Trang thể thao báo Thanh Niên ngày 24 tháng 2, 2011 trương cái tít làm người đọc giật nảy cả mình: “Sẽ mời Nam Nguyễn thi đấu cho VN tại ÐH Châu Á Mùa đông 2017.” Phía dưới là dòng chữ in đậm nhấn mạnh: “Ủy Ban Olympic VN sẽ xúc tiến việc mời VÐV gốc Việt 12 tuổi Nam Nguyễn - người vừa đoạt ngôi vô địch trẻ Canada về trượt băng nghệ thuật, thi đấu cho tuyển VN.”
Em Nam Nguyễn (người Canada gốc Việt) là nhân vật không lạ với làng thể thao trượt băng thế giới. Nam vừa đoạt giải Vô Ðịch Trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia ngày 20 tháng 1, 2011 vừa qua; đồng thời trở thành “nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.”
Bảng thành tích của Nam Nguyễn thật đáng nể: 3 danh hiệu Vô địch Canada gồm: Vô địch lứa tuổi nhi đồng năm 2007 lúc 8 tuổi, hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn Pre-Novice năm 2008 và Novice năm 2009. Báo chí Candana nhận định: “Nam sẽ trở thành tên tuổi lớn của trượt băng nghệ thuật Canada và thế giới.”
Báo Thanh Niên cho hay: “Ông Hoàng Vĩnh Giang, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy Ban Olympic VN, chia sẻ: ‘Quả thực nhìn hình ảnh Nam Nguyễn đứng trên bục nhận HCV cùng hai VÐV cao lớn người Canada, cảm thấy rất xúc động và tự hào về tài năng của một cậu bé mang trong mình dòng máu Việt. Những thành tích của Nam Nguyễn đã chứng tỏ đây thực sự là một tài năng xuất chúng, một thần đồng về môn trượt băng. Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin về Nam Nguyễn, gần như ngay lập tức, tôi đã bàn với một lãnh đạo khác của Tổng Cục TDTT cần phải khẩn trương xúc tiến việc tìm hiểu kỹ về Nam Nguyễn để mời về VN thi đấu.’”
Hình ảnh ông Hoàng Vĩnh Giang đề cập về Nam Nguyễn ở trên thật đáng tự hào, ai là người Việt cũng đều tự hào giống như ông Giang, nhưng câu cuối của ông Giang là “tôi đã bàn với một lãnh đạo khác của Tổng Cục TDTT cần phải khẩn trương xúc tiến việc tìm hiểu kỹ về Nam Nguyễn để mời về VN thi đấu” thì lại vô cùng trớt quớt.
Việt Nam chưa bao giờ là mảnh đất của trượt băng nghệ thuật bởi xứ sở nhiệt đới này làm gì có cái sân trượt băng nào. Hơn 85 triệu người Việt đang sinh sống trong nước (tôi nhấn mạnh cụm từ “sinh sống trong nước”) có được bao nhiêu người mắt thấy, tay sờ được vào đôi giày trượt băng và được đặt bàn chân mình vào đôi giày trượt băng dù chỉ 1 phút? Nếu có một cuộc thống kê, có đến 99,9% kết quả cho câu hỏi này là con số 0 tròn trĩnh.
Người ta còn ngụy biện rằng việc mời Nam Nguyễn nhập quốc tịch Việt Nam để thi đấu dưới danh nghĩa vận động viên Việt Nam là “Chủ trương thu hút nhân tài gốc Việt ở lĩnh vực thể thao rất đáng được hoan nghênh” và dẫn chứng về trường hợp VÐV người Mỹ gốc Việt Mai Lan Fox. Mai Lan Fox “đã cùng đội tuyển bơi Mỹ giành 2 HCV đồng đội ở nội dung 4x100m bơi tự do tiếp sức nữ và 4x100m bơi hỗn hợp tiếp sức nữ tại Thế Vận Hội Atlanta 1996.” Năm 2002, Mai Lan Fox và gia đình có nguyện vọng cho cô về Việt Nam thi đấu để đội tuyển bơi quốc gia dự SEA Games 22, nhưng phía Việt Nam làm thinh.
