Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, March 29, 2011

Sở Cứu hỏa Quận Fairfax, Virginia trong công tác cứu hộ tại Nhật

Ngay sau khi xảy ra nạn động đất và trận sóng thần tại vùng đông bắc Nhật bản, Cơ quan Viện trợ Quốc tế của Hoa kỳ (USAID) đã cử ngay một đoàn nhân viên cứu hộ, tìm kiếm lên đường sang trợ giúp nước bạn.

Toán cứu hộ này gồm hai đội, thuộc đơn vị Cứu trợ Đặc nhiệm của Quận Fairfax, Tiểu bang Virginia và Quận Los Angeles, Tiểu bang California. Mỗi đội với trên 70 người mang theo chó nghiệp vụ và hơn 75 tấn thiết bị cứu hộ chuyên dụng đã lên đường và có mặt tại căn cứ không quân Misawa, thuộc phiá bắc nước Nhật khi trận thiên tai vừa mới xảy ra.

Chỉ 18 tiếng sau hơn 75 tấn thiết bị cấp cứu và người đã rời nước Mỹ

Quỳnh như phỏng vấn Tiểu đoàn Trưởng Chris Schaff, thuộc đơn vị Đặc nhiệm số 1 của Sở Cứu hỏa Quận Fairfax, Tiểu bang Virginia, người trực tiếp tham gia công tác cứu hộ tại Nhật về chuyến công tác này.
Quỳnh Như: Xin chào Tiểu Đoàn Trưởng Chris Schaff, xin ông cho biết ông và đơn vị đến được nơi công tác vào lúc nào?
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi đến căn cứ không quân Misawa, phiá bắc Nhật, ngay tối thứ bảy 12/03, ngay sau khi xảy ra trận động đất và cuồng phong của sóng thần.”
Quỳnh Như: Như vậy ông và các nhân viên cứu hộ khác đã có mặt tại nơi làm công tác tìm kiếm, cứu hộ chỉ một ngày sau khi xảy ra thiên tai. Làm thế nào triển khai đơn vị nhanh như vậy?
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi được đặt trong tình trạng báo động của chính phủ Liên bang và Cơ quan Viện trợ Quốc tế của Hoa kỳ. Khoảng 18 giờ đồng hồ sau khi được tin xảy ra thiên tai động đất và sóng thần tại Nhật bản, đơn vị đã được huy động triển khai công tác và chúng tôi nhanh chóng bay từ phi trường Washington-Dulles sang Nhật”
Quỳnh Như: Xin ông kể lại tiến trình ông và đơn vị đến được căn cứ không quân Misawa.
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi xuất phát từ phi trường Washington-Dulles đến Los Angeles, rồi từ Los Angeles đi Alaska, và từ Alaska đến thẳng căn cứ không quân Misawa ở Nhật. Lúc bấy giờ ở đó thiếu điện do động đất mới xảy ra ở gần đó. Nhưng máy bay chở chúng tôi cũng đáp xuống được. Chúng tôi nhanh chóng di chuyển đến đóng tại thị trấn ven biển Ofunato. Sau đó số nhân viên cứu hộ cần bắt tay nhanh vào việc và các thiết bị cần sử dụng ngay thì được vận chuyển bằng trực thăng, số còn lại được các đoàn xe hộ tống đưa đến một trường học ở ngoại ô thị trấn Ofunato mà chúng tôi sử dụng làm điạ điểm triển khai hoạt động của đơn vị cứu trợ. 
Quỳnh Như: Thưa ông đội cứu hộ thuộc Đơn vị Đặc nhiệm số 1 của Quận Fairfax gồm có bao nhiêu người tham gia và mang theo những vật phẩm cứu trợ gì trong chuyến công tác sang Nhật lần này?
TĐT. Chris Schaff: “Đội chúng tôi gồm cả thảy 74 người, trong đó có các chuyên gia y tế, các chuyên gia giải phẩu cứu hộ cấp cứu, các bác sĩ, cùng với các thiết bị chuyên dụng, và chúng tôi còn mang theo cả 4 xuồng cấp cứu, và 61 ngàn pound (đơn vị tính trọng lượng của Mỹ) các máy móc thiết bi khác dùng cho công tác cứu hộ.”
Quỳnh Như: Khi đến nơi hình ảnh đầu tiên đập vào mắt ông là cảnh tượng như thế nào?
TĐT. Chris Schaff: “Khi chúng tôi đến Ofunato buổi sáng hôm sau ngày xảy ra thiên tai, tôi thấy trước mắt là một cảnh tượng tan hoang ở ngoài bờ biển, còn về phiá đất liền chừng một dặm là hình ảnh các đống đổ nát của những toà nhà bị sóng thần đập vào phá sập, cuốn trôi rồi dạt vào chồng chất lên nhau thành đống như núi, rồi đến nhà cửa, Quỳnh Như: Xin ông kể qua về công tác tìm kiếm cứu trợ của ông và đơn vị tại đó.
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi đã phối hợp làm việc với các giới chức của Sở Cứu hỏa điạ phương ở Ofunato. Những người này chỉ trên bản đồ những điạ điểm mà họ muốn chúng tôi tìm kiếm. Chúng tôi được chỉ định tìm kiếm trong những đống gạch vụn và lùng soát ở khắp các tầng của những toà nhà, nằm trên những con đường chạy dọc theo bờ biển, để tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót hay bị kẹt trong đống đổ nát. Có nhiều nơi thậm chí không còn thấy hình thù nhà cửa gì hết, nhưng chúng tôi cũng đoán rằng nơi này xưa kia là những toà nhà. Vì vậy chúng tôi đưa các chú chó đặc nhiệm đến lùng soát. Trong suốt hai ngày đơn vị của chúng tôi và đơn vị Đặc nhiệm của Los Angeles tiến hành lùng soát, tìm kiếm khắp cả vùng Ofunato. Nhưng chúng tôi cũng không tìm thấy một nạn nhân còn sống sót nào.”

