Sự thật liên quan đến những câu chuyện tâm linh dạng truyền miệng về hồn ma nhà họ Hứa đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua tại Sài Gòn và một phần chân dung ông vua bất động sản Hứa Bổn Hòa.
Người ta vẫn tin rằng, vào những đêm mưa gió sụt sùi hay khi trời đất âm u, cái thời tiết mà ông bà ngày xưa vẫn quen miệng gọi là “Trời hư quỷ lộng, đất động chó tru” thì phía trên lầu của căn nhà 2 tầng đang bỏ hoang trên đường Phó Đức Chính, Q1, TP.HCM (nằm liền kề Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) lại xuất hiện cái bóng trắng mang dáng dấp của một người con gái.
Thi thoảng những bác tài
Giai thoại về cái chết và hồn ma nhà họ HứaBa tòa nhà liền kề nhau theo vòng cánh cung từ ngã ba Nguyễn Thái Bình kéo dài đến Phó Đức Chính xa xưa cùng có chung một chủ, ông vua bất động sản của Việt Nam thời Pháp thuộc – Hứa Bổn Hòa. Tài liệu còn lưu trữ cho thấy ba căn biệt thự kiểu Pháp nằm liền kề nhau chỉ là một phần rất nhỏ trong hơn 20 nghìn căn nhà mà vua bất động sản Hứa Bổn Hòa sở hữu thời bấy giờ.
Người dân từ Sài Gòn quen miệng gọi Hứa Bổn Hòa là chú Hỏa. Gọi riết thành quen, lâu dần thành đường chú Hỏa, phố chú Hỏa, ngã ba chú Hỏa. Tất nhiên không có con đường hoặc khu phố nào được đặt tên như vậy. Tất cả chỉ là do quen miệng gọi mà nên.
Giai thoại liên quan đến “hồn ma nhà họ Hứa”, tức người con gái út chết vì bệnh phong của Hứa Bổn Hòa như sau:
Lời kể thứ nhất: “Đêm đó vào ca trực của mình, tôi phát hiện trên căn phòng nằm ở tầng 2 của tòa nhà mà mình đang bảo vệ vẫn chưa đóng cửa sổ và đèn đang mở. Không nghĩ ngợi gì nhiều, tôi lập tức leo lên cầu thang tiến về căn phòng ấy để đóng cửa sổ và tắt đèn. Nhưng khi vừa đặt chân lên cầu thang, tôi rùng mình vì thoáng thấy bóng ai đó đang đứng trên lầu và nhìn xuống, rọi đèn pin lên phía trên thì không thấy gì.
Lấy hết can đảm tôi bước dần lên từng bậc cầu thang và đột nhiên nghe có bước chân ai đang đi theo sau mình. Khi đến căn phòng, tôi sởn cả gai ốc vì ánh mắt ai đó đang nhìn xoáy sau gáy. Tôi với tay định đóng cửa sổ, thì bất ngờ con mèo đen ở đâu đó phóng ào qua của sổ và đứng nhìn tôi chằm chằm… Từ đó, không ai đủ can đảm để bước lên lầu vào buổi tối”.
Lời kể thứ hai: “Tôi là nhân viên của tòa nhà nằm cạnh ngôi nhà mà con gái chú Hỏa từng sinh sống. Trưa, tôi vẫn có thói quen nằm đọc sách trong phòng vắng tại tòa nhà mình đang làm việc. Một lần tôi ngờ ngợ thấy có một người con gái đứng ngay đầu giường chỉ vào tôi và chỉ ra phía cửa phòng như muốn nói đuổi tôi đi. Tôi không nhớ rõ mặt của cô gái đó”.
Lời kể thứ ba: “Chạng vạng chiều, khi chúng tôi chuẩn bị giao ca trực thì nghe tiếng báo cháy của thiết bị báo động. Phía phát ra tiếng còi báo cháy là từ căn phòng có đặt linh vị của chú Hỏa. Theo trí nhớ của tôi hầu như không ai thắp hương cho chú Hỏa. Chính vì vậy việc tiếng còi báo cháy xuất phát từ căn phòng đó là điều rất bất thường. Khi chúng tôi chạy đến cửa phòng thì tiếng còi báo cháy bỗng dưng im bặt. Mọi người đều thấy khói nhang bảng lảng trong phòng, vẫn ngửi được mùi thơm, nhưng trên bàn thờ chú Hỏa vẫn lạnh tanh”.