Việt Nam cũng chưa hề có vận động viên lẫn huấn luyện viên trượt băng nghệ thuật. Vậy nếu Việt Nam bỏ tiền ra mời Nam Nguyễn về thi đấu cho Việt Nam, cho dù Nam Nguyễn sẽ đem về cho Việt Nam hàng đống huy chương, danh hiệu vô địch thế giới, thì người dân Việt Nam (những kẻ đã nai lưng đóng thuế cho Tổng Cục TDTT có tiền) được thụ hưởng điều gì từ những thành tích này?
Một quan chức thể thao Việt Nam còn khẳng định: “Sẽ rất tuyệt vời nếu Nam Nguyễn đồng ý trở về VN thi đấu trong màu áo quốc gia VN. Môn trượt băng chưa phát triển lắm tại VN nhưng chúng ta cũng cần nghĩ đến tương lai.” Nghe cứ như vị quan chức nọ mới từ trên trời rơi xuống, Việt Nam đã có môn thể thao nữ hoàng này hồi nào đâu mà dám nói rằng “chưa phát triển lắm.”
Với môn thể thao vua bóng đá, có thể mời vận động viên ngoại, huấn luyện viên ngoại, bởi lẽ đây là môn thể thao tập thể và phổ biến nhất nước, ai cũng có thể chơi được, ngoại cọ sát với nội làm tăng thêm tính cạnh tranh, tính kỹ thuật, nâng cao trình độ cho nội. Ðịa phương nào nghèo dữ dội cũng có thể làm được một cái sân đá bóng, không sân thì người ta đá bóng trên mặt ruộng cũng xong, nhưng trượt băng nghệ thuật thì không thể trượt trên mặt ruộng được.
Người ta tổ chức Ðại Hội Thể Thao Châu Á Mùa Ðông cho những quốc gia nào có mùa Ðông, Việt Nam không có mùa Ðông ai cũng biết từ đời tám hoánh rồi, không tham gia cũng không ai dám cười chê, có ai ép uổng gì đâu mà phải cố gắng tham gia bằng cách vay mượn vận động viên Nam Nguyễn?
Người Việt từ xưa có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ” để chê cười những kẻ thấy ai có danh tiếng, địa vị, giàu sang... là tươm tướp nhảy vô nhìn bà con, nhìn bạn bè, nhìn quen biết. Vơ vào một vận động viên mà cả thế giới biết rõ không phải do Việt Nam phát hiện và đào tạo (dù anh ta có dòng máu Việt) thì có vinh dự gì cho ngành thể thao Việt Nam.
Là người Việt Nam, tôi tự hào khi Nam Nguyễn đoạt nhiều danh hiệu vô địch, điều đó chứng tỏ người Việt không hèn kém, không bất tài, nhưng tôi sẽ rất xấu hổ khi thành tích không phải của mình mà cứ “vơ vào” cho mình, và sẽ rất xót xa khi thấy các quan chức thể thao Việt Nam quăng tiền ngân sách ra tiêu xài hoang phí để mua hư danh ảo. Trong khi người dân Việt Nam còn nghèo khổ, người dân Việt Nam đang lao đao khốn đốn vì “bão” giá mà “kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” để “chống tư nhân đầu cơ” lại đang “đánh” dân tơi tả bằng ngọn đòn tăng giá điện, tăng giá nước, tăng giá xăng dầu... và tăng thuế, tăng phí.
