"Cách đây vài tháng, giá bán trứng đã lên tới 30 triệu đồng/ca, bây giờ, người mua phải mất khoảng 35-40 triệu đồng, không kể tiền thuốc và xét nghiệm".
Tình cờ, chúng tôi gặp anh H. (Lý Nhân, Hà Nam) đang đi tìm mua trứng. Mãi không có con, hai vợ chồng anh đi xét nghiệm mới biết, trứng của vợ anh không có noãn, cần xin trứng mới có thể có con. Về gia đình xin thì chẳng có ai muốn cho, lên đây tìm mối mua mà vẫn chưa được.
"Nếu có người cho trứng, trả họ bao nhiêu tôi cũng trả" - anh H. nói vậy. Câu chuyện của vợ chồng anh khiến chúng tôi quyết định tìm hiểu việc buôn bán trứng người.
Trả cả cây vàng để mua trứng ngườiHai ngày liên lạc, hẹn tới hẹn lui, chúng tôi tìm được người môi giới mua trứng trước cổng phòng khám 56, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nghề chính của anh T. là đánh giày.
"Em cần mua trứng à? Việc đó bây giờ khó đấy, báo chí nói nhiều nên người ta cảnh giác. Việc mua bán phức tạp lắm đấy" - anh T. bắt đầu cuộc trò chuyện.
Sau khi nghe tỉ tê, trấn an, cùng lời hứa giá bao nhiêu cũng chịu, anh T. mới thận trọng tiết lộ đầu mối: "Ngày trước ở bệnh viện này có một đường dây. Người dẫn mối là một phụ nữ ở Hải Phòng. Ra Tết, bà ấy không lên đây nữa vì con trai bị tai nạn giao thông. Từ khi bà ấy nghỉ, cũng có nhiều người lên hỏi lắm".
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi báo chí phản ánh, việc mua bán trứng khó thực hiện hơn, vì thế mà giá càng tăng hơn.
"Cách đây vài tháng, giá đã lên tới 30 triệu đồng/ca. Nếu khách mua muốn tìm người bán là sinh viên, chỉ số IQ cao, giá sẽ còn cao hơn nữa. Bây giờ, phải mất khoảng 35-40 triệu đồng, không kể tiền thuốc và xét nghiệm. Mà muốn có phải tìm nguồn và thương lượng trước" - anh H. cho biết.
Tiếp tục đóng vai người đi mua trứng, chúng tôi đến phòng khám 58, Hai Bà Trưng. Chị M. vốn là cò khám bệnh nhưng khi nghe chúng tôi than không tìm được mối mua trứng, chị rút điện thoại cho chúng tôi số điện thoại của một đầu mối tự xưng "làm ở viện C".
"Ngày trước nó làm ăn được lắm. Giờ người ta làm nghiêm, không biết nó có làm nữa không. Nói chung, muốn mua trứng, em cứ phải chuẩn bị tiền dần đi. Đắt lắm đấy" - chị M. dặn dò.
"Bán trứng chẳng mất gì đâu"Đổi vai thành người cần bán trứng, tôi gọi điện cho người phụ nữ tên K. (quê Nam Định). Chị K. hỏi một tràng: "Em bao nhiêu tuổi? Đang làm gì? Đã có thai bao giờ chưa?... Nếu có thai rồi thì okie". Theo chị K., mỗi lần chọc trứng, tôi được nhận 10 đến 12 triệu. Chọc được 2 quả, có thể gia chủ sẽ trả thêm tiền, tùy vào chất lượng trứng.
"Nếu đồng ý, khi có khách hỏi chị sẽ gọi cho em đi làm xét nghiệm. Nhanh lắm. Chỉ mất hai tháng từ khi xét nghiệm đến khi tiêm thuốc chọc trứng. Chẳng mất gì đâu. Có đứa nó bán trứng 5-7 lần ấy chứ" - chị K. nói.
Mỗi lần dẫn mối thành công, chị K. sẽ được người bán và người mua trả hoa hồng môi giới khoảng hơn chục triệu. Hỏi dò về chuyện làm ăn, chị cũng lắc đầu: “Bây giờ khó lắm. Nhiều người hỏi mua nhưng khan người bán”.
PGS TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, ở Việt Nam, bệnh viện không có nguồn hiến trứng. Bệnh viện cũng không giới thiệu người cho trứng mà tự bệnh nhân phải tìm người cho. Có thể có thỏa thuận bồi dưỡng giữa người cho trứng và nhận trứng tuy nhiên, việc mua bán là trái quy định.
"Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân sau khi tìm được người hiến trứng rồi, khi duyệt hồ sơ người hiến lại rút lui. Điều đó cũng dễ hiểu vì tâm lý của người Á Đông" - ông Tiến băn khoăn.
Ông cũng cảnh báo, nếu việc cho nhận trứng xảy ra giữa hai người không phù hợp thì nguy cơ sảy thai rất lớn. Những người có nhu cầu nên bình tĩnh tìm người hiến trứng, không nên quá lo lắng để cò lợi dụng.
