Hôm nay, toàn quốc áp dụng biểu giá điện mới tăng 15% so với giá cũ, kéo theo hàng loạt các mặt hàng đồng loạt tăng giá trong cùng.
Mặc dù vậy, theo Bộ Công Thương Việt Nam, việc áp dụng giá điện mới sẽ có lợi cho người nghèo. Tìm hiểu thêm về vấn đề này trên thực tế, Khánh An tường trình.
Ông Nghệ, một cán bộ hưu trí ở Yên Bái cho biết:
Giá điện tăng 1.200 đồng một số, trước đây tôi trả dưới 50 số thì chỉ có 800 đồng một số thôi.
Được biết, mức giá điện chính thức được áp dụng từ ngày 1/3 sẽ được tính theo mức tăng dần, bình quân là 1.242 đồng/kWh. Riêng đối với những hộ nghèo, chính phủ sẽ hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng với mức ấn định là 30.000 đồng/hộ/tháng. Như vậy, với mức giá mới là 993 đồng/kWh cho 50 kWh điện đầu tiên đối với hộ nghèo và thu nhập thấp, một số báo chí trong nước cho rằng cách tính giá điện mới thậm chí có lợi cho người nghèo nếu họ sử dụng không quá 50
kWh/tháng. Tuy nhiên để được hưởng mức hỗ trợ và mức giá trên, các hộ phải đủ tiêu chuẩn là “hộ nghèo” và phải đăng ký với các tổ chức bán điện tại địa phương.
Riêng với điều kiện đầu tiên, để đủ tiêu chuẩn nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người phải dưới 500.000 đồng/tháng đối với thành phố và dưới 400.000 đồng/tháng đối với nông thôn. Nếu theo tiêu chuẩn này thì tỉ lệ người nghèo dự tính chỉ khoảng 15% trong năm 2011 này. Tuy nhiên, ngay cả việc xếp loại hộ nghèo cũng có rất nhiều tiêu cực do việc chạy theo thành tích của các địa phương trong việc “xóa đói, giảm nghèo”. Ông Nghệ cho biết thêm:Những hộ nghèo thì có sổ đỏ được UBND huyện cấp sổ hộ nghèo. Số hộ này ít thôi, không nhiều. Ở khu tôi gần 100 hộ mới có được 1 hộ thôi. Dưới 400.000 đồng/tháng mới là hộ nghèo thì làm sao mà sống được chị? Ở vùng tôi cứ bình quân trong dân như chúng tôi đây là (công nhân viên chức) về hưu, một tháng được 1,8 triệu đồng thì cũng đủ sống. Còn những người dân bình thường bươn chải thì đời sống khó khăn lắm. Mỗi gia đình bình quân 5, 6 con chỉ thu nhập hơn 100.000 đồng thì lấy gì mà sống?! Còn mức ông chính phủ nói trên ti vi, trên đài thế này thế kia thì biết thế thôi, chứ còn thực thì đi vào lòng dân này. Đấy mới khổ, chứ còn các ông từ trung ương xuống tỉnh, rồi từ tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã chứ có xuống tới người dân đâu mà kiểm tra. Nhưng báo cáo thì toàn báo cáo hay thôi, thế mới chết dân!
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói hơn là những người dân được xem là vượt chuẩn nghèo đang có nguy cơ bị rớt xuống dưới mức nghèo vì tình trạng giá cả leo thang và lạm phát tăng cao.
Với mức giá điện tăng 15%, bình quân chi phí cho một gia đình với 2 đứa con sẽ tăng khoảng gần 1 triệu đồng/tháng, trong khi đó, một gia đình nếu là công nhân tại thành phố thì mức thu nhập chỉ khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng. Việc chi tiêu đối với những gia đình này thực sự sẽ là một vấn đề.
Mặc dù vậy, với mức thu nhập khiêm tốn nhưng ổn định, cuộc sống của người làm công ăn lương vẫn chưa đáng lo ngại bằng những hộ nông dân thu nhập theo thời vụ.
Chị Lan, một nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết:
Làm ruộng thì 3 tháng mới có một lần, lời cũng không đều, có mùa lời cũng được mười triệu, mười mấy triệu, 20 triệu cũng có.