Với kiểu làm thể thao “hớt bọt nổi trên mặt” của các quan chức thể thao Việt Nam, háo danh, chuộng thành tích ảo, vung tiền ngân sách tiêu xài hoang phí... thì thể thao Việt Nam không những mất tiền mà còn làm thui chột những tài năng trẻ vì không được phát hiện, đầu tư thỏa đáng. Quan chức thể thao Việt Nam cần phải biết xấu hổ với kiểu “thành tích vơ vào” thì thể thao Việt Nam mới có cơ hội khá lên!
Em Nam Nguyễn (người Canada gốc Việt) là nhân vật không lạ với làng thể thao trượt băng thế giới. Nam vừa đoạt giải Vô Ðịch Trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia ngày 20 tháng 1, 2011 vừa qua; đồng thời trở thành “nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.”
Bảng thành tích của Nam Nguyễn thật đáng nể: 3 danh hiệu Vô địch Canada gồm: Vô địch lứa tuổi nhi đồng năm 2007 lúc 8 tuổi, hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn Pre-Novice năm 2008 và Novice năm 2009. Báo chí Candana nhận định: “Nam sẽ trở thành tên tuổi lớn của trượt băng nghệ thuật Canada và thế giới.”
Báo Thanh Niên cho hay: “Ông Hoàng Vĩnh Giang, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy Ban Olympic VN, chia sẻ: ‘Quả thực nhìn hình ảnh Nam Nguyễn đứng trên bục nhận HCV cùng hai VÐV cao lớn người Canada, cảm thấy rất xúc động và tự hào về tài năng của một cậu bé mang trong mình dòng máu Việt. Những thành tích của Nam Nguyễn đã chứng tỏ đây thực sự là một tài năng xuất chúng, một thần đồng về môn trượt băng. Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin về Nam Nguyễn, gần như ngay lập tức, tôi đã bàn với một lãnh đạo khác của Tổng Cục TDTT cần phải khẩn trương xúc tiến việc tìm hiểu kỹ về Nam Nguyễn để mời về VN thi đấu.’”
Hình ảnh ông Hoàng Vĩnh Giang đề cập về Nam Nguyễn ở trên thật đáng tự hào, ai là người Việt cũng đều tự hào giống như ông Giang, nhưng câu cuối của ông Giang là “tôi đã bàn với một lãnh đạo khác của Tổng Cục TDTT cần phải khẩn trương xúc tiến việc tìm hiểu kỹ về Nam Nguyễn để mời về VN thi đấu” thì lại vô cùng trớt quớt.
Việt Nam chưa bao giờ là mảnh đất của trượt băng nghệ thuật bởi xứ sở nhiệt đới này làm gì có cái sân trượt băng nào. Hơn 85 triệu người Việt đang sinh sống trong nước (tôi nhấn mạnh cụm từ “sinh sống trong nước”) có được bao nhiêu người mắt thấy, tay sờ được vào đôi giày trượt băng và được đặt bàn chân mình vào đôi giày trượt băng dù chỉ 1 phút? Nếu có một cuộc thống kê, có đến 99,9% kết quả cho câu hỏi này là con số 0 tròn trĩnh.
Người ta còn ngụy biện rằng việc mời Nam Nguyễn nhập quốc tịch Việt Nam để thi đấu dưới danh nghĩa vận động viên Việt Nam là “Chủ trương thu hút nhân tài gốc Việt ở lĩnh vực thể thao rất đáng được hoan nghênh” và dẫn chứng về trường hợp VÐV người Mỹ gốc Việt Mai Lan Fox. Mai Lan Fox “đã cùng đội tuyển bơi Mỹ giành 2 HCV đồng đội ở nội dung 4x100m bơi tự do tiếp sức nữ và 4x100m bơi hỗn hợp tiếp sức nữ tại Thế Vận Hội Atlanta 1996.” Năm 2002, Mai Lan Fox và gia đình có nguyện vọng cho cô về Việt Nam thi đấu để đội tuyển bơi quốc gia dự SEA Games 22, nhưng phía Việt Nam làm thinh.