Căn phòng trước đây là phòng ngủ của con gái Hứa Bổn Hòa |
Khi tin đồn thành phim “Con ma nhà họ Hứa”Đầu tiên là những thông tin lưu truyền trên mạng Internet. Tiếp đến là lời kể của những người đang làm việc và sinh sống gần khu nhà xưa kia là nhà của chú Hỏa đã kích thích tôi ghê gớm. Vốn dĩ tôi không tin nhiều và chuyện tâm linh, nên cứ cố đi tìm một lời giải hợp lý nhất cho những câu chuyện đầy tính ma mị này.
Tài liệu tôi tìm được là cuốn sách được in tại hải ngoại của nhà văn Phạm Phong Dinh, một cuốn sách kể chuyện kinh dị có tựa đề “Ngôi cổ mộ nhà họ Hứa”. Nội dung sách tập trung nhắc lại những chuyện thần bí quanh cái chết của cô con gái út mà ông vua bất động sản Hứa Bổn Hòa nhất mực yêu thương.
Đây có thể được coi là tài liệu duy nhất được thể hiện bằng văn bản liên quan đến ngôi nhà này. Tiếc thay nội dung của một tác phẩm văn học và nội dung của một bài báo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thế nên, đầu mối duy nhất mà tôi lần theo là lời kể của một người khá am tường về Sài Gòn, đặc biệt là Sài Gòn trước năm 1975. Hiện tại, ông là nhà văn và là nhà biên kịch rất nổi tiếng (tác giả kịch bản phim “Kiều nữ và đại gia”), luôn được giới sản xuất phim săn đón.
Nhà văn này lý giải, sở dĩ những tin đồn về hồn ma của cô con gái út Hứa Bổn Hòa vẫn còn sống được đến bây giờ là bởi bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do hãng phim Dạ Lý Hương sản xuất được chỉ đạo bởi đạo diễn Lê Mộng Hoàng đã tạo nên một cơn sốt vé khủng khiếp tại Sài Gòn vào những năm trước 1975.
Chính hiệu ứng cinema này đã khiến cho đám đông không biết đâu là “phim thật”, không biết đâu là “ma giả”. Mà những gì liên quan đến chuyện… truyền miệng thì lại cũng khó kiểm định về tính chính xác của nó hơn. Thêm vào đó, đột nhiên căn nhà giữa nơi cô gái út của Hứa Bổn Hòa lại bị bỏ hoang một cách kỳ lạ trong khi hai căn nhà kề bên nó lại được trưng dụng làm các công trình khác nhau.
Thứ đến, khoảng sân trước của ngôi nhà khá rộng với nhiều cây cối âm u. Một ngôi nhà vừa to lớn, vừa cũ kỹ lại vừa không có người ở, phía trước là cây cối rậm rạp, thật dễ gây cảm giác liêu trai. Mà không khí liêu trai thì không thể thiếu đi những câu chuyện vừa giật gân vừa lạ lẫm để tô đậm cho sự huyễn hoặc đó.
“Bởi theo hiểu biết của tôi, ngoài chuyện trấn yểm để làm thần giữ của trong nhà vốn dĩ được các đại gia người Hoa thường sử dụng, thì hầu như là khi người thân mình nằm xuống, người Hoa sẽ làm mọi cách để họ không còn “quyến luyến” với người còn sống. Và cô con gái út là người mà Hứa Bổn Hòa yêu thương nhất thì không lẽ gì vua bất động sản này lại để cho con gái mình cứ vất vưởng mãi ở trong căn nhà ấy”, nhà văn này nói.
Tôi đưa tài liệu mình tìm được cho nhà văn xem. Tài liệu này thể hiện khi cô con gái út mất vì bệnh phong, do quá thương yêu con nên Hứa Bổn Hòa đã không cho khâm liệm mà mang thi thể của cô con gái này đặt vào quan tài bằng đá phía trên được đậy kính trong suốt. Ông cho người đặt quan tài này ngay giữa phòng của con gái như cách để tự lừa dối mình rằng cô con gái út mà ông rất yêu thương vẫn còn sống.
