Trên các hệ thống truyền hình Mỹ, ngoại trưởng Hillary Clinton sử dụng ngôn từ cứng rắn hơn đối với chế độ Cairo và đặc biệt đối với Tổng thống Hosni Mubarak so với những ngày trước. Theo Washington, những thay đổi nhân sự trong chính phủ chưa đủ.
Từ Washington, thông tín viên Raphaël Reynes phân tích:
“ Suốt hai ngày cuối tuần, chính quyền Mỹ đi dây trên trong cuộc khủng hoảng tại Ai Cập. Ngày 30/01/2011, Tổng thống Obama điện đàm với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Anh Quốc và Ả rập Xêút. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Tổng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Mc Mulen, cũng có nhiều cuộc thảo luận với đồng nhiệm Ai Cập.
Theo Nhà Trắng, các cuộc thảo luận này nhằm hỗ trợ cho một tiến trình “chuyển tiếp đến một chính phủ đáp ứng khát vọng của nhân dân Ai Cập”. Nhưng chính phủ này vẫn do ông Mubarak, đồng minh của Hoa Kỳ từ 30 năm qua, lãnh đạo.
Cùng lúc đó, ngoại trưởng Hillary Clinton lên giọng với chính quyền Ai Cập. Trong các chương trình thời sự truyền hình, bà Clinton nói rằng “ từ nay Hoa Kỳ chờ đợi một cuộc chuyển tiếp đúng nghĩa để mang lại cho nhân dân Ai Cập điều mà họ mong đợi và thiết lập một nền dân chủ thật sự. Phải ban hành những biện pháp đầu tiên cho phép tổ chức bầu cử tự do và minh bạch trong tương lai”. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố thêm là Hoa Kỳ “ đòi hỏi Tổng thống vẫn còn đang tại chức thực hiện những gì cần thiết để tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp theo chiều hướng này”.
Thông điệp của Mỹ không còn đóng khung trong nội dung “kêu gọi chừng mực” của những ngày trước, nhưng cũng không đi quá xa. Thứ bảy vừa qua, Nhà Trắng đã đề cập đến khả năng xét lại viện trợ quân sự. Qua hôm sau, bà Clinton khẳng định là cho đến giờ này không có chuyện đình chỉ số tiền 1,3 tỷ đô la viện trợ hàng năm cho Ai Cập."
Israel thúc giục phương Tây ủng hộ Mubarak
Trong một lời tuyên bố chung, tổng thống Pháp, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống Mubarak “tiến hành cải cách theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ai Cập, bằng mọi giá tránh sử dụng vũ lực đàn áp thường dân”.
Nhưng tại Trung Đông, biến động ở Ai Cập làm Israel rất lo ngại. Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhận định là suốt 30 năm qua, hai nước sống trong hòa bình là nhờ tổng thống Mubarak. Theo báo Haaretz và đài phát thanh quân đội, chính phủ Israel hồi cuối tuần qua đã gởi một “thông điệp mật” đến Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, yêu cầu các cường quốc Tây phương hậu thuẩn chế độ Ai Cập trước làn sóng phản đối của dân chúng. Chính phủ Israel nhấn mạnh là hãy vì “quyền lợi của Tây phương và của toàn Trung Đông” giúp cho chính quyền Ai Cập được vững vàng.
Cụ thể, Israel kêu gọi Tây phương “ngưng công khai phê phán tổng thống Mubarak”. Theo nhận định của đài phát thanh quân đội Israel, nội dung của thông điệp mật là một hình thức chỉ trích các chính phủ Mỹ và Tây Âu đã giữ khoảng cách với chính quyền Ai Cập.
Được AFP đặt câu hỏi , phát ngôn viên thủ tướng Israel cũng như Bộ Ngoại giao không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận tin này.
Tình hình tại chỗ
Về tình hình tại chỗ : hôm nay, cuộc nổi dậy đã bước sang ngày thứ bảy. Sáng nay chính quyền đã huy động xe tăng đến bao vây quảng trường Giải Phóng Tahrir, biểu tượng của phong trào nổi dậy tại Ai Cập. Quảng trường Tahrir là địa điểm tập hợp của người biểu tình. Từ tối hôm qua, bất chấp lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 6 giờ tối, giờ địa phương, đã có rất đông người tại thủ đô Cairo tụ tập về đây. Sáng nay, tại chỗ có khoảng hơn một ngàn người kiên trì đối đầu với các lực lượng an ninh và cảnh sát.
Theo đặc phái viên đài RFI, cảnh sát Ai Cập dùng hàng rào kẽm gai để bao vây quảng trường và kiểm soát người qua lại. Họ cũng đã dùng các tảng bêtông lớn để chặn các con đường dẫn đến quảng trường Tahrir. Trong những điều kiện như trên, dân chúng Cairo khó có thể sinh hoạt bình thường và nhiều người không đi làm hôm nay. Bên cạnh các cuộc xuống đường, phe đối lập Ai Cập hôm nay còn kêu gọi dân chúng tham gia tổng đình công để chuẩn bị cho cuộc tuần hành vào trưa mai (01/02/11), đánh dấu đúng một tuần lễ phong trào phản kháng Ai Cập bị thẳng tay đàn áp, làm ít nhất 125 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.
