Nhìn AiCâp Mong ViệtNam

Tuesday, December 28, 2010

Lại tiếp tục bàn về chuyện: Nên hay không nên bỏ Tết ta và Tết Trung Thu?


 Tôi đọc bài viết của ông Nguyễn Khắc Anh Tâm và một số ý kiến của độc giả khen che lẫn lộn tôi xin phép góp chút ý kiến mọn để chúng ta cùng thảo luận và tìm ra câu trả lời cho sự việc tốt đẹp, hài hoà hơn. Trước tiên tôi xin phép được dài dòng một chút về lịch sử trước khi đi thẳng vào vấn đề. “Tết” có chiều dài lịch sử trên bốn ngàn năm, nếu chúng ta không nghiên cứu về cội nguồn dòng giống Việt và văn hóa một cách rỏ ràng thì nhận định hay kết luận sự việc sẽ không được chính xác.
Thứ nhất: định nghĩa về Tết theo như “Việt Nam Tự Ðiển” của Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Ðức xuất bản năm 1931 tại Hà Nội định nghĩa như sau:
-“Tết là ngày lễ nhất định trong một năm. Tết Nguyên Ðán: ngày lễ đầu năm. Năm hết Tết đến, Sống Tết chết giỗ(tục ngữ).
-Tết là kết (thắt) lại thành một mối. Tết quai thao, tết bím.
Theo ý niệm phổ thông của dân Việt, nói đến Tết là nói đến ngày vui đầu xuân, mừng năm mới.v.v
Nếu chúng ta đi ngược thời gian giữa cuối tiền sử và đẩu thượng cổ, chúng ta sẽ thấy dân cư Hoa Lục sống trên trung lưu hai triền của sông Hoàng Hà ở phía Bắc và Dương Tử ở phía Nam, hầu như dân cư của hai nơi có đời sống và những sinh hoạt khác nhau. Thượng và trung lưu Hoàng Hà là cao nguyên hoàng thổ do cát từ Hãn Hải phủ lấp các thung lũng mà thành, có lẽ gió mùa từ Tây Bắc thổi qua mang theo cát. Theo như tài liệu thì người dân ở đây có gốc Mông Cổ, sống nghề du mục, săn bắn. Phía sông Dương Tử được bối lấp nên thung lũng và đồng bằng Hoa Nam và Hoa Trung tất cả do phù sa từ đồi núi Tây Tạng, Tứ Xuyên và Hoa Nam cho nên khí hậu ẩm ướt mưa nhiều. Còn khí hậu Hoa Trung thì ấm áp hơn dân cư đa số gốc Nam Á, họ chính là những người sống về nghề cấy lúa trên ruộng nước, gieo lúa trên rẫy, săn bắn và chăng nuôi gia súc. Vùng Hoa Nam hay Lĩnh Nam (phía Nam sông Dương Tử và rặng núi ngũ Lĩnh) tức là một phần tỉnh Hồ Nam và Quảng Ðông, Quảng Tây, Qúi Châu, Vân Nam bây giờ. Tôi muốn nói đó là những vùng đất của giống dân Bách Việt của chúng ta ngày xưa. Vấn đề nguồn gốc Việt khá dài không thể nói hết trong một trang giấy, nếu qúi vị cần tìm hiểu thêm xin đọc các quyển Việt Sử Ký Toàn Thư, tập huyền thoại Việt Ðiện U Linh Tập, Lĩnh Nam Chích Quái hay những bộ sách truyển thuyết phương Nam, các sắc dân Bách Việt vùng Lĩnh Nam, nước Xích Quỷ nói thời vua Nghiêu với họ Việt Thường phương nam dâng rùa thần hay Văn Lang có Lạc Vương, Lạc tướng, Lạc điền, Lạc dân.v.v. Chúng tôi nêu lên một vài gốc cạnh của lịch sử đề chúng ta nhận định có phần chính xác hơn về nguồn gốc dân tôc Việt nó thay đổi, biến dạng theo chiều dài của hàng ngàn năm từ thời hồng hoang cũng như xã hội Văng Lang của sắc dân Lạc Việt và thời Hùng Vương lập quốc. Trước đây Vân Quảng có tên chung là Hoa Nam hay Lĩnh Nam hoặc là đất Bách Việt, mãi đến năm 