Thảm họa thật khủng khiếp nhưng người Nhật sẽ vượt qua

Quỳnh Như: Thưa Tiểu đoàn Trưởng, ông đã từng tham gia nhiều chiến dịch cứu trợ thiên tai. Ông có nhận xét gì về sự tàn phá do thiên tai ở Nhật lần này?
TĐT. Chris Schaff: “Tôi nghĩ rằng tất cả các nhân viên cứu trợ như chúng tôi đều cảm thấy rất đau lòng, khi tận mắt chứng kiến cảnh đổ nát với một tỉ lệ lớn, trên một diện rộng, và những ảnh hưởng từ thảm hoạ khủng khiếp này gây ra cho người dân Nhật. Chúng tôi cũng biết rằng biết bao sinh mạng đã bị cướp đi vì trận sóng thần ập vào quá nhanh lôi cuốn đi hết nhà cửa, xe cộ, và người ta thì trở tay không kịp. Tôi nghĩ chúng tôi có thể tham gia công tác cứu trợ, nhưng ai cũng cảm thấy rất đau xót vì bất lực trước những đau đớn, mất mát mà người dân Nhật phải chịu đựng. Các toán cứu hộ cũng nổ lực tìm kiếm các thân nhân bị mất tích của những người còn sống sót. Và cho dù không tìm thấy nạn nhân còn sống nào, chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm các thi hài xấu số và nhận dạng để đưa thi thể họ về cho gia đình làm lễ an táng. Đó là những việc mà chúng tôi có thể làm và sẳn sàng làm để chia sẻ những mất mát, đau khổ với nhân dân Nhật.”
Quỳnh Như: Thưa ông có tiếp xúc với những người dân điạ phương không?
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi cũng có dịp nói chuyện với một số người dân địa phương, giúp họ di chuyển các vật dụng đến nơi tạm cư, đáp ứng các yêu cầu giúp ổn định chổ tạm trú cho họ. Chúng tôi cũng hỗ trợ một phần nước uống và thực phẩm mang theo khi họ có nhu cầu.”
Quỳnh Như: Ông có nhận xét gì về tinh thần của người Nhật trước những thách thức to lớn này.
TĐT. Chris Schaff: “Một điều hiển nhiên ai cũng nhận thấy, người Nhật là một dân tộc rất chuyên cần, và chịu khó. Họ đương đầu với những khó khăn thách thức bằng cả sự nhẩn nại và lòng kiên trì bền bỉ, làm việc hết mình để vượt qua những tổn thất do động đất và sóng thần gây ra. Trong thời gian làm công việc cứu trợ ở đây tôi nhận thấy người Nhật rất lịch sự và tử tế với các nhân viên cứu hộ.Họ cảm ơn chúng tôi đã giúp họ. Còn chúng tôi thì cũng rất vui khi có thể giúp ích được cho người dân nước bạn. Tôi nghĩ rằng người Nhật rất tài giỏi và tháo vát, nên chắc chỉ trong một thời gian ngắn họ sẽ xây dựng lại hết. Tôi thấy tinh thần làm việc miệt mài của người Nhật khi đơn vị chúng tôi làm việc chung với họ ở đó.”
Quỳnh Như: Trong thời gian làm việc tại đấy, ông và những nhân viên của các đội cứu hộ có biết tin về sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân cuả nhà máy điện nguyên tử Fukushima do thiên tai động đất và sóng thần gây ra hay không?TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi biết thông tin này, vì không lâu sau khi chúng tôi đến đó công tác. Chúng tôi đã được thông báo về những sự cố xảy ra với lò phản ứng hạt nhân ở khu vực gần đó.”
Quỳnh Như: Vậy ông và những người khác có biện pháp nào để bảo vệ khỏi sự ô nhiễm chất phóng xạ do các vụ nổ từ những lò phản ứng ở Fukushima?
TĐT. Chris Schaff: “Chúng tôi có mang theo những vật liệu cần thiết giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự ô nhiễm của các chất phóng xạ. Đồng thời các chuyên gia y tế trong đội công tác cũng có những thiết bị dò và kiểm tra các chất phóng xạ ở khu vực đó và để kiểm tra cho các nhân viên cứu trợ luôn thể. Chúng tôi cũng liên hệ với chính phủ Nhật bản và giữ liên lạc thường xuyên với USAID để được cập nhật những thông tin về sự cố ở nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Và chúng tôi cảm thấy yên tâm, vì nơi chúng tôi làm việc an toàn. Vả chăng nếu có sự rủi ro đi nữa chúng tôi cũng đã chấp nhận, vì rõ ràng chúng tôi muốn đến đây để hỗ trợ cho người dân Nhật, và do đó chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc ở đó cho đến hết hạn mới trở về lại Hoa kỳ.”
Quỳnh Như: xin cảm ơn Tiểu đoàn Trưởng Chris Schaff về cuộc nói chuyện đầy hấp dẫn của một người vừa trở về từ nơi cứu trợ các nạn nhân Nhật bản.
xe cộ cũng vậy. Nói chung là một cảnh tượng đổ nát tan hoang khắp vùng Ofunato.”

No comments:

Post a Comment