Ðối phó với Trung Quốc
TOKYO 28-3 (TH) - Việt Nam tuy không thành công khi vận động các đồng minh ở khu vực thành một khối duy nhất để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển đảo trên biển Ðông của Trung Quốc, nhưng ít nhất, người ta thấy họ tự chuẩn bị cho các nguy cơ quân sự.
TOKYO 28-3 (TH) - Việt Nam tuy không thành công khi vận động các đồng minh ở khu vực thành một khối duy nhất để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển đảo trên biển Ðông của Trung Quốc, nhưng ít nhất, người ta thấy họ tự chuẩn bị cho các nguy cơ quân sự.
The Diplomat, tạp chí chuyên phân tích các vấn đề chính trị, an ninh quốc phòng có trụ sở ở Tokyo, dẫn thuật theo các tài liệu phân tích của Jane's Defense (tổ chức nghiên cứu các dữ kiện an ninh quốc phòng khắp thế giới) nói như vậy. Theo nguồn tin, các dữ kiện do Jane's thu thập được phỏng định Việt Nam đang gia tăng ngân sách quốc phòng rất đáng kể trong năm nay mà một trong những lý do bắt nguồn từ sự đe dọa của Trung Quốc. Tài liệu phân tích hồi tuần trước của Jane's nói giải mã rõ ràng các con số trong ngân sách quốc phòng của Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì Việt Nam coi ngân sách quốc phòng là bí mật nhà nước cho nên các con số nêu ra về các sự chi tiêu trong đó đều không hoàn toàn minh bạch. Tuy nhiên, Jane's ghi nhận rằng “Tháng 1 năm 2011, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nói ở kỳ đại hội đảng rằng ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2011 có thể tăng lên đến 52 ngàn tỉ đồng (tương đương khoảng $2.6 tỉ USD). Phần ngân sách được phân bổ cho quốc phòng như vậy tượng trưng sự gia tăng đến 70% so với năm 2010.” Theo nguồn tin trên, một trong những âu lo chính yếu của một nước như Việt Nam là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với gần hết biển Ðông. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là họ đã đâm chìm hay bắt giữ đòi tiền chuộc một số tàu đánh cá của Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa những năm gần đây. Có năm họ còn bắn chết ngư dân Việt Nam. Tháng 3 năm ngoái, còn có những lời ồn ào về chuyện Trung Quốc đặt khu vực biển Ðông mà họ gọi là “Nam Hải” là “Lợi ích cốt lõi” (core interest) tương tự Ðài Loan, Tân Cương và Tây Tạng, trong một số lời tuyên bố. Quan điểm này lại càng được củng cố thêm sau khi một số nhà báo được tường thuật lại cuộc họp kín giữa Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton với một trong những lãnh tụ nhiều quyền lực ở Trung Quốc là Ðới Bỉnh Quốc. Theo đó, ông Quốc được thuật lại lời tuyên bố coi biển Ðông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”. Nhưng theo Michael Swaine, chuyên viên phân tích quân sự Trung Quốc của viện nghiên cứu Carnegie Endownment for International Peace, thì những tin tức đó đã được diễn tả không chính xác. Nhưng mặc dù sau đó tình hình càng căng thẳng hơn trên biển Ðông cũng như trong các cuộc họp của ASEAN, Trung Quốc không hề có ý sửa lại những lời tuyên bố đó. Hậu quả là các nước nhỏ trong khu vực tin rằng họ phải làm cái gì đó để tự vệ. Trong tuần qua, người ta thấy Thái Lan loan báo mua 6 tiềm thủy đỉnh của Ðức. Trước đó, tin tức hồi tháng 2 năm 2011 cho hay, Indonesia dự tính mua đến 180 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga bên cạnh một số phi cơ F-16 của Mỹ. Trong đầu tháng 3, người ta thấy Việt Nam nâng quyền của các cấp chỉ huy hải quân ở Việt Nam khi loan tin vùng 2 Hải quân và vùng 3 Hải quân được nâng cấp thành Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Hải quân và Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Hải quân. Phi Luật Tân loan báo dành ngân khoản để sửa chữa và hoàn chỉnh phi trường tên đảo Pagasa mà Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã liên tục xây dựng thêm và mở rộng các cơ sở trên đảo Phú Lâm và một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa cũng như dò tìm dầu khí ở khu vực. Bên cạnh đó là họ đã tổ chức nhiều cuộc tập trận hải quân qui mô trên biển Ðông nhằm đe dọa Việt Nam. (T.N.) | |
|
No comments:
Post a Comment