214 BC Tần Thuỷ Hoàng mới khai thông Ngũ Lĩnh và chiếm Bách Việt. Dân tộc chúng ta có nếp sống ổn định và một nền văn minh lâu đời chứ không phải của Tàu, nhưng vì sức yếu chúng ta bị đánh bật về phía Nam. Theo các nhà nghiên cứu M. Matthews và Giáo Sư Gs.W. G.Solheim II đã cho rằng Văn hóa Hòa Bình vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Mã Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ần Độ, Tứ Xuyên, Đông Bắc đến Phi Luật Tân, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc Đại Lợi và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn. Như vậy thì ngày xưa làm gì có nước Trung Hoa, theo tôi nhận định thì nền văn hóa Bắc Trung Hoa phát triển là do ảnh hưởng từ nến văn hóa Hoà Bình khoảng từ sáu đến 7000 năm trước công nguyên. Cho nên hai nền văn hoá Lungshan (long Sơn) và Yangshoa (Ngưỡng Thiều) cũng phát triển từ nền văn hóa Hoà Bình. Chính vì thế mà nhiều người đã nghĩ lầm rằng chúng ta là người Tàu vì nhiều phong tục tập quán rất giống nhau (quan, hôn, tang, tế) cho nên chúng ta cứ nghĩ là văn hoá Việt là của văn hoá Trung Hoa. Có lẽ những ý nghĩ theo cảm tính đã ăn sâu trong lòng dân Việt từ nhiều năm cho nên cái gì cũng là của Tàu. Nhiều di tích khảo cổ lẫn nghiên cứu khao học DNA hiện nay cho biết, Trung Hoa từ huyết thống đến văn hoá có nguồn gốc khởi đầu từ giồng giống Việt. Văn hoá Tiền Hoà Bình hay Tiền sơn Vị có niên đại 33,000 năm trước TL (di tích Mai Châu, Hòa Bình, Thẩm Khương). Ðể kết luận, khi nhà Tần thống nhất lục quốc, nhà Hán cai trị Trung Nguyên, thì dân Ðại Tộc Bách Việt ở dọc theo lưu vực sông Dương Tử xuôi về Nam không chịu sự đồng hóa của người Hán, sau đó nhóm người này sát nhập với dân Lạc Việt với hàng ngàn ngàn năm kể từ đời Tần đến đời Ðông Hán. Với chứng minh lịch sử chúng ta có quyền kết luận Tết Nguyên Ðán của người Việt chứ không phải của người Tàu.
Thưa qúi vị sỡ dĩ tôi nói một đoạn ngắn như thế là vì tôi muốn chứng minh một vài điểm đế qúi vị thấy rằng trước khi tiếp xúc với người Hán dân tộc chúng ta có một nền văn văn minh rất cao so với nhiều sắc tộc thời đó, nếu không muốn nói là cả Ðông Nam Á. Trước dây người Tàu đã ăn cắp và tự nhận nhiều công trình, phát minh của chúng ta từ kinh sách đến phong tục, tập quán ngay cả Khổng Tử cũng đã lấy trọn bộ kinh thi cuả chúng ta để dạy lại cho người Tàu và chính ông cũng đã thú nhận đó không phải là sáng kiến hay ý tưởng của tôi mà chỉ là ghi chép lại, hay Tử Cẩm Thành cũng do Nguyễn An người Việt Nam vẻ sơ đồ xây dựng nên, vua Nghiêu cho quan đến tận đất Việt đễ học cách làm lịch pháp, toán pháp, thiên văn, chữ viết, y học, cổ thi, thuốc súng, làm giấy .v.v còn nhiều điều mà người Tàu đã ăn cắp của chúng ta, chúng tôi còn rất nhiều tài liệu có liên quan đến Trung Quốc và Việt nam  từ văn hoá phong tục tập quán cũng như nền văn minh mà họ học từ chúng ta, thì tại sao chúng ta không nói là Tết ta là của người Việt mà người Tàu đã bắt chước.
