Trung Quốc đổ lỗi cho những phóng viên nước ngoài gây nên những cuộc xung đột giữa cảnh sát mặc sắc phục và thường phục và người biểu tình tiếp theo những lời kêu gọi biểu tình đòi dân chủ ôn hòa trên mạng tại hai thành phố lớn của nước này hôm Chủ Nhật. Một số nhà báo hành nghề tại Trung Quốc lo ngại có một cuộc đàn áp giới truyền thông.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du bác bỏ lời than phiền của các nhà báo là họ bị tấn công bởi các đám đàn ông mặc thường phục dù không có hành vi khiêu khích, và nói rằng cảnh sát và các lực lượng an ninh khác đã hành động một cách hợp pháp.
Trong suốt 90 phút họp báo, bà Khương Du đã bị vặn hỏi nhiều lần, yêu cầu giải thích về hành vi tàn bạo của các lực lượng an ninh. Bà Khương Du khuyến cáo các nhà báo tuân thủ luật lệ báo chí của nước này. Bà phủ nhận sự kiện là các qui luật đã thay đổi kể từ khi những luật mới được ban hành cho Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Và bà khẳng định là cảnh sát đã thi hành nhiệm vụ của họ một cách đúng đắn và nói rằng các nhà báo nước ngoài phải báo cáo bất cứ vụ tấn công nào cho các văn phòng cảnh sát địa phương.
Một nhà báo Mỹ đã phải nhập viện để chữa trị sau khi bị 5 người đàn ông không rõ tung tích đánh đập tàn nhẫn tại một khu mua bán tại Bắc Kinh gần quảng trường Thiên An Môn.
Bà Khương Du nói cảnh sát địa phương lo về an ninh sẽ điều tra vụ này theo luật định.
Những phóng viên khác cũng bị đối xử thô bạo hay bị bắt giữ.
Một số khác bị những người không xưng tên họ xóa bỏ những cuộn phim video hay phim chụp.
Trưởng Văn phòng VOA tại Bắc Kinh Stephanie Ho được cứu thoát khỏi một băng đàn ông dồn bà vào một cửa tiệm.
Băng video hay phim chụp dùng cho những phóng sự tin tức quốc tế về những vụ đánh đập này cho thấy một nhóm người tấn công các nhà báo trong khi cảnh sát sắc phục đứng nhìn.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman và những đại sứ khác thuộc Liên hiệp châu Âu và Nhật đã đưa ra những tuyên bố lên án các vụ bạo động và yêu cầu Bắc Kinh bảo vệ những nhà báo nước ngoài.
Những qui luật về tường thuật được ban hành trước Thế Vận Hội Bắc Kinh cho phép truyền thông nước ngoài được tự do phỏng vấn người dân Trung Quốc miễn là có sự đồng ý của họ.
Các luật lệ cũng giảm bớt những giới hạn về du hành, trừ những vùng nhạy cảm như Tây Tạng.
Nhiều câu trả lời của bà Khương Du về việc tường trình của các nhà báo có vẻ mơ hồ.
Nhưng bà Khương Du nói các nhà báo nay phải xin phép để tường thuật tại những vị trí quan trọng của Thượng Hải và Bắc Kinh.
Bạo động và những hạn chế chặt chẽ hơn xảy ra sau những lời kêu gọi vô danh trên mạng liên tiếp trong hai tuần lễ liền đề nghị biểu tình ôn hòa.
Kinh tế phát triển trong vòng 20 năm nay tại Trung Quốc. Không có cùng mức độ bất mãn làm nẩy sanh những cuộc nổi loạn chống lại chế độ cai trị độc đảng tại một số quốc gia Trung Đông.
Trung Quốc chi hàng triệu đô la vào một chiến dịch giao tế công cộng nhằm nâng cao hình ảnh của nước này trước mắt thế giới vào lúc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường kinh tế và có tầm ảnh hưởng quan trọng.
Bà Khương Du từ chối trả lời câu hỏi là liệu những phim ảnh thu được về những sự kiện xảy ra hôm Chủ Nhật mà nhiều nhà báo mô tả là côn đồ có một ảnh hưởng tiêu cực lên hình ảnh của Trung Quốc hay không.
No comments:
Post a Comment