Nhà văn không tin vào giả thuyết này lắm, bởi theo ông, Hứa Bổn Hòa là một người cực kỳ thông minh, nhìn xa trông rộng. Đơn giản nhất ông có thể bước một bước dài từ kẻ bần hàn lên ngôi đế vương thì cần thiết phải có một thần kinh thép, tâm vững như núi. Thế nên làm gì có chuyện ông vì bi thương mà điên rồ đến mức độ đặt thi hài con gái ở mãi trong căn phòng đó.
Và ông kể theo cách của mình: Khi phát hiện ra mình bị mắc chứng phong cùi, người con gái út của Hứa Bổn Hòa rất hoảng loạn. Vốn dĩ được cưng từ trong trứng cưng ra, nhà lại có nhiều kẻ hầu người hạ nên cô con gái út trút hết những u uất trong người mình lên tôi tớ. Cô gào thét, chửi bới từ sáng sớm đến đêm thâu. Cho đến khi bệnh phong làm cô trở nên dị dạng trong hình hài bị lở loét, thì cơn bấn loạn trong người cô gái này càng lên cao hơn bao giờ hết.
Để ngăn chặn những cơn cuồng loạn của con gái, Hứa Bổn Hòa đã cho người dùng gỗ bao quanh căn phòng của cô con gái út lại, chỉ chừa một khoảng hở nhỏ đủ để người hầu đưa cơm và nước uống phục vụ mỗi ngày. Bị nhốt, bị bệnh, tâm trí của cô gái cực kỳ bất thường, cô có thể la hét, chửi rủa, cười nói, khóc lóc bất kể ngày đêm.
Điều này, càng khiến những tin đồn về chuyện nhà chú Hỏa có ma có điều kiện để lan rộng.
Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM |
Đám ma giả và nỗi tuyệt vọng của người cha yêu conTrên thực tế, giả thuyết hợp lý nhất về “hồn ma nhà họ Hứa” chính là chuyện khi phát hiện ra con gái út bị bệnh phong. Hứa Bổn Hòa đã làm đủ mọi cách để cứu chữa cho con gái nhưng vô vọng. Ông từng huy động hàng chục đội quân về khu U Minh – Cà Mau để tìm ngọc ong, một loại linh dược của trời đất với hy vọng thứ thần dược thiên nhiên này khi hòa với vàng sẽ làm chậm lại mức độ phát bệnh của con mình. Nhưng tất cả chỉ là giải pháp tình thế.
Việc cô con gái út cứ chửi rủa bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào đã khiến Hứa Bổn Hòa bận tâm. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định cho người mang con mình về căn nhà ở Lái Thiêu (nay thuộc Bình Dương) để tiện bề chăm sóc. Trước khi thực hiện kế hoạch này, Hứa Bổn Hòa đã tổ chức một đám ma cho con gái rất hoành tráng nhằm đánh lừa dư luận.
Đây là đám ma lớn và ầm ĩ nhất Gia Định thời điểm ấy và hầu như tất cả những người đang sinh sống tại Sài Gòn – Gia Định đều thương tiếc cô con gái út của Hứa Bổn Hòa không may chết sớm. Chỉ một số ít người biết rằng cô gái này mất bởi di chứng của căn bệnh phong nhiều năm sau khi tổ chức đám ma.
“Con ma nhà họ Hứa” là phim kinh dị 90 phút do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện trên kịch bản của Nguyễn Phương, hãng Dạ Lý Hương sản xuất, với các diễn viên: Bạch Tuyết, Dũng Thanh Lâm, Tư Rọm, bà Năm Sa Đéc, Ba Vân, Năm Châu, Tâm Phan, Khả Năng, Thanh Việt, Minh Ngọc, Tùng Lâm, bé Thy Mai…
Phim là câu chuyện kể về đứa con gái của chú Hỏa. Con gái này bị bệnh phong, lở loét khắp người. Vì con gái bị bệnh như vậy, nên chú Hỏa cho con gái sống cách ly trong phòng kín, hằng ngày cho quản gia đem đồ ăn, áo quần đến chăm sóc. Lúc đầu, người quản gia không thắc mắc gì cho lắm (đối với người Hoa, quản gia là người rất trung thành, chủ biểu gì làm nấy).
