Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, February 22, 2011

Bạn đọc viết: Thân phận và hành trình của chúng ta trên đường về Thiên quốc


Thật khó nghĩ cho người công giáo chúng tôi, đồng đạo của ông, con chiên của ông, nên mở miệng làm sao đối với những người nghèo khổ, với lương dân và với vô số những nạn nhân của cộng sản đang tìm mọi cách để chạy thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của họ, phải mở miệng ăn nói làm sao với họ, đó là chưa kể đến thái độ của nhiều con dân đang sống trong một đất nước mà trải qua bao đời luôn bị lừa dối bởi những kẻ thống trị họ bằng súng đạn và bằng các vũ khí giết người: những nhà tư bản đỏ của đất nước chúng ta, những con người vô lương tâm, vô đạo đức đang ăn bám vào những người cùng khổ trên đất nước chúng ta, những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống của thời đại mới đang lăm le cố tìm mọi cách để bán đứng đất nước mình cho lũ xâm lăng phương Bắc.
*Kính tặng HĐGM Việt nam
*Kính tặng Nữ Vương Công Lý
“Nếu ai không thích Cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ” – Giám mục Bùi Văn Đọc – Chủ tịch Ủy ban Giáo lý, Đức Tin của HĐGMVN.
“Cộng Sản là cái roi của Thiên Chúa dùng để trừng phạt tội lỗi của con người, nhưng cuối cùng thì Trái Tim Đức Mẹ sẽ thắng, sẽ không còn CS nữa”.
Tôi không nhớ câu nói này là do ai nói và nói từ lúc nào, nhưng tôi biết chắc rằng câu nói này được dùng để cảnh báo con người không được ngủ quên trên cái vỏ giả tạo của sự bình yên hoặc sự ổn định tạm thời mà họ đang có. Câu nói nhắc nhở chúng ta luôn ý thức rằng sự Dữ và những chủ thuyết của nó luôn tồn tại song song với cuộc sống tạm bợ của chúng ta mà chỉ cần một vài phút lơ đễnh chủ quan là nó lập tức gặm nhấm chúng ta không để cho chúng ta có cơ hội trở mình.
Vì thế tôi thật sự giật mình khi nghe một vị mục tử thuộc diện khoa bảng ưu tú của hàng giám mục Việt nam đã phát ngôn trên tòa giảng tại Đại giáo đường ở Roma rằng “Nêú ai không thích cộng sản,người ấy không nên yêu cầu CHÚNG TÔI khích bác họ”. Qủa là một tiếng sét giữa trời quang mây tạnh… Và cả đến cộng sản cũng không sao ngờ rằng vô tình mình đã nhận được sự trợ giúp đắc lực của một “ông to” như thế trong  HĐGMVN.
Và như vậy công việc mà Satan đã miệt mài gieo rắc (sự dối trá, bất công) dưới sự cho phép của Thiên Chúa, từ thuở Ông Ađam và bà Eva phạm tội cho đến nay đã phát sinh hiệu quả. Thật không dám tưởng tượng là chính một vị giám mục khả kính trong một đất nước bị bách hại và bị thử thách vào dạng nhiều nhất trên thế giới ngày nay lại mở miệng phát ngôn như thế.
Tôi không nghi ngờ gì về tính trung thực của câu nói trên, bỡi lẽ khi một vị giám mục được mang tiếng là học nhiều hiểu rộng nói ra, chắc hẳn không bao giờ nghĩ mình đã nói quá lời hoặc vướng phải lầm lẫn gì ở đây, thậm chí có khi ông còn nghĩ rằng câu nói này sẽ trở nên bất hủ bởi chưng ông biết chắc là không có ai dám mở miệng nói như ông cả, hẳn ông cũng tự mừng thầm vì đã dám mở miệng nói ra một câu “để đời” như vậy. Ông không nghĩ rằng câu nói đó sẽ mang đến một tác hại nào cho ai và cũng chẳng gây ra mâu thuẫn gì lớn trong GHCGVN, có khi còn mở được một nút thắt cho GIÁO HỘI trong việc ĐỐI THOẠI với người “anh em” cộng sản vô thần nữa kìa.