Từ trước đến nay có nhiều thuyết hay nhân gian cứ cho rằng tập tục Tết là từ Tàu một cách dễ giải, không sách vỡ, không lịch sử lâu ngày thành truyển thống trong quan niệm sai lạc . Chúng ta đừng nên hiểu một các ngắn gọn như thế, chẳng hạn như nước Tàu gồm nhiều sắc dân như Mông, Mãn,Hồi, Tạng, Miêu .v.v họ đã sống khắp cả Trung Nguyên, cho nên bất kỳ sách vỡ khi viết bằng chữ Nho thì cứ cho đó là văn hoá của người Hoa Mông, hay khi nói đến nho học thì người ta nghĩ ngay đến Không Tử mà chúng ta quên rằng chính Khổng Tử đã nói: “Thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ; thiết tỷ ư ngã Lão Bành” thật ra ông đâu có làm ra đâu mà chỉ ghi chép lại của đời trước thôi. Bởi thế chúng ta không nên nói Tết là phong tục từ Trung Hoa, nếu nói thề hoá ra chúng ta đang vọng Hán. Tôi đồng ý với Tiến Sĩ Phan Công Chánh Tết Nguyên Ðán bắt nguồn từ nền văn minh Văn Lang và dân tộc Lạc Việt khoảng 4000 năm trước, nó đã trở thành truyền thống chung cho dân tộc, truyền thống ăn Tết mừng Xuân được truyền sang miền Bắc Trung Hoa và cũng được truyền đi các vùng khác và sau cùng thành ra truyền thống chung cho cả khu vực viễn đông.
Còn vấn đề Dương lịch hay Âm lịch tùy theo thời đại văn minh của nhân loại để làm lịch như Dương lịch có từ thời Hoàng Ðế Ceasar, còn Âm lịch thì tính theo vận hành của mặt trăng mô ta hai lực sáng tạo âm dương hàm chứa trong trời đất “Thái Hòa” mặc dù hiện nay theo âm lịch có nhiều điều không chính xác lắm, không có nghĩa là hoàn toàn sai. Dưạ theo tuần hoàn của mặt trăng, mỗi chu kỳ của trăng gọi là một tháng dài 29.53 ngày, năm âm lịch có 354 ngày ít hơn dương lịch 11 ngày, khoảng ba năm thì thì âm lịch chậm hơn dương lịch 1 tháng và khoảng 36 năm thì chậm hơn dương lịch một năm, bởi vậy đế cho phù hợp cho nên phải đặc ra một tháng nhuần sau gần ba năm. Cho nên Tết Âm lịch hay Dương lịch không phải là vấn đề phải đặc ra.
Thưa qúi vị Tết ta là của người Việt chứ không phải của người Tàu gì cả, nếu qúi vị nghiên cứu lại thật kỷ từ phong tục tập quán qúi vị sẽ thấy Tết của chúng ta không giống Tết người Tàu, chúng ta có nhiều Tết lắm, Tết Nguyên Ðán mồng 1 đầu năm cũng là tháng đầu năm, đây là Tết lớn nhất và những Tết nhỏ như Tết Rằm tháng giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, Tết Hàn Thực (sự tích Giới Tử Thôi chạy loạn) Tiết Thanh Minh (tháng 3), Tết Ðoan Ngọ mùng 5 tháng 5 (Tết giết sâu bọ) có người gọi là Tết Ðoan Dương, Tết Trung Nguyên 15 tháng 8 hay gọi là Tết Trung Thu (nếu có dịp chúng tôi sẽ trình bày về nguồn gốc Tết Trung Thu, bánh trung thu và tại sao ở VN lại có chữ Tàu mà không là chữ Việt) Tết Trùng Cửu ngày 9 tháng 9 hay gọi là Tết Trùng Dương, uống rượu thưởng thức, Tết Trùng Thập 10 tháng 10 dành cho các thầy thuốc Bắc, Tết Táo Quân 23 tháng Chạp, Tiết Trừ Tịch 30 tháng Chạp (trừ ma quỷ) và rất nhiều lễ hội.v.v cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng Tết hay lễ hội chúng ta đang có là của Tàu mà ra, tôi nghĩ văn hoá Việt rất phong phú từ ca dao, tục ngữ, từ văn chương thơ phú đều mang rất nhiều bản sắc của dân tôc Việt có nhiều điều liên quan đến Tết ta mà người Tàu không có, tuy đã bị người Tàu đô hộ khá lâu nhưng nhờ chúng ta có một nền văn hoá riêng biệt nên không bị đồng hoá qua nhiều thời đại thăng trầm của đất nước.
