Một chỉ huy quân sự cao cấp của NATO nói rằng có thể Libya phải cần tới một lực lượng của nước ngoài để ổn định nếu phe nổi dậy được quốc tế che chở bằng vùng cấm bay thành công trong việc lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi. Đô đốc hải quân Hoa Kỳ James Stavridis đã đưa ra lời nhận định này hôm thứ Ba khi ông xuất hiện trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Đô đốc Stavridis cho biết chưa có thảo luận tại NATO về chuyện đưa bộ binh đến bình ổn Libya, nhưng ông tin là có thể cần tới lực lượng này. Ông nói: "Khi quí vị nhìn vào lịch sử NATO, trải qua những biến cố như nhiều vị trong ủy ban đã từng trải qua, với Bosnia và Kosovo, thì thật rõ ràng là có thể phải cần tới sự hỗ trợ cho một chế độ ổn định. Và vì vậy, tuy tôi chưa nghe bất cứ cuộc thảo luận gì về chuyện này, nhưng tôi cho rằng mọi người đang nhớ tới lịch sử khi chúng ta nhìn vào những biến cố tại Libya hiện nay."
Đô đốc Stavridis trưng dẫn vụ thảm sát Srebrenica tại Bosnia năm 1995 như là một lý do để NATO quyết định hành động hầu ngăn chặn các lực lượng của ông Gadhafi chiếm tổng hành dinh của quân nổi dậy trong thành phố Benghazi. Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ không gửi bộ binh đến Libya,và Đô đốc Stavridis nói là ông không hề biết là có bất cứ một lực lượng nào của NATO đang được bố trí tại Libya tính cho đến nay.
Đô đốc Stavridis bị các thành viên của ủy ban Quân vụ Thượng viện liên tiếp đặt câu hỏi về điều được coi là thiếu nhất quán trong đường lối của NATO đối với Libya, đòi chấm dứt chế độ của ông Gadhafi, nhưng lại không có một sứ mạng quân sự đặc biệt gì để tiến tới mục tiêu đó. Đô đốc Stavridis nói ông tin là hai đường lối đó sẽ nhập làm một theo thời gian, nhưng bất cứ sự thay đổi chế độ nào cũng phải do chính nhân dân Libya quyết định, hoặc từ chính ông Gadhafi.
Đô đốc Stavridis nói rằng sứ mạng quân sự gồm việc thực thi nhiệm quyền cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc và thành lập vùng cấm bay, cung cấp trợ giúp nhân đạo và bảo vệ thường dân Libya khỏi bị các lực lượng Gadhafi tấn công. Ông tiên đoán hoạt động quân sự của NATO, cộng thêm với các áp lực ngoại giao và tài chính quốc tế và những vụ tấn công của quân nổi dậy, có phần chắc sẽ đưa đến việc lật đổ ông Gadhafi. Cũng theo lời Đô đốc Stavridis, ngay cả khi không có một sứ mạng đặc biệt để lật đổ ông Gadhafi, các lực lượng NATO đang hoạt động dưới những luật lệ đủ rộng rãi khiến họ có thể tấn công tại Libya bất cứ khi nào thấy cần thiết.
Ông nói: "Tôi cho rằng bất cứ lực lượng nào của Gadhafi cho thấy là họ thù nghịch với dân chúng tại Libya đều trở thành các mục tiêu chính đáng để NATO tấn công."
Đô đốc Stavridis thừa nhận rằng cộng đồng quốc tế vẫn chưa biết nhiều về những người Libya đang cầm đầu cuộc nổi dậy. Ông cho biết mặc dù có những tin tình báo không hoàn toàn chắc chắn cho thấy một vài người cầm đầu quân nổi dậy có liên hệ với al-Qaida, Hezbollah và những nhóm quá khích, ông không tin là có sự liên kết đáng kể, và rằng những người lãnh đạo phe nổi dậy là những "người có trách nhiệm."
Đô đốc Stavridis cho biết chưa có thảo luận tại NATO về chuyện đưa bộ binh đến bình ổn Libya, nhưng ông tin là có thể cần tới lực lượng này. Ông nói: "Khi quí vị nhìn vào lịch sử NATO, trải qua những biến cố như nhiều vị trong ủy ban đã từng trải qua, với Bosnia và Kosovo, thì thật rõ ràng là có thể phải cần tới sự hỗ trợ cho một chế độ ổn định. Và vì vậy, tuy tôi chưa nghe bất cứ cuộc thảo luận gì về chuyện này, nhưng tôi cho rằng mọi người đang nhớ tới lịch sử khi chúng ta nhìn vào những biến cố tại Libya hiện nay."
Đô đốc Stavridis trưng dẫn vụ thảm sát Srebrenica tại Bosnia năm 1995 như là một lý do để NATO quyết định hành động hầu ngăn chặn các lực lượng của ông Gadhafi chiếm tổng hành dinh của quân nổi dậy trong thành phố Benghazi. Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ không gửi bộ binh đến Libya,và Đô đốc Stavridis nói là ông không hề biết là có bất cứ một lực lượng nào của NATO đang được bố trí tại Libya tính cho đến nay.
Đô đốc Stavridis bị các thành viên của ủy ban Quân vụ Thượng viện liên tiếp đặt câu hỏi về điều được coi là thiếu nhất quán trong đường lối của NATO đối với Libya, đòi chấm dứt chế độ của ông Gadhafi, nhưng lại không có một sứ mạng quân sự đặc biệt gì để tiến tới mục tiêu đó. Đô đốc Stavridis nói ông tin là hai đường lối đó sẽ nhập làm một theo thời gian, nhưng bất cứ sự thay đổi chế độ nào cũng phải do chính nhân dân Libya quyết định, hoặc từ chính ông Gadhafi.
Đô đốc Stavridis nói rằng sứ mạng quân sự gồm việc thực thi nhiệm quyền cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc và thành lập vùng cấm bay, cung cấp trợ giúp nhân đạo và bảo vệ thường dân Libya khỏi bị các lực lượng Gadhafi tấn công. Ông tiên đoán hoạt động quân sự của NATO, cộng thêm với các áp lực ngoại giao và tài chính quốc tế và những vụ tấn công của quân nổi dậy, có phần chắc sẽ đưa đến việc lật đổ ông Gadhafi. Cũng theo lời Đô đốc Stavridis, ngay cả khi không có một sứ mạng đặc biệt để lật đổ ông Gadhafi, các lực lượng NATO đang hoạt động dưới những luật lệ đủ rộng rãi khiến họ có thể tấn công tại Libya bất cứ khi nào thấy cần thiết.
Ông nói: "Tôi cho rằng bất cứ lực lượng nào của Gadhafi cho thấy là họ thù nghịch với dân chúng tại Libya đều trở thành các mục tiêu chính đáng để NATO tấn công."
Đô đốc Stavridis thừa nhận rằng cộng đồng quốc tế vẫn chưa biết nhiều về những người Libya đang cầm đầu cuộc nổi dậy. Ông cho biết mặc dù có những tin tình báo không hoàn toàn chắc chắn cho thấy một vài người cầm đầu quân nổi dậy có liên hệ với al-Qaida, Hezbollah và những nhóm quá khích, ông không tin là có sự liên kết đáng kể, và rằng những người lãnh đạo phe nổi dậy là những "người có trách nhiệm."
No comments:
Post a Comment