“Sống thực và nói thực” là chủ đề buổi đối thoại “Tiếng nói của học sinh thành phố Sài Gòn” giữa lãnh đạo Sở Giáo Dục-Ðào Tạo thành phố với học sinh trung học phổ thông diễn ra sáng ngày 23 tháng 3, 2011.
Thành phần tham gia có đại diện của “hơn 100 trường THPT tham dự cùng thẳng thắn trao đổi thực tế giảng dạy và công tác đoàn-hội trong trường học”. Tuy nhiên, theo tường thuật của báo Thanh Niên 24 tháng 3, 2011 thì phần nội dung đối thoại và chủ đề đặt ra ban đầu hơi bị... trớt he dù có sự chủ trì của ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ÐT thành phố Sài Gòn.
Cho đến kết thúc đối thoại, không thấy nói gì đến việc làm thế nào để tránh tình trạng bạo lực và dối trá tràn lan trong lớp trẻ, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, làm thế nào để học sinh có thể “sống thực và nói thực”; mà các ý kiến lại xoáy sâu vào việc làm thế nào để thu hút học sinh nhiệt tình tham gia hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản HCM trong trường.
Thu hút quần chúng vào một hoạt động nào đó tất phải dùng đến phương pháp, thủ đoạn, chiến lược... kể cả phương pháp, thủ đoạn, chiến lược dối trá.
Vợ chồng người quen của tôi có con đang học tại một trường phổ thông có tiếng ở trung tâm quận 3 Sài Gòn. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thi học kỳ là vợ chồng họ phải bỏ ra hàng tháng trời để giải đề cương ôn thi tất cả các môn học cho hai đứa con (mỗi môn khoản 15 đề thi dự kiến), môn nào người nhà “không kham nổi” thì thuê giáo viên, xong in sẵn toàn bộ lời giải ra cả xấp giấy A4 cho chúng học thuộc lòng. Khi thi trường sẽ ra đề thi là một trong số những câu hỏi trong bộ đề cương, học sinh chỉ việc nhớ và chép ra giấy thi là xong.
Ngay cả môn Văn, vốn từ xưa được coi là môn “học làm người” cũng phải làm văn sẵn theo dàn bài của cô giáo (không được viết thừa, thiếu một ý nào) rồi học thuộc lòng, đến lớp chép ra đúng như vậy mới được điểm cao.
Ngày xưa làm bài văn về “con chó của em” thì học sinh chỉ cần viết về con chó đang nuôi trong nhà của mình thôi, bất kể là con chó nó ngoan hay nó hung dữ, nó đẹp đẽ hay nó xấu xí, tình cảm của chủ đối với con vật nuôi ghét (yêu) như thế nào... là đạt yêu cầu. Giờ thì khác, có lần cháu bé đưa cho tôi xem đề bài và dàn ý của cô giáo cho chép trên lớp, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy bài văn bây giờ chẳng khác nào một bài giảng sinh vật học về giống chó, nghĩa là chó có những giống nào, chó biết làm những gì, chó đem lại ích lợi hay thiệt hại gì (kể cả cái “lợi ích” rất tàn nhẫn là “chó để ăn thịt”), giống chó nào đẹp giống chó nào xấu...
Cháu còn xịu mặt khi đưa tôi xem bài làm văn về cây dừa bị cô giáo trừ mất điểm vì cháu quên mất một ý không nói đến công dụng của sọ dừa là để sản xuất than hoạt tính.
Những bài cháu được 9-10 điểm (đủ ý) đọc lên giống như một trang liệt kê chữ đều đều bằng những cái gạch đầu dòng, cứ đếm đầu dòng mà cộng điểm. Ðâu rồi những bài viết với giọng văn lên bỗng xuống trầm, đầy âm thanh, hừng hực lửa cuồn cuộn cuốn hút người đọc đến con chữ cuối cùng? Người ta thường nói: “Văn tức là người”, “người” của lớp trẻ giờ đây là những bài viết sơ cứng, cằn cỗi như xếp gạch xây tường, những cái gọi là văn cứng nhắc, vô hồn này hay sao?