Mà ta thử phân tích lại từng câu chữ xem cũng đâu có gì là quá đáng đâu, phải không? Vì chỉ đơn giản là “Nếu ai không thích thì đừng bắt chúng tôi phải thích (đúng ra ông chỉ được dùng chữ “tôi” chứ không phải “chúng tôi” nghe có vẻ hàm hồ bao biện), còn khi ông nói có ai đó yêu cầu ông khích bác cộng sản là ông tưởng tượng ra thôi, vì chỉ có mỗi một nhân vật dám yêu cầu ông khích bác cộng sản là lương tâm ông mà thôi, chứ ai đâu rỗi hơi đi làm công việc “xúi trẻ ăn bậy” như thế (bị bắt chứ chẳng chơi).
Nhưng mà từ đó đến nay ông đã bao giờ đính chính hoặc có ý đính chính đâu kia chứ. Ông nói thì ai làm gì được ông nào (cái ông không sợ là không sợ con chiên của ông, những người công giáo chân chất, thờ Chúa kính cha, chứ còn cộng sản thì ông sợ quá đi chứ, lơ mơ là có thể mất mũ giám mục hoặc tổng giám mục như chơi).
Sống trong một đất nước cộng sản mà ông nói như thế thì chỉ có “được” thôi chứ chẳng “mất” gì, phải không? Thật khó nghĩ cho người công giáo chúng tôi, đồng đạo của ông, con chiên của ông, nên mở miệng làm sao đối với những người nghèo khổ, với lương dân và với vô số những nạn nhân của cộng sản đang tìm mọi cách để chạy thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của họ, phải mở miệng ăn nói làm sao với họ, đó là chưa kể đến thái độ của nhiều con dân đang sống trong một đất nước mà trải qua bao đời luôn bị lừa dối bởi những kẻ thống trị họ bằng súng đạn và bằng các vũ khí giết người: những nhà tư bản đỏ của đất nước chúng ta, những con người vô lương tâm, vô đạo đức đang ăn bám vào những người cùng khổ trên đất nước chúng ta, những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống của thời đại mới đang lăm le cố tìm mọi cách để bán đứng đất nước mình cho lũ xâm lăng phương Bắc.
Ông ơi đáng ra những người như ông nên xin Hội Thánh đặc cách cho đi truyền giáo cho cộng sản ngay từ thời ông còn sống rung đùi ở dưới chế độ cộng hòa Việt nam thời trước 30/04/1975 kìa. Và nếu ông thích họ đáng lẽ ra ông phải can đảm ngay từ hồi đó tỏ lộ chính kiến của mình ra, để hoặc hội thánh biết được ý chí cách mạng của ông có thể chiều ý của ông cho ông đi ra ngoài bắc truyền giáo, hoặc không bao giờ để ông có cơ hội leo cao trèo sâu vào hàng ngũ lãnh đạo của giáo hội công giáo như bây giờ.
Nhưng thôi nếu đã là ý Chúa xin cứ để ý ngài nên trọn như đã chép (đã quan phòng trước) về giáo hội phải chịu bách hại của ngài tại Việt nam, trước khi chịu đau khổ, chịu đóng đinh, chịu chết trên thập giá rồi mới bước vào mầu nhiệm phục sinh vinh quang trong nước của Đức Chúa Trời. Điều này thì chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được số phận đất nước chúng ta sẽ ra làm sao, diễn biến thế nào và khi nào thì Chúa sẽ cho một lịch sử kết thúc có hậu cho đất nước chúng ta (vì đất nước chúng ta đã đau khổ quá nhiều/ cũng không thiếu những anh hùng dân tộc, những người có thể tạm gọi là công chính liêm minh trước mặt Đức Chúa. Vì vậy như tôi đã viết trước đây thái độ của chúng ta đứng trước hiện tình này, với những vị chủ chăn như thế này, chúng ta chỉ nên sống trọn vẹn phó thác tất cả định mệnh của mình và dân tộc mình trong bàn tay quyền năng và luôn quan phòng của Thiên Chúa, Đấng đã cho mặt trời soi sáng trên người lành cũng như kẻ dữ, mưa hồng ân tuôn đổ trên người dữ cũng như kẻ lành.
