Động đất liên tục từ Haiti, Chilê, rồi Nhật Bản với sóng thần hai tuần trước đây, tiếp theo là Miến Điện thứ Năm tuần này mà cả Thái Lan lẫn Việt Nam bị rung chuyển theo, khiến người vô tâm cách mấy cũng phải tự hỏi phải chăng đã tới lúc quả địa cầu già nua có điều gì không ổn, sự biến đỗi khí hậu do trái đất ấm nóng đang rất rõ nét và đang tăng cường độ từng ngày.
Ngay sau khi thủ đô Hà Nội và một số vùng phụ cận bị rung chuyển nhẹ vào lúc 9 giờ tối thứ Năm, hậu quả trận động đất và dư chấn ở Miến Điện, chừng như người Việt trong và ngoài nước đều thầm nghĩ thiên tai bây giờ không chừa nơi nào mà cũng không rõ sẽ xảy ra tiếp ở nơi nào:
Người ta suy ra nguyên nhân là quả đất quá già cỗi này đang nóng ấm dần lên, tạo sự biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường nơi từng châu lục với tốc độ ngày càng nhanh. Chính vì thế mà mất mùa, khô hạn, lũ lụt và động đất liên tục xảy ra. Người bi quan còn nghĩ rằng nhân loại đang đứng trước nguy cơ tận thế không xa.
Từ Hà Nội
Theo ông Văn Minh, chuyên gia nông nghiệp, đang công tác ở Nigeria và về Hà Nội nghĩ phép, đúng là sự thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn:
Liên tiếp động đất điểm báo điều gì
Thanh Trúc hỏi ý kiến một số thính giả người Việt ở khắp nơi như sau:Ngay sau khi thủ đô Hà Nội và một số vùng phụ cận bị rung chuyển nhẹ vào lúc 9 giờ tối thứ Năm, hậu quả trận động đất và dư chấn ở Miến Điện, chừng như người Việt trong và ngoài nước đều thầm nghĩ thiên tai bây giờ không chừa nơi nào mà cũng không rõ sẽ xảy ra tiếp ở nơi nào:
Người ta suy ra nguyên nhân là quả đất quá già cỗi này đang nóng ấm dần lên, tạo sự biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường nơi từng châu lục với tốc độ ngày càng nhanh. Chính vì thế mà mất mùa, khô hạn, lũ lụt và động đất liên tục xảy ra. Người bi quan còn nghĩ rằng nhân loại đang đứng trước nguy cơ tận thế không xa.
Từ Hà Nội
Theo ông Văn Minh, chuyên gia nông nghiệp, đang công tác ở Nigeria và về Hà Nội nghĩ phép, đúng là sự thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn:
Rõ ràng là đang thay đổi và tốc độ thay đổi bây giờ lớn hơn trước. Trước kia có những kỷ như kỷ băng hà hay kỷ dinosaur thì có những loại động vật trên trái đất chết hàng loạt vì lý do thời tiết, khí hậu hoặc môi trường sống thay đổi, thì nó vẫn thường xuyên xảy ra . Nhưng bây giờ thì tốc độ lớn hơn do việc trái đất ấm nóng lên.
Về khí hậu mà có xu hướng xấu thế này làm làm nông nghiệp thì rất lo. Nước biển dâng thì một số vùng ở phía Nam diện tích canh tác bị ngập mặn là ảnh hưởng rồi. Cứ nóng nhiều thì khô hạn, rõ ràng nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên, công nghiệp mới là ảnh hưởng sau thôi.
Khai thác tài nguyên rừng, biển, mỏ, đất … nếu làm cái việc không lường trước được thì kỷ nguyên mới thay đổi sớm thì không biết rồi lại có kỷ nguyên khác? Việc đấy mà nhận thức ra muộn quá thì cũng nguy hiểm, không xử lý được nữa.
