Những tổ chức đối lập với nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi nói đang kiểm soát hầu hết miền đông Libya và có kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cho đến khi nào chính phủ sụp đổ.
Cuộc nổi dậy tên khắp Libya bắt đầu tại miền đông. Sau nhiều ngày bạo động, vùng này đang nỗ lực tự phục hồi trật tự. Trong số những người giúp vào việc này có cựu cảnh sát viên Rabie El Mahdi Majid, cởi áo để phản đối sự đàn áp của chính phủ:
“Đây là tất cả những người tổ chức. Chúng tôi không còn chiến tranh nữa. Chúng tôi kiểm soát kỷ luật. Chúng tôi đại diện cho kỷ luật đối với chúng tôi và cho nhà nước”
Tại Musaid, gần biên giới Libya và Ai Cập, thường dân cầm súng để thành lập lực lượng mà họ hy vọng thay thế cho nhà nước do Gadhafi dựng nên. Một tay súng đối kháng nói:
“Nếu ông ta để chúng tôi biểu tình một cách ôn hòa, chúng tôi sẽ không cầm súng. Nhưng ông ta giết dân, giết phụ nữ, trẻ em. Số phận của các em sẽ ra sao? Ông mang lính đánh thuê đến để gây đổ máu. Đáng tiếc là ông ta lấy tài sản của nhân dân Libya mang cho những lính đánh thuê châu Phi để giết chúng tôi.”
Việc đàn áp tàn bạo và thái độ không khoan nhượng của Đại tá Gadhafi khiến cho nhiều người trong phe đối lập nói là không thể nào quay lại được. Một người trở về từ Dubai nói:
“Có chỗ nào để thỏa hiệp sau 42 năm tra tấn, giết chóc và phí phạm tài sản của chúng ta. Chúng tôi hy vọng điều gì? Chúng tôi không phải là những tay súng. Nhưng chúng tôi phải tự bảo vệ. Có điểm trung dung nào để có thể hòa giải với Gadhafi hay không. Không có điểm nào cả.”
Nhiều người trong lực lượng đối kháng đồng ý. Một tay súng đối kháng nói:
“Cho đến cuối cùng, ngày cuối cùng của bất cứ một nhà chuyên chế nào cũng sẽ đến rất sớm. Thượng Đế đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi coi thường tất cả, tiêu diệt chúng tôi, giết sạch chúng tôi bằng xe tăng, máy bay của hắn ta. Chúng tôi chết vì tự do.”
Dù Đại tá Gadhafi cũng nói lên quyết tâm tương tự, đã có nhiều người đào thoát trong chính phủ của ông và nhiều phần đất lọt vào tay đối lập, cuộc nổi dậy này đã trở nên đẫm máu nhất trong làn sóng biểu tình quét qua thế giới Ả Rập.
“Đây là tất cả những người tổ chức. Chúng tôi không còn chiến tranh nữa. Chúng tôi kiểm soát kỷ luật. Chúng tôi đại diện cho kỷ luật đối với chúng tôi và cho nhà nước”
Tại Musaid, gần biên giới Libya và Ai Cập, thường dân cầm súng để thành lập lực lượng mà họ hy vọng thay thế cho nhà nước do Gadhafi dựng nên. Một tay súng đối kháng nói:
“Nếu ông ta để chúng tôi biểu tình một cách ôn hòa, chúng tôi sẽ không cầm súng. Nhưng ông ta giết dân, giết phụ nữ, trẻ em. Số phận của các em sẽ ra sao? Ông mang lính đánh thuê đến để gây đổ máu. Đáng tiếc là ông ta lấy tài sản của nhân dân Libya mang cho những lính đánh thuê châu Phi để giết chúng tôi.”
Việc đàn áp tàn bạo và thái độ không khoan nhượng của Đại tá Gadhafi khiến cho nhiều người trong phe đối lập nói là không thể nào quay lại được. Một người trở về từ Dubai nói:
“Có chỗ nào để thỏa hiệp sau 42 năm tra tấn, giết chóc và phí phạm tài sản của chúng ta. Chúng tôi hy vọng điều gì? Chúng tôi không phải là những tay súng. Nhưng chúng tôi phải tự bảo vệ. Có điểm trung dung nào để có thể hòa giải với Gadhafi hay không. Không có điểm nào cả.”
Nhiều người trong lực lượng đối kháng đồng ý. Một tay súng đối kháng nói:
“Cho đến cuối cùng, ngày cuối cùng của bất cứ một nhà chuyên chế nào cũng sẽ đến rất sớm. Thượng Đế đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi coi thường tất cả, tiêu diệt chúng tôi, giết sạch chúng tôi bằng xe tăng, máy bay của hắn ta. Chúng tôi chết vì tự do.”
Dù Đại tá Gadhafi cũng nói lên quyết tâm tương tự, đã có nhiều người đào thoát trong chính phủ của ông và nhiều phần đất lọt vào tay đối lập, cuộc nổi dậy này đã trở nên đẫm máu nhất trong làn sóng biểu tình quét qua thế giới Ả Rập.
No comments:
Post a Comment