Như tôi đã xác tín trong bức tâm thư gửi HĐGMVN trước đây (mà NVCL đã đăng), Đức Ki-tô đấng làm chủ lịch sử, đã có một kế hoạch hoàn hảo đối với từng người và mọi người trong chúng ta, nên thái độ trước hết đối với người là thái độ tin yêu phó thác, chứ không phải lúc nào cũng nghi ngờ và than vãn.
Trở lại với câu nói của ĐC Phao lô Bùi văn Đọc đã làm cho nhiều người phải lo lắng, chúng ta nên bình tĩnh để có một cái nhìn toàn diện hơn: tại làm sao mà một vị mục tử đứng đầu về giáo lý và đức tin của chúng ta lại dám mở miệng ra nói như thế? Thật ra đây cũng chỉ là nằm trong chủ trương lớn của HĐGMVN giống như “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” đối với vấn đề bô-xít Tây nguyên, vấn đề biên giới lãnh thổ và lãnh hải của đất nước ta. Tất cả đã được định đoạt mà chúng ta không thể bàn cãi nữa.
Ai trong chúng ta mà không thấy hễ đụng đến vấn đề nói trên là nhà nước im thin thít, nếu cần nói chỉ nói ngắn gọn mỗi một câu: “Đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước”, phía bên giáo hội trong vấn đề của mình cũng như thế, cũng im lặng không giải thích, nếu bắt buộc phải nói thì cũng chỉ ngắn gọn đây là “đối thoại” (chủ trương lớn của giáo hội VN) theo công đồng vatican II, đây là “đồng hành cùng dân tộc theo tinh thần thư chung của HĐGMVN năm 1980” (cũng là chủ trương lớn nữa).
Vậy thì thái độ của chúng ta phải như thế nào?
Chúng ta không chống lại hoặc đối phó với các kiểu chủ trương như thế, vì nếu làm như vậy vô hình chúng ta thêm sức mạnh, thêm sự xác tín cho những vị đã đưa ra các chủ trương mà tôi gọi là bán đứng nói trên (còn bán đứng ai và bán đứng như thế nào thì các vị tự suy nghĩ lấy).
Tôi chỉ muốn trưng ra đây cho các vị thấy rằng sau 35 năm của cái gọi là giải phóng ấy, các vị mục tử của chúng ta đã nhiễm hơi hướng và phong cách làm việc của cộng sản quá rõ nét (tôi thật lòng nghĩ rằng chính một số lớn trong các vị không nhìn ra được điều này trừ một số vị và hầu hết các vị miền bắc XHCN là nhận ra khá dễ dàng nhờ sống quá lâu năm trong chế độ XHCN – luôn dược chích ngừa virus cộng sản, nên các vị ấy đễ dàng được miễn nhiễm, còn những vị có thông tư mẫn tuệ hoặc có nhân cách lớn như các Đức Cha Thuận, Khuê, Căn, Tụng, Điền và mới đây như ĐC Cao Đình Thuyên, Ngô Quang Kiệt thì không phải bàn. Tôi cũng biết còn một số vị khôn ngoan im lặng làm việc (như Đức Cha Oanh Kon-tum và vv…). Số này không nhiều, nhưng bản tính khiêm nhường, ẩn dật nên ít ai biết và chú ý đến.
Chúng ta không chống lại, vậy chúng ta làm gì?