Việt Nam cũng chưa hề có vận động viên lẫn huấn luyện viên trượt băng nghệ thuật. Vậy nếu Việt Nam bỏ tiền ra mời Nam Nguyễn về thi đấu cho Việt Nam, cho dù Nam Nguyễn sẽ đem về cho Việt Nam hàng đống huy chương, danh hiệu vô địch thế giới, thì người dân Việt Nam (những kẻ đã nai lưng đóng thuế cho Tổng Cục TDTT có tiền) được thụ hưởng điều gì từ những thành tích này?
Một quan chức thể thao Việt Nam còn khẳng định: “Sẽ rất tuyệt vời nếu Nam Nguyễn đồng ý trở về VN thi đấu trong màu áo quốc gia VN. Môn trượt băng chưa phát triển lắm tại VN nhưng chúng ta cũng cần nghĩ đến tương lai.” Nghe cứ như vị quan chức nọ mới từ trên trời rơi xuống, Việt Nam đã có môn thể thao nữ hoàng này hồi nào đâu mà dám nói rằng “chưa phát triển lắm.”
Với môn thể thao vua bóng đá, có thể mời vận động viên ngoại, huấn luyện viên ngoại, bởi lẽ đây là môn thể thao tập thể và phổ biến nhất nước, ai cũng có thể chơi được, ngoại cọ sát với nội làm tăng thêm tính cạnh tranh, tính kỹ thuật, nâng cao trình độ cho nội. Ðịa phương nào nghèo dữ dội cũng có thể làm được một cái sân đá bóng, không sân thì người ta đá bóng trên mặt ruộng cũng xong, nhưng trượt băng nghệ thuật thì không thể trượt trên mặt ruộng được.
Người ta tổ chức Ðại Hội Thể Thao Châu Á Mùa Ðông cho những quốc gia nào có mùa Ðông, Việt Nam không có mùa Ðông ai cũng biết từ đời tám hoánh rồi, không tham gia cũng không ai dám cười chê, có ai ép uổng gì đâu mà phải cố gắng tham gia bằng cách vay mượn vận động viên Nam Nguyễn?
Người Việt từ xưa có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ” để chê cười những kẻ thấy ai có danh tiếng, địa vị, giàu sang... là tươm tướp nhảy vô nhìn bà con, nhìn bạn bè, nhìn quen biết. Vơ vào một vận động viên mà cả thế giới biết rõ không phải do Việt Nam phát hiện và đào tạo (dù anh ta có dòng máu Việt) thì có vinh dự gì cho ngành thể thao Việt Nam.
Là người Việt Nam, tôi tự hào khi Nam Nguyễn đoạt nhiều danh hiệu vô địch, điều đó chứng tỏ người Việt không hèn kém, không bất tài, nhưng tôi sẽ rất xấu hổ khi thành tích không phải của mình mà cứ “vơ vào” cho mình, và sẽ rất xót xa khi thấy các quan chức thể thao Việt Nam quăng tiền ngân sách ra tiêu xài hoang phí để mua hư danh ảo. Trong khi người dân Việt Nam còn nghèo khổ, người dân Việt Nam đang lao đao khốn đốn vì “bão” giá mà “kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” để “chống tư nhân đầu cơ” lại đang “đánh” dân tơi tả bằng ngọn đòn tăng giá điện, tăng giá nước, tăng giá xăng dầu... và tăng thuế, tăng phí.
Với kiểu làm thể thao “hớt bọt nổi trên mặt” của các quan chức thể thao Việt Nam, háo danh, chuộng thành tích ảo, vung tiền ngân sách tiêu xài hoang phí... thì thể thao Việt Nam không những mất tiền mà còn làm thui chột những tài năng trẻ vì không được phát hiện, đầu tư thỏa đáng. Quan chức thể thao Việt Nam cần phải biết xấu hổ với kiểu “thành tích vơ vào” thì thể thao Việt Nam mới có cơ hội khá lên!
No comments:
Post a Comment