Bài văn đó, dĩ nhiên không phải văn của cháu nhỏ, điểm cô giáo cho trên bài văn, tất nhiên không phải cho cháu mà là cho ba (hoặc mẹ) cháu, nhưng cả nhà mặc nhiên hãnh diện với số điểm được mặc nhiên coi là của cháu bé. Thực tế, dù được học cách viết nhiều thể loại văn chương và chữ viết to bằng con gà mái, nhưng cháu không thể viết được tròn trĩnh bài nào quá một trang vở học trò.
Những bài tập vẽ của cháu đều từ bàn tay mẹ cháu mà ra. Khi tôi hỏi sao không để cháu tự vẽ và tô màu lấy, mẹ cháu bảo để cháu tự làm lấy thì riêng một bài tập vẽ phải mất ít nhất một tuần, cháu không có thời gian học bài những môn khác. Ðứa trẻ thản nhiên coi thành quả của người khác là của mình, chẳng phải do trường học cho đến gia đình ngay từ nhỏ đã tập cho học sinh kiểu sống dối trá hay sao?
Thánh Gandhi là một nhà chính trị Ấn Ðộ, với đối phương ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. “Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả những hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồi.”
Phụ huynh phần lớn chỉ quan tâm đến số điểm trên bài kiểm tra của con em mình và hài lòng khi thấy điểm cao, dù biết rõ điểm đó không phải của con em mình. Những “người lớn đáng kính” thời nay đã tập tành, thậm chí bắt buộc học sinh phải dối trá ngay từ khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thương cho những tâm hồn thơ bé bị bắt ép không được sống thực và nói thực ý nghĩ của mình. Với nền giáo dục chạy theo hình thức, kiếm điểm số bằng mọi giá kể cả chiếm đoạt trí tuệ của người khác thì cho đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới sản sinh ra được những người làm rạng rỡ tổ quốc như thánh Gandhi?
Nữ sinh trình diễn trong một buổi lễ. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Thành phần tham gia có đại diện của “hơn 100 trường THPT tham dự cùng thẳng thắn trao đổi thực tế giảng dạy và công tác đoàn-hội trong trường học”. Tuy nhiên, theo tường thuật của báo Thanh Niên 24 tháng 3, 2011 thì phần nội dung đối thoại và chủ đề đặt ra ban đầu hơi bị... trớt he dù có sự chủ trì của ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ÐT thành phố Sài Gòn.
Cho đến kết thúc đối thoại, không thấy nói gì đến việc làm thế nào để tránh tình trạng bạo lực và dối trá tràn lan trong lớp trẻ, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, làm thế nào để học sinh có thể “sống thực và nói thực”; mà các ý kiến lại xoáy sâu vào việc làm thế nào để thu hút học sinh nhiệt tình tham gia hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản HCM trong trường.
Thu hút quần chúng vào một hoạt động nào đó tất phải dùng đến phương pháp, thủ đoạn, chiến lược... kể cả phương pháp, thủ đoạn, chiến lược dối trá.
Vợ chồng người quen của tôi có con đang học tại một trường phổ thông có tiếng ở trung tâm quận 3 Sài Gòn. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thi học kỳ là vợ chồng họ phải bỏ ra hàng tháng trời để giải đề cương ôn thi tất cả các môn học cho hai đứa con (mỗi môn khoản 15 đề thi dự kiến), môn nào người nhà “không kham nổi” thì thuê giáo viên, xong in sẵn toàn bộ lời giải ra cả xấp giấy A4 cho chúng học thuộc lòng. Khi thi trường sẽ ra đề thi là một trong số những câu hỏi trong bộ đề cương, học sinh chỉ việc nhớ và chép ra giấy thi là xong.