Nhưng sau đó một thời gian, ông ta mới thắc mắc không hiểu vì sao cô con gái bị bệnh đến bây giờ vẫn còn sống (theo như y học thì những bệnh như vậy không sống được lâu) và mỗi ngày ông vẫn phải đem cơm, quần áo đến phòng rồi lấy đi những bộ quần áo dính đầy máu. Người quản gia quyết định thực hiện cuộc điều tra tìm hiểu sự thật…
Phim được quay ở một tòa biệt thự tại Đà Lạt và cho đến nay biệt thự đó vẫn được đồn đoán là “nhà ma”…
KỲ 2: NGƯỜI CHA GIÀU CÓ VÀ HỒN MA CON GÁI ÚT
Sau khi những lời đồn thổi về “Hồn ma nhà họ Hứa” phát triển thành chuyện… truyền miệng, thì những giai thoại về khu an táng của Hứa Bổn Hòa xuất hiện.
Nhấc chân một cái là thoáng chốc, Hứa Bổn Hòa hiện thân thành ông vua không ngai trong ngành bất động sản tại Sài Gòn- Gia Định đầu thế kỷ 20. Hứa Bổn Hòa có cách làm ăn mà mãi đến những năm gần đây, giới đầu tư bất động sản mới nghĩ ra, chính là… mua đất theo dạng đón đầu quy hoạch. Mấy ai biết, hơn 100 năm trước, Hứa Bổn Hòa đã sở hữu hơn 20 nghìn căn nhà và đó chỉ là khối lượng tài sản nổi. Còn khối lượng tài sản chìm của ông thì không ai có thể tính nổi. Chỉ bấy nhiêu đó, đủ thấy cái tầm của Hứa Bổn Hòa lớn đến mức nào (!).
Hứa Bổn Hòa là người được xếp thứ tư trong câu vè nổi tiếng của miền Nam thời Pháp thuộc: “Nhất Sỹ - Nhì Phương - Tam Xưởng - Tứ Hỏa” (Tức Huyện Sỹ Lê Phát Đạt – Bá hộ Lý Tường Quan và chú Hỏa Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa)). Mặc dầu chỉ xếp thứ tư trong “tứ đại quan gia”, nhưng về mức độ gia sản thì chưa biết ai có thể qua mặt được Hứa Bổn Hòa hay không. Và trong “Tứ đại quan gia” này, Hứa Bổn Hòa là người để lại nhiều giai thoại xung quanh cuộc đời và sự nghiệp… kiếm tiền của mình.
Hứa Bổn Hòa gốc là người Minh Hương. Xuất phát điểm của ông vua bất động sản Hứa Bổn Hòa cực thấp. Ông làm nghề thu mua phế liệu (hay còn gọi là buôn bán ve chai) thời khốn khó. Chắt chiu được ít vốn, ông mở đại lý thu gom phế liệu để kiếm lời từ những người buôn bán nhỏ.
Cơ hội đến với Hứa Bổn Hòa khi ông thắng thầu trong phi vụ mua hơn 20 nghìn cái máy truyền tin của quân đội Pháp. Trên thực tế, đây là một trong những giai thoại về sự giàu có nhanh chóng của Hứa Bổn Hòa, kiểu như ông nhặt được hàng chục kí vàng khi đi tìm phế liệu, hay chuyện hùn vốn mở sòng bạc và tiệm đồ với người Pháp, rồi được chia của cải ở Nam Kỳ lục tỉnh…
Một lần, Hứa Bổn Hòa nhận được lời mới tham gia phiên đấu giá hàng vạn cái máy truyền tin của quân đội Pháp cùng 10 đại lý buôn bán phế liệu khác. Khi viên thượng sĩ người Pháp đặt vấn đề muốn thanh lý toàn bộ số máy truyền tin trên, các chủ phế liệu chỉ mỉm cười, trừ Hứa Bổn Hòa. Bởi vào thời điểm đó, máy truyền tin đối với nhiều người hoàn toàn không có giá trị về mặt… tái sản xuất. Nhưng, Hứa Bổn Hòa lại nghĩ khác.