Sơ tán kiều dân
Trong lúc tình hình tại chỗ thêm căng thẳng, cộng đồng quốc tế bắt đầu sơ tán kiều dân về nước : Chính phủ Hoa Kỳ, Úc, Nhật. . . đang chuẩn bị đưa máy bay sang đón hàng ngàn kiều dân về nước. Canada, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak … thì đã tiến hành chiến dịch sơ tán khỏi Cairo.
Riêng nước Pháp và Nga, trước mắt mới chỉ có các tập đoàn hiện diện tại Ai Cập đưa nhân viên và thân nhân của họ hồi hương. Tập đoàn dầu hỏa Loukoil của Nga đã đưa 15 nhân viên qua Dubai lánh nạn. Hãng khí đốt Novatek cho biết đang chuẩn bị thuê hẳn một chuyến bay để đưa nhân viên về thẳng Matxcơva. Về phía các doanh nghiệp Pháp, tập đoàn viễn thông France Telecom, ngân hàng Crédit Agricole và nhà máy xi măng Lafarge cho biết đã sơ tán một phần nhân sự.
Các nhà máy của tập đoàn xe hơi Nhật Bản Nissan tạm ngưng hoạt động trong một tuần lễ kể từ ngày hôm qua. Hãng xe Toyota đã hủy các cuộc họp được dự trù diễn ra tại Cairo, nhưng vẫn duy trì kế hoạch sản xuất hàng năm hơn 3000 chiếc xe vượt mọi địa hình tại Ai Cập kể từ năm tới.
Cuối cùng, về tác động kinh tế : ngành du lịch, nguồn ngoại tệ chính của Ai Cập, đang bị thiệt hại nặng nề. Năm ngoái, 14,7 triệu du khách đã tham quan Ai Cập. Riêng đối với thị trường dầu hỏa, tổ chức OPEP lo ngại khủng hoảng Ai Cập gây trở ngại cho việc vận chuyển dầu hỏa ra thị trường quốc tế, đặc biệt là qua ngả kênh Suez. Tuy nhiên, khối này cam kết sẵn sàng gia tăng mức cung cấp, tránh gây thêm căng thẳng trên thị trường vàng đen.
Từ Washington, thông tín viên Raphaël Reynes phân tích:
“ Suốt hai ngày cuối tuần, chính quyền Mỹ đi dây trên trong cuộc khủng hoảng tại Ai Cập. Ngày 30/01/2011, Tổng thống Obama điện đàm với các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Anh Quốc và Ả rập Xêút. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Tổng tham mưu trưởng liên quân, đô đốc Mc Mulen, cũng có nhiều cuộc thảo luận với đồng nhiệm Ai Cập.
Theo Nhà Trắng, các cuộc thảo luận này nhằm hỗ trợ cho một tiến trình “chuyển tiếp đến một chính phủ đáp ứng khát vọng của nhân dân Ai Cập”. Nhưng chính phủ này vẫn do ông Mubarak, đồng minh của Hoa Kỳ từ 30 năm qua, lãnh đạo.
Cùng lúc đó, ngoại trưởng Hillary Clinton lên giọng với chính quyền Ai Cập. Trong các chương trình thời sự truyền hình, bà Clinton nói rằng “ từ nay Hoa Kỳ chờ đợi một cuộc chuyển tiếp đúng nghĩa để mang lại cho nhân dân Ai Cập điều mà họ mong đợi và thiết lập một nền dân chủ thật sự. Phải ban hành những biện pháp đầu tiên cho phép tổ chức bầu cử tự do và minh bạch trong tương lai”. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố thêm là Hoa Kỳ “ đòi hỏi Tổng thống vẫn còn đang tại chức thực hiện những gì cần thiết để tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp theo chiều hướng này”.
Thông điệp của Mỹ không còn đóng khung trong nội dung “kêu gọi chừng mực” của những ngày trước, nhưng cũng không đi quá xa. Thứ bảy vừa qua, Nhà Trắng đã đề cập đến khả năng xét lại viện trợ quân sự. Qua hôm sau, bà Clinton khẳng định là cho đến giờ này không có chuyện đình chỉ số tiền 1,3 tỷ đô la viện trợ hàng năm cho Ai Cập."
Israel thúc giục phương Tây ủng hộ Mubarak
Trong một lời tuyên bố chung, tổng thống Pháp, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống Mubarak “tiến hành cải cách theo nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ai Cập, bằng mọi giá tránh sử dụng vũ lực đàn áp thường dân”.