Theo Phụ nữ & đời sống
Tình cờ, chúng tôi gặp anh H. (Lý Nhân, Hà Nam) đang đi tìm mua trứng. Mãi không có con, hai vợ chồng anh đi xét nghiệm mới biết, trứng của vợ anh không có noãn, cần xin trứng mới có thể có con. Về gia đình xin thì chẳng có ai muốn cho, lên đây tìm mối mua mà vẫn chưa được.
"Nếu có người cho trứng, trả họ bao nhiêu tôi cũng trả" - anh H. nói vậy. Câu chuyện của vợ chồng anh khiến chúng tôi quyết định tìm hiểu việc buôn bán trứng người.
Trả cả cây vàng để mua trứng ngườiHai ngày liên lạc, hẹn tới hẹn lui, chúng tôi tìm được người môi giới mua trứng trước cổng phòng khám 56, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nghề chính của anh T. là đánh giày.
"Em cần mua trứng à? Việc đó bây giờ khó đấy, báo chí nói nhiều nên người ta cảnh giác. Việc mua bán phức tạp lắm đấy" - anh T. bắt đầu cuộc trò chuyện.
Sau khi nghe tỉ tê, trấn an, cùng lời hứa giá bao nhiêu cũng chịu, anh T. mới thận trọng tiết lộ đầu mối: "Ngày trước ở bệnh viện này có một đường dây. Người dẫn mối là một phụ nữ ở Hải Phòng. Ra Tết, bà ấy không lên đây nữa vì con trai bị tai nạn giao thông. Từ khi bà ấy nghỉ, cũng có nhiều người lên hỏi lắm".
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi báo chí phản ánh, việc mua bán trứng khó thực hiện hơn, vì thế mà giá càng tăng hơn.
"Cách đây vài tháng, giá đã lên tới 30 triệu đồng/ca. Nếu khách mua muốn tìm người bán là sinh viên, chỉ số IQ cao, giá sẽ còn cao hơn nữa. Bây giờ, phải mất khoảng 35-40 triệu đồng, không kể tiền thuốc và xét nghiệm. Mà muốn có phải tìm nguồn và thương lượng trước" - anh H. cho biết.
Tiếp tục đóng vai người đi mua trứng, chúng tôi đến phòng khám 58, Hai Bà Trưng. Chị M. vốn là cò khám bệnh nhưng khi nghe chúng tôi than không tìm được mối mua trứng, chị rút điện thoại cho chúng tôi số điện thoại của một đầu mối tự xưng "làm ở viện C".
"Ngày trước nó làm ăn được lắm. Giờ người ta làm nghiêm, không biết nó có làm nữa không. Nói chung, muốn mua trứng, em cứ phải chuẩn bị tiền dần đi. Đắt lắm đấy" - chị M. dặn dò.
"Bán trứng chẳng mất gì đâu"Đổi vai thành người cần bán trứng, tôi gọi điện cho người phụ nữ tên K. (quê Nam Định). Chị K. hỏi một tràng: "Em bao nhiêu tuổi? Đang làm gì? Đã có thai bao giờ chưa?... Nếu có thai rồi thì okie". Theo chị K., mỗi lần chọc trứng, tôi được nhận 10 đến 12 triệu. Chọc được 2 quả, có thể gia chủ sẽ trả thêm tiền, tùy vào chất lượng trứng.
"Nếu đồng ý, khi có khách hỏi chị sẽ gọi cho em đi làm xét nghiệm. Nhanh lắm. Chỉ mất hai tháng từ khi xét nghiệm đến khi tiêm thuốc chọc trứng. Chẳng mất gì đâu. Có đứa nó bán trứng 5-7 lần ấy chứ" - chị K. nói.
Mỗi lần dẫn mối thành công, chị K. sẽ được người bán và người mua trả hoa hồng môi giới khoảng hơn chục triệu. Hỏi dò về chuyện làm ăn, chị cũng lắc đầu: “Bây giờ khó lắm. Nhiều người hỏi mua nhưng khan người bán”.
PGS TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, ở Việt Nam, bệnh viện không có nguồn hiến trứng. Bệnh viện cũng không giới thiệu người cho trứng mà tự bệnh nhân phải tìm người cho. Có thể có thỏa thuận bồi dưỡng giữa người cho trứng và nhận trứng tuy nhiên, việc mua bán là trái quy định.
"Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân sau khi tìm được người hiến trứng rồi, khi duyệt hồ sơ người hiến lại rút lui. Điều đó cũng dễ hiểu vì tâm lý của người Á Đông" - ông Tiến băn khoăn.
Ông cũng cảnh báo, nếu việc cho nhận trứng xảy ra giữa hai người không phù hợp thì nguy cơ sảy thai rất lớn. Những người có nhu cầu nên bình tĩnh tìm người hiến trứng, không nên quá lo lắng để cò lợi dụng.
Theo Phụ nữ & đời sống
No comments:
Post a Comment