Lời đồn trong giới thương nhân người Hoa cho biết, trước khi tham gia phiên đấu này, Hứa Bổn Hòa từng thành công khi phân kim và tìm thấy vàng từ một chiếc máy truyền tin bị hỏng. Vì vậy, ông nhanh chóng nắm cơ hội dành riêng cho mình từ cuộc đấu giá mà sản phẩm được mang ra “sàn” lại bị chối bỏ này. Vận dụng tất cả các mối quan hệ, Hứa Bổn Hòa đã vay mượn và cầm cố tài sản với số tiền đủ để mua lại toàn bộ số máy truyền tin của quân đội Pháp. Sau khi phân kim, ông thu được một lượng lớn vàng.
Có số vốn mạnh trong tay, Hứa Bổn Hòa nhanh chóng rời bỏ ngành phế liệu mà tập trung vốn vào kinh doanh bất động sản. Đây là một trong những quyết định táo bạo của Hứa Bổn Hòa. Quyết định này đã mang lại vị trí vương giả cho ông về sau.
Khi Hứa Bổn Hòa tính kinh doanh bất động sản, thì toàn bộ ngành nghề mới mẻ này đang nằm trong tay những người Chà Và, tức người Ấn Độ. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, người Chà Và sang Việt Nam chủ yếu để làm 3 nghề là: mã tà, gác gian và buôn sạp vải. Thực ra việc buôn sạp vải đi kèm với chuyện cho vay nặng lãi và buôn nhà.
Nhưng người Chà Và không có thói quen mua đất, mà có thói quen mua nhà đã được xây dựng sẵn từ những con bạc đang túng tiền, người nợ nần hoặc cần tiền gấp để chữa bệnh, kiểu buôn bán “mua rẻ, bán đắt”. Hứa Bổn Hòa không kinh doanh theo cách cò con này. Ông đi theo con đường riêng của mình.
Khu Nguyễn Thái Bình – Lê Thị Hồng Gấm, thậm chí là một phần đường Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM bây giờ ngày ấy là vũng lầy và là con kênh số 20. Người Pháp quyết định lấp vũng lầy này để mở chợ. Cái chợ mà người Hoa quen gọi là “Tân Nhai Thị”, tức Chợ Mới (dù chưa được kiểm chứng chính xác bởi giới nghiên cứu, nhưng nhiều người cho rằng, Chợ Mới ngày nay chính là chợ Bến Thành).
Trước đây, tại khu vực chợ này cũng đã có một cái chợ, gọi là Chợ Cũ. Nhưng để phát triển giao thương, người Pháp bắt đầu lấp vũng và kênh để xây dựng, cái tên “Tân Nhai Thị” bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Ngày khi nắm bắt được thông tin người Pháp chuẩn bị lấp kênh xây chợ, Hứa Bổn Hòa đã tung tiền mua toàn bộ phần đất… con kênh vừa mới lấp. Đây có thể được coi là lần giao dịch vô tiền khoáng hậu, bởi thời điểm đó, không có giao dịch bất động sản nào được thực hiện theo kiểu… đón đầu quy hoạch như của Hứa Bổn Hòa.
Cái thời điểm mà người dân còn xài bạc cắc, đất chưa cất nhà ở Gia Định – Sài Gòn rẻ như… cho không. Thế nên, khi chợ đã được xây dựng, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, Hứa Bổn Hòa nhanh chóng sở hữu trong tay một khối lượng tài sản kếch xù với hơn 20 nghìn căn nhà phố.
Những căn nhà to đẹp, cực kỳ hoành tráng với kiến trúc đậm nét châu Âu, có thể kể đến những công trình tiểu biểu của Hứa Bổn Hòa làm và còn lưu dấu ấn đậm nét cho đến ngày nay là: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khách sạn Mejestic (trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1), Bệnh viện Từ Dũ, chùa Kỳ Viên…
Nghĩa là gần như những căn biệt thự vừa sang trọng vừa lịch lãm ở Sài Gòn đều thuộc quyền quản lý của Hứa Bổn Hòa. Lúc này ông cùng những con của mình chính thức lập Công ty Hui Bon Hoa. Công ty nổi tiếng đến mức, mà cùng thời người ta đặt câu vè “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa”).