Nhưng tại Trung Đông, biến động ở Ai Cập làm Israel rất lo ngại. Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhận định là suốt 30 năm qua, hai nước sống trong hòa bình là nhờ tổng thống Mubarak. Theo báo Haaretz và đài phát thanh quân đội, chính phủ Israel hồi cuối tuần qua đã gởi một “thông điệp mật” đến Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, yêu cầu các cường quốc Tây phương hậu thuẩn chế độ Ai Cập trước làn sóng phản đối của dân chúng. Chính phủ Israel nhấn mạnh là hãy vì “quyền lợi của Tây phương và của toàn Trung Đông” giúp cho chính quyền Ai Cập được vững vàng.
Cụ thể, Israel kêu gọi Tây phương “ngưng công khai phê phán tổng thống Mubarak”. Theo nhận định của đài phát thanh quân đội Israel, nội dung của thông điệp mật là một hình thức chỉ trích các chính phủ Mỹ và Tây Âu đã giữ khoảng cách với chính quyền Ai Cập.
Được AFP đặt câu hỏi , phát ngôn viên thủ tướng Israel cũng như Bộ Ngoại giao không xác nhận, nhưng cũng không phủ nhận tin này.
Tình hình tại chỗ
Về tình hình tại chỗ : hôm nay, cuộc nổi dậy đã bước sang ngày thứ bảy. Sáng nay chính quyền đã huy động xe tăng đến bao vây quảng trường Giải Phóng Tahrir, biểu tượng của phong trào nổi dậy tại Ai Cập. Quảng trường Tahrir là địa điểm tập hợp của người biểu tình. Từ tối hôm qua, bất chấp lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 6 giờ tối, giờ địa phương, đã có rất đông người tại thủ đô Cairo tụ tập về đây. Sáng nay, tại chỗ có khoảng hơn một ngàn người kiên trì đối đầu với các lực lượng an ninh và cảnh sát.
Theo đặc phái viên đài RFI, cảnh sát Ai Cập dùng hàng rào kẽm gai để bao vây quảng trường và kiểm soát người qua lại. Họ cũng đã dùng các tảng bêtông lớn để chặn các con đường dẫn đến quảng trường Tahrir. Trong những điều kiện như trên, dân chúng Cairo khó có thể sinh hoạt bình thường và nhiều người không đi làm hôm nay. Bên cạnh các cuộc xuống đường, phe đối lập Ai Cập hôm nay còn kêu gọi dân chúng tham gia tổng đình công để chuẩn bị cho cuộc tuần hành vào trưa mai (01/02/11), đánh dấu đúng một tuần lễ phong trào phản kháng Ai Cập bị thẳng tay đàn áp, làm ít nhất 125 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.
Sơ tán kiều dân
Trong lúc tình hình tại chỗ thêm căng thẳng, cộng đồng quốc tế bắt đầu sơ tán kiều dân về nước : Chính phủ Hoa Kỳ, Úc, Nhật. . . đang chuẩn bị đưa máy bay sang đón hàng ngàn kiều dân về nước. Canada, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Irak … thì đã tiến hành chiến dịch sơ tán khỏi Cairo.
Riêng nước Pháp và Nga, trước mắt mới chỉ có các tập đoàn hiện diện tại Ai Cập đưa nhân viên và thân nhân của họ hồi hương. Tập đoàn dầu hỏa Loukoil của Nga đã đưa 15 nhân viên qua Dubai lánh nạn. Hãng khí đốt Novatek cho biết đang chuẩn bị thuê hẳn một chuyến bay để đưa nhân viên về thẳng Matxcơva. Về phía các doanh nghiệp Pháp, tập đoàn viễn thông France Telecom, ngân hàng Crédit Agricole và nhà máy xi măng Lafarge cho biết đã sơ tán một phần nhân sự.
Các nhà máy của tập đoàn xe hơi Nhật Bản Nissan tạm ngưng hoạt động trong một tuần lễ kể từ ngày hôm qua. Hãng xe Toyota đã hủy các cuộc họp được dự trù diễn ra tại Cairo, nhưng vẫn duy trì kế hoạch sản xuất hàng năm hơn 3000 chiếc xe vượt mọi địa hình tại Ai Cập kể từ năm tới.
Cuối cùng, về tác động kinh tế : ngành du lịch, nguồn ngoại tệ chính của Ai Cập, đang bị thiệt hại nặng nề. Năm ngoái, 14,7 triệu du khách đã tham quan Ai Cập. Riêng đối với thị trường dầu hỏa, tổ chức OPEP lo ngại khủng hoảng Ai Cập gây trở ngại cho việc vận chuyển dầu hỏa ra thị trường quốc tế, đặc biệt là qua ngả kênh Suez. Tuy nhiên, khối này cam kết sẵn sàng gia tăng mức cung cấp, tránh gây thêm căng thẳng trên thị trường vàng đen.