Từ Saigòn
Từ Saigon, bạn Thanh Lâm, góp ý rằng tác động của thiên nhiên cũng một phần do con người:
Người ta phá rừng, đốt rừng hoặc thải nhiều chất thải vào môi trường sống. Thành ra ở Việt Nam bây giờ thời tiết thay đổi rất nhiều, tác động tới sức khỏe tới cả sinh hoạt của con người, làm người ta biến động và không có bình an. Tất cả những điều đó có nguyên nhân hiển nhiên mình phải chấp nhận nhưng không có nghĩa là cam chịu. Phải hiểu có những cái do con người tác động có những cái do thiên nhiên thay đổi.
Khai thác tài nguyên rừng, biển, mỏ, đất … nếu làm cái việc không lường trước được thì kỷ nguyên mới thay đổi sớm thì không biết rồi lại có kỷ nguyên khác? Việc đấy mà nhận thức ra muộn quá thì cũng nguy hiểm, không xử lý được nữa.
Từ Saigòn
Từ Saigon, bạn Thanh Lâm, góp ý rằng tác động của thiên nhiên cũng một phần do con người:
Người ta phá rừng, đốt rừng hoặc thải nhiều chất thải vào môi trường sống. Thành ra ở Việt Nam bây giờ thời tiết thay đổi rất nhiều, tác động tới sức khỏe tới cả sinh hoạt của con người, làm người ta biến động và không có bình an. Tất cả những điều đó có nguyên nhân hiển nhiên mình phải chấp nhận nhưng không có nghĩa là cam chịu. Phải hiểu có những cái do con người tác động có những cái do thiên nhiên thay đổi.
Nhưng mà có một số người lại lấy cái đó để thuyết phục người ta, thì dụ một tín ngưỡng chẳng hạn, có người nói là sắp tận thế rồi tuyên truyền những thuyết giáo này nọ làm cho xáo trộn . Mặc dù mình có đạo và tin nơi Thượng Đế nhưng không vì vậy mà mất sự bình an. Thiên nhiên là một cái gì to tát, mình chỉ là một giọt nước trong đại dương một hạt cát trong sa mạc, mỗi một biến cố theo tôi nghĩ có một ý nghĩa nhất thời nào đó cho những con người đang sống tại đó, cho xã hội đó, cho chính những nhà lãnh đạo trong quốc gia đó, nhắc nhở cảnh tĩnh người ta nên quan tâm nhiều hơn đến môi sinh nhiều hơn , thậm chí quan tâm đến nhau về tình người nữa.
Từ Đảo Noumea
Trong lúc tại Noumea, hòn đảo thuốc Pháp nằm giữa Thái Bình Dương bao la với một cộng đồng Việt Nam sinh sống bao đời, vị chủ chăn là linh mục Ngô Quang Quí cho biết người dân nơi đây không để ý đến chuyện thay đổi thời tiết hay tận thế gì hết:
Từ Đảo Noumea
Trong lúc tại Noumea, hòn đảo thuốc Pháp nằm giữa Thái Bình Dương bao la với một cộng đồng Việt Nam sinh sống bao đời, vị chủ chăn là linh mục Ngô Quang Quí cho biết người dân nơi đây không để ý đến chuyện thay đổi thời tiết hay tận thế gì hết:
Chẳng qua chỉ là thiên tai thôi chứ không có gì về vấn đề tận thế hay là cái gì hết. Bên đây không có ai nghĩ tới vấn đề đó. Động đất với chúng tôi cũng là thường thôi, động nhẹ thôi. Từ Thụy Điển
Thì từ Thụy Điển, ông Văn Vũ nói người dân Thụy Điển rất chú trọng đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và thời tiết đão lộn:
Rất nhiều người bàn luận về vấn đề thời tiết thay đổi đột ngột có thể trở lại thời kỳ tuyết động đá như ngày xưa hoặc là có thể bị nóng bỏng lên cũng không biết.
Thì từ Thụy Điển, ông Văn Vũ nói người dân Thụy Điển rất chú trọng đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và thời tiết đão lộn:
Rất nhiều người bàn luận về vấn đề thời tiết thay đổi đột ngột có thể trở lại thời kỳ tuyết động đá như ngày xưa hoặc là có thể bị nóng bỏng lên cũng không biết.
Tôi cũng thường quan tâm tới đồng bào của mình ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại vấn đề những đập thuỷ điện ở trên nó ngăn rồi, muà khô không có đủ nước để đẩy nước mặn ra, nó làm thiệt hai cho nông nghiệp. Mùa lũ thì họ xã nước nhiều quá thì hay lũ lụt. Tôi nghĩ vấn đề đó thôi chứ ngoài ra không nghĩ xa hơn nữa. Từ ParisÔng Khoát, đang ở Paris, bày tỏ cảm nghĩ:
Sau trận động đất ở Nhật thì người ta nói đảo có di chuyển đi và trục của quả đất tôi có đọc thì biết là nó cũng nghiêng đi một độ nào sau trận ở Chili và trận vừa rồi ở bên Nhật. Đương nhiên có những thay đổi trên quả đất này mà chắc có lẽ dễ nhận nhất là khí hậu. Tôi nghĩ đã có thay đổi.
Ông lấy thí dụ như năm vừa rồi ở Paris là mới tháng Mười Hai đã có tuyết sớm:Liên tiếp hai tuần ngày nào cũng có, chuyện ít khi thấy ở Paris. Về những biến cố thiên nhiên vừa xảy ra như động đất với lại tsunami tuy là chuyện không may nhưng hy vọng cũng làm cho nhiều người thay đổi. Từ Mascơva
Trên đường dây viễn liên từ Mascơva, thủ đô nước Nga, chị Lan Hương khẳng định giới khoa học từng báo động về sự biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường tác động đến nước Nga với một mùa đông 2009 lạnh cực kỳ, một mùa hè 2010 nóng nhất từ năm ngàn năm trở lại và năm 2011 này thì rõ nét nhất là Châu Á với những trận động đất liên tiếp và dồn dập: Cũng khá là muộn màng khi mà sự thay đổi đã diễn ra rất sâu rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến con người rồi. Nhưng mà người Nga có câu ngạn ngữ là thà muộn còn hơn không bao giờ. Thì dẫu là nhận thức muộn màng như vậy nhưng nếu mà ngay bây giờ mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường mình đang sống thì hy vọng trong vài chục năm nữa thế hệ con cháu của chúng ta vẫn còn một hành tinh sạch đẹp trong lành và có thể sống được để tiếp tục nòi giống của loài người.Từ Hoa Kỳ
Ngay cả những người nghe đài Á Châu Tự Do ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng bắt đầu tin rằng khí hậu địa cầu đang đảo chiều, có khi đông nóng mà hè mát dịu hoặc bão táp, hay có khi xuân lạnh giá mà thu thì nóng như mùa hè.
Thính giả tên Dũng chia xẻ: Trái đất chúng ta đang ở có nhiều căng thẳng thì những chuyện thiên tai dồn dập gần đây cũng như hiện tượng khí hậu thế giới bắt đầu thay đổi là chuyện có thật. Chúng ta phải chăm sóc quả địa cầu này tốt hơn kỹ hơn. Đó là ưu tư chung của tất cả mọi người. Tôi nghĩ không cần thiết phải sợ hãi, thái độ an bình và vững chãi giúp cho mọi người chung quanh an bình và vững chải hơn, không loan tin đồn thất thiệt hay là bàn tán qua nhiều những gì mình nghĩ không lợi ích cho cộng đồng.
Sau cùng xin mượn lời một thính giả khác của RFA, chị Thuỷ Tiên, để kết thúc bài này: Dĩ nhiên thiên nhiên thì tác động đến đời sống của mọi người rồi. Thiên tai, bão lụt, động đất, đất chuồi nó phải ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp mọi mặt. Nếu nói về tâm linh thì người ta nghĩ là sắp tận thế. Nếu nói về môi trường nói về thiên nhiên thì cái này chỉ là biến động của trái đất, sự cấu tạo của trái đất, thay đổi của trái đất, chứ không thể đổ lỗi là tại con người mà ngày hôm nay trái đất như vậy được.
Mình cứ lạc quan, giữ gìn sức khỏe để mình sẽ đối đầu với những gì sắp xảy tới trong tương lai mà không ai biết được. Mai có tận thế thì mai tính, vậy đi.
Sau trận động đất ở Nhật thì người ta nói đảo có di chuyển đi và trục của quả đất tôi có đọc thì biết là nó cũng nghiêng đi một độ nào sau trận ở Chili và trận vừa rồi ở bên Nhật. Đương nhiên có những thay đổi trên quả đất này mà chắc có lẽ dễ nhận nhất là khí hậu. Tôi nghĩ đã có thay đổi.
Ông lấy thí dụ như năm vừa rồi ở Paris là mới tháng Mười Hai đã có tuyết sớm:Liên tiếp hai tuần ngày nào cũng có, chuyện ít khi thấy ở Paris. Về những biến cố thiên nhiên vừa xảy ra như động đất với lại tsunami tuy là chuyện không may nhưng hy vọng cũng làm cho nhiều người thay đổi. Từ Mascơva
Trên đường dây viễn liên từ Mascơva, thủ đô nước Nga, chị Lan Hương khẳng định giới khoa học từng báo động về sự biến đổi khí hậu và thời tiết bất thường tác động đến nước Nga với một mùa đông 2009 lạnh cực kỳ, một mùa hè 2010 nóng nhất từ năm ngàn năm trở lại và năm 2011 này thì rõ nét nhất là Châu Á với những trận động đất liên tiếp và dồn dập: Cũng khá là muộn màng khi mà sự thay đổi đã diễn ra rất sâu rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến con người rồi. Nhưng mà người Nga có câu ngạn ngữ là thà muộn còn hơn không bao giờ. Thì dẫu là nhận thức muộn màng như vậy nhưng nếu mà ngay bây giờ mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường mình đang sống thì hy vọng trong vài chục năm nữa thế hệ con cháu của chúng ta vẫn còn một hành tinh sạch đẹp trong lành và có thể sống được để tiếp tục nòi giống của loài người.Từ Hoa Kỳ
Ngay cả những người nghe đài Á Châu Tự Do ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng bắt đầu tin rằng khí hậu địa cầu đang đảo chiều, có khi đông nóng mà hè mát dịu hoặc bão táp, hay có khi xuân lạnh giá mà thu thì nóng như mùa hè.
Thính giả tên Dũng chia xẻ: Trái đất chúng ta đang ở có nhiều căng thẳng thì những chuyện thiên tai dồn dập gần đây cũng như hiện tượng khí hậu thế giới bắt đầu thay đổi là chuyện có thật. Chúng ta phải chăm sóc quả địa cầu này tốt hơn kỹ hơn. Đó là ưu tư chung của tất cả mọi người. Tôi nghĩ không cần thiết phải sợ hãi, thái độ an bình và vững chãi giúp cho mọi người chung quanh an bình và vững chải hơn, không loan tin đồn thất thiệt hay là bàn tán qua nhiều những gì mình nghĩ không lợi ích cho cộng đồng.
Sau cùng xin mượn lời một thính giả khác của RFA, chị Thuỷ Tiên, để kết thúc bài này: Dĩ nhiên thiên nhiên thì tác động đến đời sống của mọi người rồi. Thiên tai, bão lụt, động đất, đất chuồi nó phải ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp mọi mặt. Nếu nói về tâm linh thì người ta nghĩ là sắp tận thế. Nếu nói về môi trường nói về thiên nhiên thì cái này chỉ là biến động của trái đất, sự cấu tạo của trái đất, thay đổi của trái đất, chứ không thể đổ lỗi là tại con người mà ngày hôm nay trái đất như vậy được.
Mình cứ lạc quan, giữ gìn sức khỏe để mình sẽ đối đầu với những gì sắp xảy tới trong tương lai mà không ai biết được. Mai có tận thế thì mai tính, vậy đi.
No comments:
Post a Comment