Đó là khi được mùa, gặp lúc thất mùa, mức thu nhập của gia đình chị thấp hơn nhiều.
Lời 4, 5 triệu à, trong khi 3 tháng mình ròng rã chăm sóc không có tiền, phải kiếm cái gì làm phụ thêm mới đủ. Nhà cũng 5 nhân khẩu, 10 công đất đâu có sống nổi.
Chính vì tình trạng thu nhập bấp bênh trên, nhiều người dân phải tự tìm cách xoay sở và thích ứng để đối phó với cơn bão giá. Chị Lan nói:
Sao tự nhiên lên giá, cái gì cũng lên giá hết trơn! Giá điện tăng, các thứ cũng tăng theo. Mới đầu là đã thấy khó khăn rồi đó, rồi từ từ mình coi hợp theo hoàn cảnh. Hồi xưa giấc sáng mấy đứa đi học, mình cho tiền 5.000 đồng/ngày, đi xe đạp, tiện tằn dữ dằn lắm. Bây giờ mình than với mấy đứa: “Con nhín nhín lại đi, mẹ ít tiền, ở nhà có gì ăn thì đem theo”. Tiền ăn hàng để dành đóng tiền lặt vặt như tiền giấy thi, đề cương này nọ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mức tăng giá điện năm 2011 được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc không gây ra sự biến động lớn về giá, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên đối với nhiều người dân, chỉ trong vòng mười mấy tiếng đồng hồ tăng giá, nhiều người dân đã cảm nhận được thế nào là một cơn bão giá khi nó trực tiếp biến họ thành người nghèo chỉ trong một thời gian rất ngắn. Việc chi tiêu hàng ngày bỗng trở thành một bài toán quá khó đối với không ít gia đình kể từ ngày hôm nay.
Mặc dù vậy, theo Bộ Công Thương Việt Nam, việc áp dụng giá điện mới sẽ có lợi cho người nghèo. Tìm hiểu thêm về vấn đề này trên thực tế, Khánh An tường trình.
Thực tế về các hộ đủ tiêu chuẩn nghèo
Ngay trong ngày đầu tiên áp dụng giá điện mới, các mặt hàng thiết yếu như gas, xăng, thực phẩm, sữa… đều bắt đầu đưa ra mức giá bán mới khiến người dân không khỏi lo lắng. Đáng chú ý nhất là mức giá gas hôm nay tăng từ 9000 – 10.000 đồng/bình trong khi mức giá trên thế giới chỉ tăng khoảng 7.000 đồng/bình.Ông Nghệ, một cán bộ hưu trí ở Yên Bái cho biết:
Giá điện tăng 1.200 đồng một số, trước đây tôi trả dưới 50 số thì chỉ có 800 đồng một số thôi.
Được biết, mức giá điện chính thức được áp dụng từ ngày 1/3 sẽ được tính theo mức tăng dần, bình quân là 1.242 đồng/kWh. Riêng đối với những hộ nghèo, chính phủ sẽ hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng với mức ấn định là 30.000 đồng/hộ/tháng. Như vậy, với mức giá mới là 993 đồng/kWh cho 50 kWh điện đầu tiên đối với hộ nghèo và thu nhập thấp, một số báo chí trong nước cho rằng cách tính giá điện mới thậm chí có lợi cho người nghèo nếu họ sử dụng không quá 50
kWh/tháng. Tuy nhiên để được hưởng mức hỗ trợ và mức giá trên, các hộ phải đủ tiêu chuẩn là “hộ nghèo” và phải đăng ký với các tổ chức bán điện tại địa phương.