Người ta đồn rằng khi lên “ngôi vương” trong giới bất động sản, Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng ngôi biệt thự gồm 3 căn liên kết với nhau hình chữ U (nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khu phức hợp và một tòa nhà cạnh Bảo tàng đang được sửa chữa) với hàng trăm cánh cửa. Đặc biệt, cổng chính của ngôi nhà này to… hơn cổng Dinh Toàn quyền Đông Dương, chính vì vậy các nhà cầm quyền người Pháp đã yêu cầu Hứa Bổn Hòa phải đập đi và xây lại nhỏ hơn so với cổng của Dinh Toàn quyền cho phải phép.
Tuy nhiên, lời đồn này khó có thể là… sự thật. Bởi đơn giản để có thể thành công trong các lần giao dịch bất động sản theo kiểu đón đầu quy hoạch của mình, Hứa Bổn Hòa cần có sự giúp đỡ rất lớn từ các quan chức người Pháp. Thế nên, một con người lọc lõi như Hứa Bổn Hòa không thể vì một chút sĩ diện nhất thời mà làm mất lòng những chiến hữu, vốn dĩ là cái “mỏ vàng” của riêng mình.
Sau thành công từ việc đón đầu quy hoạch khu Chợ Mới, Hứa Bổn Hòa tiếp tục phát huy chuyện mua đất đón đầu quy hoạch. Có thời điểm, ông đã thống trị toàn bộ những vị trí kinh doanh bất động sản có máu mặt ở Gia Định – Sài Gòn về dưới trướng của mình. Được cái, Hứa Bổn Hòa không kinh doanh theo kiểu sát ván với đối thủ, nên được nhiều người nể trọng. Đặc biệt là dân lao động rất có cảm tình với “ông vua” xuất thân từ nghèo khó này.
Sau khi những lời đồn thổi về “Hồn ma nhà họ Hứa” phát triển thành chuyện… truyền miệng, thì những giai thoại về khu an táng của Hứa Bổn Hòa xuất hiện. Có giai thoại cho rằng mộ của Hứa Bổn Hòa đang nằm tại quận Thủ Đức, TP.HCM. Giai thoại khác lại đồn hài cốt của Hứa Bổn Hòa đã được người thân đưa về Pháp, vốn dĩ ông mang quốc tịch này.
Cũng có giai thoại cho rằng, trước khi mất Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng sẵn nhiều lăng mộ để chuẩn bị cho lúc nằm xuống. Mục đích chính của chuyện này là để đảm bảo an toàn cho phần mộ của ông sẽ không bị bọn trộm mộ xâm hại. Bởi, những người giàu như Hứa Bổn Hòa thương mang theo nhiều đồ tùy táng có giá trị khi về với đất. Và cũng để “long mạch” được đảm bảo về mặt “phát” của nó.
Từ một gánh ve chai bước lên ngôi vương trong giới buôn bán bất động sản, với gia tài kếch xù và những giai thoại liên quan đến nhiều giai đoạn trong cuộc sống, có thể nói Hứa Bổn Hòa là một trong những nhân vật dân sinh cận đại để lại nhiều tranh cãi nhất cho đến nay.
Theo Cảnh sát toàn cầu
Ngày khi nắm bắt được thông tin người Pháp chuẩn bị lấp kênh xây chợ, Hứa Bổn Hòa đã tung tiền mua toàn bộ phần đất… con kênh vừa mới lấp. Đây có thể được coi là lần giao dịch vô tiền khoáng hậu, bởi thời điểm đó, không có giao dịch bất động sản nào được thực hiện theo kiểu… đón đầu quy hoạch như của Hứa Bổn Hòa.