Tôi xin đưa ra một vấn đề ảnh hưởng rất sâu sắc và không thể thiếu trong ngày Tết để chia xẻ với qúi vị. Ngày Tết mọi nhà đều không thể thiếu bàn thờ gia tiên để thờ cúng tổ tiên mà sự thờ phụng tổ tiên đã có từ lâu đời ở Việt Nam trước khi có các tôn giáo khác như Khổng, Phật, Lão, Thiên Chúa Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo, Tin Lành.v.v những lễ vật trên bàn thờ mang nhiều ý nghĩa của phong tục tập quán người Việt chúng ta mà người Trung Hoa không có, từ chén nước, tràu cau, nhang đèn hay chữ Tổ Tiên Như Ðại, bánh chưng bánh dày, đơm cỗ Tết, tranh Tết, câu đối, cây nêu. v.v. Tất cả những thứ đó đặc thù của văn hoá Việt, một nhân tử quan rất nhân bản mà người Trung Hoa không có được hay họ học từ chúng ta.
Thưa với ông Nguyễn Khắc Anh Tâm, tôi không chống đối ý kiến táo bạo của ông vì có người đi trước thì mới có tiền lệ, ý kiến nào cũng hay cả chỉ có đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh, đúng nơi chốn để chấp nhận được hay không mà thôi. Nhưng điều quan trọng nhất là phải thấu hiểu nguồn gốc, lịch sử, văn hoá, điạ lý của dân tộc qua nhiều thời đại thì điều mình đưa ra có thể hợp lý hay khả thi hơn. Tuy nhiên tôi cũng góp một vài ý kiến sau đây để chia xẻ với tất cả mọi người nếu có điều gì sai quấy mong qúi vị bỏ qua. Nhân loại này bao gồm nhiều dân tộc khác nhau dĩ nhiên là phong tục tập quán đều khác biệt, có thể vì hoàn cảnh điạ lý, ngôn ngữ, lịch sử cho nên mỗi dân tộc có một sắc thái lịch sử, văn hóa riêng biệt. Nếu chúng ta quên đi một bản vị dân tộc thì chúng ta vô tình xoá bỏ một dòng sống sử của dân tộc Việt, chúng ta xóa bỏ một bản sắc văn minh hay một đặc thù của dân tộc Việt mà chúng ta tự hào để tồn tại. Tất cà chúng ta còn tên gọi VN đến ngày hôm nay là vì chúng ta có một đặc thù tối thượng, một phong tục một tập quán ràng buộc chúng ta trong mục tiêu chung của dân tộc. Con người hay một quốc gia đều phải có dĩ vãng, hiện tại và tương lai để chúng ta đi lên và tồn tại, chúng ta hãy giữ lại ngày Tết mặc dù hôm nay không phù hợp trên đất nước này (Hoa Kỳ) như nhiều vị đã nói, tôi nghĩ qúi vị ấy hơi bi quan, sự lì xì cho con cháu không phải là điều cốt lõi của Tết, mà sự giữ lại phong tục tập quán, bảo tồn gia phong, tạo một ngày sum họp gia đình sau một năm dài làm việc để vui chơi, để tưởng nhớ tổ tiên, công đức cha mẹ, quê hương xứ sỡ mới là điều quan trọng. Có gia phong thì tinh thần dân tộc mới hùng mạnh. Tết đã đi sâu vào máu huyết, tim ốc, văn hóa qua nhiều thời đại của người Việt thì làm sao xoá bỏ một sớm một chiều được. Nếu bảo tồn được gia phong đó chính là cái gốc của mình góp thêm nhiều hương sắc cho cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại, là củng cố tình tự gia đình, là nguồn gốc để nhớ đến tổ tiên, là ngày đoàn tụ để chia xẻ niềm vui chung gia đình, bằng hữu xa gần. Nếu chúng ta duy trì ngày Tết ở hải ngoại thì người ngoại quốc nhìn chúng ta như thế nào, họ đánh giá tinh thần dân tộc tính của ta ra sao? chẳng nhẽ Tết Việt có mang điều gì xấu xa lắm sao! Một truyển thống trên bốn ngàn năm rất ư tốt đẹp, chúng ta nên duy trì và phát huy văn hoá Việt và cho thế giới hiểu rằng đó là ngày Tết Nguyên Ðán Việt Nam chứ không phải là Chinese New Year, phải giải thích cho họ và nói với con cháu chúng ta biết về điều đó. Chúng ta bỏ ngày Tết là chúng ta đi xa dần phong tục tập quán Việt và sau này con cháu chúng ta sẽ bơ vơ và mất gốc.
Chúng ta nên phát huy những phong tục Tết để phát huy những cái hay trong văn hóa Việt, chúng ta phải tự hào là người Tàu học văn hóa và bắt chước cái Tết của ta mà lịch sử đã chứng minh. Tôi thấy tất cả mọi ý kiến trong diễn đàn đều đúng cả, cho nên tôi không lập lại, có một điều sau hết tôi muốn nói là lịch sữ đã trải qua qúa lâu những ngày Tết đã trở thành những chứng tích oai hùng và niềm tự hào dân tộc. Nếu nói Tết ta là từ Tết Tàu sẽ bị ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc Việt, theo tôi chúng ta nên suy nghĩ lại, nếu bị ảnh hương thì tổ tiên chúng ta sẽ không giữ nỗi nước cho đến ngày hôm nay, đã bị đồng hoá từ lâu rồi. Tết cũng là cột mốc để nhắc nhỡ chúng ta những ngày oai hùng của lịch sử chống giặc Bắc phương và sự đau thương của đồng bào trong cuộc chiến nhiều thập niên qua. Chúng ta không thể vì sự phẩn nộ với Trung Quốc mà xoá đi lịch sử ngàn năm của tiền nhân để lại, điều này còn tai hại đến trăm ngàn lần, không phải chi hôm nay mà cả đời con cháu chúng ta nữa. Như nhiều qúi vị đã nói, chúng ta có một ngàn lẽ một cách để bài Trung Quốc, chúng ta thừa ý chí và sáng suốt để hành động cứu nguy đất nước. Tôi xin đưa ra một ví dụ: Nếu chúng ta bỏ Tết thì còn rất nhiều điều phải bỏ nữa, thử hỏi người VN còn gì giữ lại? Qúi vị hãy thử đặt câu hỏi như sau đây xem chúng ta sẽ trả lời ra sao. Nếu xoá bỏ Tết Nguyên Ðán liệu chúng ta có đuổi được bọn Tàu ra khỏi đất nước như hiện nay không và có ngăn cản được bọn tay sai Việt Gian Cộng Sản bán nước cho Tàu cộng không, điều đó có làm sụp đổ được chế độ CS hiện nay không, 90 triệu người trong nước có chịu tán đồng ý kiến của chúng ta không? hay sẽ làm cho sự việc càng tệ hại hơn nhiều!.      

No comments:

Post a Comment