Ngay cả môn Văn, vốn từ xưa được coi là môn “học làm người” cũng phải làm văn sẵn theo dàn bài của cô giáo (không được viết thừa, thiếu một ý nào) rồi học thuộc lòng, đến lớp chép ra đúng như vậy mới được điểm cao.
Ngày xưa làm bài văn về “con chó của em” thì học sinh chỉ cần viết về con chó đang nuôi trong nhà của mình thôi, bất kể là con chó nó ngoan hay nó hung dữ, nó đẹp đẽ hay nó xấu xí, tình cảm của chủ đối với con vật nuôi ghét (yêu) như thế nào... là đạt yêu cầu. Giờ thì khác, có lần cháu bé đưa cho tôi xem đề bài và dàn ý của cô giáo cho chép trên lớp, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy bài văn bây giờ chẳng khác nào một bài giảng sinh vật học về giống chó, nghĩa là chó có những giống nào, chó biết làm những gì, chó đem lại ích lợi hay thiệt hại gì (kể cả cái “lợi ích” rất tàn nhẫn là “chó để ăn thịt”), giống chó nào đẹp giống chó nào xấu...
Cháu còn xịu mặt khi đưa tôi xem bài làm văn về cây dừa bị cô giáo trừ mất điểm vì cháu quên mất một ý không nói đến công dụng của sọ dừa là để sản xuất than hoạt tính.
Những bài cháu được 9-10 điểm (đủ ý) đọc lên giống như một trang liệt kê chữ đều đều bằng những cái gạch đầu dòng, cứ đếm đầu dòng mà cộng điểm. Ðâu rồi những bài viết với giọng văn lên bỗng xuống trầm, đầy âm thanh, hừng hực lửa cuồn cuộn cuốn hút người đọc đến con chữ cuối cùng? Người ta thường nói: “Văn tức là người”, “người” của lớp trẻ giờ đây là những bài viết sơ cứng, cằn cỗi như xếp gạch xây tường, những cái gọi là văn cứng nhắc, vô hồn này hay sao?
Bài văn đó, dĩ nhiên không phải văn của cháu nhỏ, điểm cô giáo cho trên bài văn, tất nhiên không phải cho cháu mà là cho ba (hoặc mẹ) cháu, nhưng cả nhà mặc nhiên hãnh diện với số điểm được mặc nhiên coi là của cháu bé. Thực tế, dù được học cách viết nhiều thể loại văn chương và chữ viết to bằng con gà mái, nhưng cháu không thể viết được tròn trĩnh bài nào quá một trang vở học trò.
Những bài tập vẽ của cháu đều từ bàn tay mẹ cháu mà ra. Khi tôi hỏi sao không để cháu tự vẽ và tô màu lấy, mẹ cháu bảo để cháu tự làm lấy thì riêng một bài tập vẽ phải mất ít nhất một tuần, cháu không có thời gian học bài những môn khác. Ðứa trẻ thản nhiên coi thành quả của người khác là của mình, chẳng phải do trường học cho đến gia đình ngay từ nhỏ đã tập cho học sinh kiểu sống dối trá hay sao?
Thánh Gandhi là một nhà chính trị Ấn Ðộ, với đối phương ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. “Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả những hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồi.”
Phụ huynh phần lớn chỉ quan tâm đến số điểm trên bài kiểm tra của con em mình và hài lòng khi thấy điểm cao, dù biết rõ điểm đó không phải của con em mình. Những “người lớn đáng kính” thời nay đã tập tành, thậm chí bắt buộc học sinh phải dối trá ngay từ khi chúng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Thương cho những tâm hồn thơ bé bị bắt ép không được sống thực và nói thực ý nghĩ của mình. Với nền giáo dục chạy theo hình thức, kiếm điểm số bằng mọi giá kể cả chiếm đoạt trí tuệ của người khác thì cho đến bao giờ dân tộc Việt Nam mới sản sinh ra được những người làm rạng rỡ tổ quốc như thánh Gandhi?
No comments:
Post a Comment