế hệ thứ nhất nhưng sinh tại Mỹ.
Thế hệ thứ ba có ít nhất là cha hay mẹ của thế hệ 1.5X hoặc thế hệ thứ hai.
Thế hệ thứ tư phổ biến hiện nay có ít nhất là cha hay mẹ của thế hệ thứ ba.

Sự phân lọai này có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản khi khi họ đặt ra một tên gọi chung cho những Nhật kiều là Nikkei (1) từ đó chia thành nhiều nhóm thế hệ với danh xưng khác nhau nhưng vẫn cùng chung nguồn cội là dòng dõi của Thái Dương Thần Nữ.

Trở lại vấn đề của những thế hệ người Việt trên đất Mỹ thì đa số những người thuộc thế hệ 1.5 X trở đi đều thành công trong học vấn và sự nghiệp phần lớn là nhờ vào truyền thống gia đình Việt Nam bắt cội rể từ nền nho giáo Khổng Mạnh lấy sự học làm đầu và tin rằng gia đình là nền tảng của xã hội và thành công hiển đạt của cá nhân làm vinh hiển cả một dòng họ. Đa số các bậc cha mẹ Việt Nam đều kỳ vọng và thúc đẩy con cháu mình phải theo đuổi, cạnh tranh trong việc học nối tiếp chí hướng của mình một cách tối đa nhất và lấy đó làm chìa khóa mở cánh cửa tương lai để tiến thân sau này.

Tuy nhiên mọi thành công đều phải trả giá, nó tạo ra một khoảng cách xung đột trong nhận thức giữa hai thế hệ mà bất đồng ngôn ngữ là một mối hiểm họa chính cho mối tương quan trong mọi gia đình Việt Nam. Tùy vào sự nhận thức mà có hay không khuyến khích con em mình nên sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình mà mối dây liến kết vô hình đó sẽ nối liền xuyên suốt qua từng thế hệ người Việt nhằm duy trì nền văn hóa truyền thống của dòng giống Tiên Rồng với hơn 4000 năm văn hiến mà không hề bị mai một qua mọi hoàn cảnh thăng trầm lịch sử của dân tộc Việt.

Và cuối cùng nên chăng Việt Nam cần có một điều luật riêng nhằm bình đẳng hóa quyền lợi của các thế hệ Việt kiều cũng như người Việt trong nước tuy có khập khễnh lúc ban đầu nhưng cái chính là sự trân trọng, tương kính giữa người Việt với nhau sẽ vượt thắng mọi trở ngại để phát triển niềm tự hào dân tộc và nối kết tất cả hậu duệ của dòng giống Lạc Hồng ở khắp mọi nơi trong một vòng tay lớn - vòng tay Mẹ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment