Một tuần lễ không kích vào Libya đã mang lại kết quả cụ thể đầu tiên : Lực lượng nổi dậy được không quân phương Tây yểm trợ, đã chiếm lại thành phố chiến lược Ajdabiya ngày hôm qua, 27/03/2011. Quân nổi dậy Libya thừa thắng xông lên, tiến về các trung tâm quyền lực ở phía tây, vẫn nằm trong tay chế độ Kadhafi. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, rất nhiều nguy nan đang chờ đợi liên quân quốc tế trong những ngày sắp tới đây.
Đánh giá của tổng thống Mỹ Barack Obama về tình hình Libya rất lạc quan. Phát biểu vào hôm qua, ông xác định rằng chiến dịch quân sự tại Libya của Hoa Kỳ và các đồng minh “đang thành công”. Nhận định của ông Obama được đưa ra đúng vào lúc trên chiến trường, thành phố Ajdabiya ở ven biển phía đông Libya, cách thủ đô Tripoli 700 km, đã rơi trở lại vào tay quân nổi dậy chống Kadhafi.
Đại tá Thierry Burkhard, phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp cũng lạc quan không kém khi cho rằng : “Với việc chiếm lại Ajdabiya, xu hướng tại Libya đã được đảo ngược”. Theo ông, “các đe dọa đè nặng trên dân chúng đã giảm tại Benghazi (cứ địa của phong trào nổi dậy) và cũng bắt đầu nhẹ bớt đi ở nơi khác".
Ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng phòng không Libya chưa bị triệt tiêu
Một thành công khác của liên quân quốc tế : Giành được ưu thế áp đảo trên không phận Libya. Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc đã áp đặt một "vùng cấm bay" để không cho lực lượng không quân của đại tá Kadhafi tung hoành. Một vài lần vi phạm hiếm hoi đã bị trừng trị ngay lập tức. Hôm 24/03 vừa qua, một chiếc phản lực huấn luyện cũ kỹ G2 Galeb của không quân Libya đã bị một chiến đấu cơ Rafale của Pháp bắn hạ, sau vỏn vẹn 10 phút bay.
Tuy nhiên, hiểm họa đối với phi cơ của liên quân quốc tế không phải là đã hoàn toàn biến mất. Theo đại tá Burkhard, nếu "đã bị tổn thất nghiêm trọng" sau các đợt tấn công của không quân phương Tây, điều đó không có nghĩa là các đơn vị phòng không Libya đã hoàn toàn bị phá hủy.
Hầu hết các hệ thống phòng không cố định của quân đội Kadhafi, chẳng hạn như các loại tên lửa địa đối không SA-2 và SA-5 của Liên Xô, đã bị phá tan, nhưng các đơn vị phòng không di động như xe thiết giáp trang bị súng cao xạ ZSU-23-4 vẫn còn đó, và nhất là các loại tên lửa bắn máy bay xách tay SA-7 lợi hại.
Hôm 25/03 vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gérard Longuet đã tỏ ý rất thận trọng, cho rằng chiến dịch của không quân tại Libya sẽ là một "nhiệm vụ lâu dài". Tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, thì dự đoán là việc tham chiến tại Libya sẽ phải kéo dài "nhiều tuần lễ".
Làm sao tránh được việc thường dân bị vạ lây trong các vụ không kích ?
Một khó khăn khác mà liên quân quốc tế sẽ phải vượt qua trong thời gian tới đây là làm sao không vi phạm nhiệm vụ ‘’bảo vệ thường dân’’ vốn là nền tảng của nghị quyết 1973 cho phép can thiệp vào Libya.
Sau chiến thắng tại Ajdabiya, lực lượng nổi dậy đang có kế hoạch tiến hành giải phóng các thành phố, thị xã còn lại ở Libya, kể cả căn cứ địa của đại tá Kadhafi là Sirte và các trung tâm dân cư lớn như Misrata. Chiến thuật của họ rất đơn giản : Đi tiếp thu từng nơi một, nếu gặp kháng cự thì đánh chiếm.
Họ hy vọng là liên quân quốc tế sẽ giúp tiêu diệt lực lượng trung thành với chế độ Kadhafi nếu phe này dùng võ lực kháng cự. Theo kịch bản này thì không quân quốc tế sẽ phải tung chiến dịch tiêu diệt trước lực lượng Kadhafi để mở đường cho quân nổi dậy. Đây là kịch bản giải phóng Ajdabiya trong những ngày qua.
Có điều là trong trường hợp của một nơi như thành phố Sirte chẳng hạn, với đại đa số cư dân ủng hộ đại tá Kadhafi, thì không quân quốc tế sẽ phải làm sao để giúp đỡ quân nổi dậy ? Chẳng lẽ oanh kích vào tất cả những ai cản đường quân nổi dậy hay sao ?
Cũng như vậy, tại thành phố Misrata, rõ ràng là lực lượng chính phủ đang khủng bố dân chúng, bố trí chiến xa ngay trong các khu phố đông dân, và cài lính bắn tỉa trên các tòa nhà cao tầng. Làm thế nào để triệt hạ các mục tiêu đó mà không không gây thương vong cho thường dân vô tội ?
Theo các nhà phân tích, trên đây là những khó khăn mà liên quân quốc tế cần phải nhanh chóng vượt qua nếu muốn thành công trong mục tiêu lật đổ chế độ Kadhafi hay thúc đẩy chiến thắng của phe nổi dậy mà không làm cho Libya bị chia cắt.
Đại tá Thierry Burkhard, phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp cũng lạc quan không kém khi cho rằng : “Với việc chiếm lại Ajdabiya, xu hướng tại Libya đã được đảo ngược”. Theo ông, “các đe dọa đè nặng trên dân chúng đã giảm tại Benghazi (cứ địa của phong trào nổi dậy) và cũng bắt đầu nhẹ bớt đi ở nơi khác".
Ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng phòng không Libya chưa bị triệt tiêu
Một thành công khác của liên quân quốc tế : Giành được ưu thế áp đảo trên không phận Libya. Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc đã áp đặt một "vùng cấm bay" để không cho lực lượng không quân của đại tá Kadhafi tung hoành. Một vài lần vi phạm hiếm hoi đã bị trừng trị ngay lập tức. Hôm 24/03 vừa qua, một chiếc phản lực huấn luyện cũ kỹ G2 Galeb của không quân Libya đã bị một chiến đấu cơ Rafale của Pháp bắn hạ, sau vỏn vẹn 10 phút bay.
Tuy nhiên, hiểm họa đối với phi cơ của liên quân quốc tế không phải là đã hoàn toàn biến mất. Theo đại tá Burkhard, nếu "đã bị tổn thất nghiêm trọng" sau các đợt tấn công của không quân phương Tây, điều đó không có nghĩa là các đơn vị phòng không Libya đã hoàn toàn bị phá hủy.
Hầu hết các hệ thống phòng không cố định của quân đội Kadhafi, chẳng hạn như các loại tên lửa địa đối không SA-2 và SA-5 của Liên Xô, đã bị phá tan, nhưng các đơn vị phòng không di động như xe thiết giáp trang bị súng cao xạ ZSU-23-4 vẫn còn đó, và nhất là các loại tên lửa bắn máy bay xách tay SA-7 lợi hại.
Hôm 25/03 vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gérard Longuet đã tỏ ý rất thận trọng, cho rằng chiến dịch của không quân tại Libya sẽ là một "nhiệm vụ lâu dài". Tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, thì dự đoán là việc tham chiến tại Libya sẽ phải kéo dài "nhiều tuần lễ".
Làm sao tránh được việc thường dân bị vạ lây trong các vụ không kích ?
Một khó khăn khác mà liên quân quốc tế sẽ phải vượt qua trong thời gian tới đây là làm sao không vi phạm nhiệm vụ ‘’bảo vệ thường dân’’ vốn là nền tảng của nghị quyết 1973 cho phép can thiệp vào Libya.
Sau chiến thắng tại Ajdabiya, lực lượng nổi dậy đang có kế hoạch tiến hành giải phóng các thành phố, thị xã còn lại ở Libya, kể cả căn cứ địa của đại tá Kadhafi là Sirte và các trung tâm dân cư lớn như Misrata. Chiến thuật của họ rất đơn giản : Đi tiếp thu từng nơi một, nếu gặp kháng cự thì đánh chiếm.
Họ hy vọng là liên quân quốc tế sẽ giúp tiêu diệt lực lượng trung thành với chế độ Kadhafi nếu phe này dùng võ lực kháng cự. Theo kịch bản này thì không quân quốc tế sẽ phải tung chiến dịch tiêu diệt trước lực lượng Kadhafi để mở đường cho quân nổi dậy. Đây là kịch bản giải phóng Ajdabiya trong những ngày qua.
Có điều là trong trường hợp của một nơi như thành phố Sirte chẳng hạn, với đại đa số cư dân ủng hộ đại tá Kadhafi, thì không quân quốc tế sẽ phải làm sao để giúp đỡ quân nổi dậy ? Chẳng lẽ oanh kích vào tất cả những ai cản đường quân nổi dậy hay sao ?
Cũng như vậy, tại thành phố Misrata, rõ ràng là lực lượng chính phủ đang khủng bố dân chúng, bố trí chiến xa ngay trong các khu phố đông dân, và cài lính bắn tỉa trên các tòa nhà cao tầng. Làm thế nào để triệt hạ các mục tiêu đó mà không không gây thương vong cho thường dân vô tội ?
Theo các nhà phân tích, trên đây là những khó khăn mà liên quân quốc tế cần phải nhanh chóng vượt qua nếu muốn thành công trong mục tiêu lật đổ chế độ Kadhafi hay thúc đẩy chiến thắng của phe nổi dậy mà không làm cho Libya bị chia cắt.
No comments:
Post a Comment