Cái thời điểm mà người dân còn xài bạc cắc, đất chưa cất nhà ở Gia Định – Sài Gòn rẻ như… cho không. Thế nên, khi chợ đã được xây dựng, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, Hứa Bổn Hòa nhanh chóng sở hữu trong tay một khối lượng tài sản kếch xù với hơn 20 nghìn căn nhà phố.
Những căn nhà to đẹp, cực kỳ hoành tráng với kiến trúc đậm nét châu Âu, có thể kể đến những công trình tiểu biểu của Hứa Bổn Hòa làm và còn lưu dấu ấn đậm nét cho đến ngày nay là: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khách sạn Mejestic (trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1), Bệnh viện Từ Dũ, chùa Kỳ Viên…
Nghĩa là gần như những căn biệt thự vừa sang trọng vừa lịch lãm ở Sài Gòn đều thuộc quyền quản lý của Hứa Bổn Hòa. Lúc này ông cùng những con của mình chính thức lập Công ty Hui Bon Hoa. Công ty nổi tiếng đến mức, mà cùng thời người ta đặt câu vè “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa”).
Người ta đồn rằng khi lên “ngôi vương” trong giới bất động sản, Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng ngôi biệt thự gồm 3 căn liên kết với nhau hình chữ U (nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, khu phức hợp và một tòa nhà cạnh Bảo tàng đang được sửa chữa) với hàng trăm cánh cửa. Đặc biệt, cổng chính của ngôi nhà này to… hơn cổng Dinh Toàn quyền Đông Dương, chính vì vậy các nhà cầm quyền người Pháp đã yêu cầu Hứa Bổn Hòa phải đập đi và xây lại nhỏ hơn so với cổng của Dinh Toàn quyền cho phải phép.
Tuy nhiên, lời đồn này khó có thể là… sự thật. Bởi đơn giản để có thể thành công trong các lần giao dịch bất động sản theo kiểu đón đầu quy hoạch của mình, Hứa Bổn Hòa cần có sự giúp đỡ rất lớn từ các quan chức người Pháp. Thế nên, một con người lọc lõi như Hứa Bổn Hòa không thể vì một chút sĩ diện nhất thời mà làm mất lòng những chiến hữu, vốn dĩ là cái “mỏ vàng” của riêng mình.
Sau thành công từ việc đón đầu quy hoạch khu Chợ Mới, Hứa Bổn Hòa tiếp tục phát huy chuyện mua đất đón đầu quy hoạch. Có thời điểm, ông đã thống trị toàn bộ những vị trí kinh doanh bất động sản có máu mặt ở Gia Định – Sài Gòn về dưới trướng của mình. Được cái, Hứa Bổn Hòa không kinh doanh theo kiểu sát ván với đối thủ, nên được nhiều người nể trọng. Đặc biệt là dân lao động rất có cảm tình với “ông vua” xuất thân từ nghèo khó này.
Sau khi những lời đồn thổi về “Hồn ma nhà họ Hứa” phát triển thành chuyện… truyền miệng, thì những giai thoại về khu an táng của Hứa Bổn Hòa xuất hiện. Có giai thoại cho rằng mộ của Hứa Bổn Hòa đang nằm tại quận Thủ Đức, TP.HCM. Giai thoại khác lại đồn hài cốt của Hứa Bổn Hòa đã được người thân đưa về Pháp, vốn dĩ ông mang quốc tịch này.
Cũng có giai thoại cho rằng, trước khi mất Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng sẵn nhiều lăng mộ để chuẩn bị cho lúc nằm xuống. Mục đích chính của chuyện này là để đảm bảo an toàn cho phần mộ của ông sẽ không bị bọn trộm mộ xâm hại. Bởi, những người giàu như Hứa Bổn Hòa thương mang theo nhiều đồ tùy táng có giá trị khi về với đất. Và cũng để “long mạch” được đảm bảo về mặt “phát” của nó.
Từ một gánh ve chai bước lên ngôi vương trong giới buôn bán bất động sản, với gia tài kếch xù và những giai thoại liên quan đến nhiều giai đoạn trong cuộc sống, có thể nói Hứa Bổn Hòa là một trong những nhân vật dân sinh cận đại để lại nhiều tranh cãi nhất cho đến nay.
Theo Cảnh sát toàn cầu
No comments:
Post a Comment