Riêng với điều kiện đầu tiên, để đủ tiêu chuẩn nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người phải dưới 500.000 đồng/tháng đối với thành phố và dưới 400.000 đồng/tháng đối với nông thôn. Nếu theo tiêu chuẩn này thì tỉ lệ người nghèo dự tính chỉ khoảng 15% trong năm 2011 này. Tuy nhiên, ngay cả việc xếp loại hộ nghèo cũng có rất nhiều tiêu cực do việc chạy theo thành tích của các địa phương trong việc “xóa đói, giảm nghèo”. Ông Nghệ cho biết thêm:Những hộ nghèo thì có sổ đỏ được UBND huyện cấp sổ hộ nghèo. Số hộ này ít thôi, không nhiều. Ở khu tôi gần 100 hộ mới có được 1 hộ thôi. Dưới 400.000 đồng/tháng mới là hộ nghèo thì làm sao mà sống được chị? Ở vùng tôi cứ bình quân trong dân như chúng tôi đây là (công nhân viên chức) về hưu, một tháng được 1,8 triệu đồng thì cũng đủ sống. Còn những người dân bình thường bươn chải thì đời sống khó khăn lắm. Mỗi gia đình bình quân 5, 6 con chỉ thu nhập hơn 100.000 đồng thì lấy gì mà sống?! Còn mức ông chính phủ nói trên ti vi, trên đài thế này thế kia thì biết thế thôi, chứ còn thực thì đi vào lòng dân này. Đấy mới khổ, chứ còn các ông từ trung ương xuống tỉnh, rồi từ tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã chứ có xuống tới người dân đâu mà kiểm tra. Nhưng báo cáo thì toàn báo cáo hay thôi, thế mới chết dân!
Có xuống tới người dân nghèo đâu mà hiểu
Bên cạnh những tiêu cực trong việc xếp chuẩn hộ nghèo, ngay cả những hộ được xếp loại nghèo lại thường đông con nên rất dễ có xu hướng sử dụng mức điện trên 50kWh/tháng. Trong trường hợp đó, họ phải trả tiền điện với mức giá của hộ thu nhập thông thường, tức 1.242 đồng/tháng/kWh.Tuy nhiên, vấn đề đáng nói hơn là những người dân được xem là vượt chuẩn nghèo đang có nguy cơ bị rớt xuống dưới mức nghèo vì tình trạng giá cả leo thang và lạm phát tăng cao.
Với mức giá điện tăng 15%, bình quân chi phí cho một gia đình với 2 đứa con sẽ tăng khoảng gần 1 triệu đồng/tháng, trong khi đó, một gia đình nếu là công nhân tại thành phố thì mức thu nhập chỉ khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng. Việc chi tiêu đối với những gia đình này thực sự sẽ là một vấn đề.
Mặc dù vậy, với mức thu nhập khiêm tốn nhưng ổn định, cuộc sống của người làm công ăn lương vẫn chưa đáng lo ngại bằng những hộ nông dân thu nhập theo thời vụ.
Chị Lan, một nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết:
Làm ruộng thì 3 tháng mới có một lần, lời cũng không đều, có mùa lời cũng được mười triệu, mười mấy triệu, 20 triệu cũng có.
Đó là khi được mùa, gặp lúc thất mùa, mức thu nhập của gia đình chị thấp hơn nhiều.
Lời 4, 5 triệu à, trong khi 3 tháng mình ròng rã chăm sóc không có tiền, phải kiếm cái gì làm phụ thêm mới đủ. Nhà cũng 5 nhân khẩu, 10 công đất đâu có sống nổi.
Chính vì tình trạng thu nhập bấp bênh trên, nhiều người dân phải tự tìm cách xoay sở và thích ứng để đối phó với cơn bão giá. Chị Lan nói:
Sao tự nhiên lên giá, cái gì cũng lên giá hết trơn! Giá điện tăng, các thứ cũng tăng theo. Mới đầu là đã thấy khó khăn rồi đó, rồi từ từ mình coi hợp theo hoàn cảnh. Hồi xưa giấc sáng mấy đứa đi học, mình cho tiền 5.000 đồng/ngày, đi xe đạp, tiện tằn dữ dằn lắm. Bây giờ mình than với mấy đứa: “Con nhín nhín lại đi, mẹ ít tiền, ở nhà có gì ăn thì đem theo”. Tiền ăn hàng để dành đóng tiền lặt vặt như tiền giấy thi, đề cương này nọ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mức tăng giá điện năm 2011 được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc không gây ra sự biến động lớn về giá, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên đối với nhiều người dân, chỉ trong vòng mười mấy tiếng đồng hồ tăng giá, nhiều người dân đã cảm nhận được thế nào là một cơn bão giá khi nó trực tiếp biến họ thành người nghèo chỉ trong một thời gian rất ngắn. Việc chi tiêu hàng ngày bỗng trở thành một bài toán quá khó đối với không ít gia đình kể từ ngày hôm nay.
No comments:
Post a Comment