BENGHAZI (VOA) - Khi chính quyền Gadhafi mất kiểm soát khu vực phía Ðông Libya, một khoảng trống về việc cung cấp các dịch vụ xã hội căn bản đã xảy ra. Trong số những người đứng lên để giúp dân chúng trong thành phố tan hoang này là các hướng đạo sinh Benghazi.
Tình trạng hỗn loạn xảy ra khắp Libya trong những tuần lễ vừa qua đã tạo nhiều chấn động trong xã hội quốc gia này. Nhưng một thành phần đã được kêu gọi để đứng lên lấp vào những khoảng trống mà không ai nghĩ tới.
Các hướng đạo sinh Libya, có khoảng 3,000 người tại thành phố Benghazi, được tổ chức chặt chẽ và có khả năng. Họ được kêu gọi đứng ra nhận lãnh những trách nhiệm mà thường khi trông đợi ở một chính quyền, hay ít ra là những thành phần tình nguyện được huấn luyện kỹ càng hơn.
Nhưng cơ cấu tổ chức chính quyền Libya nay coi như không còn gì trong khu vực do phía nổi dậy kiểm soát. Các văn phòng chính phủ chỉ là những tòa nhà cháy đen, đầy vết đạn. Trong 42 năm qua, chính quyền Gadhafi đã cố ý tạo ra tình trạng mọi thứ gì cũng phải trông nhờ vào nhà nước, từ các dịch vụ xã hội cho đến việc điều hành quốc gia. Như lời một phát ngôn viên phía nổi dậy, ông Mustafa Gheriani, từng cho hay, điều này tạo ra một khoảng trống khó mà nhanh chóng thế chỗ.
“Chế độ không đầu tư tiền bạc hay thời gian vào việc xây dựng những cơ chế này,” ông nói. “Chế độ điều hành đất nước cũng như người ta điều khiển công ty, và Gadhafi đưa người của mình vào chỉ huy các bộ phận và người đó chỉ có một mục đích duy nhất -là thu vét cho đầy túi của mình. Và khi cách mạng nổi lên, những người này bỏ trốn, và chúng tôi thấy ra rằng chẳng còn hệ thống gì cả, mà chỉ là một khoảng trống không.”
Làm trầm trọng thêm vấn đề này là nhiều người hàng ngày vẫn có trách nhiệm giúp guồng máy vận hành là người đến từ các quốc gia láng giềng. Dân số Libya không đông nên cần có nhân viên đến từ các quốc gia khác. Và họ là những người bỏ chạy đầu tiên khi giao tranh bùng nổ.
Do vậy, từ việc trợ giúp trong các bệnh viện với máu me lênh láng khắp nơi, đến việc hướng dẫn giao thông trên đường phố, hay lọc lựa các món hàng cứu trợ quốc tế, thảy đều có sự hiện diện của các hướng đạo sinh vì không ai tin vào những người mặc bộ đồng phục chính phủ.
Những hướng đạo sinh này, từ các thiếu niên đến thanh niên trẻ, trong bộ đồng phục dễ dàng nhận ra trên khắp thế giới, nay không chỉ là một tổ chức hoạt động thanh thiếu niên. Họ đang giúp duy trì trật tự, một công việc với trách nhiệm có vẻ vượt qua lứa tuổi non trẻ của họ.
Người đứng đầu các hướng đạo sinh tại Benghazi, ông Abdul Rhaman, nay không chỉ là người đứng đầu một tổ chức đào tạo trẻ có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác, mà là huy động họ để giúp điều hành thành phố và trợ giúp các nạn nhân chiến tranh.
Với cuộc chiến không thấy có dấu hiệu nào là sẽ suy giảm trong thời gian ngắn, các hướng đạo sinh ở Benghazi cũng như khắp nơi khác trên lãnh thổ Libya, nay có cơ hội thực hành những gì họ đã học, không chỉ để có được các chuyên hiệu mà còn thực sự giúp đời.
Tình trạng hỗn loạn xảy ra khắp Libya trong những tuần lễ vừa qua đã tạo nhiều chấn động trong xã hội quốc gia này. Nhưng một thành phần đã được kêu gọi để đứng lên lấp vào những khoảng trống mà không ai nghĩ tới.
Các hướng đạo sinh Libya, có khoảng 3,000 người tại thành phố Benghazi, được tổ chức chặt chẽ và có khả năng. Họ được kêu gọi đứng ra nhận lãnh những trách nhiệm mà thường khi trông đợi ở một chính quyền, hay ít ra là những thành phần tình nguyện được huấn luyện kỹ càng hơn.
Nhưng cơ cấu tổ chức chính quyền Libya nay coi như không còn gì trong khu vực do phía nổi dậy kiểm soát. Các văn phòng chính phủ chỉ là những tòa nhà cháy đen, đầy vết đạn. Trong 42 năm qua, chính quyền Gadhafi đã cố ý tạo ra tình trạng mọi thứ gì cũng phải trông nhờ vào nhà nước, từ các dịch vụ xã hội cho đến việc điều hành quốc gia. Như lời một phát ngôn viên phía nổi dậy, ông Mustafa Gheriani, từng cho hay, điều này tạo ra một khoảng trống khó mà nhanh chóng thế chỗ.
“Chế độ không đầu tư tiền bạc hay thời gian vào việc xây dựng những cơ chế này,” ông nói. “Chế độ điều hành đất nước cũng như người ta điều khiển công ty, và Gadhafi đưa người của mình vào chỉ huy các bộ phận và người đó chỉ có một mục đích duy nhất -là thu vét cho đầy túi của mình. Và khi cách mạng nổi lên, những người này bỏ trốn, và chúng tôi thấy ra rằng chẳng còn hệ thống gì cả, mà chỉ là một khoảng trống không.”
Làm trầm trọng thêm vấn đề này là nhiều người hàng ngày vẫn có trách nhiệm giúp guồng máy vận hành là người đến từ các quốc gia láng giềng. Dân số Libya không đông nên cần có nhân viên đến từ các quốc gia khác. Và họ là những người bỏ chạy đầu tiên khi giao tranh bùng nổ.
Do vậy, từ việc trợ giúp trong các bệnh viện với máu me lênh láng khắp nơi, đến việc hướng dẫn giao thông trên đường phố, hay lọc lựa các món hàng cứu trợ quốc tế, thảy đều có sự hiện diện của các hướng đạo sinh vì không ai tin vào những người mặc bộ đồng phục chính phủ.
Những hướng đạo sinh này, từ các thiếu niên đến thanh niên trẻ, trong bộ đồng phục dễ dàng nhận ra trên khắp thế giới, nay không chỉ là một tổ chức hoạt động thanh thiếu niên. Họ đang giúp duy trì trật tự, một công việc với trách nhiệm có vẻ vượt qua lứa tuổi non trẻ của họ.
Người đứng đầu các hướng đạo sinh tại Benghazi, ông Abdul Rhaman, nay không chỉ là người đứng đầu một tổ chức đào tạo trẻ có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác, mà là huy động họ để giúp điều hành thành phố và trợ giúp các nạn nhân chiến tranh.
Với cuộc chiến không thấy có dấu hiệu nào là sẽ suy giảm trong thời gian ngắn, các hướng đạo sinh ở Benghazi cũng như khắp nơi khác trên lãnh thổ Libya, nay có cơ hội thực hành những gì họ đã học, không chỉ để có được các chuyên hiệu mà còn thực sự giúp đời.
No comments:
Post a Comment