Nói thì đã nói đủ hình đủ kiểu rồi, mà các ngài vẫn im lặng . Như thế có nghĩa là các ngài vẫn nghĩ rằng các ngài đúng và đang ra sức để thực hiện cho bằng được chủ trương “đối thoại và đồng hành” đó. Chúng ta nên học cách các ngài đối xử với chúng ta để đáp lại.
Chúng ta im lặng vô hiệu hóa chủ trương đi ngược lại tinh thần của tin mừng, chủ trương cúi đầu đứng về phía kẻ mạnh, để xem bàn tay của Thiên Chúa đứng về phía nào. Bài học lịch sử của loài người, lịch sử của ơn cứu độ sẽ dẫn dắt và giúp chúng ta vững bước đi theo con đường hẹp, con đường đau khổ, con đường thập giá mà Đức Ki-tô lịch sử đã đi và vẽ ra cho chúng ta đi. Hãy để cho các vị mục tử rảnh rang đi làm các công việc mục vụ như bổn phận phải làm, hãy để các ngài làm các phép bí tích mang ơn Chúa xuống cho chúng ta, nhưng hãy mời các ngài lịch sự đứng ra một bên để chúng ta có thể làm chứng cho Đức Ki-tô bằng những dấn thân không mệt mỏi theo tinh thần và sự đòi hỏi của tin mừng.
Có thể chúng ta đóng khung lời giảng của các ngài trong giáo đường. Có thể chúng ta làm cho các ngài trở nên ủy mị và yếu nhược. Nhưng thà rằng như thế còn hơn để các ngài hiểu lệch lạc về tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của Phúc âm, dùng quyền mà Chúa ban để lôi kéo xô đẩy biết bao oan hồn uổng tử đi về phía những kẻ mạnh, những kẻ cướp bóc để làm xấu cho giáo hội và phản bội lại với tổ quốc mà cha ông ta đã dày công vun xới.
Chúng ta không giận hờn gì các ngài, chúng ta thông cảm với những yếu đuối của các ngài. Chúng ta để các ngài dẫn dắt chúng ta trên con đường về quê trời như Chúa muốn thế, nhưng chúng ta không dại dột để sự thiếu hiểu biết của các ngài dẫn dắt chúng ta đi trên con đường tìm kiếm chân lý, tìm kiếm sự công bằng xã hội, tìm kiếm lẽ phải cho các giai cấp thấp hèn trong xã hội. Các ngài có thể là những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống ươn hèn nhút nhát không dám vứt bỏ đi những vinh quang hư ảo  của mình, nhưng chúng ta phải làm sao giúp đỡ các ngài để các ngài khỏi trở thành những Giu-đa của thời đại mới, ham hố những tiền tài và quyền hành phù du để bán đứng linh hồn mình cho Satan hoặc tệ hơn còn lôi kéo cả người khác trở thành những con người nhu nhược bỉ ổi chỉ biết “cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng” như La Fontaine đã từng mỉa mai đối với những kẻ chỉ biết dựa vào tiền tài và quyền lực.
Tóm lại chúng ta phải là những chứng nhân của tin mừng trước khi đòi hỏi các ngài phải là như thế, vì ơn gọi là cho hết mọi người không phân biệt chức sắc hoặc địa vị gì cả. Ơn cứu độ cũng thế, cũng dành cho hết mọi người không trừ một cá nhân hoặc dân tộc nào, mà là mang giá trị phổ quát cho hết mọi người, mọi dân, mọi nước.
