QUẢNG NGÃI (TH) - Sáng ngày 26 tháng 3, đại sứ các nước: Pháp, Ba Lan, Hungary, Anh, Hy Lạp, Romania và một số sử gia Châu Âu đã đến thăm một đoạn “Trường Lũy” - địa danh mới được khám phá hồi năm 2005, thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Ðoàn nghiên cứu do ông Sean Dogle - đại diện Liên Âu hướng dẫn, lần đầu tiên nhìn ngắm đoạn Trường Lũy đi ngang thôn Tân Long Hạ và Nam Lân thuộc huyện Ba Tơ; thôn Rum Ðồn và một đồn lính sơn phòng ở đèo Chim Hút, huyện Nghĩa Hành.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Sean Dogle hứa hẹn sẽ “bỏ công tìm hiểu để làm sáng tỏ những tiềm ẩn của Trường Lũy đồng thời giúp quảng bá để biến Trường Lũy thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.”
Theo VNExpress, với độ dài 133 cây số, nằm vắt qua hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh, Trường Lũy là thành lũy dài nhất Ðông Nam Á vừa được khám phá. Ông Nguyễn Tiến Ðông, cán bộ của Viện Nghiên Cứu Khảo Cổ Học Việt Nam cho biết sách sử triều Nguyễn để lại có ghi khá rõ chi tiết về thành lũy này.
Theo Ðại Nam Thực Lục, Trường Lũy được xây bằng các bờ đá xếp cao để chống giặc ngoại xâm, có 115 đồn bảo, mỗi bảo có 10 lính sơn phòng túc trực để canh giữ.
Theo ông Nguyễn Tiến Ðông, Trường Lũy còn khá nguyên vẹn với 70 đồn sơn phòng. Riêng đoạn sát sông Vệ, Trường Lũy được đắp bằng đất sét để ngăn lụt.
Cũng theo VNExpress, người ta tìm thấy một số mảnh chum, nồi, vại bằng đất nung trong 3 cuộc khai quật móng đồn trên đỉnh đèo Chim Hút, đoán là vật dụng của lính sơn phòng thời Nguyễn.
Một số cư dân Quảng Ngãi còn tiết lộ, cả người Thượng cũng góp công xây dựng Trường Lũy cùng với người Kinh để phòng vệ và ngăn lụt.
Trên đỉnh đèo Chim Hút. (Hình: Báo Tuổi Trẻ) |
Ðoàn nghiên cứu do ông Sean Dogle - đại diện Liên Âu hướng dẫn, lần đầu tiên nhìn ngắm đoạn Trường Lũy đi ngang thôn Tân Long Hạ và Nam Lân thuộc huyện Ba Tơ; thôn Rum Ðồn và một đồn lính sơn phòng ở đèo Chim Hút, huyện Nghĩa Hành.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Sean Dogle hứa hẹn sẽ “bỏ công tìm hiểu để làm sáng tỏ những tiềm ẩn của Trường Lũy đồng thời giúp quảng bá để biến Trường Lũy thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.”
Theo VNExpress, với độ dài 133 cây số, nằm vắt qua hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Ðịnh, Trường Lũy là thành lũy dài nhất Ðông Nam Á vừa được khám phá. Ông Nguyễn Tiến Ðông, cán bộ của Viện Nghiên Cứu Khảo Cổ Học Việt Nam cho biết sách sử triều Nguyễn để lại có ghi khá rõ chi tiết về thành lũy này.
Theo Ðại Nam Thực Lục, Trường Lũy được xây bằng các bờ đá xếp cao để chống giặc ngoại xâm, có 115 đồn bảo, mỗi bảo có 10 lính sơn phòng túc trực để canh giữ.
Ðoàn nghiên cứu của Liên Âu đến thăm Trường Lũy. (Hình: Báo Tuổi Trẻ) |
Theo ông Nguyễn Tiến Ðông, Trường Lũy còn khá nguyên vẹn với 70 đồn sơn phòng. Riêng đoạn sát sông Vệ, Trường Lũy được đắp bằng đất sét để ngăn lụt.
Cũng theo VNExpress, người ta tìm thấy một số mảnh chum, nồi, vại bằng đất nung trong 3 cuộc khai quật móng đồn trên đỉnh đèo Chim Hút, đoán là vật dụng của lính sơn phòng thời Nguyễn.
Một số cư dân Quảng Ngãi còn tiết lộ, cả người Thượng cũng góp công xây dựng Trường Lũy cùng với người Kinh để phòng vệ và ngăn lụt.
Ngày 10-3, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam 'công nhận di tích lịch văn hóa cấp quốc gia đối với công trình kiến trúc Trường Lũy tại Quảng Ngãi' và xác nhận Trường Lũy được xây dựng khoảng đầu thế kỷ thứ 19, thời Vua Gia Long.
Tuy nhiên, các tài liệu khảo cổ học mới nhất cho thấy nó được hình thành cách nay đã 400 năm. Theo VNexpress, 'từ năm 2005, các nhà nghiên cứu của Trường Viễn đông bác cổ Pháp và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu. Những kết quả thu được sau năm năm đã chỉ ra rằng, Trường Lũy không những là công trình quân sự (thế kỷ 17) mà còn là điểm giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư thời bấy giờ.'
No comments:
Post a Comment