Lịch sử cứu độ được dệt bằng những cuộc ra đi. Dường như Thiên Chúa không muốn cho con người dậm chân tại chỗ: Ngài kêu gọi Abraham từ bỏ quê hương xứ sở để đi đến một nơi mà ông không biết; Ngài thúc đẩy Môsê rời bỏ cung điện nguy nga để tìm đến nơi hoang vắng, Ngài ra lệnh cho ông phải đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập; Ngài kêu gọi Êlia hãy lên ngọn núi cao để nhận ra sứ điệp của Ngài. Chính Chúa Giêsu cũng đã làm một cuộc ra đi: Ngài rời bỏ ngôi nhà của Cha để đến cư ngụ giữa loài người. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta “được mời gọi” rời khỏi lòng mẹ bước vào cuộc đời này mà chúng ta không hề biết trước hoặc hình dung ra được nó như thế nào. Chúng ta từ hư không bỗng chốc thành hiện hữu với một lời mời gọi bước vào cõi đời đời mà Chúa đã dọn sẵn cho chúng ta, cõi hằng sống và vinh quang vô tận mà chúng ta không hề có một khái niệm nào trước đó. Đó chính là “ơn kêu gọi” mà mọi người ai cũng có. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một niềm tin, giống như một sự đánh đố vĩ đại mà chỉ có Thiên Chúa dám làm và ngài sẽ làm được. Chúng ta tin thế và noi gương vị tổ phụ vĩ đại của lòng TIN là Abraham, chúng ta sẽ đi đến cuối cuộc hành trình với sự trợ giúp cho niềm tin ấy từ nơi Đấng đã làm nên cuộc đánh đố này và đưa lịch sử ơn Cứu độ vào ngay đất nước chúng ta, vào ngay trong lòng vũ trụ bao la, dẫn dắt lèo lái đất nước chúng ta cùng toàn thể vũ trụ đi vào quỹ đạo của Người: Quỹ Đạo của Thiên Chúa Tình Yêu và Toàn Năng
Tin Mừng đã nhiều lần hé mở cho chúng ta thấy vinh quang mà Con Thiên Chúa đã có trước khi đến trần gian (Mc 9, 1-12). Vinh quang mà Chúa Giêsu hé mở cho các Tông đồ thân tín được thể hiện sau khi Ngài loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết mà Ngài sắp trải qua. Qua cuộc biến hình trên núi, Ngài muốn củng cố niềm tin của các Tông đồ vào sứ mệnh của Ngài: Ngài phải chịu chết rồi mới sống lại vinh hiển, Ngài phải trẩy đi từ sự sống qua sự chết và đạt tới sự Phục sinh vinh hiển. Và đó cũng là con đường tất yếu của những ai muốn đi theo Ngài; con đường Chúa Giêsu sẽ đi qua cũng sẽ là con đường mà các môn đệ Ngài phải đi qua.
Cuộc biến hình nào cũng là một cuộc trẩy đi, một cuộc đổi đời. Cuộc sống của người Kitô hữu là một chuỗi những ra đi, những cái chết từng giây từng phút. Ðó là điều Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta: “Ai đã tra tay vào cày mà còn ngó lại đàng sau mình, thì không xứng đáng là môn đệ Ta”.
Lời Chúa luôn mời gọi chúng ta nghiêm chỉnh tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi có thực sự muốn được biến hình không? Tôi có thực sự muốn sống sự sống thần linh của Chúa không? Tôi có thực sự muốn làm môn đệ của Chúa không? Ðức tin của tôi có đủ mạnh để biến đổi cuộc sống của tôi không? Mỗi quyết định của tôi trong cuộc sống có là một bước tiến để qua cuộc đời này đưa tôi đến gần cuộc sống vĩnh cửu không?
Ước gì Lời Chúa mà chúng ta đã nghe soi sáng cuộc sống hiện tại của chúng ta. Những vất vả, khổ đau mà chúng ta và cả dân tộc chúng ta đang trải qua trong cuộc sống này phải được sống và được nhìn với niềm hy vọng vào cuộc biến hình vinh hiển đang chờ đón chúng ta. Từng bước một, xin Chúa Kitô Phục Sinh thêm sức để chúng ta vững tin tiến tới.
Phê-rô Maria Huỳnh Xuân Thượng

No comments:

Post a Comment